1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an mt 7

67 555 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 234,5 KB

Nội dung

- Su tầm một số tranh ảnh, bài viết về Mĩ thuật thời Trần trong I-Mục tiêu bài học - Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến cho tiết.?. - Cho HS xem đồ dùng minh họa các bớc vẽ cái c

Trang 1

Tuần 1 - Bài 1: Thờng thức Mĩ thuật Ngày soạn:

- Tranh, ảnh minh họa.

- Một số công trình kiến trúc, tác phẩm Mĩ thuật thời Trần.

- Một số tranh, ảnh in trong sách báo (thuộc Mĩ thuật thời Trần).

C Giảng bài mới:

GV: Nối tiếp Mĩ thuật thời Lý (học ở lớp 6) là Mĩ thuật thời Trần, là một thời đại đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

1 Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần.

? Kể lại một số thành tựu của Mĩ thuật thời Lý?

Trang 2

HS: Mĩ thuật thời Lý là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, thể hiện: Kiến trúc, điêu khắc trang trí và đặc biệt đồ gốm đạt tới đỉnh cao về chất lợng và kỹ thuật.

GV: Mĩ thuật thời Trần là sự nối tiếp của nền Mĩ thuật thời Lý nhng cũng có nét đặc trng riêng Vị vua cuối cùng của vơng triều là Lý Chiêu Hoàng - con gái của vua Lý Huệ Tông - đợc truyền ngôi lúc bảy tuổi đã lấy Trần Cảnh (cháu họ của Thái s Trần Thủ Độ) và nhờng ngôi cho chồng Sau khi lên ngôi, vua lấy hiệu là Trần Thánh Tông Vơng triều Trần bắt đầu từ năm 1226 và kết thúc vào năm 1400.

? Vơng triều Trần có những cải tiến gì trong việc trị vì đất

nớc?

- Cơ cấu xã hội hầu nh không thay đổi Chế độ phong kiến trung ơng tập quyền ( thành lập từ triều Lý) đợc củng cố, duy trì và phát triển.

? Trong lịch sử triều Trần có điểm gì ghi lại dấu ấn đậm nét

HS: Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của Mĩ thuật thời Lý.

GV: Mĩ thuật thời Trần giàu chất hiện thực hơn Mĩ thuật thời Lý, thể hiện: cách tạo hình khẻo khoắn hơn, gần gũi với nhân dân lao

? Ngoài kiến trúc cung đình, còn có loại hình kiến trúc nào

khác?

b, Kiến trúc Phật giáo:

? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc Phật giáo?

HS: + Chùa ở núi Yên Tử - Quảng Ninh

+ Chùa Bối Khê - Hà Tây.

+ Tháp Phổ Minh - Nam Định.

Trang 3

+ Tháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc.

2.2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.

a Điêu khắc:

- GV cho H quan sát những hình điêu khắc

? Em thấy những điêu khắc đợc đặt ở những đâu?

HS: Đợc trang trí ở các công trình kiến trúc.

? Em hãy nêu một vài tác phẩm tiêu biểu?

HS: Tợng Phật, tợng quan hầu, các con thú bằng đá ở lăng Trần Hiến Tông (Đông Triều - Quảng Ninh), tợng hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), tợng s tử ở chùa Thông (Thanh Hoá).

- GV treo tranh ĐDDH về hình tợng rồng thời Lý và rồng thời Trần.

? Hãy só sánh sự khác nhau giữa hình ảnh rồng thời Trần và

? Hình chạm khắc thờng đợc sử dụng ở đâu?

HS: Chủ yếu để trang trí cho những công trình kiến trúc.

? Nêu nội dung của những bức khắc gỗ này?

HS: Những bức chạm khắc gỗ với cảnh nhạc công, ngời, chim, rồng ở chùa Thái Lạc (Hng Yên).

c Nghệ thuật gốm:

- GVgiới thiệu hình chụp bát gốm thời Trần và gốm thời Lý.

? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa gốm thời Trần và

thời Lý?

HS: Gốm thời Trần có xơng dày, thô và chắc hơn gốm thời Lý Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác đợc gốm hoa nâu, hoa lam Nét

vẽ trên gốm khoáng đạt hơn.

? Họa tiết trên gốm diễn đạt những nội dung gì?

HS: Họa tiết trang trí vẫn là hoa sen, hoa cúc cách điệu.

3 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.

? Kiến trúc thời Trần đợc thể hiện ở những loại hình nào?

? Em hãy nêu một vài tác phẩm điêu khắc và trang trí tiêu biểu?

? Đặc điểm của gốm thời Trần?

Trang 4

GV: "Tuy kế thừa Mĩ thuật thời Lý, nhng Mĩ thuật thời Trần gần gũi với hiện thực, giản dị và phong phú hơn."

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Chuẩn bị mẫu vẽ tham khảo.

- Su tầm một số tranh ảnh, bài viết về Mĩ thuật thời Trần trong

I-Mục tiêu bài học

- Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến cho tiết.

Trang 5

a Giáo viên:

- Mẫu vẽ.

- Tranh vẽ tĩnh vật của họa sĩ.

- Bài vẽ của học sinh năm trớc.

- Hình minh họa các bớc tiến hành bài vẽ.

b Học sinh: Giấy, chì, tẩy.

B Kiểm tra bài cũ:

? Nêu một số công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Trần và cho

biết đặc điểm của gốm thời Trần?

+ Đi vào sản xuất gốm gia dụng nhiều hơn.

+ Chế tác đợc gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt hơn.

- GVnhận xét, cho điểm.

C Giảng bài mới: G giới thiệu bài, đặt mẫu vẽ.

1 Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.

? Em hãy quan sát và cho biết mẫu gồm những vật nào?

HS: Mẫu vẽ gồm cái cốc và quả cam.

- GVđặt mẫu (một số cách) để HS nhận xét cách bầy mẫu đẹp

và cha đẹp, minh họa một số kiểu bố cục trên bảng.

? Bố cục nh thế nào là đẹp, cha đẹp?

- H1: Hình vẽ lệch lên trên, dới, sang trái hoặc phải.

- H2: Hình vẽ bé quá.

- H3: Hình vẽ to quá.

- H4: Hình vẽ vừa phải, cân đối tờ giấy.

- GV bày mẫu, chia làm hai nhóm.

? Em hãy quan sát và cho biết cái cốc và quả cam nằm trong

khung hình gì?

HS: Khung hình chữ nhật

? Khung hình của cái cốc và quả cam nằm trong những khung

hình gì?

HS: "Cái cốc nằm trong khung hình chữ nhật đứng, chiều cao bằng

ba lần chiều ngang Quả cam nằm trong khung hình tròn".

Trang 6

? Nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu và xác định hớng ánh sáng

chiếu vào vật mẫu?

HS: Quả cam đậm hơn cái cốc, ánh sáng chiếu vào mẫu từ cửa.

- Cho HS xem đồ dùng minh họa các bớc vẽ cái cốc và quả, sau đó

vẽ minh họa một số bài vẽ sai, đúng khung hình trên bảng để HS nhận xét

- Cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trớc và bài vẽ tĩnh vật.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- GVcho treo một số bài vẽ của H.

- Chuẩn bị cho tiết học sau: Hoa lá thật, chì, tẩy, màu.

Tuần 3 - Bài 3: Vẽ trang trí Ngày soạn:

18/09/2006

Tạo họA tiết trang trí

Trang 7

Kí duyệt:

I-Mục tiêu bài học.

- HS nắm đợc thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết họa tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí.

- Biết tạo họa tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí.

- Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.

- Su tầm một số họa tiết trang trí.

- Ghi chép một số mẫu vật: Hoa lá thật.

B Kiểm tra: Trả bài vẽ theo mẫu cái cốc và quả

Nhận xét chung và nêu một số bài điển hình đẹp, cha đẹp.

C Giảng bài mới:

1 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

GV: " Trong trang trí họa tiết là một phần không thể thiếu Vậy thế nào là họa tiết?"

HS: Họa tiết là hình, lá, chim, mây, nớc đợc vẽ cách điệu.

GV: "Để các hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống trở thành họa tiết trang trí ta phải dựa trên hình dáng thực của các hình ảnh đó để sắp xếp lại, tạo nên hình dáng cân đối hài hoà, có thể lợc bỏ các chi tiết không cần thiết hoặc làm phong phú hơn các chi tiết để hình trang trí đẹp hơn."

- GV cho HS quan sát một số hình trang trí đã đợc cách điệu, một số bài trang trí hình vuông, tròn, chữ nhật đờng diềm, trang trí ứng dụng các đồ vật.

? Em hãy nhận xét về họa tiết?

HS: Cách sắp xếp màu sắc hợp lí, phù hợp với các mảng hình, màu sắc hài hòa.

Trang 8

2 Hoạt động 2: Cách tạo họa tiết trang trí.

? Muốn tạo đợc họa tiết trang trí đẹp việc đầu tiên em làm gì?

HS: "Muốn có một họa tiết đẹp việc đầu tiên ta chọn những loại hoa, lá, chim thú, có hình dáng đẹp, hài hoà, cân đối."

? Em cho ví dụ những loại hoa, lá, chim nào dễ tạo họa tiết đẹp?

HS: + Lá: Sắn, mớp, bởi, gấc, đồng tiền

+ Hoa : Sen, cúc, bèo tây, bìm bìm, bởi, huệ

+ Các con vật, côn trùng: gà, vật, tôm, cá, chim chuồn chuồn

- GV dùng tranh, ảnh những loại hoa lá, con vật, côn trùng để giới thiệu.

a Lựa chọn nội dung họa tiết.

- Chọn những hoa lá, chim thú có hình dáng đẹp, có những ờng nét rõ ràng, hài hoà, cân đối.

đ-? Sau khi chọn đợc hoa lá đẹp, ta phải làm gìđ-?

b Quat sát mẫu thật - chép hình dáng.

? Quan sát những gì?

HS: Quan sát để tìm ra hình dáng, đặc điểm, màu sắc đặc trng của hoa lá để chép lại hình dáng của nó.

c Tạo họa tiết trang trí.

- GV treo đồ dùng các bớc vẽ: Chép  đơn giản  cách điệu  vẽ màu (treo trên bảng) cho HS quan sát.

? Đơn giản hình ảnh là ntn?

HS: Là lợc bỏ bớt những chi tiết không cần thiết, giữ lại những nét

điển hình  vẽ lại hình bằng nét chính, nắn cho hình cân đối hơn.

? Nhìn vào hình trên bảng em hãy cho biết cách điệu là gì?

HS: Là dựa vào hình đơn giản, sắp xếp lại những đờng nét sao cho hài hòa, cân đối Có thể thêm bớt một số nét nhng vẫn giữ đợc đặc trng của hình dáng mẫu.

3 Hoạt động 3: Học sinh làm bài.

- GVgiới thiệu phần minh họa phóng to các bớc tạo họa tiết.

- GV ra yêu cầu: Vẽ phác 3 họa tiết trên giấy, kích thớc mỗi họa tiết

từ 5 8cm.

- Theo dõi học sinh làm bài tập.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

GV chọn một số bài làm của học sinh để nhận xét về nhận thức và kĩ năng làm bài của học sinh, rút kinh nghiệm.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Su tầm họa tiết đẹp, dán vào vở.

- Bài tập: Tạo 3 họa tiết có hình dáng khác nhau.

Trang 9

Tuần 4 - Bài 4: Vẽ tranh Ngày soạn:

25/09/2006

đề tài tranh phong cảnh

Kí duyệt:

I - Mục tiêu bài học.

- HS hiểu đợc tranh phong cảnh là tranh vẽ diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua cảm xúc của ngời vẽ.

- Biết chọn cảnh, sắp xếp bố cục và màu sắc hài hoà

- HS thêm yêu mến quê hơng, đất nớc.

II - Chuẩn bị.

1 Đồ dùng dạy - học:

a Giáo viên:

- Bộ tranh ĐDMT, bài vẽ về quê hơng.

- Su tầm một số tranh phong cảnh của các họa sĩ

C Giảng bài mới:

1 Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.

GV: Giới thiệu một số tranh phong cảnh của các họa sĩ trong nớc và ngoài nớc.

? Em hãy quan sát và cho biết đối tợng trong tranh phong cảnh là

Trang 10

HS: Cảnh đồi cọ ở miền trung du, lấp ló sau những cây cọ là những ngôi nhà, cảnh ruộng bậc thang

GV: Cho HS xem tranh vẽ của thiếu nhi và nhận xét về hình tợng, bố cục, màu sắc.

2 Hoạt động 2: Hớng dẫn cách vẽ.

a Chọn cảnh và cắt cảnh:

? Cảnh đẹp là cảnh ntn?

HS: Là cảnh có hình ảnh sinh động cao, thấp, xa gần, thẳng, cong

- GV giới thiệu dụng cụ cắt cảnh: Tấm bìa có cắt lỗ hình chữ nhật nh một cửa sổ để nhìn

- Hớng dẫn HS chọn và cắt cảnh: Đa tấm bìa ngang trớc mắt, nhìn

và dịch chuyển khung cắt cảnh để tìm vị trí có bố cục đẹp nhất

b Phác hình:

? Chúng ta phác hình ntn?

HS: Phác hình sơ lợc trớc, sau đó vẽ chi tiết.

c Vẽ màu: Vẽ màu theo ý thích, không nên quá lệ thuộc vào màu sắc thực tế.

- GV theo dõi, góp ý cho các em.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- Cho HS đại diện nhóm mang bài lên dán trng bày lên bảng.

- HS nhận xét bài vẽ của từng nhóm.

D Hớng dẫn bài về nhà:

Hoàn thành bài tập vào vở MT thực hành

Tuần 5 - Bài 5: Vẽ trang trí Ngày soạn:

01/10/2006

Tạo dáng và trang trí lọ cắm hoa

Kí duyệt:

I-Mục tiêu bài học.

- HS hiểu và trang trí đợc một lọ hoa theo ý thích.

Trang 11

- Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống.

- HS hiểu thêm về vai trò của Mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.

II-Chuẩn bị.

1 Đồ dùng dạy học.

a Giáo viên:

- Phóng to hình minh họa trong SGK trang 90, 91.

- ảnh chụp một số hình dáng lọ hoa khác nhau.

? Em nhận xét gì về cấu tạo của từng lọ hoa?

HS: Có lọ thì cao, thấp, rộng hẹp, phình cong, lõm khác nhau.

? Em nhận xét gì về vị trí sắp xếp họa tiết trên lọ hoa?

HS: Họa tiết đợc sắp xếp ở xung quanh thân, ở đáy lọ.

? Họa tiết thờng diễn tả nội dung gì, màu sắc ntn?

HS: Họa tiết thờng là hoa, lá, chim thú, cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt đợc cách điệu hoặc tả thực Màu sắc nhã nhặn, hài hoà.

2 Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí.

- GV treo hình minh họa theo các bớc tạo dáng và trang trí lọ hoa trên bảng.

? Em tiến hành theo các bớc ntn?

HS: + Xác định khung hình lọ hoa (tỉ lệ các bộ phận)

+ Vẽ nét chính (hình thành cấu tạo lọ hoa)

+ Vẽ chi tiết.

+ Trang trí: Phác hình, vẽ trang trí, vẽ màu.

3 Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập.

Trang 12

4 Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- Cho HS đại diện nhóm lên bảng dán bài của nhóm mình.

- Yêu cầu HS nhận xét và đánh giá xếp loại bài.

- Biểu dơng nhóm làm bài tốt, khích lệ, động viên nhóm làm bài cha tốt.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Tự tạo dáng và trang trí một lọ hoa.

- Chuẩn bị mẫu lọ hoa và quả theo nhóm cho bài học sau.

Tuần 6 - Bài 6: Vẽ theo mẫu Ngày soạn:

09/10/2006

Lọ hoa và quả (Vẽ hình)

Kí duyệt:

I-Mục tiêu bài học

- HS biết vẽ lọ hoa và quả.

- Nhận ra vẻ đẹp của màu qua bố cục, đờng nét, cấu trúc của mầu.

- Hình minh họa các bớc tiến hành bài vẽ lọ hoa và quả.

b Học sinh: Giấy vẽ, chì, tẩy.

Trang 13

? ở bài vẽ này em thực hiện các bớc vẽ hình ntn?

HS: + Vẽ phác khung hình: Khung hình chung của mẫu(chú ý bố cục trên giấy), khung hình riêng của lọ hoa, quả.

+ Vẽ phác nét chính: Tỷ lệ các bộ phận, vẽ hình bằng nét chính.

+ Vẽ chi tiết.

- GV treo hình minh họa các bớc vẽ theo mẫu lọ hoa và quả.

3 Hoạt động 3: Học sinh làm bài.

- Lu ý HS khi làm bài chú ý đến bố cục trên giấy sao cho cân đối hài hòa.

- So sánh tỷ lệ giữa lọ hoa và quả.

- HS làm bài, GV theo dõi, góp ý với từng HS.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét những điểm đợc, cha đợc của từng bài

- GV bổ sung và đánh giá kết quả bài vẽ.

D Hớng dẫn bài về nhà:

Tập vẽ mẫu vật khác Chuẩn bị cho bài 7 (vẽ màu).

Tuần7 - Bài 7 : Vẽ theo mẫu Ngày soạn:

- HS nhận xét về màu của lọ hoa và quả.

- Vẽ đợc lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng.

- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu.

- Hình minh họa các bớc tiến hành bài vẽ màu.

b Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ.

2 Phơng pháp dạy học:

Trang 14

- Phơng pháp trực quan.

- Phơng pháp làm việc theo nhóm.

Iii-Tiến trình dạy học.

A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

B Kiểm tra đồ dùng học tập: Chì, màu.

C Giảng bài mới:

1 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật màu.

? Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh?

HS: Màu sắc trong tranh tĩnh vật này rất hài hòa, sinh động, đậm nhạt đầy đủ.

- GV đặt mẫu vẽ, nêu yêu cầu của bài vẽ: Cần phác hình nhanh để tập trung vẽ màu.

? Em nêu cách phác hình của bài vẽ theo mẫu?

HS: + Vẽ phác khung hình chung - riêng.

+ Vẽ phác nét chính.

+ Vẽ chi tiết.

? Em có nhận xét gì về bố cục của mẫu?

HS: Mẫu có bố cục cân đối, hợp lý, phô bày các nét đẹp của hình

và màu sắc.

? Em có nhận xét gì về đậm nhạt, màu sắc của mẫu?

HS: Lọ hoa có màu sẫm, quả màu vàng sáng.

2 Hoạt động 2: Cách vẽ

? Đối với bài vẽ màu ta phải vẽ ntn?

HS: Vẽ phác hình nhanh sau đó vẽ màu.

- GV: "Vẽ phác hình có thể vẽ bằng chì hoặc phác bằng màu nhạt."

1 Vẽ phác hình bằng chì hoặc màu nhạt.

2 Vẽ phác hình bằng các mảng màu (chu vi).

- GV:"Màu sắc có sự ảnh hởng qua lại khi đặt cạnh nhau Do vậy cần chú ý tìm màu cho hợp lí và cần nhấn mạnh một số mảng

đậm, sáng nhất Vẽ màu nền để tạo không gian."

- GV cho HS quan sát một số tranh vẽ tĩnh vật

3 Hoạt động 3: Học sinh làm bài.

?Nhắc lại các bớc để tiến hành vẽ theo đúng phơng pháp?

+ Vẽ phác hình, mảng.

+ Vẽ màu: Tìm màu chính.

+ Vẽ màu theo tơng quan.

+ Chú ý độ đậm nhạt và ảnh hởng qua lại giữa các màu.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập

- G chọn một số bài (cả đẹp và cha đẹp) để HS nhận xét,

đánh giá.

? Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc và độ đậm

nhạt-đánh giá bài?

Trang 15

I-Mục tiêu bài học.

- Củng cố và cung cấp thêm cho H một số kiến thức về Mĩ thuật thời Trần.

- HS biết trân trọng và yêu thích nền Mĩ thuật thời Trần nói riêng và nghệ thuật nói chung.

B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo cáo kết quả truy bài môn Mĩ thuật

C Giảng bài mới:

1 Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét về công trình kiến trúc thời Trần.

a Tháp Bình Sơn:

? Kiến trúc thời Trần đợc thể hiện thông qua những loại hình

nào?

HS: Kiến trúc công trình và kiến trúc Phật giáo.

? Vậy tháp Bình Sơn thuộc thể loại kiến trúc nào?

Trang 16

HS: Kiến trúc Phật giáo.

- GV giới thiệu hình chụp tháp Bình Sơn, HS quan sát trong SGK trang 96.

+ Tháp Bình Sơn (chùa Vĩnh Khánh) xã Tam Sơn Lập Thạch Vĩnh Phúc Tháp đợc xây dựng trên một ngọn đồi thấp.

-+ Tháp đợc xây dựng ngay giữa sân trớc của chùa Vĩnh Khánh Tháp là công trình kiến trúc bằng đất nung khá lớn, hiện chỉ còn 11 tầng, cao 15m (Tháp Bình Sơn và tháp Phổ Minh (Nam Định) là di sản tháp duy nhất còn giữ đợc đến ngày nay).

? Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào?

HS: Là kiểu kiến trúc cung đình vì đây là nơi chôn cất và thờ các vị vua Trần.

- G: "Đây là khu lăng mộ lớn của vơng triều Trần, đợc xây ở rìa sát chân núi thuộc Đông Triều - Quảng Ninh.

+ Các lăng mộ đợc xây cách xa nhau nhng đều hớng về khu

đền An Sinh.

+ Qua sử sách và một số lăng mộ còn lại có thể thấy chúng có

đặc điểm kích thớc tơng đối lớn nh lăng Đồng Thái của vua Trần Anh Tông diện tích chiếm gần cả một quả đồi.

Trang 17

2 Hoạt động 2: Giới thiệu một vài tác phẩm điêu khắc và phù

điêu trang trí.

a Tợng hổ ở lăng Trần Thủ Độ:

? Trần Thủ Độ là ai? ông có vai trò gì đối với vơng triều Trần?

HS: Trần Thủ Độ là thái s triều Trần Ông là ngời uy dũng, quyết

đoán, ngời góp phần xây dựng lên vơng triều nhà Trần Ông có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lợc Mông Cổ.

- G: "Khu lăng mộ của Trần Thủ Độ đợc xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình, ở lăng có tạc một con hổ đá."

? Đọc nội dung SGK giới thiệu và quan sát hình 4 trang 98, nhận

xét về tợng hổ bằng đá trong lăng Trần Thủ Độ?

-HS: + Tợng hổ có kích thớc dài gần 1m43 Thân hình thon, bộ ức

nở nang, bắp vế căng tròn Tợng hổ đã lợt tả một cách tài tình tính cách dũng mãnh của vị chúa Sơn Lâm ngày cả trong t thế rất th thái.

+ Tợng hổ đợc tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và đợc sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi.

+ Sự trau chuốt, nuột nà của hình khối và đờng nét với những

đờng chải mợt của lông hổ, những đờng vằn đều đặn trên cơ thể tạo nên những hoa văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của hổ.

- GV: "Thông qua hình tợng con hổ, các nghệ nhân điêu khắc thời xa đã nắm bắt và lột tả đợc tính cách, vẻ đờng bệ, lẫm liệt của thái s Trần Thủ Độ."

b Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc:

- GV giới thiệu: Chùa Thái Lạc đợc xây dựng dới thời Trần tại Hng Yên Chùa đã bị h hỏng nhiều, những di vật còn lại chỉ là những bộ phận kiến trúc của chùa.

- GV cho HS quan sát hình chụp những mảng chạm khắc gỗ

"Qua bức chạm khắc trên ta thấy nghệ thuật chạm khắc gỗ của

ông cha ta đã đạt tới trình độ cao về sự sắp xếp và diễn tả , đặc

nh-ng khônh-ng rối, tả đợc cái thần của sự vật."

Trang 18

3 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.

? Tại sao nói tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt

Nam?

HS: Tại vì tháp đợc ông cha ta xây dựng bằng bàn tay khéo léo, óc tởng tợng và tính toán để công trình bền vững, chạm khắc khéo léo, công phu với cách tạo hình chắc chắn nên dù sử dụng chất liệu bình dị mà vẫn đứng vững tồn tại hơn 600 năm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

- GV:"Thông qua một số công trình Mĩ thuật thời Trần cho chúng ta thấy đợc trình độ nghệ thuật cổ Việt Nam đã đạt tới trình

độ cao về bố cục và cách diễn tả."

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Su tầm thêm các tài liệu về Mĩ thuật thời Trần.

- Chuẩn bị màu, vở vẽ học bài 9.

Tuần 9 - Bài 9: Vẽ trang trí Ngày soạn: 30/10/2006

- Phơng pháp minh họa trực quan.

III-Tiến trình bài dạy.

A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

B Kiểm tra bài cũ:

C Giảng bài mới:

1 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.

Trang 19

- GV Cho HS quan sát các đồ vật hình chữ nhật đợc trang trí và tranh ảnh minh họa.

? Em hãy quan sát và cho biết mẫu nào đợc thể hiện theo lối

trang trí cơ bản (sắp xếp họa tiết theo cách đăng đối, nhắc lại, xen kẽ)?

HS: Mẫu trang trí theo nguyên tắc cơ bản là khăn trải bàn, thảm.

?Mẫu nào đợc trang trí theo cách riêng (mảng hình không đều

- H2: Trang trí cái khăn trải bàn hình vuông.

+ Họa tiết chính ở giữa to, đẹp.

+ Họa tiết phụ ở xung quanh là những đờng diềm hoa văn sống

động hài hoà.

- H3: Trang trí cải thảm:

+ Họa tiết chính ở giữa sử dụng họa tiết DT.

+ Họa tiết phụ xung quanh là đờng diềm.

+ Màu sắc hài hoà.

- GV cho HS quan sát 2 cách sắp xếp bố cục.

+ Sắp xếp đăng đối theo trục(thảm len).

- GV theo dõi HS làm bài

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập

- GV chọn một số bài khá, tốt cho HS nhận xét, đánh giá.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Hoàn thành bài tập trên lớp.

Trang 20

- Su tầm họa tiết trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn.

Tuần 10 - Bài 10: Vẽ tranh Ngày soạn:

06/11/2006

Đề tài: "cuộc sống quanh em"

Kí duyệt:

I-Mục tiêu bài học.

- HS quan sát, nhận xét thiên nhiên và các họat động thờng ngà của con ngời.

- Tìm đợc đề tài phản ảnh cuộc sống xung quanh và vẽ đợc một bức tranh theo ý thích.

- Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh.

II-Chuẩn bị.

1 Đồ dùng dạy-học.

a Giáo viên:

- Su tầm tranh các họa sĩ và HS về đề tài.

- Một số ảnh đẹp về phong cảnh đát nớc và các họat động của con ngời ở các vùng miền khác nhau.

- Sử dụng tranh ĐDDH vẽ tranh.

b Học sinh: Giấy bút, màu vẽ.

B Kiểm tra bài cũ: Thu bài trang trí hình chữ nhật.

C Giảng bài mới:

- GV:"Cuộc sống xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng Để phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta hôm nay chúng ta

vẽ một bức tranh thể hiện cuộc sống sinh động mà chúng ta đang sống."

1 Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.

- GV treo tranh giới thiệu:" Đây là một số bài vẽ của các bạn phản

ánh một số nội dung về chủ đề cuộc sống diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta."

Trang 21

? Em hãy quan sát và cho biết nội dung của những bức tranh

này vẽ gì?

HS: Tranh “Phòng khám từ thiện” của bạn vẽ về cảnh các bác sĩ

đang khám bệnh cho ngời nghèo.

? Bức tranh thứ 2 vẽ về nội dung gì?

HS: Bức tranh thứ 2 vẽ về cảnh HS đang chơi ở sân trờng.

? Bức tranh thứ 3 vẽ về nội dung gì?

HS: Bức tranh thứ 3 vẽ về cảnh làng bản của bạn.

? Bức tranh thứ 4 vẽ về nội dung gì?

HS: Bức tranh thứ 4 vẽ về cảnh mẹ bạn đang cho gà ăn.

? Vậy những bức tranh đó thể hiện những điều gì?

HS: Những bức tranh đó thể hiện cuộc sống xung quanh chúng ta.

- GV: "Nh vậy xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu điều đã

đang và sẽ diễn ra liên tục hàng ngày hàng giờ."

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống xung quanh.

? Vậy theo em, với đề tài này em vẽ về nội dung gì?

? Các em đã học và vẽ nhiều tranh đề tài rồi Em hãy nhắc lại

cách vẽ một bức tranh đề tài đợc tiến hành ntn?

HS: + Tìm và chọn nội dung đề tài.

+ Phác thảo bố cục: tìm mảng chín vàa mảng phụ

+ Vẽ hình

+ Vẽ màu.

- Gv:"Khi vẽ các em nên chọn những nội dung mà em có cảm xúc

để vẽ Chọn hình tợng điển hình (chính, phụ) sao cho nói rõ chủ

đề nội dung mà mình vẽ Nên dùng màu tơi sáng, hài hoà, làm rõ trọng tâm của tranh."

3 Hoạt động 3: Hớng dẫn H làm bài

- HS làm bài.

- GV theo dõi, gợi ý các em thể hiện rõ và phong phú nội dung mình chọn.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- GVchọn một số bài vẽ khá, treo trên bảng, yêu cầu HS nhận xét

về cách thể hiện đề tài, bố cục tranh, hình vẽ, màu sắc

- HS đánh giá theo cảm nhận: Xếp loại (giỏi, khá, đạt, cha đạt).

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Hoàn thiện tiếp bài trên lớp.

- Vẽ thêm một bức tranh cuộc sống quanh em”có nội dung khác với tranh trên lớp.

Trang 22

- Chuẩn bị mẫu lọ hoa và quả cho bài học sau.

Tuần 11 - Bài 11: Vẽ theo mẫu Ngày

soạn:13/11/2006

Lọ hoa và quả (Vẽ bằng bút chì đen)

Kí duyệt:

I-Mục tiêu bài học.

- HS biết cách vẽ hình tù bao quát đến chi tiết qua so sánh tơng quan tỷ lệ

- Vẽ đợc lọ hoa và quả giống với mẫu về hình, độ đậm nhạt.

- HS nhận thức đợc vẻ đẹp của bài vẽ qua cách bố cục và diễn tả

- Một số tranh vẽ lọ hoa và quả.

- Tranh minh họa hớng dẫn cách vẽ.

? Đây là tranh vẽ về gì? chất liệu bằng gì?

HS: Tranh vẽ những đồ vật, tranh vẽ bằng chì, bằng màu.

- GV: "Tranh vẽ những đồ vật tĩnh gọi là tranh tĩnh vật Tranh tĩnh vật có thể vẽ bằng chì, thanh hay bằng nhiều màu."

Trang 23

- GV nêu yêu cầu bài vẽ: " Bài vẽ này khó hơn bài 6 và bài 7 vì lọ hoa có cắm hoa Do vậy, cách thế hiện hình vẽ và độ đậm nhạt phức tạp hơn Cách vẽ bài này cũng giống nh các bài vẽ trớc, xong cần quan sát mẫu để có nhận xét về tỉ lệ chính xác hơn."

- GV bày mẫu và phân tích bố cục chung của mẫu.

? Khung hình chung của mẫu là hình gì?(lu ý: cả hai), tỷ lệ

chiều ngang và chiều cao ntn?

- Gọi khoảng 4 - 5 HS ở các vị trí khác nhau để nhận xét.

? Đặc điểm của màu nền ntn? Vị trí của lọ hoa, quả (so với

nhau ở trớc,sau) Tỷ lệ của lọ, hoa, quả? Độ đậm nhạt của lọ, hoa, quả?

- HS quan sát, nhận xét mẫu theo gợi ý trên.

+ Tìm tỉ lệ của lọ, hoa, quả.

+ Vẽ phác hình lọ, hoa, quả (không vẽ quá chi tiết ở phần hoa) + Phác mảng đậm nhạt.

- GV chỉ ra trên mẫu, hớng dẫn H quan sát đậm nhạt So sánh

độ đậm nhạt của lọ, hoa và quả (không giống nhau vì chất liệu, cấu tạo , màu sắc của chúng khác nhau.

- HS vẽ phác mảng đậm nhạt.

- Vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.

- GV treo đồ dùng minh họa cách vẽ đậm nhạt.

3 Hoạt động 3: Hớng dẫn HS làm bài.

- HS làm bài.

- GV theo dõi, hớng dẫn HS thể hiện đúng mẫu.

4 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- GV chọn một số bài vẽ tốt.

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng.

D Hớng dẫn bài về nhà:

Chuẩn bị mẫu và màu cho học bài12.

Tuần 12 - Bài 12: Vẽ theo mẫu Ngày soạn:

20/11/2006

Trang 24

Lọ hoa và quả (Vẽ màu)

Kí duyệt:

I-Mục tiêu bài học.

- HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu.

- Vẽ đợc tranh tĩnh vật màu lọ hoa và quả.

- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tơi đẹp.

II-Chuẩn bị.

1 Đồ dùng dạy học:

a Giáo viên:

- Mẫu vẽ (nh tiết trớc).

- Một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ và của HS, thiếu nhi.

- Tranh minh họa hớng dẫn cách vẽ.

- Giấy, màu (để hớng dẫn cách vẽ màu ở lớp).

- Kiểm tra bài cũ.

B Chuẩn bị bài mới:

C Nội dung bài mới:

1 Họat động 1: Hớng dẫn HS quan sát, nhận xét

- GV giới thiệu một vài tranh tĩnh vật màu đẹp (treo trên bảng).

- Đây là thể loại tranh gì? tranh vẽ nội dung và màu sắc ntn? H1: Tranh tĩnh vật, vẽ cái cốc và phích nớc, màu sắc hài hoà H2: Tranh tĩnh vật,vẽ lọ cắm hoa và giỏ quả, màu sắc hài hoà.

- GV giới thiệu về tranh tĩnh vật:

+ Tranh tĩnh vật thờng vẽ những vật ở dạng tĩnh: Đồ vật , hoa , quả.

+ Tranh tĩnh vật thờng treo trong phòng ở, nơi làm việc tạo cho căn phòng thêm đẹp, trang trọng, lịch sự.

- GV bày mẫu lọ hoa và quả theo nhiều cách và gợi ý cho HS nhận xét (bày mẫu đẹp, cha đẹp).

- HS tự bày mẫu cho nhóm mình.

- GV hớng dẫn HS quan sát mẫu cụ thể:

+ Khung hình của mẫu

+ Đặc điểm của mẫu: Vị trí, tỷ lệ giữa lọ, hoa và quả Màu sắc,

độ đậm nhạt của màu.

Trang 25

+ Vẻ đẹp của mẫu: thông qua tơng quan tỷ lệ giữa lọ, hoa, quả và màu sắc của chúng.

- GV theo dõi, gợi ý riêng, chỉ ra ở mẫu để HS đối chiếu với bài

vẽ của mình RồI điều chỉnh về bố cục hình vẽ và màu sắc.

- Tìm màu chính.

- Độ đậm nhạt của màu.

- Tơng quan ảnh hởng giữa các màu.

- Vẽ màu theo cảm nhận riêng của từng học sinh.

4 Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- GV chọn một số bài vẽ (đẹp, cha đẹp) để HS nhận xét, đánh giá theo cảm nhận của mình: Bố cục, màu sắc và các mảng đậm nhạt.

- GV bổ sung và kết luận, gợi ý cho HS xếp loại bài vẽ.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Xé, dán tranh tĩnh vật bằng giấy màu.

- Chuẩn bị cho bài học sau.

Tuần 13 - Bài 13: vẽ trang trí

Trang 26

- Một số bộ chữ trang trí.

- Một số từ, câu văn đợc trình bày bằng các kiểu chữ khác nhau.

b.Học sinh: Giấy vẽ, chì, tẩy, thớc

2 Phơng pháp dạy học: Phơng pháp trực quan, quan sát.

III-Tiến trình lên lớp.

A ổn định tổ chức lớp:

B Kiểm tra bài cũ: Trả bài vẽ màu.

C Nội dung bài mới

1 Hoạt động 1: Hớng dẫn HS quan sát, nhận xét

- Trong cuộc sống của chúng ta ngay trên các sách, báo, tạp chí, các mẫu sản phẩm hàng hóa có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau Trong những trờng hợp đó, chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đờng nét, cách trang trí còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của ngời đọc.

- GV giới thiệu các bộ mẫu chữ trang trí và các sản phẩm đợc trang trí bằng mẫu chữ đẹp, hình minh họa SGK.

? Dựa vào hình dáng chữ cơ bản em thấy những hình dáng

chữ trang trí này đợc cấu tạo ntn?

- Ta có thể kéo dài hay rút ngắn các nét chữ

- Thêm hoặc bớt các chi tiết phụ.

- Sửa lại hình dáng chữ , nhng vẫn giữ đợc dáng đặc thù của chúng.

- Cách điện chữ cái ở đầu hay giữa theo hình tợng ý nghĩa của từ đó.

- Các dòng chữ cùng nội dung đợc cách điện theo phong cách nhất quán.

- Các chữ đợc thay đổi hình dáng, nét, các chi tiết nhng ngời xem vẫn nhận dạng chúng.

- Ghép các hình ảnh tạo thành dáng chữ.

(H vừa trả lời, G chỉ tranh minh họa giải thích thêm cho rõ)

2 Họat động 2: Hớng dẫn H tạo chữ trang trí.

- GV đa ra minh họa cách tạo một chữ cái (minh họa bằng phấn trên bảng).

- Trớc tiên phác dáng chữ chuẩn theo mẫu.

- Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm bớt nét, chi tiết hoặc lồng ghép các hính ảnh theo ý riêng.

- G: Gợi ý H chọn chữ cái của các danh từ chỉ ngời, vật Khai thác

ý nghĩa của từ tìm ra hình tợng trang trí hoặc chỉ đơn giản tạo ra các kiểu chữ có ý tởng hay, mang tính sáng tạo.

3 Họat động 3: Hớng dẫn HS làm bài.

- Mỗi H vẽ một số mẫu chữ cái trang trí có chiều cao 5cm hoặc trang trí một câu, một từ.

Trang 27

- G: Theo dõi, góp ý và khuyến khích từng HS làm bài.

4 Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- Đánh giá tinh thần , thái độ học tập và ý thức thể hiện trên bài Biểu dơng những họa sinh có ý tởng hay, mang tính sáng tạo.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Su tầm những mẫu chữ trang trí đẹp.

- Chuẩn bị bài học sau.

Tuần 14 - Bài 14: thờng thức Mĩ thuật

Mĩ thuật Việt nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Ngày soạn: 04/12/2006

I- Mục tiêu bài học

- H đợc củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy đợc những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung và giới Mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn học dân tộc.

- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng.

B Chuẩn bị bài mới:

C Nội dung bài mới:

1 Họat động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh XHVN từ cuối

TK XIX đến 1954:

- Nớc ta bị thực dân pháp đô hộ, nhân dân sống dới hai tầng

áp bức bóc lột là thực dân và phong kiến(1883 - 1945)

Trang 28

- Với chính sách nô dịch về văn hoá thực dân pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc (Pháp)

- Với truyền thống hiếu học, các họa sĩ Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu đợc kĩ thuật hội họa phơng tây để làm giàu thêm cho nghệ thuật dân tộc.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời(1930) đã lãnh đạo thành công cuộc CM tháng 8 - 1945, các họa sĩ đều hăng hái đi theo cách mạng, nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân

ta, phản ánh tình quân dân đối với Đảng, Bác Hồ đã phục vụ tích cực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Niềm vui độc lập của đất nớc không đợc bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lợc nớc ta Cùng với tinh thần quyết chiến đế bảo vệ

tổ quốc của đồng bào cả nớc, phần lớn các họa sĩ đã hăm hở tham gia kháng chiến chống kẻ thù Họ đã có mặt trên các chiến luỹ ở Hà Nội, kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ tự vệ trong 60 ngày đêm khói lửa.

- Sau đó các họa sĩ đã lên chiến khu, ra mặt trận với ba lô

áung, đạn, cặp vẽ, họ đã đi khắp các nẻo đờng của chiến dịch để

vẽ về cuộc sống sôi động của dân tộc đứng lên chống kẻ thù.

- Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền bắc hoàn toàn giải phóng, các họa sĩ lại trở về thủ đô Với các t liệu ghi chép

đợc trong kháng chiến, họ đã sáng tạo nên những tác phẩm Mĩ thuật xứng đáng với tầm vóc của dân tộc, nhiều tác phẩm còn để lại dấu

ấn đến ngày nay.

2 Họat động 2: Tìm hiểu một số họat động Mĩ thuật:

? Qua nghiên cứu SGK em nào cho biết Mĩ thuật Việt Nam từ

cuối TK XIX đế năm 1954 có thể chia thành mấy giai đoạn?

H: Có thể chia làm ba giai đoạn.

- Năm 1925, thành lập trờng CĐMT Đông Dơng nhằm đào tạo nhân tài, phục vụ cho nớc Pháp.

- Lễ hội họa: cha có gì đáng kể ngoài một vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến(đi học ở Pháp về nớc vào cuối TK XIX) Ông đi học trờng Mĩ thuật Pari vào những năm 1891 - 1895 Hiện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam còn giữ bức tranh sơn dầu: Bình Văn, chân sung cụ

Tú Mền.(G cho H quan sát tranh minh họa).

- Ngoài ra cá họa sĩ Huỳnh Văn Tựu và Nam Sơn cũng là những ngời đầu tiên sáng tác hội họa theo cách vẽ của phơng tây.

Trang 29

- Trờng CĐMT Đông Dơng đã có công trong việc đào tạo một thế

hệ họa sĩ vừa tiếp thu khoa học cơ bản, vừa chuyển hoá nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống dân tộc Đặc biệt, bên cạnh chất liệu sơn dầu, lụa, khắc gỗ các họa sĩ Viêt Nam đã tìm ra cách thể hiện chất liệu sơn mài trong sáng tác hội họa(trớc đây chát liệu này chỉ dùng cho các sản phẩm Mĩ nghệ truyền thống nh đồ dùng hằng ngày và đồ thờ cúng).

- Đóng góp vào các thành tựu của Mĩ thuật Việt Nam từ năm

1925 đến 1930 phải kể đến các họa sĩ: Nguyến Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Th, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Lơng Xuân Nhị

+ Thiếu nữ bên hoa huệ - Sơn dầu của Tô Ngọc Vân(1943) + Hai thiếu nữ và em bé - Sơn dầu của Tô Ngọc Vân(1943) + Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao, đi chợ về - Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh.

+ Thiếu nữ bên hoa phù dung, trong vờn - Sơn mài của Nguyễn Gia Trí.

+ Em Thuý - Sơn dầu của Trần Văn Cẩn.

2.3 Giai đoạn 1945 đến năm 1954:

- Tháng10 -1945, chính Phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã

kí nghị định mở lại truờng CĐMT Đông Dơng và trờng đã chiêu sinh

đợc một khoá, nhng sau đó phải đóng cửa vì chiến tranh xảy ra.

- Các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã tích cực chuẩn bị cho việc triển lãm Mĩ thuật đầu tiên của chế độ mới để chào mừng quốc khánh(2-9-1945)

- Một số các họat động Mĩ thuật:

+ Cách mạng tháng 8 thành công, một số họa sĩ nh: Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim đã đợc vào phủ Chủ tịch để vẽ và tạc tợng Bác Hồ.

+ Một số họa sĩ đi vẽ phố phờng Hà Nội rợp bóng cờ hoa mừng ngày độc lập (“Văn Giáo, Phan Kế An, Nguyễn Đỗ Cung )

- Khi toàn quốc kháng chiến các họa sĩ cũng đã nhanh chóng có mặt trên khắp nẻo đờng của mặt trận nh:

Trang 30

+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung : trong đoàn quân Nam tiến đã có mặt ở vùng cực nam trung bộ.

+ Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ: vẽ về chiến luỹ Hà Nội, họa sĩ Phan Kế

An với các bức vẽ bằng mực kho, phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.

+ Họa sĩ Tô Ngộc Vân có những bức tranh, kí họa sáng tác ngay tại thực địa với những ngời nông dân, những anh vệ quốc đoàn và phụ nữ các dân tộc Ông cũng là hiệu trởng đầu tiên của trờng Mĩ thuật kháng chiến tại chiến khu Việt Bác năm 1952.

- Năm 1946 toàn quốc kháng chiến bùng nổ, các họa sĩ đã có mặt và phản ảnh kịp thời cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc nh: họa sĩ Lê Quốc Lộc với tác phẩm: Sơn Tây Tiêu Thổ, Hà Đông Tiêu Thổ; họa sĩ Phan Thong với: chăm sóc thơng binh; nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim với tác phẩm sơn đắp nổi hạnh phúc.

- Một số tác phẩm nổi tiếng có gía trị nghệ thuật hoàn chỉnh sáng tác trong giai đoạn này là:

+ Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ - Sơn dầu của Tô Ngọc Vân + Bát nớc - Sơn mài của Sỹ Ngọc.

+ Trận tầm vu - Màu bột của Nguyễn Hiêm.

+ Giặc đốt làng tôi - Sơn dầu của Nguyễn Sáng.

- Trong giai đoạn này có ra đời các nhóm văn nghệ kháng chiến:

- Nhóm văn nghệ Việt Bắc có họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Nguyễn T Nghiêm, Dơng Bích Liên

- Nhóm văn Nghệ liên khu III: Lê Quốc Lộc, Lơng Xuân Nhị, Phan Thông.

- Nhóm nghệ văn nghệ liên khu IV: Nuyến Văn Tỵ, Sỹ Ngọc, Hoàng, Văn Bình, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Thị Kim

- Nhóm văn nghệ liên khu V: Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Kiệt, Dơng Hớng Minh nhóm văn nghệ Nam bộ: Duy Minh Châu, Trần Văn Lắm, Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Cao Thơng

3 Họat động 3: Đánh giá kết quả học tập:

? Nêu một số nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối TK XIX đến

1954?

? Nêu một số họat động của Mĩ thuật trong thời kì này?

? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn?

- H trả lời từng phần câu hỏi.

- G gọi H khác nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn.

* G kết luận (chủ yếu 1945 - 1954):

- Các họa sĩ đẫ nhanh chóng trút bỏ những quan điểm nghệ thuật cũ đến với cách mạng bằng tất cả trái tim, khối óc của mình.

Trang 31

- Hình ảnh con ngời mới, con ngời cách mạng trong các tác phẩm không những nói lên lòng quyết tâm giữ nớc của nhân dân ta mà còn nói lên vẻ đẹp hồi sinh của tâm hồn ngời nghệ sĩ.

- Xu hớng hiện thực trong quá trình đi lên đã có những đóng góp cho nền Mĩ thuật cách mạng , tồn tại với thời gian.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Su tầm các tranh, ảnh về đề tài chiến tranh, cách mạng trên báo chí, sách

- Vẽ một bức tranh về đề tài anh bộ đội cụ Hồ.

- Chuẩn bị bài học sau: kiểm tra học kì II.

- Chuẩn bị giấy, màu vẽ, chì, tẩy.

Tuần 15 - Bài 15 - 16 Vẽ tranh

Đề tài: tự chọn (Bài kiểm tra học kì I)

Ngày soạn: 11/12/2006.

I-Mục tiêu bài học

- Đây là bài kiểm tra cuối học kì I nhằm đánh giá về khả năng nhận thức vè thể hiện bài vẽ của H.

- Đánh giá những kiến thức đã tiếp thu đợc của H, óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc.

- Thời gian : 60 phút.

- Yêu cầu: vẽ trên khổ giấy A4.

II-Tiến trình lên lớp

A ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của H.

B Chuẩn bị bài mới:

C Nội dung bài mới

1 Họat động 1: Hớng dẫn H tìm hiểu đề tài:

- G: đây là một đề tài khá phong phú, nội dung đề tài rất rộng lớn Các em có thể vẽ về các thể loại : phong cảnh, sinh họat, chân dung, tĩnh vật

- Với mỗi thể loại chúng ta có thể vẽ về rất nhiều nội dung.

- GV cho H xem tranh minh họa (các thể loại tranh có nội dung khác nhau: phong cảnh, trờng học, học tập, lao động sản xuất, chân dung )

2 Họat động 2: Học sinh làm bài kiểm tra:

- GV theo dõi, hớng các em làm bài đúng phơng pháp, thể hiện tốt sự suy nghĩ cá nhân.

3 Họat động 3:

- Cuối tiết 2 G tổ chức cho H nhận xét, đánh giá chọn ra các bài

đẹp để trng bày.

Trang 32

- Động viên, rút kinh nghiệm cho những H vẽ cha tốt.

D Hớng dẫn bài về nhà:

- Chuẩn bị tiết học sau.

- Su tầm , quan sát một số bìa lịch treo tờng.

- Giấy, màu, chì, tẩy.

Tuần 16 - Bài 17: Vẽ trang trí

Trang trí bìa lịch treo tờng

Ngày soạn: 18/12/2006

I-Mục tiêu bài học

- HS biết cách trang trí bìa lịch treo tờng.

- Trang trí đợc bìa lịch treo tờng theo ý thích để sử dụng trong dịp tết Nguyên đán.

- HS hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng Mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.

II-Chuẩn bị

1 Đồ dùng dạy học:

a Giáo viên:

- Một số bìa lích treo tờng(mẫu thật).

- Một số ảnh minh họa cách phác thảo tìm bố cục trang trí bìa lịch.

- Một số bài vẽ của H.

b Học sinh:

- Giấy vẽ, giấy màu, chì tẩy, thớc, kéo

2 Phơng pháp dạy học:

- Minh họa, nêu vấn đền, gợi ý H quan sát, nhận xét.

- Gợi mở, khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo, đa ra những ý tởng riêng, độc đáo.

III-Tiến trình lên lớp

A ổn định tổ chức lớp.

Trang 33

- Trả bài kiểm tra - lấy điểm.

B Chuẩn bị bài mới:

C Nội dung bài mới:

1 Họat động 1: Hớng dẫn H quan sát, nhận xét:

* GV nêu mục địch, ý nghĩa của lịch

- Treo lịch trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hóa phổ biến của nhân dân ta Ngoài mục đích để biết thời gian lịch còn để trang trí cho căn phòng đẹp hơn Có nhiều loại lịch đợc trang trí đẹp

và có chủ đề khác nhau Trong phạm vi bài học này chúng ta chỉ tìm hiểu lịch riêng cho mình Thú vị và có ý nghĩ khi trong căn phòng của mình có bìa lịch với những hình ảnh về bạn thân, gia đình hay những hình ảnh riêng mà mình yêu thích.

- Cách trình bày có thể không theo khuôn mẫu chung về kích

th-ớc, về hình dáng, về nội dung, về chất liệu sẵn có: bìa cứng, gỗ, kính, đá lát, nẹp nứa để làm bìa lịch.

- Muốn trang trí đợc một bìa lịch đẹp, các em cần quan sát một

số mẫu bìa lịch khác nhau để tìm hiểu và tham khảo thêm.

- GV giới thiệu các mẫu, các hình ảnh về bìa lịch.

? Hình dáng chung của bìa lịch?hình chữ nhật, hình vuông

hay hình gì?

HS: Có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc một hình tạo dáng nào đó cũng đều đợc.

? Chủ đề trang trí trên lịch là gì?

HS: Chủ đề thờng là mùa xuân và mang ý nghĩa chúc tụng.

? Các hình ảnh trên bìa lịch là tranh hay ảnh?

? Theo em với bài này ta vận dụng cách làm một bài trang trí ntn?

HS: Ta có thể tiến hành theo các bớc chung.

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w