Phát huy vai trò của trí thức phải gắn liền với việc sử dụng có hiệu quả hơn đội ngũ trí thức tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 65 - 68)

quả hơn đội ngũ trí thức tỉnh An Giang

Đào tạo và bồi d−ỡng phải gắn liền với việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức của tỉnh. Nếu đào tạo và bồi d−ỡng tốt mà sử dụng không có hiệu quả đội ngũ trí thức thì sẽ gây lãng phí chất xám, thậm chí còn bị thui chột và phản tác dụng. Cho nên đào tạo, bồi d−ỡng và sử dụng phải luôn luôn thống nhất với nhau. Đào tạo bồi d−ỡng để sử dụng; cũng chính thông qua sử dụng để kiểm nghiệm chất l−ợng đào tạo, bồi d−ỡng. Sử dụng có hiệu quả cao, trí thức An Giang sẽ phát huy đ−ợc nhiệt tình, trách nhiệm và khả năng sáng tạo của họ trong nghiên cứu khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phát huy vai trò của trí thức An Giang phải gắn liền với việc sử dụng có hiệu quả hơn đội ngũ này và cần phải quán triệt quan điểm cơ bản là sử dụng đúng ng−ời, đúng việc. Xuất phát từ nhiệm vụ khách quan mà lựa chọn sử dụng cho phù hợp với sở tr−ờng và nguyện vọng của từng ng−ời. Muốn vậy, phải đánh giá đúng thực chất trình độ đã đ−ợc đào tạo, năng lực khả năng phát triển và tạo điều kiện cho năng lực của họ đ−ợc sử dụng và phát huy.

Nhìn chung đội ngũ trí thức của tỉnh đ−ợc sử dụng phù hợp với chuyên môn đ−ợc đào tạo. Tuy vậy, trên từng lĩnh vực, từng nhóm ngành khoa học cũng còn có những hiện t−ợng sử dụng trí thức trái chuyên môn đ−ợc đào tạo. Việc này liên quan trực tiếp đến nguyên nhân ở tỉnh, số l−ợng trí thức còn quá thiếu. Thiếu ng−ời làm việc, nh−ng vẫn buộc phải giao nhiệm vụ không phù hợp, sau đó phải đi đào tạo lại, đào tạo thêm hoặc phải tự mầy mò để làm quen với công việc.

Xét theo nhóm ngành, những ngành kỹ thuật, ngành chuyên môn cao, ngành có số l−ợng ít, th−ờng đ−ợc bố trí sử dụng đúng lĩnh vực đào tạo hơn. Còn những ngành phổ biến, số l−ợng nhiều thì khả năng bố trí không phù hợp ngành nghề đ−ợc đào tạo cao hơn. Trong đó, tr−ớc hết phải kể đến các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục có tỉ lệ cao nhất (51.50). Để đáp ứng đòi hỏi mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần quan tâm đúng mức đến xây dựng kế hoạch sử dụng cán bộ, nâng cao chất l−ợng cán bộ. Sử dụng có hiệu quả hơn đội ngũ trí thức phải bằng những biện pháp tổng hợp và đồng bộ theo qui trình thống nhất liên hoàn là: đào tạo - tuyển dụng - sử dụng - đãi ngộ - đào tạo lại.

Hiện nay thực hiện đúng các quan điểm của Đảng và luật pháp Nhà n−ớc về tạo nguồn và sử dụng nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc là phải bảo đảm các tiêu chuẩn chỉ định theo các ngạch công thức; quá trình sử dụng phải từng b−ớc chuẩn hoá cả về kiến thức, trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để sử dụng tốt hơn đội ngũ trí thức An Giang trong sự nghiệp đổi mới cần quán triệt tinh thần này và đồng thời chúng ta cần phải tạo môi tr−ờng và điều kiện cần thiết để họ làm việc có hiệu quả hơn.

Hoạt động khoa học của trí thức là hoạt động trí tuệ phức tạp. Do đó cần có môi tr−ờng, điều kiện làm việc thật sự thuận lợi để họ phát huy tốt vai trò, chức năng của mình đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn đ−ợc giao. Đúng nh− Các Mác đã nói: "Cần đem lại cho con ng−ời một không gian xã hội cần thiết cho sự biểu lộ

căn bản bản chất của mình" [33]. Không gian xã hội của trí thức chính là môi tr−ờng khoa học. Môi tr−ờng này là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận cấu thành nhằm kích thích tinh thần khoa học, thái độ, ý thức trách nhiệm khoa học của ng−ời trí thức.

Môi tr−ờng khoa học và điều kiện cần thiết để trí thức làm nhiệm vụ có hiệu quả, tr−ớc hết trí thức đ−ợc sự quan tâm, động viên đúng mức và kịp thời của Đảng và Nhà n−ớc. Sau nữa, các cấp, các ngành, các đơn vị chủ quản tạo điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để trí thức yên tâm, tin t−ởng, phấn đấu, cống hiến hết sức mình cho lý t−ởng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp khoa học. Thiếu nó, ng−ời trí thức không thể yên tâm làm việc và về mặt tâm lý, sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến cảm hứng sáng tạo của mình.

Các tổ chức Đảng, cơ quan nhà n−ớc trân trọng lắng nghe ý kiến của trí thức, tạo ra cơ chế và tổ chức thích hợp để trí thức có thể đóng góp vào việc hoàn thiện đ−ờng lối chủ tr−ơng, chính sách phát hiện các vấn đề về kinh tế - xã hội... cũng nh− thẩm định về mặt khoa học đối với các đề án, công trình lớn của địa ph−ơng. Đối với một số vấn đề cần thiết, do trí thức nêu ra, các đồng chí lãnh đạo có thể tổ chức gặp gỡ, đối thoại chân thành cởi mở với thái độ tin cậy và thật sự lắng nghe. Qua đó, mà giải quyết đúng đắn và kịp thời các vụ việc.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần mạnh dạn sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học vào những ngành kinh tế có thế mạnh ở tỉnh, các cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm. Quá trình này vừa sử dụng vừa bồi d−ỡng để phát huy và khai thác đúng sở tr−ờng, chuyên môn của đội ngũ trí thức vào thực tiễn, tạo hiệu quả cao nhất cho lao động khoa học của đội ngũ này.

Ngoài việc quan tâm tạo điều kiện để trí thức làm việc, còn phải xây dựng môi tr−ờng phát triển nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cao cho An Giang đi vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với nhân tài cần chú ý để

bồi d−ỡng đãi ngộ xứng đáng. Song song với vấn đề này phải tích cực thu hút và sử dụng tốt cán bộ khoa học kỹ thuật mới tốt nghiệp ở các tr−ờng ĐH. Sau nữa phải tìm cách khuyến khích cán bộ chuyên gia giỏi ở các viện trong và ngoài n−ớc (kể cả trí thức giỏi đã nghỉ h−u) về tỉnh tham gia làm việc làm cố vấn hoặc làm cộng tác viên cho các ch−ơng trình, dự án nghiên cứu triển khai chuyển giao công nghệ để góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Chính sách thu hút chất xám phải rất cụ thể và đủ sức hấp dẫn để trí thức và những ng−ời có tay nghề giỏi đến làm việc và gắn bó lâu dài với địa ph−ơng An Giang. (Nhất là đối với những lĩnh vực có nhu cầu số l−ợng ít nh−ng đòi hỏi chất l−ợng cao, tay nghề tinh xảo, khó đào tạo). Ưu tiên với sinh viên An Giang đang học ở các tr−ờng CĐ, ĐH ngoài tỉnh mà nhu cầu nhân lực đang cần kể cả với trí thức ng−ời An Giang đang công tác nơi khác. "Tr−ớc hết là chính sách bao cấp về nhà ở. Chúng ta nên quan niệm rằng nhà ở cũng là điều kiện để trí thức làm việc có chất l−ợng" và "đối với những trí thức tài năng, những ng−ời có vai trò trụ cột trong đào tạo và nghiên cứu thì không áp dụng chế độ về h−u nh− cán bộ, công chức ở diện đại trà nếu họ còn khoẻ mạnh và có nhu cầu làm việc" [1].

Chú ý đến môi tr−ờng khoa học của trí thức còn phải mở rộng quan hệ hợp tác, giao l−u khoa học, giáo dục đào tạo của tỉnh nhà với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với cả n−ớc và cả n−ớc ngoài. Từ đó, tạo điều kiện cho trí thức An Giang học hỏi kinh nghiệm, liên kết khoa học, từng b−ớc tr−ởng thành, phát huy tốt vai trò của mình trong công cuộc đổi mới tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)