Bài luận án chính trị ĐỘC QUYỀN gồm 119 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo bằng phần mềm Adobe Pro DC. 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT .................................. .. MỞ ĐÂU ................................................................... .. Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỐI MỚI, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH PHÁP ............................ .. 1.1 Quan niệm Về bộ máy nhà nước Và tổ chức bộ máy hành pháp nhà nước ................................................................. .. 1.2 Nguyên tắc, nội dung đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam ....................................................... . . 1.3 Tầm quan trọng của Việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam ........................................................ .. Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ 1992 ĐÊN NAY ............. .. 2.1 Thành tựu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam từ 1992 đến nay .................................................. .. 2.2 Hạn chế trong đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam từ 1992 đến nay .................................................................. .. 2.3 Những vấn đề đặt ra ............................................................. .. Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM 3.1 Phương hướng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam ................................................................... .. 3 .2 Giải pháp đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam ................................................................... .. KẾT LUẬN ................................................................... .. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... .. TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................... .. Trang 3 4 11 11 15 25 35 35 71 80 88 88 93 113 115 120 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đê tài Cơ cấu quyền lực nhà nước (QLNN) của hầu hết các quốc gia hiện đại bao gồm 3 loại quyền lực: quyền lập pháp, hành pháp và quyền tu pháp. Mỗi loại quyền lực có nhung đặc thù rieng vốn có của nó, những đặc thù đó do chính đời sống nhà nước, đời sống xã hội quyết định, nói cách khác do chính các quan hệ chính trị xã hội quyết định. Mỗi nhánh quyền lực đều được trao cho những thể chế nhà nước nhất định thực hiện bằng những phương thức khác nhau. Neu quyền lập pháp được trao cho co quan đại biểu cao nhất của nhân dân thực hiện Quốc hội, Nghị viện, hay tên gọi khác. Quyền lực hành pháp có thể trao cho Tổng thống ở những nước theo chế độ Tổng thống chế độ hành pháp một đầu, hoặc cả Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ chế độ hành pháp hai đầu thực hiện. Quyền lực tư pháp được trao cho Toá án và cả những thể chế khác thực hiện, nhưng trung tâm thực hiện quyền tư pháp là Tòa án, không có tòa án thì không có tư pháp. Xét về lich sử thì quyền hành pháp (co quan hành pháp) quyền điều hành đất nước là nhánh quyền lực hình thành sớm hơn so với các nhánh quyền lực khác, nó gắn liền với lịch sử nhà nước. Do vậy, trên thực tế quyền hành pháp luôn nôi lên là trung tâm của QLNN. Thực tiên đã minh chứng rằng: hành pháp mạnh biết quản lý, biết dẫn dắt các quá trình xã hội phát triển phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội tất yếu dẫn đất nước tới phát triển, phồn vinh, còn khi hành pháp yếu không có khả năng quản lý tất yểu dẫn đất nước tới những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế xã hội. Quyền hành pháp trong bất kỳ nhà nước nào đều được xem như quyền năng trực tiếp trong hoạch định, đệ trình và thực thi chính sách. So với quyền lập pháp, quyền tư pháp thì quyền hành pháp có một đặc điểm riêng co bản, đó là hành động để đưa pháp luật vào cuộc sống. Các co quan hành pháp là nơi chỉ đạo việc thi hành pháp luật, trực tiếp quản lý các lĩnh vực của xã hội, có liên quan trực tiếp đến người dân. Trong co chế thực hiện QLNN ở Việt Nam hiện nay, việc 5 xác định chính xác vi trí, vai trò của quyền hành pháp, thực trạng tổ chức bộ máy hành pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức bộ máy nhà nước (BMNN) nói riêng và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Đối với nước ta để đáp ứng cho công cuộc đổi mới đất nước, việc nghiên cứu về tổ chức QLNN nói chung và to chức quyền lực hành pháp nói riêng vẫn được đặt ra như một nhu cầu cấp bách. Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, BMNN cũng cần có sự thay đổi tương ứng sao cho phù họp với các yêu cầu của xã hội. Xuất phát, từ yêu cầu lý luận và thực tiễn thì việc tìm hiểu thực trạng đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam là vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mói và kiện toàn BMNN Việt Nam nói chung. Trong giới hạn của luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình, tác giả lựa chọn nội dung “Đồi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài về cơ cấu to chức BMNN, và to chức bộ máy hành pháp ở nước ta là đề tài được khá nhiều học giả nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam đã đóng góp những kinh nghiệm, hiểu biết quý báu cho quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.1 Các công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam Tác giả Lê Quốc Hùng trong cuốn Thong nhất phân công và phối hợp quyền lực Nhà nước ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2004 đã làm rõ các vấn đề về bản chất của QLNN, sự thống nhất của QLNN và cơ chế thực hiện QLNN. Tuy nhiên, tác giả không di vào nghiên cứu về tổ chức của từng tổ chức bộ máy quyền lực lập pháp, hành pháp hay tư pháp. Nguyễn Đăng Dung (ch.b.), Bùi Xuân Đức, Vũ Thị Phụng., biên soạn cuốn Tô chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo các hiến phap 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bô sung năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. Cuốn sách của tác giả Bùi Xuân Đức đã trình bày tổng quan những vấn đề chung về việc quy định tổ chức BMNN trong các hiến pháp; BMNN Việt 6 Nam giai đoạn thực hiện hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992. Tuy nhiên, tác giả chưa có sự đề cập về việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN, mà chỉ trọng tâm phân tích việc tổ chức bộ máy QLNN qua các bản Hiến pháp. Phạm Bính nghiên cứu về, Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thong hành chỉnh Việt Nam, Nxb Tu pháp, 2006. Tác giả đã giới thiệu những vấn đề chung về quyền lực, cơ cấu quyền lực, đây là nghiên cứu tác giả gần gũi với đề tài, tuy nghiên cuốn sách tập trung vào phân tích cơ cấu quyền lực và phương thức thực hiện cùng một số quan điềm, phương hướng, giải pháp thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay. Nguyễn Minh Đoan, Bùi Thị Đào, Trần Ngọc Dinh.... Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhá nước, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009. Cuốn sách đề cập đến cơ sở lý luận và nội dung của việc nắm giữ, tổ chức, thực hiện QLNN cũng như về các nguy cơ, tệ nạn trong quá trình cầm quyền. Trong cuốn sách chuyên khảo của Thái Vĩnh Thắng, Tổ chức và kiểm soat quyền lực nhà nước, Nxb Tu pháp, 2011. Tác giả đã phân tích và lý giải cách thức tổ chức và kiểm soát QLNN trong các kiểu và mô hình nhà nước khác nhau như nhà nước phong kiến Việt Nam, nhà nước tu sản; to chức và kiểm soát QLNN của Nga, Trung Âu, Đông Âu trước 1991, nhà nước Liên bang Nga và Việt Nam hiện nay. Lê Minh Quân, Bùi Việt Hương (ch.b.), Nguyễn Văn Huyên , về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 2012, Công trình đã trình bày những tiếp cận cơ bản và truyền thống đối với quyền lực và QLNN, những phát triển mới của thế giới và ảnh hưởng đối với cách tiếp cận QLNN hiện nay, những thay đổi trong cách tiếp cận, quan niệm và phương thức tổ chức, thực thi QLNN hiện nay. Luận án Tiến sĩ Luật của tác giả Cao Anh Đô, Phân công, phối họp giữa các cơ quan trong việc thực hiện cac quyền lập pháp, hành pháp và tư phap ở Việt Nam, 2012, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án làm rõ về cơ sở lý luận về phân công QLNN về lập pháp, hành pháp và tu pháp; làm rõ thực trạng của phân công QLNN về lập pháp, hành pháp và tu pháp 7 trong thời kỳ xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo nguyên tắc tập quyền của mô hình Xô Viết. Xây dựng nhận thức, đề xuất phuong hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tu pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Luận án Tiến sĩ Chính trị học của Chu Văn Hưởng về, Phân cap, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phuong Việt Nam hiện nay vẩn đề và giải pháp, 2012, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát về tổng quan tình hình nghiên cứu, co sở lý luận và thực tiến phân cap, phân quyên trong thực thi QLNN ở địa phuong Việt Nam. 2.2 Các công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam Trong cuốn sách tham khảo của tác giả Trần Công Tuynh, Nguyễn Trung Thuần, Thang Văn Phúc, Thể chế hành chính và tổ chức hành chính nhá nước, Nxb Sự thật, 1992 đã đề cập về: khái niệm, nội dung chủ yếu của thể chế hành chính. Những đặc điểm truyền thống và sự biến đổi, phát triển của thể chế hành chính các nước, tổ chức hành chính nhà nước, các nguyên tắc chỉ đạo trong tổ chức hành chính nhà nước. Cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về thể chế hành chính và tổ chức hành chính nhà nước, và đó là vấn đề trung tâm của vấn đề tổ chức quyền lực hành pháp. Luận án Tiến sĩ Luật học của Lê Sĩ Dược, về Cải cách bộ máy hành pháp cấp trung ương trong công cuộc đối mới hiện nav ở nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996, đã khái quát về: bộ máy hành pháp cấp trung ương trong cơ cấu bộ BMNN, quan niệm về quyền hành pháp trong hệ thống QLNN; tổ chức hoạt động của bộ máy hành pháp Việt Nam qua các thời kỳ phát triển từ 1945. Thang Văn Phúc, Chu Văn Thành (ch.b), Dương Quang Tung, trong cuốn, Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, đã nghiên cứu về: vi trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã. Lê Minh Thông, Nguyễn Như Phát (ch.b), Trần Thị Tuyết, trong cuốn Những vẩn đề lý luận và thực tiễn về chỉnh quyền địa phương hiện nay, Nxb 8 Chính trị Quốc gia, 2002, đã nghiên cứu: một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CQĐP ở nước ta hiện nay. Tác giả đề cập đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền ở địa phuong và đô thị, mô hình tố chức cơ quan tư pháp ở địa phương, đồng thời giới thiệu mô hình tổ chức CQĐP ở một số nước. Bùi Hoàng Chung, Chu Văn Thành, Tổ Tử Hạ,trong cuốn, 60 năm Chỉnh phủ Việt Nam 1946 2006 : 60 years o f the Vietnamese Government, Nxb Thông tấn, 2005. Các tác giả, trong công trình này, nghiên cứu chính phủ qua các giai đoạn lịch sử từ 1945, đã cung cấp khá đầy đủ cho bạn đọc về giới thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu chức vụ của chính phủ Việt Nam qua 60 năm (từ 19452005). Tuy nhiên, chưa có sự đánh giá, về tổ chức, hoạt động của chính phủ, nên cũng chưa đưa ra các giải pháp cho việc đổi mới và kiện toàn tổ chức chính phủ. 2.3 Các công trình nghiên cứu về đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức nhà nước ở Việt Nam Tác giả Lê Minh Thông (ch.b), Bùi Xuân Đức, Nguyễn Cửu Việt, trong cuốn, Một so vấn đề về hoàn thiện tô chức và hoạt động của bộ mảy nhà nước Cộng hoá Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2001, đã nghiên cứu: một số vấn đề chung về tổ chức BMNN ở Việt Nam. Nghiên cứu, đã trình bày khải quát đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp và CQĐP trong các điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, chưa đi sâu vào đổi mới, kiện toàn về tổ chức bộ máy hành pháp. Bùi Xuân Đức, với công trình nghiên cứu, Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, 2007, đã: phân tích quan điểm, nguyên tắc của việc cải cách BMNN, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các nội dung đổi mới BMNN qua hiến pháp năm 1992; đồng thời luận giải phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện BMNN pháp quyền XHCN Việt Nam nói chung. Trong các tác phẩm nêu trên, các tác giả đề cập về to chức BMNN ở Việt Nam, chức năng, vi trí, vai trò, cách tổ chức hoạt động trong cơ cấu tổ chức QLNN; cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp; cũng như 9 các cách thức to chức thực hiện QLNN. Mặc dù có rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu có liên quan. Tuy nhiên, tác giả vẫn muốn nghiên cứu toàn diện, đầy đủ mọi khia cạnh của vấn đề đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể hơn về các vấn đề của đề tài là yêu cầu cấp thiết ở nước ta, bởi vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn “Đồi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài • • • O 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên co sở phân tích lý luận về tổ chức BMNN, về thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam, luận văn nêu ra những phương hướng và giải pháp đổi mới, kiện toàn về to chức bộ máy hành pháp ở nước ta đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ mới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ lý luận về tổ chức BMNN, tổ chức bộ máy hành pháp và yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam từ 1992 đến nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam trong thời kỳ mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Tổ chức bộ máy hành pháp và đổi mới tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam từ 1992 đến nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy hành pháp từ khi có Hiến Pháp năm 1992 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1 Cơ sở lý luận 10 Cơ sở lý luận chủ đạo của đề tài là Chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN, trọng tâm về tổ chức BMNN nói chung và tổ chức bộ máy hành pháp nói riêng; lý luận về đổi mới; lý luận về Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền XHCN. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: tác giả đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương phap cụ thể: sử dụng các phương pháp liên ngành và chuyên ngành Chính tri học như: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích cấu trúc chức năng, phương pháp lịch sử logic; phương pháp so sánh — đối chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp nghiên cứu tài liệu... 6. Cái mói của đề tài Tìm hiểu thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam hiện nay, mà cụ thể là thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy Chính phủ và tổ chức bộ máy CQĐP các cấp từ 1992 đến nay. Luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa của đề tài Luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam. Đồng thời góp phần nhận thức đúng đắn hơn về quá trình đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam từ 1992 đến nay. De xuất những phương hướng và giải pháp đổi mới và kiện toàn to chức bộ máy hành pháp ở Việt Nam trong thời gian kế tiếp. 8. Ket cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chừ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương và 8 tiết. Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI, KIỆN TOÀN TO CHỨC B ộ MÁY HÀNH PHÁP 1.1 Quan niệm về bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy hành pháp nhà nước 1.1.1 Quan niệm về bộ máy nhá nước Học thuyết Mác Lenin coi nhà nước là một hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong mang tính tất yếu lịch sử. Nhà nước là một hình thức tổ chức xã hội và là một biểu hiện đặc biet của xã hội. Nhà nước là một bộ phận thượng tầng kiến trúc chính trị dựa trên cơ sở kinh tế của xã hội có giai cấp. Bất cứ quốc gia nào trong quá trình hình thành và phát triển đều thiết lập BMNN. BMNN thuộc các kiểu Nhà nước khác nhau, được tổ chức theo nguyên tắc khác nhau. Nhà nước tu sản, thường tổ chức theo nguyên tắc “ tam quyền phân lập”. Nhà nước XHCN như nước ta, được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, nhưng có sự phân công rành mạch giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. “Bộ máy Nhà nước là hệ thống cac cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương : moi cơ quan có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với trách nhiệm, thâm quyền của nó để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Bộ mảv Nhá nước gồm các cơ quan thuộc hệ thong lập pháp, hành pháp và tư pháp. ” 32, tr. 21. BMNN và các cơ quan Nhà nước có một số đặc điểm sau đây : Tổ chức và hoạt động theo ủy quyền, vi lợi ích của Nhà nước; Tổ chức và thực hiện QLNN; Trật tự thành lập cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động do pháp luật quy định; Thực hiện thẩm quyền được Nhà nước giao. BMNN bao gồm : Các cơ quan đại diện quyền lực do dân cử : nghị viện của các nước tư bản, quốc hội của các nước XHCN. Nhân dân bầu ra các cơ quan QLNN tối cao và cơ quan đại diện quyền lực ở Nhà nước địa phương; Các cơ quan chấp hành và điều hành (hành chính Nhà nước) hay hệ thống các cơ quan quản li Nhà nước; Các cơ quan kiểm soát, tòa án với tư 12 cach là các cơ quan bảo vệ pháp luật tôn tại bên cạnh các cơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất và cơ quan chấp hành, điều hành Nhà nước. Tất cả các cơ quan đó tạo nên cơ chế Nhà nước hay BMNN; dó đó, BMNN thực hiện toàn bộ các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. BMNN Việt Nam là thiết chế biểu hiện tập trung quyền lực nhân dân, đồng thời là công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền lực ấy. Là trung tâm của hệ thống chính trị, BMNN không phải là tập họp giản đơn các cơ quan nhà nước mà là hệ thống các CO quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất và tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. BMNN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc cơ bản: QLNN là thống nhất và thuộc về nhân dân, đồng thời có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nh U vậy, bộ máy nhà nước là hệ thống thong nhất các cơ quan nhà nước được to chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, dựa trên những nguyên tắc chung nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. VT. Lenin đã từng nhấn mạnh rằng, không có BMNN chúng ta sẽ tiêu vong và không làm cho BMNN hoạt động ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, thì chúng ta cũng sẽ tiêu vong trước khi xây dựng được cơ sở của chủ nghĩa xã hội (CNXH). Như vậy, tổ chức BMNN và việc củng cố, hoàn thiện BMNN sao cho ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mồi nhà nước nói chung, đối với Nhà nước ta hiện nay nói riêng. Co cấu tổ chức BMNN với những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó luôn được quy định chặt chẽ trong hiến pháp và cũng có thể khẳng định, nội dung quan trọng nhất của các bản hiển pháp chính là những quy định về BMNN. BMNN bất luận trong các chế độ nhà nước nào luôn luôn là một yếu tố có ý nghĩa quyết định không chỉ đối với sự vận động của QLNN, mà còn quyết định đến mục tiêu và hiệu quả của mọi quan hệ quyền lực. 13 1.1.2 Quan niệm vê tô chức bộ máy hành pháp Trong bất cứ nhà nước nào, quyền hành pháp đều được xem như quyền năng trực tiếp trong hoạch định, đệ trình chính sách và thực thi chính sách. So với quyền lập pháp và quyền tu pháp, thì quyền hành pháp có đặc trưng cơ bản: hành động để đưa pháp luật vào cuộc sống. Neu quốc hội có chức năng ban hành pháp luật, các cơ quan tu pháp xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, thì “hành động” của chính phủ là đề xuất chính sách, pháp luật để quốc hội phê chuẩn, thông qua, để rồi theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chính phủ lại thực thi chính sách, pháp luật, truy tố tội phạm và đưa các hanh vi vi phạm pháp luật để tòa án xét xử. Vi thế, chính phủ luôn là chủ thể chính bảo đảm hiệu quả hoạt động của các nhánh quyền lực trong cơ cấu QLNN. Tuy ra đời cùng với nhà nước và pháp luật nhưng không phải ở mọi thời kỳ quyền hành pháp đều được quan niệm giống nhau, và hơn nữa ở mỗi quốc gia trên thể giới thì quan niệm và tổ chức bộ máy hành pháp có những điểm tương đồng, có sự khác biệt và phát triển theo thời gian. Tổ chức BMNN ở Anh là một mô hình đặc sắc của chế độ phân quyền mềm dẻo, chế độ không có sự tách biệt hoàn toàn mà có sự liên hệ thường xuyên giữa lập pháp và hành pháp. Nguyên thủ quốc gia chỉ là hành pháp tượng trưng vi bộ máy hành pháp trực thuộc Thủ tướng và Thủ tướng mới phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Tổ chức bộ máy hành pháp ở Anh chỉ có Thủ tướng mới là thực quyền, còn quyền hành pháp của Nữ hoàng chỉ mang tính hình thức. Còn ở Mỹ chính phủ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà chịu trách nhiệm trước cử tri và đó là chịu trách nhiệm trực tiếp. Theo quy định của Hiến pháp Mỹ quyền hành pháp được giao cho một người đó là nguyên thủ quốc gia Tổng thống Mỹ. Hành pháp không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp, Tổng thống về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Tổng thống Mỹ là người có nhiều quyền hạn: Tổng thống có quyền hạn lãnh đạo chính phủ và Nội các; Tổng thống có những quyền lực hết sức to lớn trong các lĩnh vực 14 đối nội và đối ngoại. Tổ chức bộ máy hành pháp ở Mỹ cho phép Tổng thống có rất nhiều quyền, và là người nắm giữ, quyết định sự phát triển của đất nước. Khác với nước Anh, Mỹ, ở Pháp theo chính thể Cộng hòa hồn họp, thì tổ chức bộ máy hành pháp gồm hai cơ quan, một là Tổng thống, hai là Thủ tướng Chính phủ và Nội các. Chính phủ không những chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện, mà còn cả Tổng thống người đứng đầu nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước cử tri, thông qua các cuộc bầu cử Tổng thống. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp, có quyền chỉ đạo Chính phủ thực thi chính sách quốc gia của Tổng thống và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Tổng thống về việc thực hiện chính sách này. Tuy nhiên các nước trên đều theo che độ phân quyền, còn đa số các nước theo con đường XHCN, thì QLNN không được phân chia mà được tổ chức theo cơ che tập quyền. Trong cơ cấu BMNN chủ thể chủ yếu của bộ máy hành pháp cơ quan hành pháp ở Trung ương là Chính phủ, cơ quan hành pháp ở địa phương là các cấp CQĐP, với tính chất điển hình là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội. Tổ chức quyền lập pháp quyền hành pháp quyền tư pháp thành các cơ quan có sự phân công, phối hợp chứ không đối trọng kiềm chế nhau. Ở Việt Nam, thì tổ chức bộ máy hành pháp có ở trung ương và các cấp ở CQĐP. Hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp có Chính phủ và tổ chức CQĐP. Trong đó “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” (Điều 94, Hiến pháp 1992 Sửa đổi 2013, sau đây gọi là Hiến pháp 2013). Tuy rằng Hội đồng nhân dân (HĐND) là “cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra, chiu trách nhiêm trước Nhân dân diá phương và cơ quan nhà nước cấp trên” (Điều 113, Hiến pháp 2013), nhưng HĐND còn “giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND” (Điều 113, Hiến pháp 2013) bởi vậy 15 HĐND hiểu theo nghĩa trên thì cũng là một cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Còn ủ y ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, thì rõ ràng UBND các cấp là cơ quan tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở địa phương. BMNN Việt Nam nói chung và bộ máy tổ chức hành pháp nói riêng trải qua quá trình hình thành và phát triển, luôn giữ một vai trò lịch sử quan trọng trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện đổi mới hiện nay BMNN đã tỏ ra cồng kềnh, chứa đựng nhiều yếu tố chưa họp lý. Những yếu kém, bất cập đó dẫn đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của BMNN chưa cao, công tác quản lý đất nước, nhất là quản lý về kinh tế còn lúng túng, vướng mắc, sản xuất tuy có tăng nhưng vẫn có nguy cơ tụt hậu, ... Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết đổi mới, hoàn thiện tổ chức BMNN nói chung, tổ chức bộ máy hành pháp nói riêng, làm cho BMNN thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy tốt và đầy đủ hơn quyền làm chủ của nhân dân. De xây dựng bộ máy hành pháp tinh gọn, có hiệu quả và hiệu lực thì cần đổi mới một cách toàn diện và tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Đồng thời việc đổi mới, kiện toàn phải tiên quyết đảm bảo những nguyên tắc cơ bản, xác định nội dung và yêu cầu để đổi mới có tính kế thừa và phát triển
;G*O (g|Xof