các cấp đối với trí thức An Giang
Để nâng cao hơn nữa, vai trò của trí thức An Giang trong công cuộc đổi mới, ngoài những biện pháp cơ bản trên cần phải tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với đội ngũ này. Thực tế những năm qua, Đảng và chính quyền các cấp ở An Giang đã có những cố gắng xây dựng và nâng cao chất l−ợng đội ngũ trí thức. Nh−ng nhìn chung, hệ thống chính sách đối với cán bộ khoa học - công nghệ, đối với trí thức còn chậm đ−ợc nghiên cứu và triển khai. Đầu t− cho lao động sáng tạo của trí thức còn thấp, ch−a đủ để trí thức có thể tái tạo sức lao động; ch−a có những sức mạnh nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ trí thức có trình độ cao. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến lao động sáng tạo của trí thức An Giang ch−a phát huy đ−ợc đầy đủ. Cho nên, để phát huy vai trò trí thức An Giang trong công cuộc đổi mới, cần tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với đội ngũ này. Đó chính là nhân tố quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Sự lãnh đạo của Đảng sẽ làm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực, góp phần tạo chuyển biến mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, bảo đảm nền kinh tế An Giang phát triển nhanh và bền vững. Sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi phát huy hết khả năng của đội ngũ trí thức An Giang để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh.
Để tăng c−ờng sự lãnh đạo và sự chỉ đạo đối với trí thức An Giang, tr−ớc hết, Đảng cần có chủ tr−ơng đ−ờng lối chính sách đúng đắn trong xây dựng đội ngũ trí thức và hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo... Đồng thời, th−ờng xuyên có sự kiểm tra việc thực hiện chủ tr−ơng, chính sách ấy, tạo điều kiện cho khoa học - công nghệ và trí thức phát triển mạnh mẽ. Muốn vậy, Đảng phải nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là kiến thức về khoa học và công nghệ. Nếu không, Đảng sẽ khó có thể lãnh đạo một cách sát thực đối với lao động khoa học của trí thức và các cơ quan khoa học. Ngoài ra, để nâng cao trình độ của mình, Đảng phải phát huy trí tuệ của chính đội ngũ trí thức, của các Liên hiệp hội khoa học, các cơ quan lý luận và các cơ quan tham m−u... Tr−ớc mắt, Đảng cần lãnh đạo để hoàn chỉnh cơ chế và hệ thống tổ chức cũng nh− ph−ơng h−ớng nội dung hoạt động khoa học của các tổ chức này. Thành lập Hội đồng khoa học - công nghệ tỉnh và các hội đồng chuyên ngành để phát huy các chức năng t− vấn khoa học cho các cấp uỷ Đảng và chính quyền trên các lĩnh vực khoa học chuyên ngành khác nhau.
Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức An Giang, cần đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của trí thức. Tăng c−ờng sự lãnh đạo không phải là sự bao biện và sự can thiệp quá sâu vào hoạt động chuyên môn mà ng−ợc lại Đảng chủ tr−ơng và tạo điều kiện để phát huy dân chủ, bảo đảm môi tr−ờng tự do trong nghiên cứu, sáng tạo cho trí thức và các tổ chức khoa học.
Muốn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải nâng cao ý thức phê và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng ở các tổ chức đơn vị khoa học. Coi đó là qui luật tồn tại và phát triển của Đảng. Cần chú trọng công tác phát triển Đảng trong đội ngũ trí thức, nhất là cho trí thức trẻ để họ có điều kiện cống hiến hơn nữa tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Tăng c−ờng sự lãnh đạo phải gắn liền với sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền đối với trí thức, với hoạt động khoa học. Chính quyền quản lý, chỉ đạo đối với trí thức, đối với hoạt động khoa học bằng sự cụ thể hoá định h−ớng của Đảng. Và để cụ thể hoá định h−ớng của Đảng, thì chính quyền các cấp cũng phải nâng cao trình độ trí tuệ theo h−ớng cập nhật kiến thức mới về khoa học công nghệ.
Hiện nay sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền đối với trí thức, với hoạt động khoa học An Giang cần tập trung vào đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo h−ớng khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tăng c−ờng đầu t− cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, theo h−ớng khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tăng c−ờng đầu t− cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Thực hiện từng b−ớc việc đấu thầu và khoán công trình trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các nhà khoa học, chuyên gia giỏi ở các viện, tr−ờng trong và ngoài n−ớc, cán bộ khoa học công nghệ đã nghỉ h−u tham gia làm cố vấn, cộng tác viên cho các ch−ơng trình, dự án nghiên cứu triển khai chuyển giao công nghệ để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Quản lý, chỉ đạo của chính quyền cần phải tập trung xây dựng, ổn định hệ thống tổ chức hoạt động khoa học, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý của Sở Khoa học công nghệ và môi tr−ờng đối với các hoạt động khoa học và công nghệ trong tỉnh.
Tăng c−ờng các hoạt động thông tin khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế và trong n−ớc về khoa học - công nghệ. Hạn chế tối đa những tổn thất do thiếu hiểu biết về chuyển giao công nghệ và thiếu trách nhiệm trong đàm phán. Đẩy mạnh phong trào toàn dân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiếp nhận, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và đời sống.
Từng b−ớc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng c−ờng cán bộ giỏi cho Hội đồng khoa học - công nghệ tỉnh và các Hội đồng chuyên ngành. Thành lập Hội đồng thẩm định công nghệ đủ trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh, hoạt động có chất l−ợng và hiệu quả.
Thực hiện tốt những nội dung cơ bản trên đây là thiết thực tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với hoạt động khoa học - công nghệ và đội ngũ trí thức An Giang nhằm tạo ra môi tr−ờng và điều kiện thuận lợi cho các tổ chức khoa học và đội ngũ này hoạt động có hiệu quả và phát huy hết tài năng sáng tạo của mình.
Sau nữa, cần nhắc lại là, để trí thức An Giang phát huy tốt vai trò của mình, từ nay đến năm 2010, cần tạo môi tr−ờng khoa học thật sự cần thiết và thuận lợi cho trí thức. Đó là môi tr−ờng về chính trị, kinh tế, thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý chỉ đạo của chính quyền về chiến l−ợc phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, bồi d−ỡng và sử dụng. Qua đó tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho trí thức An Giang phát minh ra cái mới, lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà lên một b−ớc mới.
Từ những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của An Giang, đội ngũ trí thức An Giang cần phải đ−ợc xây dựng lớn mạnh cả về số l−ợng và chất l−ợng. Đó là nhu cầu cấp bách của thực tiễn và đời sống ở địa ph−ơng.
Những giải pháp nêu trên ch−a phải đã đầy đủ và cụ thể song đó là những giải pháp chủ yếu cần đ−ợc vận dụng ở tỉnh và ở các địa bàn của địa ph−ơng.
Có giải pháp và thực hiện tốt giải pháp là vấn đề không đơn giản đòi hỏi nỗ lực chung của các ngành các cấp ở địa ph−ơng và đòi hỏi các nỗ lực của chính đội ngũ trí thức tỉnh nhà.
Kết luận
Nghiên cứu về trí thức và phát huy vai trò trí thức nói chung, trí thức An Giang nói riêng là vấn đề lớn, bao hàm nhiều nội dung, phải giải quyết mối quan hệ trên các lĩnh vực khác nhau. Luận văn này là kết quả học tập, tìm tòi, khảo sát thực tế và b−ớc đầu sử dụng các ph−ơng pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn để nghiên cứu đội ngũ trí thức và vai trò to lớn của nó ở tỉnh An Giang tr−ớc yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã tập trung làm rõ vai trò của trí thức trong sự nghiệp đổi mới đất n−ớc. Đặc biệt là vai trò của trí thức trong việc nhận thức, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, xây dựng luận cứ khoa học cho con đ−ờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở n−ớc ta; tham gia đắc lực đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, đ−a lực l−ợng sản xuất lên trình độ phát triển mới, phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài... Qua đó, góp phần to lớn cùng toàn dân tạo nên những thành tựu quan trọng cho sự nghiệp đổi mới của Đảng trong những năm qua.
Trí thức An Giang là một bộ phận của trí thức n−ớc ta. Đội ngũ này hầu hết xuất thân từ giai cấp nông dân, con em trí thức cách mạng...; đa số đ−ợc đào tạo trong nhà tr−ởng xã hội chủ nghĩa, tr−ởng thành trong thực tiễn bảo vệ và xây dựng Tổ quốc nên có mối quan hệ gắn bó với nhân dân, với Đảng. Trong những năm đổi mới, với đ−ờng lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân An Giang, đã tạo nên những thành tựu đáng kể, trong đó đội ngũ trí thức An Giang ngày càng phát triển về số l−ợng, chất l−ợng và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đặc biệt sự đóng góp này
đ−ợc thể hiện ở một số lĩnh vực quan trọng là: nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế...
Tr−ớc yêu cầu của công cuộc đổi mới trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và thực trạng của trí thức An Giang hiện nay, chúng ta nhận thấy đội ngũ này còn nhiều bất cập cần phải có những biện pháp để khắc phục; Tr−ớc hết, phải đổi mới có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đào tạo để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi d−ỡng đội ngũ trí thức An Giang đáp ứng yêu cầu số l−ợng, chất l−ợng và cơ cấu, nhất là ở những ngành kinh tế trọng điểm, thế mạnh của tỉnh, đồng thời sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức An Giang. Mặt khác, cần tăng c−ờng mức đầu t− cho hoạt động nghiên cứu khoa học và có chính sách −u đãi đối với đội ngũ trí thức công tác ở những vùng sâu, vùng biên giới, vùng núi...; cần tạo môi tr−ờng và điều kiện cần thiết để trí thức An Giang lao động sáng tạo có hiệu quả cao nhất; phải tăng c−ờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với hoạt động của trí thức An Giang. Những giải pháp cơ bản đó nhằm tạo ra những điều kiện để phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của trí thức An Giang trong công cuộc đổi mới ở địa ph−ơng.
Nghiên cứu trí thức An Giang để tìm ra những giải pháp phát huy vai trò sáng tạo của đội ngũ lao động này trong công cuộc đổi mới tỉnh nhà là vấn đề rất quan trọng, bức thiết hiện nay. Tuy nhiên do thời gian và khả năng của ng−ời nghiên cứu có hạn, việc nghiên cứu về vai trò, vị trí, cơ cấu và phân bố đội ngũ trí thức ở An Giang dù đã đ−ợc đề cập trong luận văn, song chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiết sót. Rất mong nhận đ−ợc sự chỉ dẫn, góp ý bổ sung của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn.
Là một cán bộ giảng dạy ở tr−ờng CĐ s− phạm, tôi rất tâm đắc với sự nghiệp phát huy vai trò của trí thức trong tỉnh nói chung và đội ngũ trí thức của
ngành giáo dục nói riêng. Việc chọn lựa và thực hiện luận văn này tr−ớc hết là thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm của ng−ời nghiên cứu, còn chất l−ợng khoa học của luận văn chỉ là kết quả nghiên cứu b−ớc đầu trên con đ−ờng nghiên cứu và học tập của bản thân.
Có đ−ợc kết quả này là nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy h−ớng dẫn, các thầy cô trong Trung tâm bồi d−ỡng cán bộ Mác-Lênin của Đại học quốc gia, sự giúp đỡ tận tình và cung cấp tài liệu của các ban ngành ở địa ph−ơng.