1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản và GIẢI QUYẾT vấn đề dân tộc ở nước TA HIỆN NAY

9 517 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

GẦN 160 NĂM trước đây, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự nô dịch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất đi.

Trang 1

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" và việc giải quyết vấn đề dân

tộc ở nước ta hiện nay

GẦN 160 NĂM trước đây, trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: "Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng

sẽ bị xoá bỏ Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự nô dịch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất đi" Tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăngghen cho đến nay vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa các dân tộc không những trong cộng đồng quốc tế mà cả trong cộng đồng quốc gia Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay Bởi lẽ, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, tình trạng áp bức dân tộc, vấn đề đấu tranh sắc tộc vốn đã hết sức phức tạp lại càng trở nên phức tạp hơn ở nước ta, dẫu không có hiện tượng áp bức dân tộc, không có đấu tranh sắc tộc, song vấn đề dân tộc không phải không có gì đáng nói Bởi vậy, kỷ niệm 150 năm ngày "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời, việc nhắc lại quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc, thiết nghĩ, là cần thiết

Trang 2

Khi đưa ra quan niệm đó trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C.Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ, trong xã hội có giai cấp đối kháng, vấn đề dân tộc luôn luôn mang tính giai cấp Mỗi giai cấp quan niệm về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề chính trị đó đều xuất phát từ quyền lợi của giai cấp mình

Khi xuất hiện và tồn tại với tư cách một giai cấp, giai cấp tư sản đã đóng một vai trò tiến bộ trong lịch sử nhân loại Khi còn là một giai cấp tiến bộ, giai cấp tư sản đã giương cao ngọn cờ dân tộc, xoá bỏ chế độ phong kiến cát cứ, xây dựng thị trường thống nhất, rộng lớn, thiết lập quốc gia dân tộc thống nhất, độc lập Với

sự phát triển của giai cấp tư sản, với việc mở rộng tự do buôn bán, thị trường thế giới, sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy, C Mác

và Ph.Ăngghen khẳng định, "những sự cách biệt dân tộc và những

sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi" Nhưng sau đó, giai cấp tư sản không còn là giai cấp tiến bộ nữa, nó đã trở thành phản động Khi đó, nó đã lợi dụng ngọn cờ dân tộc, tinh thần dân tộc để tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các dân tộc khác, để mở rộng thị trường, duy trì chế độ áp bức, bóc lột, duy trì cái trật tự xã hội do nó thiết lập nên "Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt, nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản Nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó Nó đã bắt những dân tộc nông dân phải phụ

Trang 3

thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây"

Trong bối cảnh lịch sử cụ thể đó, cuộc đấu tranh để bảo vệ nền độc lập, chống áp bức dân tộc đã gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lầm than để thoát khỏi ách áp bức bóc lột tàn nhẫn của giai cấp tư sản.

Với tư cách là "giai cấp thực sự cách mạng", giai cấp vô sản,

trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, tất phải giương cao ngọn

cờ dân tộc trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử cao

cả của mình là: xoá bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn - một chế

độ không có nạn người bóc lột người và do đó, xoá bỏ tận gốc nạn áp bức, thù hằn, kỳ thị giữa các dân tộc "Cuộc đấu tranh

của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản,- C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, - dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã" Với tư tưởng đó, trong

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C.Mác và Ph Ăngghen khẳng định: Chỉ khi nào chúng ta xoá bỏ được nạn người bóc lột người, thì khi đó nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác mới vĩnh viễn bị xoá bỏ và chỉ khi nào sự đối kháng giữa các giai cấp hoàn toàn bị thủ tiêu, thì khi đó quan hệ thù địch giữa các dân tộc, sự cách biệt

Trang 4

dân tộc, sự đối lập giữa nhân dân và dân tộc các nước mới được xoá bỏ triệt để

Với tư tưởng đó, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng muốn giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, chúng ta phải gắn liền nó với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và dựa trên cơ sở của cuộc cách mạng ấy Rằng chỉ

có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc, chúng ta mới đảm bảo được lợi ích căn bản và bền vững cho các dân tộc, mới thiết lập được sự bình đẳng giữa các dân tộc và bảo đảm cho mọi dân tộc được phát triển bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc - Tổ quốc của hơn 54 dân tộc anh em Các dân tộc ít người tuy chỉ chiếm 13% dân số, nhưng lại cư trú rải rác trên những vùng núi cao, cao nguyên và nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc Đó là những vùng lãnh thổ rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, môi trường sinh thái, nhất là về chính trị và an ninh quốc phòng

Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ, chung lưng, đấu cật xây dựng đất nước Việt Nam thống nhất Họ đều có ý thức về một Tổ quốc chung, đều thừa nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chung trong quan hệ giao tiếp Họ có lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước thiết tha và tính cộng đồng Họ luôn hướng về một Tổ quốc Việt Nam thống nhất, đa dân tộc

Trang 5

Thấm nhuần quan niệm về dân tộc, về sự kết hợp giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới thành lập, đã coi vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề

có tầm quan trọng chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân cũng như trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc là một nhiệm vụ có tầm chiến lược nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc, tạo nên nguồn động lực nội sinh để giành thắng lợi trong các cuộc cách mạng

Đứng vững trên lập trường tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác và vận dụng một cách sáng tạo quan niệm của các ông

về vấn đề dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, với đặc trưng riêng có của vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã đề ra và thực hiện một chính sách dân tộc nhất quán

Với đường lối đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI của Đảng, Đảng ta đã khẳng định: "Sự phát triển mọi mặt của dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong

Trang 6

bản sắc của mỗi dân tộc Tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài và là một lĩnh vực nhạy cảm Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng "dân tộc lớn" và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi" Với đường lối đó, Đảng ta chủ trương phát triển mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể, kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống cho mọi người dân thuộc tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

Đường lối đó, chủ trương đó đã được Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ VII của Đảng Và một lần nữa, đường lối, chủ trương nhất quán đó đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội VIII của Đảng "Trong thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nước, - Đảng ta chỉ rõ, - nhân dân ta càng có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam sống trong nước hay định cư ở nước ngoài" Đảng ta chủ trương phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước và lòng

tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh, lấy mục tiêu này

Trang 7

làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc Nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân ta lên một trình độ mới, Đảng ta khẳng định chúng ta cần xây dựng và thực hiện những chính sách

cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc trong cả nước

để tạo ra những động lực mới Và hơn nữa, từ quan niệm cho rằng

"vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn", Đảng ta chủ trương thực hiện "bình đẳng, đoàn kết, tương trợ" giữa các dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta khẳng định, để thực hiện chủ trương đó, chúng ta cần "xây dựng luật dân tộc" và từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc thực hiện được 3 mục tiêu chủ yếu: "xoá được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khoẻ của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xoá được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch

và vững mạnh"

Với đường lối và chủ trương đó, Đảng ta chỉ rõ việc phát triển kinh tế hàng hoá ở miền núi - vùng các dân tộc thiểu số cư trú, phải phù hợp với từng vùng, từng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc vừa khai thác được thế mạnh của địa phương (thế mạnh về đất rừng), vừa bảo vệ được tài nguyên vùng cao, giữ được sự cân bằng về sinh thái, bảo đảm cho một sự phát

Trang 8

triển bền vững và làm sao cho đồng bào các dân tộc thiểu số vừa làm giàu được cho chính mình, vừa đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tốt vùng biên ải rộng lớn của Tổ quốc, bảo vệ tốt tài nguyên đất rừng trong tiến trình mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Vấn đề hết sức quan trọng là tìm ra và xây dựng những giải pháp tối ưu để khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá do điều kiện tự nhiên và lịch sử để lại giữa người kinh và các dân tộc ít người, thực hiện sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc Sự bình đẳng giữa các dân tộc, Đảng ta khẳng định, chỉ có thể thực hiện từng bước trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Như vậy, từ tất cả những vấn đề đã nói trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Tuy ra đời đã GẦN 160 năm nay, nhưng những quan điểm của C.Mác và Ph Ăngghen về vấn đề dân tộc trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" vẫn có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam , đặc biệt là trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc, nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững được

sự ổn định về chính trị, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, để tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

Trang 9

hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"

Ngày đăng: 10/05/2017, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w