1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản TUYÊN NGÔN của CHỦ NGHĨA QUỐC tế vô sản

11 301 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã, đang và sẽ còn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản sáng tạo được thừa nhận là vô giá không chỉ đối với mỗi người, mỗi đảng cách mạng, mà với cả phong trào cách mạng thế giới. Trên thực tế, đây là văn kiện đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống những quan niệm khoa học về xã hội và về các quy luật phát triển của nó.

Trang 1

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" - Tuyên ngôn của chủ

nghĩa quốc tế vô sản

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã, đang và sẽ còn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản sáng tạo được thừa nhận là vô giá không chỉ đối với mỗi người, mỗi đảng cách mạng, mà với cả phong trào cách mạng thế giới Trên thực tế, đây là văn kiện đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại

đã trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống những quan niệm khoa học về xã hội và về các quy luật phát triển của nó Thay cho các giả thuyết, ảo tưởng, phỏng đoán là một lý luận khoa học "giải thích thế giới" và đồng thời cũng chỉ ra cần phải "cải tạo thế giới" đó như thế nào để mang lại cho con người những điều kiện sinh hoạt và lao động đích thực, mang tính nhân văn và cần thiết cho "sự phát triển tự do của mỗi người" trở thành "điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"

Xét về mặt nội dung, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản có thể là một bách khoa thư Trong bài viết này, chúng tôi đặt ra một nhiệm vụ khiêm tốn

là xem xét các vấn đề có liên quan tới chủ nghĩa quốc tế vô sản và cuộc đấu tranh vì sự thống nhất trong phong trào cộng sản thế giới

Sau khi vạch ra tính lôgíc và các quy luật chung của sự phát triển lịch

sử, trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi tới kết luận: Bản thân

sự hình thành chế độ tư bản chủ nghĩa đã đưa vào đời sống xã hội nhân loại những yếu tố mới về chất và qua đó, đưa nhân loại tới bước ngoặt trong tiến trình phát triển của mình - tạo ra một chế độ xã hội không có áp bức bóc lột, không còn giai cấp

Trên thực tế, ở mọi giai đoạn phát triển trước đây của xã hội loài người, tiến bộ xã hội thể hiện ở sự thay thế một hình thức bóc lột dựa trên sự

Trang 2

thống trị của chế độ tư hữu này bằng một hình thức khác cũng bóc lột, cũng dựa trên sự thống trị của chế độ tư hữu Trước khi chủ nghĩa tư bản được thiết lập thì tiến bộ xã hội không thể lựa chọn một con đường nào khác Vì chỉ có chế độ tư bản chủ nghĩa mới tạo ra các lực lượng và quan hệ sản xuất bao hàm trong nó những tiền đề cần thiết, tất yếu để thủ tiêu chế độ tư hữu với tư cách một sức mạnh thống trị trong xã hội

Thắng lợi của các quan hệ tư sản có nghĩa rằng bước đi tiếp theo của nhân loại trên con đường tiến bộ xã hội là một bước nhảy vọt, không những chuyển xã hội từ hình thái cũ lên hình thái mới cao hơn, mà còn từ sự thống trị của chế độ tư hữu sang sự thống trị của sở hữu xã hội Chủ nghĩa tư bản

là sự kết thúc thời kỳ tiền sử của nhân loại, nhân loại bắt đầu lịch sử đích thực của mình

Ngay trong các tác phẩm đầu tay, C.Mác đã chứng minh rằng lịch sử nhân loại ngay từ đầu, về mặt lý luận - trừu tượng đã bao hàm các tiền đề của tính toàn cầu, tính phổ biến Theo ông, bản thân sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đem lại "sự tồn tại có tính chất lịch sử thế giới, chứ không phải có tính chất địa phương nhỏ hẹp, của con người đã thực hiện một cách kinh nghiệm chủ nghĩa" Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân loại chỉ có thể có được "tính chất lịch sử thế giới" nhờ thắng lợi của chủ nghĩa tư bản mà, sau khi tạo ra thị trường thế giới, nó đã đẩy mạnh quá trình quốc tế hoá tư liệu sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội Sau đó, C.Mác đã viết: "Từ đó (từ sau thắng lợi của chủ nghĩa tư bản - tác giả) là những ảnh hưởng có tính chất khai hoá to lớn của tư bản, là một trình độ phát triển xã hội mà so với nó, mọi thang bậc phát triển lịch sử trước đó thể hiện ra chỉ như là sự phát triển mang tính chất địa phương của nhân loại" Nói cách khác, trong quan niệm của C.Mác, chủ nghĩa tư bản không những đã tạo ra các tiền đề vật chất khách quan để thủ tiêu sự thống trị của chế độ tư hữu và sau khi quốc tế hoá

Trang 3

đời sống nhân loại, còn cho phép hiện thực hoá các tiền đề đó trên quy mô toàn thế giới

Cuối cùng, một yếu tố mới nữa được chủ nghĩa tư bản đưa vào lịch sử thế giới là ở chỗ, chủ nghĩa tư bản, sau khi tạo ra các tiền đề vật chất khách quan để thay thế sự thống trị của chế độ tư hữu bằng sự thống trị của sở hữu

xã hội trên quy mô toàn thế giới, đồng thời cũng sản sinh ra một lực lượng

xã hội có năng lực thực hiện sự thay thế đó trên thực tế - giai cấp vô sản

"Giai cấp tư sản, - C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, - không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản"

Giai cấp vô sản, lực lượng xã hội mới đó có những đặc trưng mới về chất so với tất cả các giai cấp bị bóc lột tồn tại trước nó

Trong "Tuyên ngôn", C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ, mọi hình thái tiền tư bản chủ nghĩa đều mang một đặc trưng hết sức đặc thù là sự bảo thủ quá mức trong cách tiếp cận với việc phát triển lực lượng sản xuất Chủ nghĩa bảo thủ đó, ý muốn duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ, như C.Mác và Ph Ăngghen nhận xét, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của tất cả các giai cấp bóc lột trước chủ nghĩa tư bản Và điều đó không thể không ảnh hưởng tới tính cách và số phận của các giai cấp bị bóc lột

Khác với nô lệ và nông nô, người vô sản có nghĩa vụ phải hoàn thành một vai trò lịch sử mới, hoàn toàn khác Sự tồn tại, hoạt động của nó không dừng lại trong khuôn khổ của cái chế độ đã sản sinh ra nó, tức là chủ nghĩa

tư bản Khi trả lời cho câu hỏi tại sao như vậy? C.Mác và Ph Ăngghen đã đem lại cho câu hỏi đó một sự lý giải sâu sắc, đích thực khoa học trong

"Tuyên ngôn" Các ông đã lý giải vấn đề đó như sau: Giai cấp công nhân ngay từ khi ra đời đã gắn liền với các lực lượng sản xuất, công cụ lao động

và phương thức sản xuất mà xét về cơ cấu của chúng, chúng không những

Trang 4

tạo nên sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà còn làm chín muồi các tiền đề vật chất cho sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản Hơn nữa, theo các ông, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có một tính chất

là khi tiếp tục phát triển, nó cũng tất yếu tạo ra các tiền đề vật chất cho sự xuất hiện một chế độ xã hội mới, cao hơn, không có bóc lột - chế độ xã hội

xã hội chủ nghĩa

Sự tiến bộ của nền đại công nghiệp cơ khí, những bước ngoặt thường xuyên trong phát triển của lực lượng sản xuất mà giai cấp tư sản là người điều hành, đã đưa tới chỗ làm tăng không ngừng số lượng công nhân, phát triển cuộc đấu tranh của họ, biến cuộc đấu tranh đó thành một cuộc đấu tranh giai cấp tự giác chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa "Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định,

-đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau"

Gắn liền với yếu tố đó, như các tác giả của "Tuyên ngôn" đã chỉ rõ, cái có một ý nghĩa hết sức quan trọng là yếu tố sau đây:

Khi chống lại chế độ hiện tồn, các giai cấp tiền bối của giai cấp vô sản trước hết đều bảo vệ chủ yếu là lợi ích của bản thân mình Thêm vào đó, lợi ích này mang một tính chất rất hạn hẹp và về thực chất, như "Tuyên ngôn"

đã chỉ rõ, nó chỉ có thể "bảo đảm cho giai cấp ấy những điều kiện sinh sống khiến cho họ, chí ít, cũng có thể sống được trong vòng nô lệ" Còn những người vô sản "chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu" Chính vì vậy mà giai cấp vô sản thể hiện với tư cách một giai cấp không phải từ lập trường của lợi ích ích kỷ, riêng của mình, mà từ lập trường lợi ích của toàn thể nhân dân lao động "Phong trào vô sản, - C.Mác và

Trang 5

Ph.Ăngghen khẳng định, - là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số"

Và, cuối cùng, một sự khác biệt cũng hết sức quan trọng nữa của giai cấp vô sản so với các giai cấp tiền bối của nó là: mặc dù về mặt lý luận, đấu tranh giai cấp trong suốt lịch sử nhân loại không bao giờ là một hiện tượng thuần tuý khu vực hay địa phương, song chỉ có cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, do tính chất của xã hội tư bản, mới có thể có được tính chất đích thực toàn thế giới Điều đó có nghĩa rằng giai cấp vô sản là giai cấp bị bóc lột đầu tiên trong lịch sử có khả năng thực hiện sự thống nhất trên quy

mô toàn thế giới, mang lại tính chất quốc tế cho cuộc đấu tranh giai cấp của mình

Như vậy, nếu chủ nghĩa tư bản, một mặt, đã tạo ra các tiền đề vật chất

để thủ tiêu chế độ tư hữu, mặt khác đã biến lịch sử thành "lịch sử toàn thế giới", thì giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng xã hội thực tế bắt tay vào việc đổi mới căn bản đời sống nhân loại, đã thực sự trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh của tất thảy những người bị bóc lột và áp bức và hơn nữa, là giai cấp quyết thực hiện nhiệm vụ đó trên quy mô "lịch sử toàn thế giới" Đúng như sau này, trong "Tư bản", C.Mác đã khẳng định rằng lẽ đương nhiên là bản thân sự ra đời của người vô sản và giai cấp vô sản đã "bao hàm

cả một lịch sử thế giới"

Dưới hình thức chung, nhưng một cách hết sức rõ ràng, trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra lôgíc phát triển nội tại của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, lôgíc phát triển của phong trào công nhân Tư tưởng chủ đạo của C.Mác và Ph.Ăngghen là hết sức đơn giản và rành mạch:

Từ khi xuất hiện cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản cho tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa liên tục diễn ra quá trình trưởng thành của giai cấp công nhân, quá trình ngày càng lớn mạnh của phong trào cách mạng vô

Trang 6

sản Đó là quá trình đi từ cuộc đấu tranh phân tán, cục bộ, đến cuộc đấu tranh toàn dân tộc; từ phong trào tự phát đến phong trào có tổ chức, đến việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Tiếp theo, đến việc giành lấy "bá quyền lãnh đạo trong đấu tranh chính trị" Thật ra, thuật ngữ này chưa có trong "Tuyên ngôn", song ở đây, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt ra vấn đề về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh của tất thảy những người lao động Và cuối cùng, đến việc thiết lập sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân, tức là đến khi mà cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do

nó khởi xướng và lãnh đạo giành được thắng lợi hoàn toàn

Đó là lược đồ phát triển chung của cuộc đấu tranh cách mạng do giai cấp vô sản tiến hành mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã phác hoạ trong "Tuyên ngôn" Cuộc đấu tranh này thoạt đầu được thực hiện trên phạm vi dân tộc

"Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, - các ông viết,

- dù về nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã" Nhưng, khi bắt đầu với tư cách là cuộc đấu tranh dân tộc, cuộc đấu tranh của giai cấp

vô sản, một cách khách quan và về thực chất, ngay từ đầu đã mang tính quốc

tế Điều đó được quy định bởi, như Ph Ăngghen khẳng định, "giai cấp vô sản tất cả các nước đều cùng chung mội lợi ích, cùng chung một kẻ thù và cùng đứng trước một cuộc đấu tranh; tất cả những người vô sản vốn dĩ sinh

ra đã không mang thiên kiến dân tộc và toàn bộ sự phát triển về tinh thần và hoạt động của họ về thực chất đã mang tính chất nhân đạo và chống lại chủ nghĩa dân tộc"

Với tư cách là cái vốn có ở giai cấp vô sản, chủ nghĩa quốc tế ngay lập tức được biểu hiện cụ thể trong cuộc đấu tranh thực tế của giai cấp công nhân trên diễn đàn quốc tế Minh hoạ rõ nét cho điều đó là sự xuất hiện của

Trang 7

"Liên đoàn những người cộng sản" mà "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là văn kiện mang tính cương lĩnh của nó

Như vậy, giống như sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản cũng tồn tại dưới hai hình thức - dân tộc và quốc tế Ph Ăngghen là người đầu tiên không những đặt ra vấn đề này, mà còn nghiên cứu nó một cách khoa học Trong bài viết "Ngày hội của các dân tộc ở Luân Đôn" (1845), sau khi chỉ rõ vì sao mọi ý định hợp nhất "các dân tộc khác nhau" ở đầu thế kỷ XIX đều thất bại, Ph.Ăngghen cho rằng chỉ đến giữa những năm 40 của thế

kỷ ấy, một bước ngoặt mới diễn ra trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới "Giai cấp vô sản tất cả các nước, - ông viết, - bắt đầu kết nghĩa anh em thực sự dưới ngọn cờ dân chủ cộng sản chủ nghĩa, không ồn

ào và ầm ỹ" Chỉ khi đó, Ph Ăngghen nhấn mạnh, khẩu hiệu kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc mới mang một ý nghĩa xã hội mới "Sự kết nghĩa anh em giữa các dân tộc mà hiện nay các đảng thật sự vô sản đang đề xướng

ở khắp nơi để chống lại chủ nghĩa vị kỷ dân tộc lộ liễu cũ rích cũng như chủ nghĩa thế giới tự tư tự lợi giả nhân giả nghĩa của mậu dịch tự do", theo ông,

đó là - "sự kết nghĩa anh em giữa các dân tộc dưới ngọn cờ của nền dân chủ hiện đại sản sinh ra từ cách mạng Pháp, phát triển thành chủ nghĩa cộng sản Pháp và chủ nghĩa Hiến chương Anh", là bằng chứng "chứng tỏ rằng quần chúng và đại biểu của họ" đã "hiểu rõ nhu cầu của thời đại" Với quan niệm đúng đắn đó, Ph Ăngghen kết luận: "Chỉ có người vô sản mới có khả năng xoá bỏ sự cách biệt giữa các dân tộc, chỉ có giai cấp vô sản giác ngộ mới xây dựng được tình anh em giữa các dân tộc khác nhau"

C.Mác đã hoàn toàn ủng hộ các kết luận mang tính nguyên tắc đó của

Ph Ăngghen khi khẳng định rằng: "Giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại trên quy mô của lịch sử thế giới, cũng như chủ nghĩa cộng sản, tức là hoạt động

Trang 8

của giai cấp vô sản, hoàn toàn chỉ có thể tồn tại được với tư cách là một tồn tại "có tính lịch sử thế giới"

"Tồn tại trên quy mô của lịch sử thế giới" của giai cấp vô sản, "tồn tại

có tính lịch sử thế giới" của nó ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nó, đương nhiên phải có các hình thức cụ thể khác nhau Khi xem xét sự tiến hoá của các hình thức đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã căn cứ vào kinh nghiệm thực tế của thời đại Căn cứ trên kinh nghiệm đó, các ông đã đi tới các kết luận sau đây:

Giai đoạn phát triển thứ nhất trong sự tồn tại "có tính lịch sử thế giới" của phong trào vô sản quốc tế là giai đoạn chỉ mới có những biểu hiện tự phát của tính chất quốc tế của giai cấp vô sản Còn giai đoạn phát triển thứ hai của nó được C.Mác và Ph.Ăngghen coi là sự mở đầu phối hợp hành động một cách tự giác của các tổ chức vô sản khác nhau ở các nước khác nhau, là sự hình thành các trung tâm quốc tế tự giác định ra cho mình mục đích thúc đẩy phong trào đấu tranh chống lại giai cấp tư sản trên quy mô toàn thế giới

Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, khi thể hiện dưới các hình thức cụ thể đa dạng, chủ nghĩa quốc tế vô sản và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng mang tính chất triệt

để và sâu sắc hơn Chủ nghĩa quốc tế vô sản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản vẫn là một tất yếu khách quan, phản ánh chính bản chất của giai cấp công nhân và của phong trào công nhân với

tư cách là một quá trình lịch sử - toàn cầu, thống nhất, phản ánh chính bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với tư cách là cuộc đấu tranh thống nhất trên quy mô quốc tế chống lại giai cấp tư sản quốc tế Quan niệm đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho phép chúng ta lý giải một

Trang 9

cách đầy đủ và sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế của cuộc đấu tranh giai cấp

Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc"

Khi đặt vấn đề như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực sự đem lại cho chúng ta một cơ sở lý luận để phân tích mối tương quan giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế với tư cách là mối tương quan giữa hình thức và nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp

Về mặt phương pháp luận, luận điểm đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho chúng ta thấy đặc trưng cơ bản, bản chất nhất của giai cấp vô sản - đặc trưng xác định nội dung sáng tạo lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - mang tính phổ biến, quốc tế

Việc thừa nhận tính chất quốc tế của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác có nghĩa là thừa nhận hết thảy mọi đội ngũ của phong trào công nhân cách mạng cần thực sự tự nguyện tiến hành đấu tranh theo một đường lối chung thống nhất, cần thực hiện chính sách đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung, vì các mục đích chung Nói cách khác, giai cấp vô sản cần phải quan tâm tới lợi ích quốc tế chung trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Quan niệm đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác hoàn toàn không có nghĩa là đòi hỏi giai cấp vô sản các nước phải hy sinh lợi ích dân tộc của mình vì sự phát triển phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới Ngay trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: "Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự

Trang 10

mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp

tư sản hiểu" Không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản đã hiểu, mà theo cái nghĩa là phong trào của giai cấp vô sản đã bắt đầu và được triển khai trước hết trên cơ sở dân tộc, "giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã", phải trước hết giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản nước mình đã, phải "tự vươn lên thành giai cấp chủ đạo trong dân tộc" Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, trước hết là cuộc đấu tranh mang tính dân tộc Điều đó, về thực chất, có nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước hết được triển khai dưới các hình thức dân tộc Và các hình thức dân tộc đó là hết sức quan trọng, không được phép xem nhẹ hay bỏ qua những hình thức đó Giai cấp vô sản phải chú ý đến,- C.Mác khẳng định, - những thiết chế, phong tục và truyền thống" của nước mình2 Khi nói về cương lĩnh hành động chung của giai cấp vô sản toàn thế giới

"trong một liên minh thống nhất và đoàn kết", "trong sự thống nhất hành động và sách lược" - sự thống nhất đang đóng vai trò cổ vũ giai cấp vô sản toàn thế giới và là "thành quả vĩ đại nhất của chính bản thân nó", -Ph.Ăngghen khẳng định, cương lĩnh hành động đó phải "dễ dàng thích ứng với những điều kiện khác nhau của từng nước và từng địa phương", nhưng bất cứ ở đâu, nó cũng phải "giữ được sự thống nhất về mục đích và sự phù hợp chung về biện pháp áp dụng để đạt được mục đích chung là việc giải phóng giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân tiến hành"

Như vậy, có thể nói cả C.Mác lẫn Ph.Ăngghen đều luôn đòi hỏi giai cấp vô sản phải xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng các điều kiện riêng có của mỗi dân tộc, kết hợp hài hoà nghĩa vụ quốc tế và nhiệm vụ dân tộc trong hoạt động của các đảng vô sản "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!" - đó

là lời kêu gọi mà các ông muốn gửi tới giai cấp vô sản toàn thế giới

Ngày đăng: 10/05/2017, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w