Quan điểm chung, ph−ơng h−ớng, mục tiêu phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 49 - 54)

B−ớc phát triển mới của An Giang đ−ợc đề ra trong "Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội An Giang thời kỳ 1996 - 2010" của uỷ ban nhân dân tỉnh [48]. Trong bản Qui hoạch này có mấy vấn đề l−u ý sau:

a/ Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh là phải tìm ra con đ−ờng phát triển và sự bố trí theo lãnh thổ phù hợp với các điều kiện khách quan và với các qui luật phát triển chung để đạt đ−ợc các mục tiêu do Đảng đề ra, đồng thời thúc đẩy tăng tr−ởng nhanh nền kinh tế của tỉnh. Do vậy, quan điểm chung nhất của qui hoạch tổng thể là:

- Phải đ−a nền kinh tế An Giang chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển với nhịp độ tăng nhanh hơn tr−ớc, hiệu quả cao, bảo đảm sự phát triển bền vững, ổn định theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa.

Đó là sự phát triển hợp lý và hiệu quả trong mối quan hệ t−ơng tác với các địa ph−ơng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác trong tổng thể phát triển của cả n−ớc theo đ−ờng lối và định h−ớng phát triển thống nhất của Đảng và Nhà n−ớc.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực nội tại là nhân tố quyết định hàng đầu cho công cuộc phát triển sắp đến, nhất là phát huy nguồn nhân lực, tăng tiết kiệm đầu t− và phát huy khả năng, tiềm năng của các thành phần kinh tế trong tỉnh.

Đồng thời, phải tranh thủ tối đa mọi khả năng, mọi nguồn lực có thể có ở ngoài tỉnh, thông qua liên kết và tăng c−ờng giao l−u với các địa ph−ơng khác và sự hỗ trợ của Trung −ơng cũng nh− nguồn lực ngoài n−ớc.

- Cùng với sự phát triển nguồn lực, phải phát huy đúng mức vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đó là một trong những động lực to lớn của sản xuất, trực tiếp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa ph−ơng. Nh−ng những nhân tố này chỉ phát huy đ−ợc trên cơ sở thu hút tốt vốn đầu t− và sử dụng có hiệu quả.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị tr−ờng và mở cửa, phải quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái và các vấn đề xã hội nhân văn. Kinh tế tăng tr−ởng phải gắn liền với công bằng tiến bộ xã hội và nâng cao chất l−ợng cuộc sống của con ng−ời; quan tâm đầy đủ đến vấn đề dân số, việc làm, nhà ở, nâng cao dân trí, cải thiện môi sinh và chăm sóc sức khoẻ; rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Quá trình phát triển, các khu vực thị xã, thị trấn, khu cách mạng sẽ có tốc độ tăng tr−ởng nhanh hơn; đời sống kinh tế xã hội cao hơn. Điều đó đòi hỏi trong chỉ đạo chiến l−ợc cần có quan tâm đúng mức đến địa bàn nông thôn, vùng núi, biên giới... để bảo đảm có sự phát triển toàn diện, đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.

- Tỉnh An Giang có 95 km đ−ờng biên giới. Do vậy, phải chú ý giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng c−ờng khả năng quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên giới trong điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế.

b/ Từ các quan điểm chung trên b−ớc phát triển mới của tỉnh là ra sức khai thác, phát huy mọi nguồn lực và lợi thế, khẩn tr−ơng khắc phục khó khăn thách thức; tập trung nỗ lực cao độ của toàn Đảng, toàn dân An Giang đ−a tỉnh lên một

thời kỳ phát triển mới: thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo h−ớng tổng quát sau đây:

- Xuất phát điểm từ thực trạng kinh tế - xã hội địa ph−ơng, An Giang đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế mạnh vốn có là tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện và dịch vụ đa dạng.

- Tr−ớc hết, l−ơng thực vẫn là vấn đề chiến l−ợc của đất n−ớc và nhu cầu bức thiết của thế giới trong thời gian dài. Đó chính là cơ hội và trách nhiệm để An Giang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất l−ơng thực theo h−ớng phát triển chiều sâu kết hợp với khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích, tăng vụ. Đó cũng là quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, qui hoạch phát triển các vùng trồng cây chuyên canh cùng với việc nâng chăn nuôi và thuỷ sản lên thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và dồi dào cho công nghiệp.

- Cùng với phát triển nông nghiệp, cần phải phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là th−ơng mại, xuất nhập khẩu và du lịch... nhằm khai thác lợi thế của địa ph−ơng, thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp, tăng nhanh tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.

- Tập trung đầu t− phát triển nhanh công nghiệp hơn thời kỳ tr−ớc, mà mũi nhọn là công nghiệp chế biến, kế đến là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Chú trọng xây dựng các khu công nghiệp tập trung; đi đôi với quan tâm khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, nhất là ở các địa bàn nông thôn, miền núi, dân tộc. Nghiên cứu phát triển sản xuất một số ngành hàng, mặt hàng mới thay dần hàng nhập, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Để tạo động lực phát triển, cần tiếp tục giải phóng lực l−ợng sản xuất xã hội: Vận hành nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý

của Nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng c−ờng kinh tế quốc doanh, hình thành xây dựng các hình thức tổ chức hợp tác phù hợp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng, khả năng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gia tăng đầu t− phát triển theo định h−ớng và pháp luật Nhà n−ớc.

- Quan tâm tận dụng đầu t− cải tạo, nâng cấp, đổi mới thiết bị công nghệ; rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển đối với các địa ph−ơng khác; nâng cao chất l−ợng, phong phú và đa dạng hoá mẫu mã chủng loại; tăng thêm khối l−ợng, mặt hàng thâm nhập thị tr−ờng trong n−ớc, khu vực và thế giới, trên cơ sở mở rộng hợp tác và tăng c−ờng kinh tế đối ngoại.

- Phát triển kinh tế phải gắn chặt với phát triển văn hoá và công bằng xã hội, để văn hoá xã hội thực sự vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế, mà cốt lõi là vì con ng−ời và do con ng−ời. Tr−ớc mắt, phải tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc về văn hoá xã hội đang gay gắt nóng bỏng nh−: dân số và việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và phát huy văn hoá dân tộc, bảo vệ môi tr−ờng, thực hiện tốt các chính sách xã hội và đẩy lùi có hiệu quả tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác. Đó là những nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài.

- Xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội theo h−ớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, phải xem trọng nhiệm vụ chiến l−ợc là th−ờng xuyên quan tâm bảo vệ, cải thiện môi tr−ờng sinh thái. Đó là điều kiện quan trọng để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững, có hiệu quả. Tr−ớc mắt, cần ra sức xử lý tình trạng ô nhiễm về thực phẩm, n−ớc uống, n−ớc thải, chất thải; giữ gìn môi tr−ờng sinh thái ở các khu dân c− tập trung; từng b−ớc xanh hoá các vùng đất trống và đồi núi trọc...

- Phát triển kinh tế xã hội phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng trong tình hình các thế lực thù địch vẫn tiếp tục âm m−u diễn biến hoà bình. An Giang là tỉnh biên giới, có nhiều tôn giáo và dân tộc thì điều này càng đặc biệt l−u ý. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức Nhà n−ớc thật sự trong sạch, vững mạnh và quản lý kinh tế xã hội có hiệu lực.

c/ Với các ph−ơng h−ớng nêu trên, sự phát triển mới của An Giang đ−ợc thể hiện tập trung ở bốn nhiệm vụ mục tiêu then chốt sau đây:

Một là, có ph−ơng án thích hợp, lâu dài, sử dụng nguồn tài nguyên trong n−ớc một cách tối −u, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do lũ gây ra hàng năm để ổn định đời sống và phát triển sản xuất. Đây là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của tỉnh An Giang, mang tính kinh tế xã hội tổng hợp liên quan đến mọi lĩnh vực, đến tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Hai là, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng yếu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; thúc đẩy kinh tế toàn diện phát triển, tăng tr−ởng nhanh, ổn định bền vững và có hiệu quả.

Ba là, gắn với phát triển kinh tế mà ra sức nâng cao chất l−ợng cuộc sống phát triển văn hoá xã hội hài hoà với phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng.

Bốn là, tất cả ba nhiệm vụ, mục tiêu nh− trên phải định h−ớng vào thực hiện mục tiêu chiến l−ợc cao nhất là vì con ng−ời. Con ng−ời phải đ−ợc chăm lo phát triển một cách toàn diện, cả về thể lực, trí lực, kỹ năng và nhân cách. Để từ đó hình thành phát triển tốt nguồn nhân lực, nhân tố quyết định hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ quan điểm chung, ph−ơng h−ớng cơ bản và mục tiêu chủ yếu, bản "Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội An Giang thời kỳ 1996 - 2010" còn xác định những chỉ tiêu cụ thể trên nhiều lĩnh vực (xem phụ lục số 7) để các ngành, các cấp trên cơ sở đó mà có kế hoạch phấn đấu thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 49 - 54)