Chính phủ kiến tạo Không làm thay dân mà giúp dân mưu cầu hạnh phúc

40 331 0
Chính phủ kiến tạo   Không làm thay dân mà giúp dân mưu cầu hạnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VOV.VN Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, Chính phủ kiến tạo phát triển thì không làm thay dân, mà tạo mọi điều kiện để người dân mưu cầu hạnh phúc. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ được kiện toàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính. Chính phủ kiến tạo được xem là nhiệm vụ đặt ra đối với yêu cầu tình hình mới.Chính phủ kiến tạo là gì?Để xây dựng Chính phủ kiến tạo cần bắt đầu từ đâu?Phóng viên VOV.VN phỏng vấn TS.Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề này. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Chính phủ kiến tạo phát triển không làm thay dân PV: Trong các phiên họp gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính”. Theo ông, khái niệm “Chính phủ kiến tạo” cần được hiểu như thế nào? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Về mặt khái niệm, Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ tạo mọi điều kiện để sự phát triển có thể xảy ra. Chính phủ kiến tạo phát triển thì không làm thay dân, mà tạo khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể làm ăn dễ dàng, có thể vươn lên thực hiện các ước mơ, hoài bão của mình. Khi người dân có điều kiện để mưu cầu hạnh phúc, vươn lên thực hiện mọi ước mơ, cũng như có năng lực làm chủ cuộc sống, phát triển kinh tế, có năng lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp thì đó là sự phát triển. Sự phát triển đó là quan trọng nhất, thực chất nhất và bền vững nhất. Điều quan trọng là Chính phủ phải xây dựng cho được những khuôn khổ thể chế cần thiết để cho công việc làm ăn của người dân ngày một dễ dàng hơn. Quan trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản phải được bảo đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các cam kết hợp đồng phải được tôn trọng và Nhà nước bảo đảm sự tôn trọng đó; các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả; cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh tế, cũng như mọi hoạt động khác phải được bảo đảm. Một điều kiện quan trọng khác là bộ máy phải hiệu năng, giúp tạo ra những điều nói trên và bản thân bộ máy không tham nhũng. Một Chính phủ kiến tạo phát triển phải là một Chính phủ tuân thủ pháp quyền. Chính phủ phải bị pháp luật ràng buộc trước tiên chứ không phải là người dân. Người dân được làm những gì pháp luật không cấm, nhưng các cơ quan của Chính phủ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.Và có những nguyên tắc pháp lý không thể vượt qua đối với Chính phủ. Từ việc xây dựng dự án, đề ra chính sách đến việc thực thi pháp luật, quan chức đều cần bảo đảm một cách chắc chắn rằng, pháp luật cho phép họ làm như vậy.Trước khi hành động, mọi cơ quan công quyền, mọi công chức thực thi công vụ đều phải chỉ ra được điều luật cho phép họ hành động.Việc áp dụng các chế tài của pháp luật nặng với dân, mà nhẹ với quan là không thể chấp nhận được. Một điều kiện nữa, một Chính phủ kiến tạo phát triển là một Chính phủ mà các quyết sách, chính sách, pháp luật ban hành phải minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân. Đó là các điều kiện tối thiểu để trở thành Chính phủ kiến tạo. PV: Như người đứng đầu Chính phủ đã nói “con đường dài nhất Việt Nam là từ lời nói đến hành động”, nói hay, nói giỏi nhưng không được làm và không làm được chủ yếu vẫn do chất lượng đội ngũ công chức hành chính những người thiết kế, thực thi chính sách cho quốc gia, thưa ông? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Có một thực tế là nói dễ, nhưng làm không dễ. Muốn cắt giảm khoảng cách giữa lời nói và hành động, trước hết, chúng ta cần nói ít thôi, đồng thời cũng chỉ nên nói những việc có thể làm được. Ngoài ra, xác lập chế độ trách nhiệm đối với lời nói cũng rất quan trọng.Một quan chức đã hứa mà không làm sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện cho dân và trước dân. Xây dựng một nền hành chính công vụ hiệu năng cũng rất quan trọng.Cuối cùng thì nhiệm vụ của các chính khách là đề ra chính sách, nhưng thực thi chính sách lại là nhiệm vụ của bộ máy hành chínhcông vụ. Lợi ích nhóm luôn tồn tại PV: Có ý kiến cho rằng, cho dù là trách nhiệm tập thể hay trách nhiệm cá nhân thì suy đến cùng cũng là do lỗi của hệ thống chính sách tạo lỗ hổng cho lợi ích nhóm chi phối. Ông có bình luận gì về ý kiến này? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết, lợi ích nhóm muôn đời tồn tại, không ở đâu không có lợi ích nhóm. Vấn đề là không thể hy sinh lợi ích của dân tộc hay của nhóm lớn hơn cho nhóm bé hơn, nhóm đặc quyền, đặc lợi. Ví dụ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp, luôn luôn “đấu” để lương tối thiểu thấp; công đoàn đại diện cho người lao động, luôn luôn “đấu” để lương tối thiểu cao. Vấn đề không phải là loại bỏ lợi ích nhóm ở đây, mà là làm sao hài hòa được lợi ích giữa hai nhóm này.Tìm ra được khuôn khổ thể chế để họ có thể đàm phán, thương lượng với nhau để bảo đảm sự hài hòa về lợi ích mới là quan trọng. Lợi ích nhóm theo nghĩa xấu có nghĩa hy sinh lợi ích của quốc gia, dân tộc, của số đông cho nhóm nhỏ đặc quyền đặc lợi. Để vượt qua lợi ích nhóm phải công khai hóa quá trình ban hành quyết định, thông tin đầu vào phải khách quan và phải được điều chỉnh. Thứ hai, tất cả mọi quyết định đều phải chịu trách nhiệm giải trình và phải giải trình được.Nếu không giải trình được thì phải chịu trách nhiệm.Thứ ba, mọi hoạt động tác động đến chính sách đều phải được điều chỉnh và công khai hóa chứ không thể “đi đêm”. “Chính phủ kiến tạo là phải hành động chứ không thể ngồi trên dân“ VOV.VN GS.TS Vũ Minh Giang: Chính phủ kiến tạo là phải hành động chứ không thể ngồi trên dân rồi tọa hưởng, tham nhũng, đục khoét. PV: Theo ông, chúng ta cần có những giải pháp đột phá gì trong cải cách hành chính để thực sự xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta phải có những giải pháp nằm ở khâu thiết kế hệ thống. Xây dựng Chính phủ kiến tạo phải xác lập rất rõ Chính phủ làm việc gì, người dân, xã hội làm việc gì.Chính phủ không thể ôm đồm làm tất cả, mà phải để người dân làm phần lớn các công việc. Chuyển từ mô hình quản lý toàn diện sang mô hình kiến tạo đó là việc đầu tiên phải làm. Để cải cách hành chính phải có sự phân công lao động rất rõ trong quản trị quốc gia. Bộ máy hành chính công vụ phải chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, không để lẫn lộn sang chính trị. Đó phải là những người được đưa lên bằng trình độ chuyên môn và theo khả năng hoàn thành nhiệm vụ và thành tích hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời phải áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tự động hóa hầu hết các quy trình. Mọi cải cách hành chính không thể thiếu đạo đức công vụ.Bất cứ một quy định nào của pháp luật mà không có đạo đức đi kèm thì đều có thể bị thao túng. PV: Để quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân, theo ông chúng ta cần lưu tâm thực hiện thêm điều gì? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết cần phải hiểu thế nào là Chính phủ kiến tạo, phải làm rất rõ khái niệm. Sau khi rõ khái niệm, phải làm rõ nội hàm xây dựng Chính phủ kiến tạo nghĩa là làm gì.Thứ hai phải tiến hành cải cách thể chế, pháp luật.Nếu vẫn tồn tại tư duy bao cấp, tư duy thích quản lý thì sẽ rất khó.Thứ ba, một Chính phủ kiến tạo không thể thiếu một nền đạo đức công vụ, nghĩa là không thể thiếu sự liêm chính. PV: Xin cảm ơn ông.. Chờ một kỳ họp Quốc hội tranh luận và kiến tạo VOV.VN Một đại biểu Quốc hội không thể chỉ đứng lên đọc văn bản là xong mà cần thảo luận, tranh luận, song thực tế “màu sắc tham luận” vẫn là chủ yếu.   Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Thủ tướng đánh giá công tác cải cách hành chính thời gian qua đã đạt một số kết quả bước đầu.Tuy nhiên, bộ máy còn cồng kềnh, thể chế còn phức tạp. .. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGPQuang Hiếu Bệnh quan liêu chưa giải quyết được. Cán bộ công chức, viên chức đông nhưng chưa mạnh, chưa hết lòng phục vụ nhân dân. Còn có tình trạng xin cho, nhiều trường hợp nhũng nhiễu dân, nhất là những cấp liên quan đến người dân và doanh nghiệp. “Cải cách hành chính thời gian tới là nhiệm vụ nặng nề để phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ nói riêng và cả bộ máy hành chính Nhà nước nói chung cần phải quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Công việc này không dễ dàng, vì bản chất là thay đổi căn bản phương pháp quản lý, lề lối, tác phong và ý thức của từng cá nhân trong bộ máy công quyền”, Thủ tướng nêu rõ. Về giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng nêu ra đầu tiên là giải pháp về con người. Phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ, công chức, từ khâu tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm để chọn người tài, có phẩm chất đạo đức. Đi liền với đó là thực thi nghiêm túc việc tinh giản biên chế, gắn với cải cách tiền lương, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người không đáp ứng yêu cầu, tiêu cực, nhũng nhiễu. Cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có đạo đức để phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần 3 xin là xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn và và cả xin lỗi. “Thậm chí Thủ tướng mà đi vào đường phố, mặc dù đã đi trước, đi bộ hàng cây số rồi, xe vẫn đi phía sau, Thủ tướng không biết được. Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến, cũng phải xin lỗi người dân để người dân thông cảm, Thủ tướng nói sự việc đoàn xe tháp tùng đi vào phố đi bộ ở Hội An. Thủ tướng cho rằng trước đây chúng ta chỉ quan tâm ban hành chính sách nhằm quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, chưa quan tâm đến đối tượng chịu tác động cũng như ảnh hưởng của chính sách đó trong xã hội. Không thể kéo dài tư duy cái dễ thì dành cho cơ quan nhà nước còn cái khó thì đẩy về phía người dân. Cần thay đổi từ tư duy quan liêu, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, mọi cơ chế, mọi chính sách được ban hành và thực hiện đều lấy sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp làm mục đích tối thượng. Phải chấp nhận khó khăn về phía nhà nước, về phía cán bộ quản lý, đồng thời phải tạo được thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Các bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương cần thực hiện đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn. Về việc xây dựng Chính phủ liêm chính, Thủ tướng nhấn mạnh, mọi chính sách, mọi việc làm của cán bộ công chức đều phải vì lợi ích của nhân dân, không để lợi ích nhóm chi phối. Các thành viên Chính phủ và toàn bộ đội ngũ công chức các cấp chính quyền đều phải giữ gìn bản thân, liêm khiết, trong sạch, không vì lợi ích cá nhân. Việc ích nước lợi dân thì phải kiên quyết làm. Chính phủ phải quản lý bằng pháp luật, bản thân Chính phủ đó cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đây là tinh thần thượng tôn pháp luật. Bất cứ cán bộ công chức nào đều phải nghiêm túc thực hiện pháp luật, phải thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Mọi việc làm phải công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.Khi có sai phạm dù cấp nào cũng phải xử lý nghiêm. Thủ tướng cũng yêu cầu phải khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử. “Việc này nói thì dễ nhưng làm rất khó.Phải làm sao qua mạng, từ Thủ tướng tới Bộ trưởng đến Chủ tịch UBND các cấp đều biết được, quản lý được toàn bộ quy trình xử lý văn bản của cả hệ thống. Cán bộ, chuyên viên ai làm chậm, ai ngâm văn bản lâu, ai làm tốt, làm nhanh, chính xác đều phải công khai. Việc này giúp cho công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ và qua mạng này, người dân có thể tham gia phản biện, góp ý với cơ quan nhà nước.”, Thủ tướng nói. Về vấn đề xã hội hóa, Thủ tướng nhấn mạnh những gì thị trường làm tốt hơn thì để thị trường làm.Tổ chức bộ máy cần phải gọn nhẹ, hiệu quả hơn, qua đó, giúp tinh giản biên chế, giảm gánh nặng ngân sách.Làm rõ thẩm quyền từng cấp, từng ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. “Việc nào thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thì các đồng chí phải làm chứ không đẩy lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng.Cần tiếp tục làm rõ, phân cấp rõ việc này hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng bày tỏ. Thủ tướng cũng lưu ý bộ máy chính quyền phục vụ phải quan tâm tới cả những việc nhỏ nhưng thiết thực cho dân. “Tôi có nói trước Quốc hội là phải chăm lo cho con cháu chúng ta trong học hành, trong đó có việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các nhà vệ sinh ở trường học. Nhân đây, tôi hoan nghênh thành phố Hà Nội, TPHCM và một số địa phương đã đặt vấn đề này, bỏ ra nhiều tỉ đồng bằng các nguồn lực khác nhau để làm”, Thủ tướng chia sẻ. Cần đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, phải tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả việc giảm thanh tra, kiểm tra đột xuất. Chỉ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, cần gương mẫu nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hình thức. “Chính phủ phục vụ không phải Chính phủ hưởng thụ. Không phải dân nộp thuế để ta muốn làm gì thì làm, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài chính công để từng đồng tiền thuế của dân đều phải sử dụng một cách hiệu quả, vì lợi ích chung của người dân và của xã hội. Chúng ta không thể vô trách nhiệm trước đồng tiền hạt gạo của dân”, Thủ tướng yêu cầu. Nhân đây, Thủ tướng cũng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương vừa qua đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng không tặng hoa, không chúc mừng thành viên Chính phủ khi được Quốc hội bầu và phê chuẩn. “Tôi mong rằng, mỗi việc làm tuy nhỏ nhưng tạo thành ý thức lớn trong toàn xã hội để chống xa hoa, lãng phí, hình thức, cái gì cũng dùng tiền ngân sách, có phải tiền túi đâu, đó chính là cải cách hành chính công, tài chính công một cách thiết thực hiệu quả”, Thủ tướng nói. Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ phải có chương trình hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới cách làm và đặc biệt xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt.   TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đáp ứng được mong mỏi của người dân TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi với Nhân Dân hằng tháng về Chính phủ mới vừa được Quốc hội thông qua. Chính phủ mới với những đổi mới ghi dấu ấn thời gian qua sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn, thách thức, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân trong nhiệm kỳ mới. Nhiều vấn đề nóng đã được Chính phủ đề cập trực diện, thẳng thắn Ông suy ngẫm gì khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính? Đến thời điểm này, sau khi được Quốc hội thông qua, bộ máy của Chính phủ đã định hình xong và có thể nói câu slogan của Chính phủ nhiệm kỳ này tóm tắt bằng tám chữ: Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính, công khai. Tám từ này cũng miêu tả đầy đủ nhiệm vụ, mục tiêu mà Quốc hội khóa XIV hướng tới và cũng là tóm tắt những nhiệm vụ của Chính phủ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. Đây là một xu thế chung của các nước trên thế giới. Những vấn đề Chính phủ đặt ra ở tầm vĩ mô, không đi vào sự vụ, đồng thời cũng đáp ứng được niềm mong mỏi của nhiều tầng lớp nhân dân. Đối với nguời dân, họ cảm thấy đây mới là Chính phủ thật sự của họ, bởi thông qua việc xây dựng Chính phủ công khai, nguời dân có thể giám sát được công việc của Chính phủ. Mục tiêu Chính phủ hướng tới là kiến tạo, phục vụ, phù hợp quan điểm Chính phủ không làm thay doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội mà chỉ tạo điều kiện cho người dân kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của Chính phủ là tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp và phục vụ tốt nhất các yêu cầu trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những vấn đề đặt ra với Chính phủ, như việc bộ máy vẫn theo mô hình Chính phủ trước đó liệu có thể đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ mà Chính phủ mới đặt ra hay không? Sự phân cấp giữa trung ương và địa phương theo ngành dọc hay theo chiều cắt ngang của Chính phủ là chưa rõ. Cách đây một tháng, Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố đóng cửa rừng nhưng tại sao tỉnh Bình Phước vẫn mở cửa để chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để trồng caosu? Phân cấp, phân quyền ở đây là chỗ nào? Người dân đang mong mỏi từ nay đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ có một chương trình hành động đáp ứng được những yêu cầu nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đề ra được phương pháp thực hiện slogan của Chính phủ. Ông đánh giá thế nào về hoạt động của Chính phủ mới trong thời gian vừa qua? Trong một thời gian ngắn, Chính phủ đã bắt tay vào việc xử lý sự cố môi trường do Formosa gây ra. Đây là vấn đề nóng bỏng, cực kỳ phức tạp được dư luận cả nước theo dõi, nhưng theo tôi Chính phủ đã xử lý tốt. Bên cạnh đó, Chính phủ đã kế tục được những mặt mạnh của các Chính phủ tiền nhiệm, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và đối thoại với nguời lao động . Cuộc đối thoại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với năm nghìn người lao động là một nét mới, biểu hiện của Chính phủ phục vụ. Nhiều vấn đề nóng bỏng trong xã hội đã được Chính phủ khóa mới đề cập một cách thẳng thắn, trực diện và quyết liệt. Thí dụ: Chính phủ yêu cầu thanh tra toàn diện vụ Mobifone mua lại Công ty AVG, xử lý sai phạm luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Vụ ông Trịnh Xuân Thanh có thể là biểu hiện của lợi ích nhóm. Sự trì trệ đổi mới quản lý nhà nước trong bao năm qua cũng do một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tha hóa biến chất, lợi dụng cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật để tạo lợi ích cho nhóm người thân của mình. Lợi ích đó có thể là tiền, cũng có thể là tạo ra vị thế xã hội, tạo ra các mối quan hệ để trục lợi. Theo tôi, vấn đề đặt ra đối với Chính phủ bây giờ là định hướng chương trình hành động của nhiệm kỳ này là như thế nào, phải tuyên ngôn rõ ràng công khai để người dân biết và giám sát được. Phải đổi mới mô hình tăng trưởng Ông nhìn nhận tân Chính phủ đang đối diện với thách thức gì? Chưa có bao giờ mà tình hình đất nước lại khó khăn như thế này, khó trong nội tại kinh tế, khó trong điều kiện quốc tế. Về điều kiện nội tại: sau năm năm đổi mới mô hình tăng trưởng thì kết quả đạt được rất khiêm tốn trên ba lĩnh vực đặc biệt là đầu tư công, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, để lại di chứng cho nhiệm kỳ này. Chúng ta nhìn thấy trả nợ công cả gốc lẫn lãi đã vượt quá 26% nguồn thu, thu nội địa có xu hướng không tăng so với các năm trước. Về điều kiện quốc tế, tình hình khác so với năm trước, ngày càng thể hiện rõ tinh thần của các nước trên thế giới là không có đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và chúng ta phải hiểu được độc lập trong kinh tế thị trường, hội nhập là như thế nào. Theo ông, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp nào để vượt qua thách thức, đưa nền kinh tế phát triền bền vững và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình? Việt Nam nếu có rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì phải 20 năm nữa. Khái niệm bẫy thu nhập trung bình là của các nước đạt thu nhập trung bình 5.000 6.000 USD người, rồi loanh quanh ở đó, không bứt lên được. Ở Việt Nam thu nhập bình quân đầu người mới chỉ 2.000 USD, vẫn còn thấp và dư địa còn 46% dân số nông nghiệp, 12 triệu hộ là nông dân. Theo tôi, giải pháp đúng đắn nhất để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là chúng ta thực hiện tốt nghị quyết Đại hội XII của Đảng và chiến lược kinh tế xã hội được Đại hội thông qua để đưa Việt Nam thành nước công nghiệp. Cốt lõi là thay đổi mô hình tăng trưởng. Nhà nước phải chọn việc để làm và làm trong bao lâu thì chuyển giao cho xã hội. Thí dụ: Cách đây 20 năm không ai nghĩ Việt Nam trở thành cường quốc dệt may, da giày. Nhưng hiện nay, chúng ta có tổng giá trị xuất khẩu 27 28 tỷ USD năm từ dệt may, da giày. Được vậy vì thị trường mở cửa khi chúng ta hội nhập WTO. Khi chúng ta vào TPP, các sản phẩm dệt may có sợi xuất xứ từ Việt Nam sẽ được giảm thuế hàng tỷ USD. Để đáp ứng được yêu cầu sợi có xuất xứ từ Việt Nam, chúng ta phải có nhà máy sản xuất sợi. Nhưng với một nhà máy sản xuất có quy mô 45 vạn cọc sợi, vốn đầu tư cỡ 200 triệu USD, có doanh nghiệp tư nhân nào đủ sức đầu tư? Vậy, ở đây là Nhà nước phải bỏ vốn đầu tư, sau khi đầu tư xong thì rút dần cổ phần để đầu tư sang ngành khác, như công nghiệp phụ trợ. Nhưng Nhà nước đầu tư có dẫn tới những dự án thua lỗ hay cả nghìn tỷ đồng phải nằm “đắp chiếu” như Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy gang thép Thái Nguyên? Phải nói thẳng là trong 10 năm vừa qua, hơn 40 nghìn tỷ đồng đầu tư công đến đây cho hiệu quả kinh tế là con số 0. Có thể thấy ba nhà máy đạm Ninh Bình, Vinashin và giấy Tân Mai cho thấy sự lãng phí và thua lỗ quá nặng nề, hiệu quả đầu tư có thể nói là âm. Nếu nhà máy đạm Ninh Bình vẫn sản xuất, mỗi năm chúng ta bù lỗ một nghìn tỷ đồng. Vấn đề ở đây là không gắn các dự án này với chuỗi giá trị và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chẳng hạn với đối với dệt may, cho cơ chế đầu tư nhưng nó phải gắn với chuỗi giá trị, chứ không thể giống dự án đầu tư nhà máy gang thép Thái Nguyên, nếu bây giờ đầu tư thêm bốn nghìn tỷ đồng vẫn không thể trả lời câu hỏi: nhà máy có lãi hay không? Chúng ta không gắn đầu tư ấy với người chủ của tiền vốn, không gắn với thị trường.Trong thế giới phẳng, Trung Quốc đang thừa 60 triệu tấn thépnăm, chúng ta sản xuất ra thép liệu có cạnh tranh được?Nếu chúng ta không đổi mới cách thức đầu tư, không tái cơ cấu doanh nghiệp thì sẽ gặp khó khăn.Tôi muốn nhấn mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp thì trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước nhưng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cũng phải tiến hành đổi mới doanh nghiệp.Điển hình như doanh nghiệp tư nhân Hoàng Anh Gia Lai vẫn quản trị mang tính chất gia đình, nên vừa qua đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo tôi, phải xác định rõ động lực phát triển trong thời gian tới là lợi nhuận.Không có cái gì khác. Phải nói một điều cay đắng nhưng thật đó là nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không phải vì yêu đất nước này mà vì có thể thu lợi nhuận ở đây cao hơn đất nước họ. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người lao động, bảo vệ tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Đã qua thời kỳ coi ống khói nhà máy vươn cao tỏa khói là một biểu hiện của công nghiệp hóa, giờ đây phải xem nó là tác nhân gây tổn thương môi trường và bầu khí quyển. Quốc hội có mối liên hệ như thế nào với Chính phủ khi Chính phủ chuyển đổi theo hướng trở thành Chính phủ kiến tạo, phục vụ? Quốc hội là cơ quan ban hành các văn bản pháp quy, bảo đảm cho Chính phủ hoạt động trong hành lang pháp lý để đạt được mục tiêu, nghị quyết đã đề ra. Giữa Quốc hội và Chính phủ có mối liên hệ hữu cơ.Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân cả nước, Chính phủ là người thực hiện mong muốn của người dân.Quốc hội tạo điều kiện tối đa để Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm được sự công khai. Công khai để người dân nhìn thấy quyền của mình được thực hiện như thế nào và họ có thể giám sát quyền ấy. Xin cảm ơn ông Chính phủ đã kế tục được những mặt mạnh của các Chính phủ tiền nhiệm, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và đối thoại với nguời lao động . Chính phủ kiến tạo và phục vụ liệu đã đủ? Sẽ không thể có một nền kinh tế nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu như mọi quyết sách mà cấp cao nhất vạch ra đều bị biến dạng khi được đưa ra thực hiện trong thực tế bởi các cấp thừa hành, dù những quyết sách đó có hợp lý đến mức nào chăng nữa. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang trong một giai đoạn đầy phấn khích, khi hàng loạt các động thái lắng nghe ý kiến, cam kết thay đổi và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hoạt động đã được Chính phủ cùng các bộ ngành thực hiện trong thời gian qua. Hai sự kiện được xem là tín hiệu cải cách cho nền kinh tế Việt Nam là kế hoạch “quốc gia khởi nghiệp” trong đó hướng tới mục tiêu Việt Nam đến năm 2020 sẽ có 1 triệu DN, và Nghị quyết 35 vừa được Chính phủ công bố, trong đó trình bày đầy đủ các chính sách hỗ trợ DN trong nước phát triển. Các vấn đề cải cách thể chế để tạo thuận lợi cho nền kinh tế cũng được đặt ra, trong đó mục tiêu mà Chính phủ hướng tới là trở thành một chính phủ kiến tạo và phục vụ, thay vì điều hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính như trước. Tất cả các doanh nghiệp và người dân cả nước đều đang kỳ vọng vào bước ngoặt thực sự mà các cam kết này đã đặt ra.Nhưng mục tiêu về một chính phủ kiến tạo và phục vụ liệu đã đủ? Nghị quyết 35 vừa được Chính phủ công bố đang tạo ra một làn sóng thực sự trong cộng đồng DN và các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam thời điểm hiện tại, khi nó được đánh giá là nghị quyết đầy đủ nhất và toàn diện nhất trong việc đề ra các giải pháp hỗ trợ DN phát triển về dài hạn. So với một số nghị quyết trước đó như Nghị quyết 192014 và Nghị quyết 192015 thì Nghị quyết 35 lần này được đánh giá là toàn diện hơn cả. Hầu hết các vấn đề chính yếu đối với DN hiện nay đều được liệt kê cặn kẽ, từ hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cho đến bảo vệ DN, tháo gỡ khó khăn trong môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời nghị quyết cũng đề cập và cam kết sẽ cải cách hành chính, bảo vệ quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực, cùng các biện pháp giảm thuế phí và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN. Đây có thể xem như là một bước tiến quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam theo đúng tinh thần nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 12 được thông qua, trong đó xác định khu vực DN tư nhân là động lực chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế. Và không nghi ngờ gì việc nếu Nghị quyết 35 được thực hiện đầy đủ và toàn diện trong thực tế, thì những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế sẽ là rất lớn. Tuy nhiên, để Nghị quyết 35 thực sự đi vào nền kinh tế và phát huy đầy đủ tất cả những hiệu quả của mình, thì vẫn còn một chướng ngại quan trọng cần vượt qua. Đó là khả năng thực hiện nghị quyết trong thực tế. Không phải ngẫu nhiên khi cả hai nghị quyết trước đó là Nghị quyết 192014 và 192015 đều được đánh giá là rất tốt, quy định rõ ràng các vấn đề như cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan... và so với Nghị quyết 35 thì cũng không quá thua kém, nhưng không được cộng đồng DN đánh giá cao. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thì đó là do hiệu quả thực hiện trên thực tế hai nghị quyết trên không thực sự lớn. Ông Vinh cũng thừa nhận một cách thẳng thắn: “Về mặt nghị quyết, các văn bản pháp luật và các cấp chính quyền chỉ đạo rất quyết liệt và có cải thiện đáng kể trong tháo gỡ rào cản khó khăn cho DN, tuy nhiên thực tế có một khoảng cách không nhỏ giữa các luật đưa ra, các chỉ đạo của Chính phủ với cấp thực hiện”. Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình rằng nhiều DN lớn có nhỏ có đều phàn nàn rằng nghị quyết, văn bản pháp luật quy định như vậy, nhưng khi đến cấp thực hiện thì hoàn toàn không phải vậy. Điều này có nghĩa là giữa nghị quyết của Chính phủ với cấp thực hiện luôn có một khoảng cách đáng kể. Và một nghị quyết toàn diện, được đánh giá rất cao như Nghị quyết 35 hiện tại, cũng hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không cải thiện đáng kể nguyên nhân chủ yếu đã gây ra tình trạng kém hiệu quả của những nghị quyết trước đó của Chính phủ về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, thì rất có thể những hiệu quả trên thực tế mà Thủ tướng cùng các bộ ngành kỳ vọng ở Nghị quyết 35 sẽ không được như mong đợi. Chỉ đến khi Nhà nước và Chính phủ thực sự có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng không tuân thủ các văn bản pháp luật như Nghị quyết Chính phủ ở các cấp thi hành phía dưới, thì các mục tiêu quan trọng về cải cách nền kinh tế mà Nghị quyết 35 ghi nhận mới có thể được thực hiện trong thực tế. Đây cũng sẽ là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu mà Thủ tướng đặt ra là hướng tới một chính phủ kiến tạo và phục vụ trong thời gian tới.Một chính phủ kiến tạo và phục vụ về lý thuyết sẽ chỉ tập trung vào việc cải cách nền kinh tế thông qua hoàn thiện cơ sở pháp luật, các quy định tạo thuận lợi cho một nền kinh tế thị trường hoạt động ổn định. Vì thế, việc để tình trạng các cấp thi hành phía dưới không tuân thủ các văn bản pháp luật mà Chính phủ thực hiện, sẽ là một cản trở và thậm chí là thách thức nghiêm trọng đối với một chính phủ tập trung vào kiến tạo và phục vụ. Sẽ không thể có một nền kinh tế nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu như mọi quyết sách mà cấp cao nhất vạch ra đều bị biến dạng khi được đưa ra thực hiện trong thực tế bởi các cấp thừa hành, dù những quyết sách đó có hợp lý đến mức nào chăng nữa. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến việc, Nghị quyết 35 dù hoàn chỉnh đến mấy thì cũng vẫn chỉ là bước đi đầu tiên trong quá trình cải cách nền kinh tế của một chính phủ kiến tạo và phục vụ. Việc cởi trói cho một bộ phận trong nền kinh tế chưa thể coi là việc cải cách cả một nền kinh tế. Có thể thấy rõ rằng dù Nghị quyết 35 đã đề cập đến khá nhiều những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, nhưng đó vẫn chưa phải là việc cung cấp những điều kiện cần thiết để đưa khối DN tư nhân trở thành động lực chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế mà nghị quyết đại hội Đảng đã tuyên bố. Hiện tại cơ chế bộ chủ quản vẫn chưa được gỡ bỏ với các DN nhà nước, và quyền lợi được phép tiếp cận phần lớn nguồn lực về tài chính và tài nguyên của đất nước vẫn chưa được gỡ khỏi tay các DN nhà nước. Nó vẫn đang cho thấy Nhà nước và Chính phủ vẫn chưa thực sự đưa ra những biện pháp mạnh cần thiết với khối quốc doanh. Chỉ đến khi nào phần lớn nguồn lực tài chính và tài nguyên được trao vào tay khối DN tư nhân, thì khi đó mới có thể nói rằng Nhà nước và Chính phủ thực sự coi khu vực này là động lực chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF, Cafebiz)http:motthegioi.vnkinhtec67chinhphukientaovaphucvulieudadu33464.html   Ý KIẾN Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo. PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Quốc HuyBNEWSTTXVN Trong thời gian gần đây, trên các sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, vấn đề xây dựng một “Nhà nước kiến tạo phát triển” được bàn luận rất sôi nổi. BNEWS xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề này. Để triển khai thực hiện thành công những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được Đại hội XII của Đảng đề ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tập trung chỉ đạo việc phát triển doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xem xét loại bỏ quy định các quy định không hợp lý, các rào cản, các loại “giấy phép con”… đang cản trở sự hình thành và phát triển doanh nghiệp… Tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu cùng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập đến việc cần xây dựng một Nhà nước kiến tạo phát triển, phục vụ và liêm chính. Vậy Nhà nước kiến tạo phát triển là gì?Tại sao cần đặt vấn đề xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế hiện nay? Về mặt học thuật, vấn đề chức năng của Nhà nước từ lâu đã được các học giả phân tích, khái quát từ lịch sử lâu dài phát triển xã hội loài người. Trong lĩnh vực kinh tế, một trong những vấn đề trung tâm là xác định rõ vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế, hay chức năng kinh tế của Nhà nước trong quản lý sự phát triển kinh tế xã hội. Những quốc gia kinh tế thịnh vượng, người ta đều thấy ở đó những dấu ấn tích cực của Nhà nước trong luật pháp, chính sách kinh tế tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh sáng tạo, năng động, duy trì và nuôi dưỡng được động lực phát triển mạnh mẽ và bền vững. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển được học giả Chalmers Ashby Johnson đưa ra lần đầu năm 1982, với nội dung là “một mô hình quản lý trong đó nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”. Nhà nước tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo và đóng góp cho xã hội. Ảnh minh họa: TTXVN Ý tưởng về mô hình Nhà nước như vậy vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu bổ sung, phát triển trên cơ sở những phân tích, tổng kết thực tiễn sinh động và phong phú của phát triển kinh tế thế giới hiện đại. Khi nói tới mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, có ý kiến còn nêu về ba đặc tính tiền phong: (i) Từ chức năng kiểm soát sang quản trị và kiến tạo; (ii) Nhà nước sẽ mạnh khi mỗi người dân cảm thấy đây là thiết chế đại diện cho mình; và (iii) Quản trị rủi ro (hơn là giải quyết sự việc khi đã rồi). (Xem: Nguyễn Chính Tâm: Thông điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014. http:www.hanoifood.vnThongdiepcuaThutuongvabuocngoat2014n6671.html). Ở Việt Nam, trên trang baodientu.chinhphu.vn nhân dịp đầu năm mới 2014, có đăng bài “Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, trong đó có đoạn viết: “Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi dân giầu thì nước mới mạnh. Xã hội hóa không chỉ để huy động các nguồn lực mà còn tạo điều kiện cho xã hội thực hiện những chức năng, những công việc mà xã hội có thể làm tốt hơn.Và chỉ như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”. Rõ ràng là, tư tưởng về việc xây dựng một nhà nước có chức năng kiến tạo phát triển và phải làm tốt chức năng này cho phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế là phù hợp với xu thế chung và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá thể chế để chuyển sang nền kinh tế thị trường “hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch” như Đại hội XII của Đảng đã khẳng định, có thể thấy chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước trong giai đoạn này được thể hiện qua những nội dung chính yếu sau. Một là, quản lý tốt quá trình chuyển đổi, đảm bảo tính định hướng thị trường được thực hiện một cách vững chắc, minh bạch và hiệu quả.30 năm đổi mới là một khoảng thời gian dài đối với việc thiết lập nguyên tắc cơ bản của thể chế kinh tế thị trường. Nửa cuối thế kỷ trước, với khoảng thời gian ấy, một số nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á quanh ta (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…) đã trở thành nền kinh tế mới công nghiệp hóa, năm 1986 Hàn Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm các nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Thể chế kinh tế thị trường đã chứng tỏ những ưu việt chưa có thể chế nào thay thế tốt hơn, nên chức năng kiến tạo phát triển, của Nhà nước trong bối cảnh chuyển đổi là đảm bảo “để cho” và “làm cho” thể chế kinh tế thị trường “vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch”. Hai là, thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách tạo lập những điều kiện thể chế kinh tế phù hợp để mọi người người dân, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các loại hình, lĩnh vực kinh doanh mà luật pháp không cấm. Trước đây, dưới danh nghĩa thúc đẩy kinh tế phát triển, nhà nước đã thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế, loại bỏ và làm thay chức năng của thị trường. Cách làm ấy đã không đem lại kết quả như mong đợi. Ngày nay, cùng với đổi mới và mở cửa, hội nhập, chúng ta đã hiểu rõ vẫn với mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển (nhanh và bền vững), nhưng phải làm theo cách khác, phải trên cơ sở những nguyên lý, quy luật của thị trường mà xây dựng và vận hành chính sách, phải thông qua thị trường, phát triển bản thân thị trường mà thúc đẩy kinh tế phát triển. Nói cách khác, mức độ hoàn thành chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước ở góc độ kinh tế về cơ bản được đo bằng chính sự phát triển của thị trường một cách trơn tru, hiệu quả. Khi lý giải vấn đề: “Tại sao các quốc gia thất bại? Why nations fail?” , các tác giả Daron Acemoglu và James Robinson (2012) đã lập luận rằng: sở dĩ có quốc gia thành công, ngày càng thịnh vượng và có quốc gia thất bại, không cải thiện được đáng kể tình trạng nghèo nàn, là do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (kinh tế và chính trị). Các tác giả cho rằng, về cơ bản có thể chia thể chế kinh tế thành 2 loại khác biệt (đối ngược) nhau: Thể chế kinh tế có tính dung nạp Inclusion economic institution: có đặc điểm là “khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Quyền lực được chia sẻ rộng rãi.Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị, và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch.Ngoài ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ”. Thể chế kinh tế có tính bòn rút Extractive economic institution: có đặc điểm là “trái ngược với thể chế có tính dung nạp, thể chế có tính bòn rút (extractive) tập trung quyền lực vào một số ít người hoặc nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nước. Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chống lại phát triển của các thể chế có tính dung nạp vì nó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do vì sao một khi kiểu thể chế này đã hình thành thì rất khó để thay đổi. Ai mà chẳng muốn bảo vệ lợi ích của mình, nhất lại là khi lợi ích đó rất rất lớn”. Nhà nước xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường phát triển một cách sáng tạo năng động.Ảnh: TTXVN Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Đại hội Đảng lần thứ XII nêu quan điểm: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước. Tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện ngày càng minh bạch, an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường. Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất”. Ba là, “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo”, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng. Thực ra, khía cạnh xã hội này vốn là một trong những thuộc tính cơ bản của Nhà nước, nhân danh toàn xã hội để điều hòa các mối quan hệ xã hội vì sự phát triển chung. Nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển, do những nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau chi phối, không phải nhà nước nào và ở bất kỳ thời điểm nào cũng đã hoàn tốt thiên chức cao cả này. Ngày nay, cả từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn, đều cho thấy tư tưởng về nhà nước với các đặc tính như trên đã trở thành nhận chung, phổ biến, mang tính nhân loại.. Tóm lại, có thể nói một cách ngắn gọn là, chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước là ở chỗ, xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường phát triển một cách sáng tạo, năng động, phát huy được mọi nguồn lực và duy trì, nuôi dưỡng được động lực phát triển kinh tế vì sự phồn thịnh quốc gia cũng như phúc lợi cho tất cả mọi người.. Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính Chiều 267, với 485 đại biểu bỏ phiếu tán thành (chiếm 98,18% tổng số đại biểu Quốc hội), ông Nguyễn Xuân Phúc trúng cử chức vụ Thủ tướng Chính phủ theo kết quả bỏ phiếu kín tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: TTXVN Căn cứ nội quy kỳ họp, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trúng cử chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhiệm kỳ 20162021. Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Với 482 đại biểu bấm nút tán thành (97,57% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này. Tại lễ nhậm chức Thủ tướng đã diễn ra trang trọng tại Hội trường Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nỗ lực công tác tốt để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIV.Nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề trước Đảng, Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, Thủ tướng khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đất nước đang đứng trước nhiều vận hội phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Việt Nam cần phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, vì lợi ích quốc gia dân tộc, để phát triển nhanh và bền vững, xây dựng đất nước giàu mạnh, có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế. Thủ tướng cho biết, nợ công cao, áp lực trả nợ lớn; xử lý nợ xấu chưa thực chất; dư địa chính sách và nguồn lực cho phát triển giai đoạn tới rất hạn hẹp. Chính phủ phải nỗ lực tinh giản bộ máy hành chính Nhà nước các cấp, đi đầu trong việc tiết kiệm công quỹ, sử dụng tài sản công, xe công, đi công tác nước ngoài... Cần phải có trách nhiệm đối với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả, vì lợi ích chung của người dân và của toàn xã hội. Theo Thủ tướng, để phát triển nhanh và bền vững, phải tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả đầu tư. Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách thể chế, chấn hưng giáo dục và khoa học công nghệ. Đặc biệt, phải bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; quyết không vì phát triển mà hủy hoại môi trường... Vụ Formosa là bài học sâu sắc Nhắc lại bài học từ vụ Formosa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. “Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường, về chuyển giao công nghệ”, Thủ tướng nói. Cũng do chính sách tiếp nhận đầu tư nước ngoài chưa tốt và tình trạng các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có nhiều bất cập nên khu vực đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong khi khu vực trong nước còn yếu. Thời gian tới, phải cải thiện tình trạng này; tăng cường hợp tác liên kết hai khu vực trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Phải tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát triển mạnh doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa làm sao cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thành công tại thị trường trong nước và cả quốc tế. Thủ tướng cho rằng, với việc ban hành Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ thứ 15, Vua Lê Thánh Tông đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật ở nước ta từ rất sớm. Nhà vua nói: “Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”. Năm 1919, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng đã viết: “Bảy xin Hiến pháp ban hànhTrăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nguyên tắc này vẫn là thông điệp đúng đắn cho chúng ta hôm nay.Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá; kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin cho; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; quyết liệt phòng chống tham ô, lãng phí và nhũng nhiễu người dân. Khi có sai phạm, dù bất kể cấp nào cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt nghiêm minh. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh: Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Chúng ta phải kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.Kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và kêu gọi các bên tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp thêm tình hình. Đồng thời, chúng ta phải tích cực, chủ động trong đối ngoại và hội nhập quốc tế; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Thủ tướng khẳng định: “Với cương vị là người đứng đầu Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, tôi sẽ cùng tập thể Chính phủ kế thừa và phát huy những thành tựu của 30 năm đổi mới; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi; khắc phục hạn chế, yếu kém; vượt qua khó khăn thách thức; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới và tạo điều kiện để tiếp tục phát triển bền vững trong một tương lai xa hơn”. Trình nhân sự Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao Chiều 267, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày các Tờ trình về việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao. Theo đó, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, người được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước từ tháng 4 năm nay, được giới thiệu tiếp tục bầu giữ chức vụ này. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao, tiếp tục giữ chức vụ người đứng đầu ngành tòa án trong nhiệm kỳ mới. Ông Lê Minh Trí, người được bầu giữ chức Viện trưởng Viện KSND tối cao từ tháng 42016, được giới thiệu tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này. Theo chương trình, kết quả bầu các chức vụ trên sẽ được công bố tại phiên họp sáng nay (277). Nợ nhân dân Luật Biểu tình Phát biểu tại hội trường Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20162017 sáng 267, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc ban hành Luật Biểu tình nhằm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân là rất cần thiết. “Biểu tình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đúng tinh thần Hiến pháp 2013 là tụ họp hòa bình, bao gồm tụ họp văn hóa thể thao, du lịch, tụ họp để bày tỏ nhu cầu, chính kiến, nguyện vọng... Tính công khai và tập trung là 2 đặc trưng chủ yếu của quyền này.Ngoài ra không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của xã hội và đất nước. Đây là quyền hiến định với quy định của Hiến pháp nên chúng ta phải làm luật để tạo hành lang cho nhân dân thực hiện quyền này, nhà nước thực hiện trách nhiệm quản lý. Chưa có luật là Nhà nước còn nợ nhân dân”, ông Nghĩa nhấn mạnh. Theo ông Nghĩa, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước đây từng nhấn mạnh rằng, chúng ta vẫn hạn chế quyền con người, trong đó có quyền biểu tình bằng văn bản dưới luật như hiện nay là trái với Hiến pháp. Vì vậy, đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa XIII là đúng đắn, nhờ đó chúng ta nhận diện được nhiều vấn đề phức tạp của luật này để tập trung giải quyết. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị đưa dự án Luật Biểu tình vào kỳ họp thứ 4 năm 2017 và thông qua vào kỳ họp thứ 5 hoặc thứ 6 năm 2018. “Với trình độ lập pháp của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, với nhiều chuyên gia pháp lý, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để có thể trả món nợ này cho nhân dân. Cần phân biệt rõ những người lợi dụng biểu tình để chống phá nhà nước, gây mất an toàn, an ninh quốc gia với đa số những người yêu nước có trách nhiệm với xã hội thực hiện quyền hiến định của mình; cần có chính sách minh bạch nhất quán, xử lý kẻ xấu, bảo vệ công dân tốt trong việc quản lý biểu tình”, ông Nghĩa nêu quan điểm. Cần phải có trách nhiệm đối với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả, vì lợi ích chung của người dân v

VOV.VN - Ơng Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, Chính phủ kiến tạo phát triển khơng làm thay dân, mà tạo điều kiện để người dân mưu cầu hạnh phúc Trong phiên họp Chính phủ kiện toàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm Chính phủ kiến tạo xem nhiệm vụ đặt u cầu tình hình mới.Chính phủ kiến tạo gì?Để xây dựng Chính phủ kiến tạo cần đâu?Phóng viên VOV.VN vấn TS.Nguyễn Sĩ Dũng, ngun Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội vấn đề TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội Chính phủ kiến tạo phát triển không làm thay dân PV: Trong phiên họp gần Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc ln nhấn mạnh đến việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính” Theo ơng, khái niệm “Chính phủ kiến tạo” cần hiểu nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng: Về mặt khái niệm, Chính phủ kiến tạo phát triển Chính phủ tạo điều kiện để phát triển xảy Chính phủ kiến tạo phát triển khơng làm thay dân, mà tạo khuôn khổ thể chế điều kiện cần thiết khác để người dân làm ăn dễ dàng, vươn lên thực ước mơ, hồi bão Khi người dân có điều kiện để mưu cầu hạnh phúc, vươn lên thực ước mơ, có lực làm chủ sống, phát triển kinh tế, có lực xây dựng sống tốt đẹp phát triển Sự phát triển quan trọng nhất, thực chất bền vững Điều quan trọng Chính phủ phải xây dựng cho khuôn khổ thể chế cần thiết công việc làm ăn người dân ngày dễ dàng Quan trọng quyền tự kinh doanh, quyền tự tài sản phải bảo đảm; minh bạch phải tăng cường; cam kết hợp đồng phải tôn trọng Nhà nước bảo đảm tôn trọng đó; tranh chấp phải giải nhanh chóng hiệu quả; chế cạnh tranh lành mạnh hoạt động kinh tế, hoạt động khác phải bảo đảm Một điều kiện quan trọng khác máy phải hiệu năng, giúp tạo điều nói thân máy khơng tham nhũng Một Chính phủ kiến tạo phát triển phải Chính phủ tuân thủ pháp quyền Chính phủ phải bị pháp luật ràng buộc trước tiên người dân Người dân làm pháp luật khơng cấm, quan Chính phủ làm pháp luật cho phép.Và có ngun tắc pháp lý khơng thể vượt qua Chính phủ Từ việc xây dựng dự án, đề sách đến việc thực thi pháp luật, quan chức cần bảo đảm cách chắn rằng, pháp luật cho phép họ làm vậy.Trước hành động, quan công quyền, công chức thực thi công vụ phải điều luật cho phép họ hành động.Việc áp dụng chế tài pháp luật nặng với dân, mà nhẹ với quan chấp nhận Một điều kiện nữa, Chính phủ kiến tạo phát triển Chính phủ mà sách, sách, pháp luật ban hành phải minh bạch chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân Đó điều kiện tối thiểu để trở thành Chính phủ kiến tạo PV: Như người đứng đầu Chính phủ nói “con đường dài Việt Nam từ lời nói đến hành động”, nói hay, nói giỏi khơng làm khơng làm chủ yếu chất lượng đội ngũ cơng chức hành - người thiết kế, thực thi sách cho quốc gia, thưa ơng? TS Nguyễn Sĩ Dũng: Có thực tế nói dễ, làm không dễ Muốn cắt giảm khoảng cách lời nói hành động, trước hết, cần nói thơi, đồng thời nên nói việc làm Ngồi ra, xác lập chế độ trách nhiệm lời nói quan trọng.Một quan chức hứa mà không làm phải chịu trách nhiệm trước quan đại diện cho dân trước dân Xây dựng hành chính- cơng vụ hiệu quan trọng.Cuối nhiệm vụ khách đề sách, thực thi sách lại nhiệm vụ máy hành chính-cơng vụ Lợi ích nhóm ln tồn PV: Có ý kiến cho rằng, cho dù trách nhiệm tập thể hay trách nhiệm cá nhân suy đến lỗi hệ thống sách tạo lỗ hổng cho lợi ích nhóm chi phối Ơng có bình luận ý kiến này? TS Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết, lợi ích nhóm mn đời tồn tại, khơng đâu khơng có lợi ích nhóm Vấn đề khơng thể hy sinh lợi ích dân tộc hay nhóm lớn cho nhóm bé hơn, nhóm đặc quyền, đặc lợi Ví dụ phịng thương mại công nghiệp Việt Nam đại diện cho doanh nghiệp, luôn “đấu” để lương tối thiểu thấp; cơng đồn đại diện cho người lao động, ln “đấu” để lương tối thiểu cao Vấn đề loại bỏ lợi ích nhóm đây, mà hài hịa lợi ích hai nhóm này.Tìm khn khổ thể chế để họ đàm phán, thương lượng với để bảo đảm hài hịa lợi ích quan trọng Lợi ích nhóm theo nghĩa xấu có nghĩa hy sinh lợi ích quốc gia, dân tộc, số đơng cho nhóm nhỏ đặc quyền đặc lợi Để vượt qua lợi ích nhóm phải cơng khai hóa q trình ban hành định, thông tin đầu vào phải khách quan phải điều chỉnh Thứ hai, tất định phải chịu trách nhiệm giải trình phải giải trình được.Nếu khơng giải trình phải chịu trách nhiệm.Thứ ba, hoạt động tác động đến sách phải điều chỉnh cơng khai hóa khơng thể “đi đêm” “Chính phủ kiến tạo phải hành động ngồi dân“ VOV.VN - GS.TS Vũ Minh Giang: Chính phủ kiến tạo phải hành động ngồi dân tọa hưởng, tham nhũng, đục khoét PV: Theo ông, cần có giải pháp đột phá cải cách hành để thực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển? TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta phải có giải pháp nằm khâu thiết kế hệ thống Xây dựng Chính phủ kiến tạo phải xác lập rõ Chính phủ làm việc gì, người dân, xã hội làm việc gì.Chính phủ ôm đồm làm tất cả, mà phải để người dân làm phần lớn công việc Chuyển từ mơ hình quản lý tồn diện sang mơ hình kiến tạo việc phải làm Để cải cách hành phải có phân cơng lao động rõ quản trị quốc gia Bộ máy hành cơng vụ phải chun mơn hóa, chun nghiệp hóa, khơng để lẫn lộn sang trị Đó phải người đưa lên trình độ chun mơn theo khả hoàn thành nhiệm vụ thành tích hồn thành nhiệm vụ Đồng thời phải áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tự động hóa hầu hết quy trình Mọi cải cách hành khơng thể thiếu đạo đức cơng vụ.Bất quy định pháp luật mà khơng có đạo đức kèm bị thao túng PV: Để tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển liêm chính, hành động liệt phục vụ nhân dân, theo ông cần lưu tâm thực thêm điều gì? TS Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết cần phải hiểu Chính phủ kiến tạo, phải làm rõ khái niệm Sau rõ khái niệm, phải làm rõ nội hàm xây dựng Chính phủ kiến tạo nghĩa làm gì.Thứ hai phải tiến hành cải cách thể chế, pháp luật.Nếu tồn tư bao cấp, tư thích quản lý khó.Thứ ba, Chính phủ kiến tạo khơng thể thiếu đạo đức công vụ, nghĩa thiếu liêm PV: Xin cảm ơn ơng!./ Chờ kỳ họp Quốc hội tranh luận kiến tạo VOV.VN - Một đại biểu Quốc hội đứng lên đọc văn xong mà cần thảo luận, tranh luận, song thực tế “màu sắc tham luận” chủ yếu Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động liệt, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Thủ tướng đánh giá công tác cải cách hành thời gian qua đạt số kết bước đầu.Tuy nhiên, máy cồng kềnh, thể chế phức tạp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ảnh: VGP/Quang Hiếu Bệnh quan liêu chưa giải Cán công chức, viên chức đông chưa mạnh, chưa hết lịng phục vụ nhân dân Cịn có tình trạng xin cho, nhiều trường hợp nhũng nhiễu dân, cấp liên quan đến người dân doanh nghiệp “Cải cách hành thời gian tới nhiệm vụ nặng nề để phát triển kinh tế đất nước Chính phủ nói riêng máy hành Nhà nước nói chung cần phải tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động liệt, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Cơng việc khơng dễ dàng, chất thay đổi phương pháp quản lý, lề lối, tác phong ý thức cá nhân máy công quyền”, Thủ tướng nêu rõ Về giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu giải pháp người Phải đổi mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ, công chức, từ khâu tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm để chọn người tài, có phẩm chất đạo đức Đi liền với thực thi nghiêm túc việc tinh giản biên chế, gắn với cải cách tiền lương, kiên đưa khỏi máy người không đáp ứng yêu cầu, tiêu cực, nhũng nhiễu Cán phải giỏi nghiệp vụ, có đạo đức để phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần xin "xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn" và xin lỗi “Thậm chí Thủ tướng mà vào đường phố, trước, hàng số rồi, xe phía sau, Thủ tướng khơng biết Nhưng khuyết điểm có trách nhiệm Thủ tướng việc quán xuyến, phải xin lỗi người dân để người dân thông cảm", Thủ tướng nói việc đồn xe tháp tùng vào phố Hội An Thủ tướng cho trước quan tâm ban hành sách nhằm quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho quan Nhà nước, chưa quan tâm đến đối tượng chịu tác động ảnh hưởng sách xã hội Khơng thể kéo dài tư dễ dành cho quan nhà nước cịn khó đẩy phía người dân Cần thay đổi từ tư quan liêu, mệnh lệnh hành sang tư phục vụ, chế, sách ban hành thực lấy thuận tiện cho người dân doanh nghiệp làm mục đích tối thượng Phải chấp nhận khó khăn phía nhà nước, phía cán quản lý, đồng thời phải tạo thuận lợi cho người dân doanh nghiệp Các trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo địa phương cần thực đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn Về việc xây dựng Chính phủ liêm chính, Thủ tướng nhấn mạnh, sách, việc làm cán cơng chức phải lợi ích nhân dân, khơng để lợi ích nhóm chi phối Các thành viên Chính phủ tồn đội ngũ cơng chức cấp quyền phải giữ gìn thân, liêm khiết, sạch, khơng lợi ích cá nhân Việc ích nước lợi dân phải kiên làm Chính phủ phải quản lý pháp luật, thân Chính phủ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật Bất cán công chức phải nghiêm túc thực pháp luật, phải thực nghiêm kỷ luật, kỷ cương Mọi việc làm phải cơng khai minh bạch trách nhiệm giải trình.Khi có sai phạm dù cấp phải xử lý nghiêm Thủ tướng yêu cầu phải khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử “Việc nói dễ làm khó.Phải qua mạng, từ Thủ tướng tới Bộ trưởng đến Chủ tịch UBND cấp biết được, quản lý tồn quy trình xử lý văn hệ thống Cán bộ, chuyên viên làm chậm, ngâm văn lâu, làm tốt, làm nhanh, xác phải cơng khai Việc giúp cho công tác đánh giá, bổ nhiệm cán qua mạng này, người dân tham gia phản biện, góp ý với quan nhà nước.”, Thủ tướng nói Về vấn đề xã hội hóa, Thủ tướng nhấn mạnh thị trường làm tốt để thị trường làm.Tổ chức máy cần phải gọn nhẹ, hiệu hơn, qua đó, giúp tinh giản biên chế, giảm gánh nặng ngân sách.Làm rõ thẩm quyền cấp, ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm “Việc thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chí phải làm khơng đẩy lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng.Cần tiếp tục làm rõ, phân cấp rõ việc thời gian tới”, Thủ tướng bày tỏ Thủ tướng lưu ý máy quyền phục vụ phải quan tâm tới việc nhỏ thiết thực cho dân “Tơi có nói trước Quốc hội phải chăm lo cho cháu học hành, có việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng nhà vệ sinh trường học Nhân đây, hoan nghênh thành phố Hà Nội, TPHCM số địa phương đặt vấn đề này, bỏ nhiều tỉ đồng nguồn lực khác để làm”, Thủ tướng chia sẻ Cần đổi công tác tra, kiểm tra, điều tra, phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, kể việc giảm tra, kiểm tra đột xuất Chỉ tra, kiểm tra theo kế hoạch cấp có thẩm quyền phê duyệt phát có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành, địa phương, cần gương mẫu nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hình thức “Chính phủ phục vụ khơng phải Chính phủ hưởng thụ Khơng phải dân nộp thuế để ta muốn làm làm, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài cơng để đồng tiền thuế dân phải sử dụng cách hiệu quả, lợi ích chung người dân xã hội Chúng ta vô trách nhiệm trước đồng tiền hạt gạo dân”, Thủ tướng yêu cầu Nhân đây, Thủ tướng đánh giá cao bộ, ngành, địa phương vừa qua nghiêm túc thực đạo Thủ tướng không tặng hoa, không chúc mừng thành viên Chính phủ Quốc hội bầu phê chuẩn “Tôi mong rằng, việc làm nhỏ tạo thành ý thức lớn toàn xã hội để chống xa hoa, lãng phí, hình thức, dùng tiền ngân sách, có phải tiền túi đâu, cải cách hành cơng, tài cơng cách thiết thực hiệu quả”, Thủ tướng nói Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo cải cách hành Chính phủ phải có chương trình hành động cụ thể để nâng cao hiệu hoạt động, đổi cách làm đặc biệt xây dựng, nhân rộng mơ hình tốt TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đáp ứng mong mỏi người dân TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội trao đổi với Nhân Dân tháng Chính phủ vừa Quốc hội thơng qua Chính phủ với đổi ghi dấu ấn thời gian qua làm để vượt qua khó khăn, thách thức, đáp ứng kỳ vọng nhân dân nhiệm kỳ Nhiều vấn đề nóng Chính phủ đề cập trực diện, thẳng thắn Ơng suy ngẫm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính? Đến thời điểm này, sau Quốc hội thông qua, máy Chính phủ định hình xong nói câu slogan Chính phủ nhiệm kỳ tóm tắt tám chữ: Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính, cơng khai Tám từ miêu tả đầy đủ nhiệm vụ, mục tiêu mà Quốc hội khóa XIV hướng tới tóm tắt nhiệm vụ Chính phủ văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII Đây xu chung nước giới Những vấn đề Chính phủ đặt tầm vĩ mô, không vào vụ, đồng thời đáp ứng niềm mong mỏi nhiều tầng lớp nhân dân Đối với nguời dân, họ cảm thấy Chính phủ thật họ, thơng qua việc xây dựng Chính phủ cơng khai, nguời dân giám sát cơng việc Chính phủ Mục tiêu Chính phủ hướng tới kiến tạo, phục vụ, phù hợp quan điểm Chính phủ khơng làm thay doanh nghiệp phát triển kinh tế xã hội mà tạo điều kiện cho người dân kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội Nhiệm vụ Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp phục vụ tốt yêu cầu trình phát triển doanh nghiệp Nhưng bên cạnh đó, có vấn đề đặt với Chính phủ, việc máy theo mơ hình Chính phủ trước liệu đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ mà Chính phủ đặt hay không? Sự phân cấp trung ương địa phương theo ngành dọc hay theo chiều cắt ngang Chính phủ chưa rõ Cách tháng, Thủ tướng Chính phủ tun bố đóng cửa rừng tỉnh Bình Phước mở cửa để chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để trồng cao-su? Phân cấp, phân quyền chỗ nào? Người dân mong mỏi từ đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ có chương trình hành động đáp ứng yêu cầu nghị Đại hội XII Đảng, đề phương pháp thực slogan Chính phủ Ông đánh giá hoạt động Chính phủ thời gian vừa qua? Trong thời gian ngắn, Chính phủ bắt tay vào việc xử lý cố môi trường Formosa gây Đây vấn đề nóng bỏng, phức tạp dư luận nước theo dõi, theo Chính phủ xử lý tốt Bên cạnh đó, Chính phủ kế tục mặt mạnh Chính phủ tiền nhiệm, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp đối thoại với nguời lao động Phát biểu hội trường Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016-2017 sáng 26-7, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc ban hành Luật Biểu tình nhằm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 bảo đảm quyền người, quyền cơng dân cần thiết “Biểu tình cần hiểu theo nghĩa rộng, tinh thần Hiến pháp 2013 tụ họp hịa bình, bao gồm tụ họp văn hóa - thể thao, du lịch, tụ họp để bày tỏ nhu cầu, kiến, nguyện vọng Tính công khai tập trung đặc trưng chủ yếu quyền này.Ngồi khơng xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp người khác, xã hội đất nước Đây quyền hiến định với quy định Hiến pháp nên phải làm luật để tạo hành lang cho nhân dân thực quyền này, nhà nước thực trách nhiệm quản lý Chưa có luật Nhà nước cịn nợ nhân dân”, ông Nghĩa nhấn mạnh Theo ông Nghĩa, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước nhấn mạnh rằng, hạn chế quyền người, có quyền biểu tình văn luật trái với Hiến pháp Vì vậy, đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật Quốc hội khóa XIII đắn, nhờ nhận diện nhiều vấn đề phức tạp luật để tập trung giải Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị đưa dự án Luật Biểu tình vào kỳ họp thứ năm 2017 thơng qua vào kỳ họp thứ thứ năm 2018 “Với trình độ lập pháp Chính phủ Quốc hội Việt Nam, với nhiều chuyên gia pháp lý, hồn tồn có sở để trả nợ cho nhân dân Cần phân biệt rõ người lợi dụng biểu tình để chống phá nhà nước, gây an toàn, an ninh quốc gia với đa số người yêu nước có trách nhiệm với xã hội thực quyền hiến định mình; cần có sách minh bạch qn, xử lý kẻ xấu, bảo vệ công dân tốt việc quản lý biểu tình”, ơng Nghĩa nêu quan điểm "Cần phải có trách nhiệm đồng tiền thuế dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả, lợi ích chung người dân toàn xã hội" Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc B.T tổng hợp http://www.baodanang.vn/channel/5399/201607/thu-tuong-chinh-phu-nguyenxuan-phuc-xay-dung-chinh-phu-kien-tao-phat-trien-liem-chinh-2501498/index.htm “Trong phát biểu Đảng nhân dân giao phó trách nhiệm, tơi nói rõ phải để em nông dân, người nghèo có hội học tập, tiến thân, có hội trở thành lãnh đạo đất nước tương lai Cá nhân tơi thấy khơng có ý nghĩa trị chuyện với tài trẻ đất nước.Các bạn không tiềm năng, tương lai mà động lực, người định đến vận mệnh phát triển dân tộc Việt Nam”, Thủ tướng nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi sinh viên mạnh dạn làm chủ việc học tập, chủ động nghiên cứu, tham gia hoạt động cộng đồng, thực tập doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm, kỹ ln nhớ học thật tốt ngoại ngữ “Sinh viên phải người có trách nhiệm cao với định mình, người gánh chịu nhiều thiệt hại để lãng phí thời gian, tiền q trình học”, Thủ tướng lưu ý Tự chủ toàn diện Làm việc với lãnh đạo chủ chốt Đại học Quốc gia TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hướng đến xây dựng hệ thống đại học tốp đầu châu Á, tiếp tục triển khai tốt hoạt động khu công nghệ phần mềm với hiệu hệ sinh thái khởi nghiệp, môi trường dành cho nhà khởi nghiệp Theo Thủ tướng, trường đại học lớn giới đặt nhiều công ty khởi nghiệp Đại học Tokyo có đến 240 cơng ty khởi nghiệp liên kết với trường, tăng gấp đôi so với cách năm, có 16 cơng ty lên sàn với mức vốn hóa thị trường tổng cộng tỷ USD… Đại học Quốc gia TPHCM hướng so với u cầu phát triển cịn hạn chế Đó chưa phát huy mạnh mẽ vai trị, vị trí đầu tàu, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học giá trị gắn với thực tiễn yêu cầu phát triển vùng nước, tính đổi mới, chủ động, sáng tạo chưa cao… Nhất trí với hai sứ mệnh Đại học Quốc gia TPHCM đề ra, Thủ tướng lưu ý thêm sứ mệnh thứ ba Nhà trường phải nơi khởi nguồn ước mơ khởi nghiệp, kiến tạo nên hệ doanh nhân, nhà kỹ nghệ, nhà văn hóa, nhà khoa học, người xuất sắc lĩnh vực khác Từ đến năm 2020, Đại học Quốc gia TPHCM phải tăng gấp đôi số lượng báo khoa học công bố quốc tế, tăng cường hợp tác với trường đại học, tổ chức giáo dục uy tín giới, thu hút giảng viên, nhà khoa học nước ngồi có uy tín làm việc, xây dựng mơ hình quản lý trường đại học đại với chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm “Cần trao quyền cho trường.Tự chủ thuộc tính đại học, nguồn gốc động lực phát triển.Cần nhận thức xây dựng đại học tự chủ toàn diện lĩnh vực đào tạo, nhân sự, tài chính, sở vật chất, nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế để làm tốt nhiệm vụ”, Thủ tướng nêu rõ Thủ tướng đồng ý cho Đại học Quốc gia TPHCM áp dụng chế thu hút kiều bào trình độ cao tham gia giảng dạy nghiên cứu trường, đồng thời yêu cầu lãnh đạo TPHCM, Bình Dương tạo điều kiện, có chế đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng thực tiễn Đại học Quốc gia TPHCM xây dựng theo mơ hình thị khoa học đại nước với tổng diện tích 643,7 gần 5.700 nhân viên, có 3.600 giảng viên gồm tổ hợp trường đại học thành viên, viện nghiên cứu 30 đơn vị trực thuộc thực đào tạo cho 60.000 sinh viên đại học sau đại học THEO HUY THỊNH - NGÔ TÙNG (TIỀN PHONG http://m.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san/khoi-nghiep-thuoc-do-thanh-cong-cuachinh-phu-kien-tao-c161a834996.html TTO - Đây ý kiến đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phát biểu thảo luận kế hoạch tái cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017… Đại biểu Lê Thanh Vân dành nguyên phút phép phát biểu hội trường để đề xuất việc xây dựng phủ liêm chính, kiến tạo phát triển Chính phủ nghiêm túc cầu thị Mở đầu phát biểu, ơng Vân khẳng định Chính phủ “rất nghiêm túc cầu thị” đánh giá mặt được, mặt hạn chế đề nhóm giải pháp năm 2017 Tuy nhiên theo đại biểu này, báo cáo Chính phủ kế hoạch tái cấu kinh tế có nội dung quan trọng mà chưa thể rõ thông điệp xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển “Đây thơng điệp trúng ý Đảng, hợp lịng dân, thể tâm xây dựng nhà nước sạch, vững mạnh đặc biệt có ý nghĩa tình hình nay” Để thực tâm này, đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất làm rõ nội dung trụ cột việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển “Nói đến xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển nói đến lực, phẩm hạnh, vai trị kiến trúc sư Chính phủ việc tạo lập môi trường thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển Đây hội để Chính phủ chuyển từ phương thức quản lý điều hành sang Chính phủ tạo môi trường phát triển, lấy tinh thần phục vụ làm trọng Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển hội để đất nước ta rút ngắn CNH-HĐH đất nước làm tiền đề cho phát triển vững đất nước”- đại biểu Vân phát biểu Theo ông Vân, nội dung xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển có vấn đề trụ cột, liêm chính, kiến tạo, phát triển ban hành thể chế, sách có nhóm giải pháp Đó Chính phủ phải chủ động khởi xướng sách giải phóng nguồn lực xã hội Chính phủ phải rà sốt lại quan hệ xã hội, kinh tế, pháp luật để có lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, mạnh để tập trung đầu tư, có sức lan tỏa rộng để dẫn đường cho quan hệ kinh tế xã hội phát triển Ơng Vân cho có lợi mà Việt Nam cần quan tâm địa lý, truyền thống sáng tạo nông nghiệp, du lịch dịch vụ, khoa học công nghệ cao, hệ Phải ngăn chặn lợi ích nhóm “Để chấn hưng giáo dục, trọng dụng nhân tài Chính phủ nên kế thừa, phát triển kế sách lập quốc cha ơng ta Đó “lập quốc dĩ giáo học vi tiên, cầu trị dĩ nhân tài vi công”, tức xây dựng đất nước phải coi giáo dục làm đầu, coi nhân tài làm trọng Thứ hai Chính phủ phải ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi ích sách, cục sách từ khởi xướng Thứ ba phải dân chủ hóa mặt đời sống xã hội, khích lệ tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho tầng lớp nhân dân, đồng bào ta nước tham gia hiến kế xây dựng đất nước "Đồng thời có quy định thưởng phạt nghiêm minh, ý thức thượng tôn pháp luật cho tất người” - ơng Vân nói Theo vị đại biểu Quốc hội này, nội dung để xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển phải củng cố, xây dựng máy Nội dung cần tập trung vào ba nhóm giải pháp Phải rà lại chức năng, nhiệm vụ quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn sở phân cấp, phân quyền gắn với cải cách hành Cuối xây dựng đội ngũ cán bộ, đại biểu Lê Thanh Vân cho phải tạo môi trường bình đẳng cho cá nhân có hội tham gia trực tiếp vào trình quản lý đất nước Với chức danh bầu cử phải có chương trình hành động cụ thể Với chức danh bổ nhiệm phải thi tuyển nghiêm ngặt Phải ban hành tiêu chí đánh giá, theo loại bỏ cán khơng có lực, tiêu chuẩn khỏi máy Đặc biệt, phải cải cách tiền lương gắn với khốn chi hành Đồng thời xây dựng chế giám sát bên bên để ngăn chặn tham nhũng ĐỨC BÌNH- http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161102/phai-xay-dungchinh-phu-liem-chinh-kien-tao-va-phat-trien/1212211.html NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Đởi mới thực XD Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động liệt, phục vụ Nhân dân 29/09/2016 Chiều 26/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức phát biểu trước Quốc hội, đồng bào cử tri nước sau Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới nhiệm kỳ của mình, đó là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động liệt, phục vụ Nhân dân” Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tháng đầu năm 2016 đã thể hiện luồng gió mới chỉ đạo, điều hành với việc thực hiện nhất quán chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là chuyển phương thức đạo điều hành từ mệnh lệnh hành sang Chính phủ kiến tạo phục vụ Đặc biệt, ngày 01/9/2016 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ, quan ngang Bộ So sánh với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã có nhiều điểm mới quan trọng, là nền tảng, sở pháp lý cho mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động liệt, phục vụ Nhân dân Cụ thể sau: Xác định rõ vị trí, chức của Bộ và bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ So với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, Điều Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã xác định rõ vị trí, chức của Bộ Cụ thể, thực hiện chức quản lý nhà nước đã chỉ rõ một Bộ có thể “quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực”, khác Nghị định số 36/2012/NĐ-CP chỉ quy định chung là “thực hiện chức quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực” Cùng với đó, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã bổ sung 01 Điều mới quy định 04 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ (Điều 5), gồm: (1) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm Bộ trưởng hoạt động Bộ; (2) Tổ chức máy Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thành lập tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; (3) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo bỏ sót nhiệm vụ; (4) Cơng khai, minh bạch đại hóa hoạt động Bộ Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Nghị định số 123/2016/NĐ-CP tiếp tục quy định về chế độ làm việc của Bộ trưởng, cụ thể là: “Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng Quy chế làm việc Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ” (khoản Điều 3) Đây là điểm quan trọng thể hiện việc đề cao trách nhiệm, quyền hạn cá nhân của Bộ trưởng, trách nhiệm của người đứng đầu Bộ, ngành Điều này đã được bổ sung, thể hiện rõ tại khoản Điều 24 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ, đó là: “Lãnh đạo, đạo chịu trách nhiệm cá nhân mặt công tác Bộ” và khoản Điều 27 về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là: “Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngành, lĩnh vực phân công quản lý; kết quả, hiệu lực, hiệu hoạt động Bộ; định kết thực định phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giao” Tiếp đó, tại quy định về Vụ thuộc Bộ, chế độ hoạt động của Vụ đã được thay đổi từ chế độ chuyên viên (khoản Điều 16 Nghị định 36/2012/NĐ-CP) sang chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên (khoản Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP) Đồng thời, đối với việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ thì khoản Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐCP đã quy định giao Vụ trưởng được quyền ký mà không cần phải có ủy quyền của Bộ trưởng quy định tại khoản Điều 16 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP Thêm nữa, nhằm cụ thể hóa nguyên tắc “phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm Bộ, Bộ trưởng”, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã tách 02 điều riêng quy định về Bộ trưởng - Điều và về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng quan ngang Bộ - Điều 4; đồng thời, quy định mới việc “Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt” Mặt khác, Bộ trưởng vắng mặt, theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước “Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng”, nhiên, trường hợp này tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, theo đó, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc chỉ được giải quyết công việc của Bộ Mở rộng quyền hạn của Bộ thực hiện quản lý nhà nước Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới so với Nghị định 36/2012/NĐ-CP theo hướng mở rộng quyền hạn của Bộ thực hiện quản lý nhà nước, cụ thể: (i) Trong thực hiện cải cách hành chính, Bộ được bổ sung thêm việc “Quyết định phân cấp ủy quyền cho quyền địa phương thực nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền Bộ” (khoản Điều 9) (ii) Trong quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, Bộ được bổ sung thêm quyền hạn: “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng lĩnh vực dịch vụ nghiệp công; quy định đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý” và “Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ nghiệp công; chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ nghiệp công, hiệu hoạt động đơn vị nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý” (khoản 3, khoản Điều 10) (iii) Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ được bổ sung quyền hạn: “Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng đơn vị nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao quản lý”, “Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, cấu công chức theo ngạch, cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp quan, tổ chức, đơn vị nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao quản lý” và “Quyết định danh mục vị trí việc làm, cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp số lượng viên chức tổng số viên chức giao đơn vị nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định pháp luật; định giao biên chế công chức quan, tổ chức thuộc Bộ” (khoản 4, khoản 7, khoản Điều 13) (iv) Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, Bộ được bổ sung quyền: cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng; quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau thống nhất với Bộ Nội vụ mà không phải là “để Bộ Nội vụ ban hành” Nghị định số 36/2012/NĐ-CP; quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 1, khoản 2, khoản Điều 14) Bổ sung mới nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Trong mối quan hệ của Bộ trưởng đối với Bộ, Bộ trưởng với các Bộ, quan thuộc Chính phủ, Bộ trưởng với chính quyền địa phương, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã sử dụng thuật ngữ “nhiệm vụ, quyền hạn” thay vì thuật ngữ “trách nhiệm” Nghị định số 36/2012/NĐ-CP Cùng với đó, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Bộ trưởng so với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP trước đây, như: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình cơng tác Tổng cục trưởng sau có ý kiến Thủ tướng Chính phủ; Quản lý tổ chức sử dụng có hiệu cơng sở, tài sản, phương tiện làm việc tài chính, ngân sách nhà nước giao; định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí biểu quan liêu, hách dịch, cửa quyền ngành, lĩnh vực phân công; Lãnh đạo, đạo việc thực cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước Bộ; Chủ động phối hợp chặt chẽ với quan Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan trung ương tổ chức trị - xã hội; giải trình vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, kiến nghị cử tri, kiến nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức trị - xã hội vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý… (khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13 Điều 24; khoản 1, Điều 25; khoản 2, 3, Điều 26) Về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP bên cạnh việc bổ sung mới việc đề cao trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nói ở phần thì còn bổ sung trách nhiệm “thực nhiệm vụ thành viên Chính phủ thành viên khác Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể hoạt động Chính phủ” (khoản Điều 27) Nghị định sớ 123/2016/NĐ-CP cũng đã bổ sung trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nhân dân, cụ thể là: “Báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội” và “Báo cáo trước Nhân dân vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý” (khoản 1, khoản Điều 28) So với Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội, gồm: (i) Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan trung ương tổ chức trị - xã hội việc thực nhiệm vụ quyền hạn mình; (ii) Lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan trung ương tổ chức trị - xã hội dự án, dự thảo văn quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật ban hành văn quy phạm pháp luật; (iii) Nghiên cứu, giải trả lời kiến nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan trung ương tổ chức trị - xã hội Ngoài ra, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP cũng có nhiều những điểm mới khác như: bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào cấu tổ chức của Bộ (điểm e khoản Điều 17); quy định “Khơng tổ chức phịng vụ Riêng trường hợp vụ có nhiều mảng cơng tác khối lượng cơng việc lớn, Bộ trình Chính phủ định số lượng phòng vụ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Bộ” (khoản Điều 18); số lượng phòng Văn phòng thuộc Bộ và Thanh tra thuộc Bộ cùng với cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ (khoản Điều 19, khoản Điều 20 và khoản Điều 21)… Trên sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, quan ngang Bộ khẩn trương rà soát và xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới Như vậy, với việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Bộ, quan ngang Bộ theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP trên, nhất là việc quy định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ cũng Bộ trưởng, Chính phủ đã thể hiện tâm thay đổi phương thức quản lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực nguyên tắc Chính phủ quản lý xã hội pháp luật, tuân thủ, thượng tôn pháp luật; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cơng khai, minh bạch trách nhiệm giải trình, từ đó, hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động liệt, phục vụ Nhân dân./ http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2035 Nên dịch cụm từ “chính phủ kiến tạo” nào? Chia sẻ Tectonic, nghĩa kiến tạo (địa chất) cịn có nghĩa kiến tạo thông thường, tức xây dựng, kiến trúc, (nhưng hay hơn, biểu cảm hơn), lựa chọn phù hợp Minh họa: Ngọc Diệp Gần đây, ngữ “chính phủ kiến tạo, phủ hành động, phủ phục vụ, phủ liêm chính” sử dụng thường xuyên Đặc biệt đó, cụm từ “chính phủ kiến tạo” khái niệm tiếng Việt, hay, sâu sắc sáng tạo kho tàng giàu đẹp tiếng ta Cũng tính mới, tính hay, tính sâu sắc tính đẹp, tính sáng tạo, mà cụm từ khó dịch sang tiếng Anh, ngơn ngữ hội nhập tồn cầu Làm để vừa dịch đúng, vừa dịch hay, khái niệm mà thân ngôn ngữ phát xuất – tiếng Việt – cịn lạ Có người chọn phương án constructive government – “chính phủ (mang tính) xây dựng” Cách dịch đúng, sử dụng tính từ constructive phái sinh từ động từ “to construct”, nhiên, dịch lại sang tiếng Việt – “xây dựng”, lại nhẹ, thường, thân ý nghĩa từ “xây dựng” tiếng Việt Một dịch phẩm xuất sắc, đương nhiên trước hết phải đạt tính xác, tính đúng, truyền đạt nội dung ngôn ngữ gốc.Song chưa đủ.Còn cần phải thể đầy đủ sắc thái, độ biểu cảm văn gốc, cụm từ gốc.Dịch khơng cần TÍN, ĐẠT, mà cịn cần NHÃ nữa, “Chính phủ xây dựng” khơng thể sánh với “chính phủ kiến tạo” độ hay, sắc thái biểu cảm, giá trị quan trọng mà từ, cụm từ hay, đắt, đóng góp vào vốn ngơn ngữ dân tộc Điều dễ hiểu, tiếng Việt, số lượng từ Hán – Việt nhiều, có độ biểu cảm cao so với từ Việt tương ứng “Kiến tạo” biểu cảm hơn, sâu sắc hơn, hay hơn, so với “xây dựng” Vậy chuyển ngữ sang tiếng Anh, ta gắng tìm (tính) từ có sắc thái biểu cảm cao hơn, sâu sắc “constructive” Đó nhiều khả từ khơng phải gốc Anh, mà vốn vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Latinh (trong tiếng Anh có nhiều trường hợp từ sử dụng để thể sắc thái tu từ trang trọng – camaraderie, esprit de corps).Với trường hợp “constructive”, ta tìm từ “tectonic” Tính từ có nghĩa "về xây dựng, liên quan đến xây dựng" (of or relating to building or construction; constructive; architectural.), nghĩa phái sinh "kiến tạo" địa chất, xuất phát từ xây dựng nên, kiến tạo nên tầng, lớp Trái đất, dịch chuyển vỏ Trái đất Có người e ngại: “tectonic government ư? Kể người Anh ngữ chưa dùng Ta sáng tạo cụm từ đó, có phải buồn cười chăng, ta khơng phải người ngữ? Xin thưa, cần hạn chế góp từ vào vốn từ vựng tiếng nước khác.Nhưng điều xảy ra.Từ điển Oxford thường xuyên cập nhật từ thứ tiếng khác mà Anh ngữ khơng dịch nổi, dĩ nhiên có chọn lọc Và từ cổ phần hóa động từ “to equitise”, danh từ “equitisation”, bạn Luân Đơn, Oa-sinh-tơn vốn đâu có, làm ăn, đối ngoại với Việt Nam, bạn nghe không hiểu, phải học Và bạn chấp nhận từ thơi, hiểu khái niệm đặc thù mà Việt Nam đặt ra, để phân biệt với “tư nhân hóa” Mặt khác, sử dụng “tectonic government” KHÔNG PHẢI LÀ SÁNG TẠO TỪ, equitisation, mà sáng tạo cụm, ngữ, kết hợp lại từ từ tiếng Anh vốn có, giống sáng tạo cụm từ “chính phủ kiến tạo” tiếng Việt Các bạn nước quan tâm dần hiểu, với “equitisation” “Tectonic”, giống “kiến tạo”, hay hơn, sâu sắc hơn, biểu đạt biểu cảm hơn, có phần nghĩa bóng nó, liên hệ với nghĩa ngành địa chất (kiến trúc phần toàn vỏ Trái Đất), ngồi nghĩa liên quan đến xây dựng, kiến trúc nói chung Constructive” – “xây dựng” chưa đủ hay, “tín”, “đạt”, chưa thật cao “nhã” “Facilitating government” hay "enabling government" (chính phủ tạo điều kiện thuận lợi) dịch giải thích, giải nghĩa, bổ nghĩa, cụm từ dạng “thành ngữ” “chính phủ kiến tạo” tiếng Việt “Creative government” sai, “chính phủ sáng tạo”, “kiến tạo” “Kiến tạo” “sáng tạo” nghĩa khác nhau.Tóm lại, “tectonic”, ngồi nghĩa kiến tạo [địa chất] cịn có nghĩa kiến tạo thông thường, tức xây dựng, kiến trúc, (nhưng hay hơn, biểu cảm hơn), lựa chọn phù hợp Tạ Quang Đông orient04@yahoo.com http://dantri.com.vn/dien-dan/nen-dich-cum-tu-chinh-phu-kien-tao-nhu-the-nao20160827111031362.htm ... xuất làm rõ nội dung trụ cột việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển “Nói đến xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển nói đến lực, phẩm hạnh, vai trò kiến trúc sư Chính. .. dựng Chính phủ kiến tạo phát triển? TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta phải có giải pháp nằm khâu thiết kế hệ thống Xây dựng Chính phủ kiến tạo phải xác lập rõ Chính phủ làm việc gì, người dân, xã hội làm. .. sát cơng việc Chính phủ Mục tiêu Chính phủ hướng tới kiến tạo, phục vụ, phù hợp quan điểm Chính phủ khơng làm thay doanh nghiệp phát triển kinh tế xã hội mà tạo điều kiện cho người dân kinh doanh,

Ngày đăng: 08/05/2017, 10:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội:

  • Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đáp ứng được mong mỏi của người dân

  • Chính phủ kiến tạo và phục vụ liệu đã đủ?

    • Ý KIẾN

    • PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Quốc Huy/BNEWS/TTXVN

    • Nhà nước tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo và đóng góp cho xã hội. Ảnh minh họa: TTXVN

    • Nhà nước xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường phát triển một cách sáng tạo năng động.Ảnh: TTXVN

    • Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính

    • Đổi mới thực hiện XD Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân

    • Nên dịch cụm từ “chính phủ kiến tạo” như thế nào?

      • Tectonic, ngoài nghĩa kiến tạo (địa chất) còn có nghĩa là kiến tạo thông thường, tức là xây dựng, kiến trúc, (nhưng hay hơn, biểu cảm hơn), là một lựa chọn phù hợp.

        • Tạ Quang Đông

        • orient04@yahoo.com

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan