Thực trạng của đội ngũ trí thức An Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 32 - 37)

Trong những năm đổi mới đất n−ớc cùng với sự phát triển của đội ngũ trí thức n−ớc ta. Trí thức An Giang đã có b−ớc phát triển đáng kể về số l−ợng và chất l−ợng. Hiện nay, toàn tỉnh có 6.880 ng−ời có trình độ trên ĐH, ĐH và CĐ và đang có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội nh− sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giáo dục, khoa học, văn hoá, cán bộ lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà n−ớc, Đoàn thể và trong lực l−ợng vũ trang... So sánh với số liệu năm 1994 và 1995, đội ngũ trí thức là 5.232 ng−ời, trong đó số ng−ời có trình độ trên ĐH là 5 (0,9%) [17], thì đến năm 1997 và năm 1998 đã là 51 (0,72%). Năm 1995 ở An Giang, trong số 2.003.607 ng−ời, thì bình quân 291 ng−ời dân có một cán bộ có trình độ từ CĐ trở lên. Nh− vậy, số l−ợng cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang còn thấp so với bình quân cả n−ớc nay là 106 dân/1 cán bộ khoa học kỹ thuật [39].

Phần lớn đội ngũ trí thức tỉnh An Giang đ−ợc đào tạo từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thời kỳ này An Giang đang đứng tr−ớc những khó khăn lớn. Khó khăn lớn nhất là phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của 30 năm chiến tranh; những ảnh h−ởng nặng nề của chủ nghĩa thực dân mới ở một tỉnh vùng yếu; còn phức tạp trong nhiều vấn đề dân tộc, tôn giáo; biên giới, lại là địa bàn mà các phần tử thù địch dùng làm nơi nhen nhóm các hoạt động chống phá cách mạng... Đây cũng là thời kỳ An Giang gặp rất nhiều khó khăn, về mặt khách quan, đó là thiên tai và địch hoạ; về chủ quan đó là cơ sở chính sách tập trung quan liêu bao cấp và yếu kém về bộ máy tổ chức. Năm 1977 hạn hán kéo dài, năm 1978 - 1979 là hai năm An Giang liên tục bị lũ lụt lớn và phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất đời sống.

Trong tình hình phức tạp đó, An Giang vừa lo phát triển sản xuất, ổn định đời sống dân c−, giữ gìn an ninh chính trị; vừa lo khắc phục hậu quả của chiến tranh biên giới, của thiên tai; vừa đào tạo đội ngũ trí thức. Nhất là, trong những năm đổi mới đất n−ớc, đội ngũ trí thức đã đ−ợc phát triển hầu hết ở các ngành trong tỉnh, tuy ch−a đều, nh−ng đây là sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang.

Trí thức An Giang đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, con em trí thức cách mạng, con em cán bộ của Đảng, và Nhà n−ớc... và hầu hết đ−ợc đào tạo trong nhà tr−ờng xã hội chủ nghĩa, tr−ởng thành trong thực tiễn bảo vệ và xây dựng Tổ quốc nên có quan hệ gắn bó với nhân dân.

Cơ cấu của đội ngũ trí thức An Giang hiện nay còn bất hợp lý:

Theo trình độ học vấn thì trí thức có trình độ trên ĐH mới chỉ chiếm (0,07%) còn quá thấp so với cả n−ớc là 12% (30,29). Nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng (công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm...) còn thiếu cán bộ đầu đàn nên gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng tr−ởng và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Số l−ợng trí thức đáp ứng cho yêu cầu lâu dài của tỉnh còn quá ít.

Sự phân bổ đội ngũ trí thức trong các ngành cũng không đều. Tập trung đông nhất là giáo dục, chiếm 41,61%, y tế: 24,55%. Trong khi đó, nông nghiệp là ngành có thế mạnh của kinh tế An Giang, thì trí thức chỉ chiếm 7,92% [42, 13]. Trí thức trong ngành nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, thuỷ nông, thuỷ lợi và lâm nghiệp. Số trí thức rất cần thiết cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn thì còn thiếu nhiều, nh− trí thức các ngành khí t−ợng thuỷ văn, địa chất, môi tr−ờng, địa chính chế biến thuỷ sản... Số cán bộ trong lĩnh vực khoa học kinh tế có tỉ lệ thấp 3% và mới có ở một số ngành, nh− cơ khí, điện, điện tử, kiến trúc, xây dựng... Một số các ngành rất cần trí thức nh−ng đang thiếu là: hoá công nghiệp, hoá thực phẩm, cơ khí chế tạo, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp nông thôn... Sự phân bổ trí thức vừa kể này hạn chế rất lớn đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Theo thành phần kinh tế, thì trí thức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp chiếm đến 78,7%, còn các doanh nghiệp và trực thuộc doanh nghiệp chỉ chiếm 13,2%, kinh tế cá thể chiếm 8,5%. Điều này sẽ làm hạn chế đến việc thực hiện tinh thần chung là khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức kinh doanh mở rộng sản xuất đầu t−, phát triển theo chiều sâu vận dụng khoa học và công nghệ hiện đại.

Sự phân bổ ở các vùng lãnh thổ cũng mất cân đối. Trí thức tập trung chủ yếu ở tỉnh (thành phố Long Xuyên) 41%, ít nhất là huyện Tịnh Biên chỉ chiếm 3,2% (là huyện vùng núi vừa là huyện giáp biên giới Campuchia) [39]. Chính sự phân bố không đồng đều này làm cho nguồn nhân lực khoa học công nghệ để phát triển theo mục tiêu kinh tế - xã hội của từng vùng sẽ kém hiệu quả.

Trí thức An Giang còn bất hợp lý trong cơ cấu, không đơn thuần là số liệu, mà qua đó còn ảnh h−ởng đến chất l−ợng lao động sáng tạo khoa học của đội ngũ này.

Những năm gần đây, nhiều trí thức đã chủ động tìm cách bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ của mình, nhanh chóng nắm bắt đ−ợc những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, những kiến thức mới và nhiều ngành khoa học kể cả khoa học Mác-Lênin. Tuy vậy, trí thức An Giang vẫn ch−a thoát khỏi tình trạng chung của cả n−ớc là số đ−ợc đào tạo mới ra tr−ờng kém về kỹ năng thực hành và ngay một phần lớn kiến thức do nhà tr−ờng đào tạo cũng tỏ ra lạc hậu so với yêu cầu của thực tế công tác, tỉ lệ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống ch−a cao.

Trình độ ngoại ngữ của trí thức An Giang còn yếu. Chỉ tính riêng trong tổng số 284 cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh, thì có 123 ng−ời có trình độ ngoại ngữ (chiếm tỉ lệ 43%), trong đó sử dụng thành thạo chỉ có 5,6%, sử dụng đ−ợc trong chuyên môn chỉ có 13% và giao dịch thông th−ờng 24,6% [39].

ở An Giang, hàng năm kinh phí đầu t− cho một đề tài khoa học còn thấp, nguồn tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ít ỏi (chiếm khoảng 0,5% trong chi ngân sách địa ph−ơng), bình quân 2.500đ/dân, hoặc 363.372 đồng (33 USD)/ cán bộ khoa học kỹ thuật, tức là còn thấp hơn mức đầu t− cho khoa học kỹ thuật bình quân chung cả n−ớc. Trong khi đó, mức chi phí đầu t− cho cán bộ khoa học kỹ thuật ở Việt Nam hiện còn ở mức thấp so với các n−ớc trong khu vực [50].. Đây là một nguyên nhân hạn chế việc nâng cao năng lực và hiệu quả đóng góp của trí thức, tạo ra nguy cơ hẫng hụt về kiến thức, năng lực thực hành của đội ngũ này.

Tình trạng "chảy máu chất xám" cũng có chiều h−ớng phát triển ở An Giang. Chất xám chảy về thành phố Hồ Chí Minh, chảy từ nông thôn ra thành

phố, thị xã, chảy từ các đơn vị nhà n−ớc ra các tổ chức t− nhân... Việc này làm ảnh h−ởng đến kế hoạch cân đối phát triển nguồn nhân lực lâu dài và những chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... của tỉnh.

Mấy năm tr−ớc đây, tr−ớc sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu, khá đông trí thức An Giang đã hoang mang, phân vân lo lắng. Nh−ng qua nhiều lần đ−ợc học tập, nhất là tr−ớc những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội của cả n−ớc và của tỉnh nhà, đã giúp đội ngũ trí thức củng cố thêm niềm tin vào công cuộc đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà n−ớc ta. Từ đó, họ phấn đấu đóng góp nhiều công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Hầu hết trí thức có nhận thức khá đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cán bộ trong thời kỳ mới, nên bản thân mỗi ng−ời đều có nguyện vọng đ−ợc học thêm về chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ và tin học. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đ−ợc nguyện vọng đó trong điều kiện hiện nay.

Đời sống của đội ngũ trí thức An Giang cũng còn nhiều khó khăn, nhất là trí thức hoạt động ở vùng núi, vùng biên giới. Trí thức ở các ngành hành chính sự nghiệp, thì các chế độ l−ơng ch−a t−ơng xứng với thành quả lao động mà họ đóng góp. Các chế độ phụ cấp, khen th−ởng vật chất khác cho sáng tác, nghiên cứu khoa học còn nhiều bất hợp lý. Do đời sống còn thấp và khó khăn nên họ có phần băn khoăn lo lắng và mong muốn Đảng và Nhà n−ớc có chính sách đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần để có thể sống và yên ấm làm việc với ngành nghề đ−ợc đào tạo.

Cũng giống nh− nhiều đối t−ợng khác trong xã hội, trí thức An Giang băn khoăn, lo lắng tr−ớc sự phát triển chậm lại về kinh tế; lo lắng về nguy cơ tụt hậu, nhất là tụt hậu về trí tuệ; lo lắng về sự ô nhiễm môi tr−ờng, xã hội và sự xuống cấp về văn hoá, tình trạng chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần của một bộ phận ng−ời trong xã hội... Họ không yên tâm tr−ớc tình trạng sa sút về đạo đức, lối

sống của một bộ phận cán bộ. Họ mong muốn Nhà n−ớc có biện pháp điều chỉnh thu nhập để bình đẳng giữa các ngành nghề. Mặt khác, họ cũng muốn đ−ợc cung cấp các ph−ơng tiện phục vụ cho công việc khoa học nh− máy móc, thiết bị thông tin, phòng thí nghiệm, th− viện...

Ngoài đội ngũ trí thức đã có của tỉnh hiện nay, An Giang còn có lực l−ợng sẽ tiếp tục đ−ợc bổ sung là lực l−ợng sinh viên. Từ năm 1996 đến nay, hàng năm có gần 2000 sinh viên con em nhân dân trong tỉnh theo học ở các tr−ờng ĐH. Tính bình quân ở An Giang 100.000 dân có khoảng 100 sinh viên. Tuy còn thấp so với bình quân cả n−ớc là 250 sinh viên [39], nh−ng nhờ kinh tế xã hội ổn định, có tốc độ phát triển khá, nên số l−ợng con em An Giang đi học ĐH những năm

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang trong công cuộc đổi mới hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)