Năm 1848, "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời. Bản Tuyên ngôn này do C.Mác và Ăngghen viết theo sự uỷ nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản. Tác phẩm nổi tiếng đó vừa bao hàm cương lĩnh của chính đảng vô sản, vừa trình bày thế giới quan mới do Mác và Ăngghen sáng lập. Lênin viết "Thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để, bao gồm cả lĩnh vực đời sống xã hội; phép biện chứng, học thuyết đầy đủ và sâu sắc nhất về sự phát triển; lý luận về đấu tranh giai cấp và về vai trò cách mạng có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, người sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa
Trang 1CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN NAY
Năm 1848, "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời Bản Tuyên ngôn này
do C.Mác và Ăngghen viết theo sự uỷ nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản Tác phẩm nổi tiếng đó vừa bao hàm cương lĩnh của chính đảng vô sản, vừa trình bày thế giới quan mới do Mác và Ăngghen sáng lập Lênin viết "Thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để, bao gồm cả lĩnh vực đời sống xã hội; phép biện chứng, học thuyết đầy đủ và sâu sắc nhất về sự phát triển; lý luận về đấu tranh giai cấp và về vai trò cách mạng có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, người sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa, đã được miêu tả một cách rõ ràng, trong sáng một cách tài tình"
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời đánh dấu sự xuất hiện của một học thuyết khoa học, cách mạng - Học thuyết Mác xít Tác phẩm là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản cả về lý luận và thực tiễn Những luận điểm mà C.Mác và Ăngghen trình bày trong tác phẩm đã, đang và sẽ
là thế giới quan, phương pháp luận cho giai cấp vô sản trên con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
Tác phẩm ra đời đã thúc đẩy phong trào công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chống giai cấp tư sản lên một bước mới, phát triển về chất Công
xã Pa ri năm 1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, giai cấp vô sản Pháp đã đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của mình - chính quyền của những người dân lao động Do mắc phải những sai lầm nên công xã chỉ tồn tại trong 72 ngày, các chiến sỹ của công xã bị kẻ thù dìm trong biển máu Công xã Pa ri thất bại không đồng nghĩa với việc tổng kết sai
Trang 2các quy luật khách quan, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản đã chấm dứt và học thuyết Mác không còn giá trị Chính vì vậy khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cao của nó là chủ nghĩa đế quốc đã làm xuất hiện khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của nó, khâu yếu tập trung ở nước Nga - chính ở đây đã tạo ra những điều kiện chín muồi cho cuộc cách mạng vô sản
Lênin và những người cộng sản Nga đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thành công cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 đập tan chế độ Nga hoàng, lập nên nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới của những người lao động
Nhà nước Xô viết ra đời khẳng định tính đúng đắn cách mạng của Học thuyết Mác - Lênin và sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản Vì vậy, ngay khi chế độ Xô viết ra đời, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội đã liên minh "ma quỷ" với nhau hòng tập trung tiêu diệt Nhà nước Xô viết Từ năm 1941 đến năm 1945, chủ nghĩa phát xít lợi dụng ưu thế kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật tấn công trực tiếp vào Liên xô với hy vọng chỉ trong thời gian ngắn sẽ xoá bỏ được Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới Nhưng sức sống vĩ đại của chế độ mới -chế độ xã hội chủ nghĩa đã hình thành và phát triển, Liên Xô không những đứng vững, mà còn tấn công tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện cho một loạt nước tiến hành cách mạng vô sản thành công
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới, thế giới phân chia thành hai cực với hai hệ thống lớn: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
Nhưng đáng tiếc, sau những thắng lợi trở thành kỳ tích của chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa đã có nhiều sai lầm trong việc vận dụng học thuyết Mác xít vào thực tiễn cách mạng của mỗi nước và dẫn tới sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội vào những năm tám mươi của thế kỷ
XX Quá trình cải tổ, cải cách nhằm đưa chủ nghĩa xã hội thoát ra khỏi khủng
Trang 3hoảng, những người cộng sản ở hàng loạt nước lại tiếp tục mắc phải những sai lầm Bên cạnh đó, kẻ thù lại lợi dụng tấn công bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thông qua chiến lược "Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, bằng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” kẻ thù tiến hành cuộc chiến tranh không có tiếng súng, bằng những cuộc “cách mạng màu” Vì thế đã dẫn tới một bi kịch, trận động đất chính trị của thế kỷ XX - hệ thống chủ nghĩa
xã hội thế giới tan rã
Sự kiện Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ đã gây ra cuộc tranh luận lớn ở những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI xung quanh việc đánh giá tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa
xã hội nói chung và những tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò của chính đảng vô sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” nói riêng Kẻ thù của CNXH thì tuyên bố kết thúc vĩnh viễn "những thí nghiệm cộng sản" và chủ nghĩa Mác Một bộ phận những người cộng sản dao động, cho rằng, Tuyên ngôn ra đời cách đây gần 160 năm nên không còn phù hợp Họ đòi phải có cách tiếp cận mới thay thế cho quan điểm duy vật lịch sử, quan điểm giai cấp, đấu tranh giai cấp của tuyên ngôn
Vừa qua, ngày 25/1/2006, vẫn tiếp tục với giọng điệu tấn công vào chủ nghĩa cộng sản mà nền tảng của nó là học thuyết Mác xít, Đại hội đồng Nghị viện Châu Âu (PACE) đã thông qua cái gọi là nghị quyết số 1481, một nghị quyết nhục nhã - nhục nhã với chính Châu Âu văn minh, nghị quyết lên án tội ác của chế độ cộng sản cực quyền Những nội dung của nghị quyết này là: tấn công vào sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít, lên án cái gọi là vi phạm nhân quyền của chủ nghĩa cộng sản mà gốc rễ sâu sa của vấn đề là tấn công vào những nước xã hội chủ nghĩa còn lại, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, tấn công vào Hệ tư tưởng Mác xít
Trang 4mà một trong những nội dung đó là tấn công vào những tư tưởng của Mác, Ăngghen trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"
Chỉ cần bằng cách nhìn thực tiễn, chúng ta cũng có thể thấy đó là một sự
so sánh cực kỳ phi lý, phi lịch sử, trắng trợn đánh lộn trắng đen, một sự vu cáo hèn hạ đối với chủ nghĩa cộng sản mà nền tảng tư tưởng của nó là học thuyết Mác xít Trên thực tế thì ý tưởng lên án chủ nghĩa cộng sản không phải là điều mới mẻ trong mưu đồ của những kẻ mang nặng thiên kiến, muốn phủ nhận thực
tế lịch sử Nó đã có cội rễ bắt nguồn từ cuộc đấu tranh tư tưởng cách đây gần một thế kỷ kể từ khi chủ nghĩa xã hội đã hình thành ở một nước trên thế giới – Liên bang Xô Viết Gần đây thì PACE đã nhiều lần muốn thông qua một nghị quyết tương tự mà nỗ lực gần nhất thì vào hồi tháng 9 và tháng 12 năm 2005 Tác giả của bản nghị quyết này là G.Lin-đơ-blát, một nghị sỹ người Thụy Điển Tuy nhiên, những người khởi xướng dự thảo nghị quyết đã không giành được
đủ số phiếu để thông qua những khuyến nghị cụ thể đối với chính phủ các nước thành viên Hội đồng Châu Âu
Trước tình hình đó, hàng triệu người cộng sản và nhân dân lao động vẫn kiên quyết bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân thất bại của CNXH ở nơi này, nơi kia, vận dụng và phát triển Hệ tư tưởng Mác xít, tư tưởng “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” cho phù hợp với yêu cầu của thời đại Vì vậy họ đều thừa
nhận ảnh hưởng to lớn của Tuyên ngôn đối với nhân loại trong thế kỷ XX Nhiều người còn cho rằng Tuyên ngôn sẽ có vai trò to lớn hơn nữa trong thế kỷ XXI
Chính vì lẽ đó cho nên đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, nắm vững tư tưởng của Tuyên ngôn với tinh thần: lý luận gắn chặt với thực tiễn, gắn những
tư tưởng của Tuyên ngôn với thời đại lịch sử của nó, gắn tư tưởng của tuyên ngôn với những vấn đề cơ bản, nóng hổi trong thời đại ngày nay.
Trang 5Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập và giành được thắng lợi ở một loạt nước châu Âu Nó hoàn thành nhiệm vụ xoá bỏ chế độ phong kiến, "lấy ruột của cha cố treo cổ địa chủ phong kiến", giải phóng lực lượng sản xuất, tạo ra lực lượng sản xuất hùng mạnh, là thời kỳ chuyển nền kinh tế sang đại công nghiệp Chủ nghĩa tư bản “vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp hoàn cầu,
nó phải xâm nhập vào khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi”1 Chủ nghĩa tư bản đã nhào nặn thế giới theo hình ảnh của nó Nhưng chủ nghĩa tư bản chỉ thay thế hình thức sở hữu tư nhân này bằng hình thức sở hữu tư nhân khác, thay hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, còn bản thân sự tư hữu và bóc lột thì không bị thủ tiêu
Vì vậy, cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp vô sản phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Vì không có tư liệu sản xuất, người công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để đổi lấy tư liệu sinh hoạt, duy trì cuộc sống của mình Sự giàu có của tư bản tăng lên bao nhiêu thì sự tha hóa của lao động, sự nghèo khổ của công nhân cũng tăng lên bấy nhiêu “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản”2 Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản ngày càng gay gắt, quyết liệt đã dẫn tới những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, tiêu biểu cho các cuộc đấu tranh ấy là phong trào đấu tranh của công nhân Xiledi (Đức), Liông (Pháp) và phong trào hiến chương Anh ở nửa đầu thế kỷ XIX Các cuộc đấu tranh đó của giai cấp công nhân biểu thị: họ là lực lượng xã hội mới bước lên vũ đài chính trị, nó cũng chứng minh chủ nghĩa tư bản không phải là xã hội "tuyệt
2Sđd tr.605
Trang 6đỉnh", mà chỉ là một xã hội quá độ của loài người tiến lên một xã hội cao hơn không có tư hữu và đối kháng giai cấp - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Song cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn này còn mang tính
tự phát, dừng lại ở mục tiêu kinh tế trước mắt, thiếu một lý luận tiền phong soi đường và không được tổ chức chặt chẽ Mác - Ăngghen đã gắn mình với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, đồng thời vừa tích cực nghiên cứu lý luận với mục đích sáng tạo ra hệ thống lý luận mới, dẫn đường cho phong trào cách mạng vô sản và đó cũng là chính quá trình hai ông sáng tạo ra học thuyết cách mạng, đáp ứng sự đòi hỏi của phong trào cách mạng của giai cấp vô sản Vì vậy, tư tưởng cách mạng trong tuyên ngôn "không dựa trên những ý kiến, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra" "Những nguyên lý ấy chính là biểu hiện khái quát của những điều kiện thực tại, của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một phong trào lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta"
Tuyên ngôn ra đời đã đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác, từ
tự nó lên vì nó “Hiện nay đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình, và phải có một tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng
ma cộng sản”3 Tuyên ngôn đã xâm nhập, dẫn dắt phong trào công nhân tuân thủ lôgíc "lý luận xâm nhập vào quần chúng, biến thành lực lượng vật chất" Vì, Tuyên ngôn là cương lĩnh chính trị vạch thời đại Nó tuyên bố, sự ra đời của xã hội mới sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản một cách hợp quy luật Nó chỉ ra động lực, lực lượng, phương pháp và những điều kiện để giai cấp vô sản đấu tranh không chỉ để giải phóng mình mà còn giải phóng nhân loại
Chỉ có những người kém hiểu biết, hoặc cố tình xuyên tạc mới cho tư
tưởng chính của Tuyên ngôn chỉ là tư tưởng về đấu tranh giai cấp Chính Tuyên
3 Sđd tr.595.
Trang 7ngôn "biểu hiện sáng ngời của thế giới quan duy vật" trong việc trình bày ngắn gọn, sảng sủa, sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa duy vật vào phân tích,
mổ xẻ xã hội tư bản, đưa ra những luận điểm hết sức quan trọng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn giữa LLSX phát triển với QHSX tư bản đã trở thành xiềng xích, mối quan hệ TTXH – YTXH, CSHT – KTTT Tuyên ngôn chứng minh tính tất yếu diệt vong của xã hội tư bản và sự tất yếu ra đời của xã hội cộng sản chủ nghĩa "sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp
vô sản là tất yếu như nhau" 4
Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo của Tuyên ngôn, như Ăngghen đã viết trong lời tựa cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1883 là: "Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn là: trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó, (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những người bị bóc lột và những người đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ Nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột, bị áp bức (tức là giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức là giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức, khỏi sự phân chia giai cấp và những cuộc đấu tranh giai cấp - tư tưởng chủ chốt ấy và hoàn toàn tuyệt đối là của Mác"
Đây là quan điểm giai cấp của giai cấp vô sản, là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực Trong lịch sử tư tưởng loài người, khó có tác phẩm nào sánh đựơc với Tuyên ngôn về tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đối với quần chúng nhân dân
4 Sđd tr.613.
Trang 8chống áp bức bóc lột Nhưng ở thế kỷ XIX, điều kiện khách quan, chủ quan chưa chín muồi Vai trò của Tuyên ngôn là chuẩn bị cho giai cấp vô sản về mặt ý thức
tư tưởng, qua đó tổ chức công nhân thành giai cấp cách mạng
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Phong trào của giai cấp vô sản phát triển thành cao trào cách mạng trên toàn thế giới Nhiệm vụ lật đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền đặt ra trực tiếp đối với giai cấp vô sản
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công là thắng lợi vĩ đại nhất của tư tưởng "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" Tiếp sau đó là sự xuất hiện một loạt nước XHCN ở Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Mông
Cổ đã chứng minh sức sống vĩ đại của Tuyên ngôn
Như vậy, sau hơn một thế kỷ từ khi Tuyên ngôn ra đời (bóng ma ám ảnh Châu Âu), lý tưởng cộng sản đã lôi cuốn hàng trăm triệu người, trở thành hiện thực sinh động Thực tế lịch sử đó bác bỏ tư tưởng cho Tuyên ngôn là một ảo tưởng
Gần 160 năm kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời và cùng với bản Tuyên ngôn bất hủ này là sự lớn mạnh không ngừng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi theo con đường của lý luận Mác xít Loài người tiến
bộ với chủ nghĩa Mác, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản, thực hiện khát vọng nghìn đời là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Trước Chủ nghĩa Mác, nhiều học thuyết về
“chủ nghĩa xã hội” không tưởng lần lượt ra đời, như: “chủ nghĩa xã hội phong kiến”, “chủ nghĩa xã hội thầy tu”, “chủ nghĩa xã hội chân chính”, “chủ nghĩa xã hội tư sản” Mặc dù các nhà sáng lập là những nhà có ý thức bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, lý luận của các ông đã có giá trị cung cấp một số tài liệu có giá trị để soi sáng ý thức của giai cấp công nhân, song lịch sử càng phát triển thì
Trang 9giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng càng giảm bớt do bị hạn định bởi thế giới quan, do điều kiện lịch sử quy định, hơn nữa “tôn phái môn đồ của họ sáng lập ra luôn luôn là phản động”5 Chỉ đến giữa thế kỷ XIX, khi những điều kiện khách quan và chủ quan chín muồi, bằng trí tuệ và thiên tài của C.Mác, chủ nghĩa cộng sản mới có những luận cứ khoa học và cách mạng Có thể khẳng định, chủ nghĩa cộng sản là một thành tựu trí tuệ văn minh của loài người, là sự
kế tục những nỗ lực tìm giải pháp giải phóng loài người
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, V.Lênin đã lãnh đạo cách mạng Nga tiến hành thành công cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 vĩ đại, mở ra thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội Gần ba thập kỷ sau đó, trong điều kiện phải đối phó với thù trong giặc ngoài, trong khi chính quyền cách mạng còn trứng nước, Liên
Xô - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã phát triển thành một cường quốc hùng mạnh, là lực lượng quyết định thắng lợi trong chiến tranh xóa
bỏ chủ nghĩa phát xít quốc tế, cứu loài người khỏi thảm họa diệt chủng Thắng lợi đó đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phong trào đấu tranh của các lực lượng dân chủ trên thế giới, tạo đà cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực Những thực tế hiển nhiên đó không một thế lực nào có thể phủ nhận, đánh đồng thành quả của chủ nghĩa xã hội với những tội ác tàn bạo, thảm họa diệt chủng của chủ nghĩa phát xít gây ra cho thế giới trong những năm bốn mươi của thế kỷ XX
Tất yếu khách quan của lịch sử nhân loại là đi lên một xã hội công bằng, nhân đạo Nhưng lịch sử không phải là con đường thẳng tắp Con đường cách mạng là quanh co, có lúc cao trào, có lúc thoái trào, có lúc phải đứng trước
5 Sđd tr.642.
Trang 10những trở lực tưởng chừng không thể vượt qua, thành quả giành được như "ngàn cân treo sợi tóc" Mỗi lần gặp và vượt qua khó khăn, Tuyên ngôn càng được nhận thức, vận dụng đúng đắn hơn, tác động của Tuyên ngôn càng to lớn, sâu sắc hơn.
Từ năm 1848 đến những năm 80 của thế kỷ XX, tuy cách mạng gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung đây là giai đoạn Tuyên ngôn giành thắng lợi to lớn Song có một bước ngoặt mà lịch sử chưa từng biết đến đã xảy ra Từ cuối thập
kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, CNXH lâm vào khủng hoảng Sự sụp đổ của Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn ra quá bất ngờ, thực tế đã đặt Tuyên ngôn trước một vấn đề: suốt hơn 130 năm, Tuyên ngôn chưa gặp khó khăn nào đến thế, vậy Tuyên ngôn có vượt qua nổi thử thách nghiệt ngã này không?
Nếu lịch sử mở đường đi thì tất yếu không gì ngăn cản được, tất yếu
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" sẽ vuợt qua thử thách CNXH đã sụp đổ một mảng lớn hoàn toàn không đồng nghĩa với tư tưởng của Tuyên ngôn sụp đổ Biện chứng lô gíc mà lịch sử cho thấy, không bao giờ có sự trùng khít giữa lý luận và hiện thực Lịch sử CNXH hiện thực cả thành tựu và sai lầm, thắng lợi và khủng hoảng, đứng vững và sụp đổ đã chứng minh tính đúng đắn, giá trị bền vững của Tuyên ngôn Lịch sử hơn 100 năm qua đã chỉ ra rằng: ở đâu, lúc nào nguyên lý của Tuyên ngôn được các Đảng cộng sản, những người cộng sản nhận thức, vận dụng sáng tạo, phù hợp thì nơi đó cách mạng vượt qua thử thách, tiến lên Trái lại ở đâu những người cộng sản hiểu, vận dụng sai, hoặc giáo điều, xét lại thì cách mạng gặp khó khăn, trắc trở, chịu tổn thất, thậm chí thất bại Trong lời tựa viết cho lần xuất bản năm 1872 bằng tiếng Đức, Ph.Ăngghen viết: "Mặc
dù hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong 25 năm qua, nhưng cho đến nay, xét về đại thể, những nguyên lí tổng quát trong Tuyên ngôn vẫn hoàn toàn đúng" Tuy