An Giang đất n−ớc con ng−ờ

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 28 - 32)

An Giang là một tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, giữa hai sông Tiền và sông Hậu, và dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống sông Mêkông. Nằm trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu với vĩ độ thấp, nên có nguồn năng l−ợng tự nhiên rất phong phú, vừa có nguồn m−a ẩm dồi dào, có nhiều yếu tố thuận lợi đối với sản xuất nông - lâm - ng− nghiệp. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và Bắc giáp Campuchia với đ−ờng biên giới (Việt Nam - Campuchia) dài gần 100km.

Diện tích toàn tỉnh là 3.424 km2, bằng 1,03% diện tích của cả n−ớc và đứng thứ t− ở đồng bằng sông Cửu Long, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu) với 138 xã, ph−ờng, thị trấn.

Theo sử cũ, tên gọi "An Giang" xuất hiện vào thời kỳ Minh Mạng. Trong thời kỳ chống Pháp thuộc, An Giang gồm có 3 phủ và 10 huyện, đó là phủ Tuy Biên, Tân Thành và Ba Xuyên. An Giang đã nhiều lần thay đổi tên gọi, với những tên khác nhau nh−: Long Xuyên và Châu Đốc; Long Châu Tiền và Long Châu Hậu: Long Châu Hà (Xem phụ lục 1).

An Giang có hệ thống các đ−ờng giao thông thuỷ bộ thuận tiện với trục chính là quốc lộ 91 nối với quốc lộ của Campuchia và các sông Tiền, sông Hậu. Đay là tuyến giao l−u quốc tế quan trọng nối đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia, Lào, Thái Lan thông qua hai cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên và cửa khẩu quốc tế Vĩnh X−ơng.

An Giang nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực 1 (nông, lâm, thuỷ sản), có sản l−ợng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, An Giang cũng là tỉnh có những đặc tr−ng riêng biệt, có đồng bằng, có rừng và núi, có tài nguyên khoáng sản và những di tích văn hoá lịch sử... Do đó, tỉnh có thể phát triển một nền kinh tế t−ơng đối đa dạng. Tuy nhiên, cho đến nay các khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh còn chậm phát triển.

Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của sông Cửu Long, chia phần đồng bằng của tỉnh thành những cù lao đất đai màu mỡ. Cùng với các con sông, hệ thống kênh rạch tạo ra một mạng l−ới giao thông thuỷ thuận tiện. Hệ thống sông rạch tỉnh An Giang đã góp phần hình thành 73% diện tích là đất phù sa do bù đắp hàng năm. Có thể nói, An Giang là một vùng sinh thái t−ơng đối đồng nhất, có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi tr−ờng sinh thái.

Căn cứ vào địa lý kinh tế tự nhiên, An Giang hình thành hai vùng rõ rệt: - Vùng đất cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chiếm 30% diện tích là vùng đồng bằng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Vùng tứ giác Long Xuyên, nằm ở phía Tây sông Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh. Vùng này chia thành hai tiểu vùng: vùng đồng bằng và vùng núi. Vùng núi có nhiều khối núi lớn, không thành dãy nh− các núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, cao nhất là núi Cấm (710m). Ngoài những tiềm năng về khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguồn n−ớc ngầm v.v..., vùng núi An Giang còn là nơi có triển vọng phát triển mạnh du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng.

Theo đặc điểm thổ nh−ỡng, phần lớn đất đai ở An Giang rất màu mỡ, 70% là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, bằng phẳng, độ thích nghi canh tác khá

rộng, phù hợp với nhiều loại cây l−ơng thực, cây ăn trái, cây công nghiệp nhiệt đới và một phần có thể dùng cho chăn nuôi.

Với diện tích đất nông nghiệp gần 248.000ha, trong đó, đất trồng lúa chiếm 91,6% và trồng màu các loại chiếm 8,4%, có thể nói, An Giang là một tỉnh nông nghiệp rất thuận lợi.

Ngoài vùng đồng bằng, An Giang còn có vùng núi rừng. Nơi đây rất thích nghi cho chăn nuôi gia súc nh− bò, dê... cho phát triển lâm nghiệp. Rừng An Giang có vị trí rất quan trọng trong việc duy trì môi tr−ờng sinh thái ổn định, không chỉ riêng đối với An Giang mà còn đối với cả Đồng bằng sông Cửu Long. Rừng tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Có 255 ha rừng tự nhiên thuộc vùng ẩm nhiệt đới, đa số rừng cây lá rộng với 154 loài cây quí hiếm thuộc 54 họ phân bổ tự nhiên. Ngoài ra, An Giang còn có hơn 4000 ha rừng tràm.

Cũng nh− các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, vĩ độ thấp, có nguồn năng l−ợng tự nhiên phong phú và nguồn m−a ẩm dồi dào, có nhiều yếu tố thuận lợi đối với sản xuất nông - lâm - ng− nghiệp. L−ợng m−a hàng năm là 1.418mm, trung bình số giờ nắng trong năm khoảng 2.500 giờ. Hàng năm, An Giang bị ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 11, n−ớc dâng cao từ 1m - 2,5m, có vùng đến 3,5m.

ở An Giang điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu và thuỷ văn đã ảnh h−ởng ít nhiều đến sự phân bổ dân c−, đến đặc điểm nhân văn và xã hội. Tuy đ−ợc gọi là tỉnh đồng bằng, nh−ng An Giang không đơn thuần chỉ có đồng bằng. An Giang có cả một dãy Thất Sơn hùng vĩ mà các núi Tô, núi Dài, núi Cấm là tiêu biểu và rải rác còn có những hòn núi nhỏ: núi Sam, núi Sập, núi Ba Thê... Những dãy núi ấy không chỉ cung cấp vật liệu xây dựng khoáng sản, mà còn trang điểm thêm vẻ đẹp thiên nhiên, lại còn tiềm ẩn dấu ấn của nền văn minh cổ x−a (Di khảo cổ óc Eo...). Nơi đây còn để lại vết tích ch−a phai mờ về hai cuộc kháng chiến chống

ngoại xâm: di tích chiến thắng cầu sắt Vĩnh Thông trong kháng chiến chống Pháp, ở xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn; di tích chiến thắng đồi Tức Dụp, ở xã An Tức, huyện Tri Tôn; di tích căm thù ở xã Ba Chúc (nhà mồ tập thể nơi chứa, tr−ng bày trong mộ tròn nhà kính 1.159 bộ hài cốt trong tổng số trên 3.000 đồng bào bị Pôn Pốt thảm sát trong chiến tranh biên giới 1978.

An Giang là tỉnh đông dân nhất so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với dân số 2.074.838 ng−ời (năm 1997). Dân số An Giang tập trung đông ở thành phố (Long Xuyên 241.884), thị xã (Châu Đốc 101.853) và 4 huyện cù lao (Chợ Mới, Tân Châu, An Phú, Phú Tân); th−a thớt dần ở các huyện vùng tứ giác Long Xuyên; dân c− phân bố (mang tính truyền thống) dọc theo các tuyến giao thông và các tuyến kênh rạch. Cơ cấu dân số: nam: 1.003.544 ng−ời (49%); nữ: 1.071.239 ng−ời (51%), trong đó dân số hiện đang c− trú ở nông thôn là 1.676.041 ng−ời (80%); ở thành thị là 398.797 (20%) (xem phụ lục 2). Ng−ời trong độ tuổi lao động 63.315 ng−ời (15,26%). Nhìn chung, nguồn lao động ở An Giang dồi dào, trẻ, khoẻ, nhạy bén tiếp thu khoa học kỹ thuật, cần cù, siêng năng.

An Giang có 4 dân tộc chính hiện đang sinh sống. Ng−ời Việt (Kinh) chiếm 97%, còn lại 3% là các dân tộc: Khơmer khoảng 85.000 ng−ời, Chăm khoảng 30.000 ng−ời và Hoa sống rải rác ở các địa ph−ơng bên trong tỉnh, sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và nghề tiểu thủ công nghiệp.

An Giang là nơi có nhiều tôn giáo. Tín đồ chiếm hơn 80% dân số, chủ yếu là nông dân theo Phật giáo, Hoà Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa giáo...

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi phát triển đi lên trong công cuộc đổi mới, An Giang cũng gặp không ít khó khăn. Đây là tỉnh có ruộng đất bình quân đầu ng−ời thấp so với nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (vào năm 1995 chỉ khoảng 0,124ha/ng−ời). Đối phó với lũ lụt hàng năm ở An Giang hiện đang còn là vấn đề hết sức bức xúc, có liên quan đến sự phát triển các mặt của đời sống

kinh tế, xã hội. Chống lũ, tránh lũ, né lũ hay sống vùng với lũ lụt là việc giải quyết vô cùng khó khăn, gian khổ và phức tạp. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp giản đơn, chất l−ợng lao động nhìn chung còn thấp. 96% số lao động là lao động thủ công, chủ yếu sử dụng năng l−ợng cơ bắp. Lao động kỹ thuật chỉ chiếm 3,84%. Mặt bằng dân trí thấp, còn tới 21,8% dân số ch−a biết chữ, ch−a có truyền thống hiếu học. Cơ sở phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp và sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội ở nông thôn những năm qua, tuy đ−ợc tăng c−ờng, nh−ng nói chung vẫn còn nghèo nàn, thiếu thốn.

Hiện nay, vấn đề đặt ra cho Đảng bộ An Giang, các cấp chính quyền, các giai cấp, tầng lớp ở tỉnh An Giang là làm sao phát huy cho hết những thuận lợi và khắc phục đ−ợc những khó khăn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân An Giang trong công cuộc đổi mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)