Ông đồ - Vũ Đình Liên Câu 2 3,0 điểm a Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài “Ngắm trăng’’ của Hồ Chí Minh b Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?. Đặc điểm hình thức và chức năng của
Trang 1BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM 2015-2016
Trang 21 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang
2 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cam Lộ
3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Đại Thành
4 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Tam Đảo
5 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 – Trường THCS Qũy Nhất
6 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 – Trường THCS Thanh Văn
Trang 3PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
b) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
(Khi con tu hú - Tố Hữu )
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài “Ngắm trăng’’ của Hồ Chí Minh
b) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào?
c) Nêu ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ
Câu 3 (5,0 điểm)
Hãy nói “không” với các tệ nạn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 4ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1
a Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ , hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý
cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm
0,25
0,25
b HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói và chức năng
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Câu cảm thán, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc cuả người viết
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc
0,75
0,75
Câu 2
a Chép nguyên văn phần dịch thơ bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
"Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
- Viết sai 2 lỗi chính tả: Trừ 0,25 điểm
b Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù
c Ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật:
- Ý nghĩa tư tưởng: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm
Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại
- Nghệ thuật : Thơ tứ tuyệt gỉản dị hàm súc, phép đối, phép nhân hoá
0,5
0,25
0,25
0,5
Trang 5* Lưu ý: HS trình bày thành đoạn văn Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm 0,5
Câu 3
* Yêu cầu về hình thức:
- Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
- Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước
- Phạm vi: Trong thực tế cuộc sống
- Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp
a Giải thích thế nào là tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh Các tệ xã hội thường gặp là: Cờ bạc, hút thuốc lá, ma tuý
b Tại sao phải nói "không" với tệ nạn?
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu Dần dần dẫn tới nghiện ngập Không có thuốc cơ thể sẽ
bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ
Trang 6c Tác hại cụ thể:
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử
lí khác nhau
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công
sở và chỗ đông người
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản
Trang 7năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật
- Tham gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi
- Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn, vì một xã hội phát triển thì không có những tệ nạn đó tồn tại, học sinh là những trụ cột đất nước sau này, đừng xa vào tệ nạn trước hết là làm hại chính mình, sau nữa là gay nguy hại cho đất nước
3 Kết bài
- Tránh xa tệ nạn xã hội là cách tự bảo vệ bản thân vừa là cách khẳng định nhân cách, đạo đức của mình, góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, trong sạch, lành mạnh
- Liên hệ bản thân
Trang 8PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,
chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”
Em hãy viết đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của mình khi đọc đoạn văn trên, trong đó
có sử dụng 1 câu ghép Chỉ ra cấu trúc của câu ghép đó
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu nói của M Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức
mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?
-
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 9
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II Năm học 2015-2016
I Phần văn - Tiếng việt: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm)
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm (0,5 điểm)
- Nội dung chính: Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của chủ tướng Trần Quốc Tuấn
(0,5 điểm) Câu 2: (1 điểm)
- Kiểu hành động nói: trình bày (0,5 điểm)
- Cách thực hiện trực tiếp (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm)
- Viết đúng yêu cầu đoạn văn về nội dung và hình thức, bộc lộ được cảm xúc của bản thân học sinh đối với tấm lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc cao độ của vị chủ tướng (1,5 điểm)
- Chỉ ra được cấu trúc của câu ghép (0,5 điểm)
II Phần tập làm văn: (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng thể loại văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh
- Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng
- Bố cục đầy đủ 3 phần Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp
* Yêu cầu cụ thể:
1 Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2 Thân bài: (4 điểm)
- Giải thích câu nói của M Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống"
+ Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại + Chỉ có kiến thức mới là con đường sống (Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để minh họa)
- Khuyên mọi người hãy yêu sách, đọc nhiều sách, có phương pháp đọc sách hiệu quả
3 Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định quan niệm của M.Gorki là một quan niệm đúng đắn
- Liên hệ bản thân về vấn đề đọc sách
Hướng dẫn cho điểm:
Điểm 5 - 6: Bài làm đầy đủ các yêu cầu, trình bày rõ ràng, mạch lạc, nắm vững các
phương pháp nghị luận Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, có kết hợp, khéo léo lập luận chứng minh kết hợp giải thích
Điểm 4 - <5: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý
mạch lạc nhưng kết hợp các phương pháp lập luận nêu trên chưa thật khéo léo
Điểm 3 - <4: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý
mạch lạc nhưng kết hợp các phương pháp lập luận nêu trên chưa hiệu quả, sai nhiều lỗi chính tả, nhữ pháp
Trang 10Điểm 2 - <3: Bài làm chỉ đạt một phần của yêu cầu nêu trên hoặc chưa đầy đủ theo
yêu cầu Diễn đạt còn vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp nghị
luận
Điểm 1- < 2: Bài làm không đúng theo yêu cầu, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi
Lưu ý: Giáo viên nên trân trọng những bài viết sáng tạo, không tuân theo đáp án trên
nhưng bài viết sâu sắc, có ý nghĩa vẫn cho điểm tối đa
-
Trang 11PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẠI THÀNH
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MON: NGỮ VAN 8
Thời gian làm bài 90 phút (không kể giao đề)
(Đề gồm: 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Chỉ ra hành động nói trong mỗi câu văn sau:
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở (1) Các khanh nghĩ thế nào? (2)
(Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn) b) Đặt một câu trần thuật có chức năng cầu khiến
Câu 2 (3,0 điểm):
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang
(Theo Ngữ văn 8, tập hai)
a) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
b) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cách dùng từ "sang" trong câu thơ trên
Câu 3 (5,0 điểm):
Tự hào về quê hương, chúng ta tự hào về những di tích, những ngôi đình, chùa gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương
Bằng niềm tự hào đó, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một di tích lịch
sử, văn hóa hoặc đình, chùa ở địa phương em trong dịp lễ hội đầu xuân
(Có thể chọn trong xã, huyện, tỉnh) -
Trang 12PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẠI THÀNH
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: Ngữ văn 8
* Mức tối đa
Câu (1): Hành động trình bày Câu (2): Hành động hỏi
* Mức chưa tối đa
Xác định đúng hành động nói trong 1 câu
* Mức không đạt
Sai hoàn toàn hoặc không làm bài
10
0,5 0,5
0,5
0
b (1,0 điểm)
* Mức tối đa
- Đặt câu trần thuật hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
- Nội dung câu trần thuật đó có chức năng cầu khiến hợp lí
* Mức chưa tối đa
Đặt câu chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức; câu không thực hiện chức năng cầu khiến hoặc có chức năng cầu khiến hợp
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1941, Bác Hồ trở về nước tham gia hoạt động cách mạng tại Cao Bằng trong hoàn cảnh hết sức gian khổ
* Mức chưa tối đa: Chưa đúng hoàn toàn 3 ý trên
* Mức không đạt : Sai hoàn toàn hoặc không làm bài
0,5
0,25-0,75
0
Trang 13Câu Ý/ Các
tiêu chí
b (2,0 điểm)
1 Về hình thức:
* Mức tối đa
- HS trình bày thành một đoạn văn
- Dùng từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
0,5
* Mức chưa tối đa:
* Mức không đạt: trình bày yếu, chữ viết xấu, không rõ ràng,
2 Về nội dung:
* Mức tối đa: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng
cần làm nổi bật những ý sau:
- Sang: có nghĩa là sang trọng, giàu có
- Từ "sang" trong bài thơ có ý nghĩa là:
+ Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục
+ Cái sang trọng giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp, tự tin, thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất nước
+ Cái sang trọng, giàu có của người tự thấy mình hữu ích cho cách mạng cả trong gian khổ, thiếu thốn
- Qua đây thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng sự nghiệp cách
mạng mà Người đeo đuổi
* Mức chưa tối đa: Chưa đúng hoàn toàn các ý trên
* Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài
* Mức tối đa:
Bài viết có bố cục 3 phần; liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả và trình bày cơ bản
0,5
Trang 14* Mức tối đa:
Bài viết có sáng tạo trong cách quan sát, trình bày sự hiểu biết và bình luận khi thuyết minh; sáng tạo trong cách sử dụng phương pháp thuyết minh, cách dùng từ, diễn đạt
* Mức chưa tối đa: Có sáng tạo song chưa rõ nét
* Mức tối đa:
Giới thiệu rõ ràng, ấn tượng về di tích (hoặc đình/chùa) mà mình thuyết minh (Tên/địa chỉ)
* Mức chưa tối đa
Giới thiệu chưa rõ ràng
* Mức tôi đa
Bài viết có thể diễn đạt nhiều cách song cần đảm bảo các yêu cầu:
- Là một di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa ở địa phương
(xã/huyện/tỉnh); thời điểm lễ hội đầu xuân
- Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), địa điểm, khuôn viên, kiến trúc, cảnh quan, các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân (có thể giới thiệu thêm vào lễ hội chính nếu ở thời điểm khác) v.v
- Giới thiệu sự gắn bó của di tích lịch sử (hoặc đình/chùa ) trong đời sống của nhân dân địa phương; lòng tự hào của người viết
- Bài viết kết hợp đưa số liệu, miêu tả, bình luận hợp lí dựa trên
cơ sở kiến thức đáng tin cậy; lời văn chính xác, biểu cảm
* Mức chưa tối đa
Bài viết còn sơ sài, chưa sâu sắc, chưa toàn diện
* Mức không đạt
Lạc đề hoặc không viết bài
3,0 điểm
0,25-2,75
Trang 15*Mức tối đa
Viết rõ ràng, ấn tượng, khẳng định được vị thế của di tích trong đời sống nhân dân địa phương và tình cảm của người viết, lời mời gọi/nhắn nhủ
* Mức chưa tối đa:
Viết còn sơ sài
Trang 16PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)
PHẦN I TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6)
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người Kẻ đi học là học điều ấy Phép dạy, nhất định theo Chu Tử Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên
Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người ”
(Trích Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1 Phần văn bản trên trích từ văn bản nào, của ai?
A “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) B “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn)
C “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi) D “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp)
Câu 2 Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
A Tự sự B Biểu cảm C Nghị luận D.Thuyết minh
Câu 3 Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
A Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học
B Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái
C Nêu các phương pháp học D Nêu mục đích chân chính của việc học
Câu 4 Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đọan trích là gì?
A Học để có thể mưu cầu danh lợi B Học để trở thành người có tri thức
C Học để biết rõ đạo
D Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
Câu 5 Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện
hành động nói gì?
A Trần thuật – Để nhận định B Cầu khiến – Để ra lệnh
C Nghi vấn – Để hỏi D Trần thuật – Để đề nghị
Câu 6 Câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ
định Đúng hay sai?
PHẦN II TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm) Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định Câu 8 (5 điểm) Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê
vùng biển Em hãy viết bài văn thuyết minh làm sáng tỏ nội dung trên