Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 94 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................... .. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT LẠM PHÁT ..... 1. 4 1.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ ............................................................ ..4 1.2. Tác động của chính sách tiền tệ đối với kiểm soát lạm phát ................ .. 15 1.3. Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ ở Thái Lan và bài học rút ra cho Việt Nam ............................................................................................. ..22 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỄN TỆ NHÂM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ ..28 2.1. Khái quát tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay ............... ..28 Biểu đồ: 1.1: Chi số CPI từ 8200482014 ................................................. ..36 2.2. Thực trạng của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát Ở Việt Nam từ 2007 đến nay ................................................................................. ..37 Bảng 1.1: Hoạt động nghiệp vụ thi trưòng mớ ............................................ ..39 Biểu đồ: 1.2: Tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 đến 2010 ......................... ..44 Bảng 1.2: Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 ....................................... ..46 Biểu đồ: 1.3: Hoạt động của thị trường liên ngân hàng ............................... ..49 Biểu đồ: 1.4: Biển động lãi suất 20122013 ................................................ ..52 Bảng 1.3: Diễn biển tăng trường tín dụng, lạm phát theo mục tiêu và kết quả giai đoạn 2006 2012 ................................................................................ ..53 Biểu đồ 1.5: Biểu đồ thay đổi các mức lãi suất ........................................... ..57 2.3.Đánh giá thực thi chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ....................................................................................................... ..58 Chương 3. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH SÁCH TIỄN TỆ NHẢM KIỆM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 2015 ĐẾN 2020 ........................ ..68 3.1. Mục tiêu của chinh sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát .................... .. 68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, chính sách tiền tệ ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế. Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ là một công cụ chủ yếu để giải quyết các Vấn để ổn định kinh tế VĨ mô, tăng trưởng, lạm phát. Từ thực tế cho thấy, đứng trước thực trạng lạm phát các năm gần đây đã có rất nhiều biến động. Cụ thể là năm 2008, tình hình lạm phát đã diễn ra rất cao. Chính Vì thế, nước ta đã chuyển mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát. Từ đó lạm phát đã có xu hướng giảm dần và kinh tế Vĩ mô có dấu hiệu ổn định hơn. Như Vậy, việc kiểm soát hợp lý tình hình lạm phát của một nền kinh tế là Vô cùng quan trọng. Trong năm 2013 và những năm tiếp theo, thời kỳ hậu suy giảm kinh tế, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn Và thách thức do diễn biến phức tạp của kinh tế thể giới Và trong nước, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết. Cho nên, việc điều chinh chính sách tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế là một Vấn đề thiết yếu. Cho nên, Việt Nam Xác định mục tiêu tăng trưòng kinh tế và Công bằng Xã hội là cần phải có những giải pháp để điều chỉnh và Xây dựng chính sách tiền tệ của đất nước một cách có hiệu quả. Vấn đề này thực sự là một Vấn đề khó khăn đối với tất cả các nước trên thế giới nói chung Và đổi Với Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ quátrình học tập 1ý thuyết và thực tế, tác giả chọn đề tài: “Tác động của chính sách tiền tệ đổi với kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay” làm luận Văn tốt nghiệp thạc SĨ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đối với kiểm soát lạm phát ở Việt Nam và thể giới như: Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam. Tác giả: Thạc Sỹ Nguyễn Thị Thái Hưng. Tác phẩm này tác giả nghiên cứu Về thực trạng tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1997201 1. Giải pháp cho chính sách tiền tệ Và chính sách tài chính Ở Việt Nam năm 2013 của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung và ThS Phan Diên Vỹ. Tác phẩm này tác giả đã đưa ra các giải pháp cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa như: Cần phải thay đổi tư duy điều hành kinh tế, tăng cường các biện pháp chế tài phạt tài chínhụ.Và theo tác giả cần phải điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt để đạt được các mục tiêu kinh tế. Sử dụng chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam theo lý thuyết bộ ba bất khả thi của tác giả TH.S Đặng Thị Huyền Anh. Tác giả đã trình bày bộ ba bất khả thi trong việc kiểm soát lạm phát từ năm 2008 đến 2010 đó là: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập Và tự do lưu chuyển vốn. Kết luận, tuy đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn để điều hành chính sách tiền tệ nhưng kết quả cho thấy việc kiểm soát lạm phát vẫn cao. Vì vậy, cần phải có những giải pháp mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế đất nước hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ lý luận của chính sách tiền tệ. Làm rõ thực trạng tác động của Chinh sách tiền tệ đối với kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 2007 đến 2013. Đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thông qua tác động của chính sách tiền tệ tại quốc gia này.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU - 52-5 SE 212E122122112112111121121111211111101111211 011112 cay 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH TIÊN TE VA TAC DONG CUA NO DOI VOI KIEM SOÁT LẠM PHÁT 4
1.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ . + +S22EE2E2EEEeEEerxerxerxerxee 4
1.2 Tác động của chính sách tiền tệ đối với kiểm soát lạm phát 15
1.3 Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ ở Thái Lan và bải học rút ra
011A 118) 077 4 22
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐIÊU HÀNH CHÍNH SÁCH TIÊN TỆ
NHẰM KIÊM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28
2.1 Khái quát tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay 28
Biểu đồ: 1.1: Chỉ số CPI từ 8/2004-8/2014 - 2:5255c22sccczvrcrrrrsrrrree 36
2.2 Thực trạng của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt
Nam từ 2007 đến nay - 52-52 SS St EESEE221213211171171211212111 111111 se 37
Bang 1.1: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mỞ + 5 55+ ++x++2 39
Biểu dé: 1.2: Tang trưởng tín dụng từ năm 2001 đến 2010 - 44
Bang 1.2: Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 22-75¿225c2c5¿ 46
Biểu dé: 1.3: Hoạt động của thị trường liên ngân hàng 5-5 5¿ 49
Biểu đồ: 1.4: Biến động lãi suất 2012-2013 -2-©5c252+2xczxczxecrerxee 52
Bảng 1.3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng, lạm phát theo mục tiêu và kết quả
giai đoạn 2006 — 2 Ï2 - + 11221 112111213121 1511111111 11111111111 1 111 key 33 Biểu dé 1.5: Biéu đồ thay đối các mức lãi suất - csxsczcsreses 57
2.3.Đánh giá thực thi chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt IƑ::s 58
Trang 23.2 Giải pháp của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 2015 đến 2020 St n T111 211111111111111111111111111111111111E11E1E1.EEETrre 70
KẾT LUẬN 222 2222522225 2E27127122121121211 1171212121222 rre 87
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU, HÌNH VẼ
Bang I.1: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mỞ 555-555 ++s+sss+ 39
Bảng 1.2: Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 5-55¿2 5552 46
Bảng 1.3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng, lạm phát theo mục tiêu và kết
quả giai đoạn 2006 — 20 Ï2 - 6 2c s11 2t nh ng re, 33
Biểu đề: 1.1: Chỉ số CPI từ 8/2004-8/2014 -
Biểu đồ: 1.2: Tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 đến 2010
Biểu dé: 1.3: Hoạt động của thị trường liên ngân hàng 5-5 5¿ 49
Biểu đồ: 1.4: Biến động lãi suất 2012-2013 2 cc2c22Eerxerrezrerre 52
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, chính sách tiền tệ ngày càng khẳng định được tầm quan
trọng của nó đối với nền kinh tế Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ 1a
một công cụ chủ yếu đề giải quyết các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, tăng
trưởng, lạm phát
Từ thực tế cho thấy, đứng trước thực trạng lạm phát các năm gần đây đã có rất nhiều biến động Cụ thể là năm 2008, tình hình lạm phát đã diễn ra
rất cao Chính vì thế, nước ta đã chuyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát Từ đó lạm phát đã có xu hướng giảm
dan và kinh tế vĩ mô có dấu hiệu ổn định hơn Như Vậy, VIỆC kiểm soát hợp lý
tình hình lạm phát của một nền kinh tế là vô củng quan trọng Trong năm
2013 và những năm tiếp theo, thời kỳ hậu suy giảm kinh tế, kinh tế nước ta
tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do diễn biến phức tạp của
kinh tế thế giới và trong nước, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính
sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết
Cho nên, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu
của nền kinh tế là một vấn đề thiết yếu Cho nên, Việt Nam xác định mục tiêu
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là cần phải có những giải pháp để
điều chỉnh và xây dựng chính sách tiền tệ của đất nước một cách có hiệu quả Vấn đề này thực sự là một vấn đề khó khăn đối với tất cả các nước trên thế
giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng
Xuất phát từ quá trình học tập lý thuyết và thực tế, tác giả chọn đề tài: “Tác động của chính sách tiền tệ đỗi với kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 2 Tình hình nghiên cứu liên quan
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ
Trang 6- Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam Tác giả:
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thái Hưng Tác phẩm này tác giả nghiên cứu về thực
trạng tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
1997-2011
-_ Giải pháp cho chính sách tiền tệ và chính sách tài chính ở Việt Nam
năm 2013 của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung và ThS Phan Diên Vỹ Tác phẩm
này tác giả đã đưa ra các giải pháp cho chính sách tiền tệ và chính sách tải khóa như: Cần phải thay đôi tư duy điều hành kinh tế, tăng cường các biện
pháp chế tài phạt tài chính Và theo tác giả cần phải điều hành chính sách tiền
tệ một cách linh hoạt để đạt được các mục tiêu kinh tế
- Sử dụng chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt
Nam theo lý thuyết bộ ba bất khả thi của tác giá TH.S Đặng Thị Huyền Anh Tác giả đã trình bày bộ ba bất khả thi trong việc kiểm soát lạm phát từ năm
2008 đến 2010 đó là: chế độ ty gid hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập
và tự do lưu chuyên vốn
- Kết luận, tuy đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề điều hành
chính sách tiền tệ nhưng kết quả cho thấy việc kiểm soát lạm phát vẫn cao Vì
vậy, cần phải có những giải pháp mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế đất nước hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-_ Làm rõ lý luận của chính sách tiền tệ
-_ Làm rõ thực trạng tác động của chính sách tiền tệ đối với kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 2007 đến 2013
-_ Đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thông qua tác động của chính sách tiền tệ tại quốc gia này
4 Đối tượng nghiên cứu
Trang 75 Phạm vỉ nghiên cứu
-_ Về không gian đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của Việt Nam
-_ Về thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2013
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lý luận, phương pháp duy vật biện chứn,
phương pháp logic lịch sử Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Phương pháp bình luận và đánh giá vấn đề
7 Đóng góp mới của luận văn
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đối
với kiểm soát lạm phát ở Việt Nam nhưng kết quả thực hiện còn chưa cao
Chính sách tiền tệ luôn luôn cần thay đổi để phù hợp với thực tiễn Vì vậy, để
khắc phục những hạn chế của chính sách tiền tệ, tác gia xin dua ra một sé giải
pháp để khắc phục như: nâng cao tính độc lập và triển vọng của ngân hang Nhà nước, đây mạnh phát triển chính sách tiền tệ
8 Kết cấu nội dung cần nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, bảng viết
tắt đề tài được kết cầu làm 3 chương
Chương l1 Cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách tiền tệ và tác động
của nó đối với kiêm soát lạm phát
Chương 2 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ đối với vấn đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 2007 đến nay
Chương 3 Giải pháp của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỀN CỦA CHÍNH SÁCH TIÊN TỆ VÀ TÁC DONG CUA NO DOI VOI KIEM SOAT LAM PHÁT
1.1 Téng quan vé chinh sach tiền tệ
1.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ vả vai trò của chính sách tiền té Khái niệm về chính sách tiễn tệ:
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung
ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm
đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm và tăng
trưởng kinh tế
Vai trò của chính sách tiền tệ:
Kinh tế thị trường thực chất là một nền kinh tế tiền tệ Trong đó, chính
sách tiền tệ bao giờ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước, bên cạnh chính sách tài khóa, chính sách phân
phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại
Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở
rộng hay thắt chặt lại trong cung ứng tiền tệ, dé ôn định giá trị đồng tiền, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn
Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia có thê được hoạch định theo một trong hai hướng sau đây:
Một là, chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng,
khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm Trường hợp
này chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chéng thất nghiệp
Hai là, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn
chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của một nền kinh tế Trường hợp
Trang 9Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng trung ương Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi
hoạt động của Ngân hàng trung ương Các hoạt động khác của Ngân hàng
trung ương đều nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục
tiêu đó
Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho
nên kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ôn định giá trị đồng tiền
trong nước Đề thực hiện được điều đó, thông thường trên thế giới, việc xây
dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho Ngân hàng trung ương Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ vẫn là Ngân hàng trung ương Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Ngân hàng trung ương cần được độc lập ở một mức độ nhất định với chính phủ
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.1.2.1 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Trong điều kiện lưu thông tiền vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng, thì
giá trị tiền tệ luôn luôn được ồn định, do cơ chế tự phát của tiền vàng
Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả năng tiềm tàng, thậm chí khó tránh khỏi ở các
nước Lúc này với chức năng của mình, Ngân hàng trung ương luôn coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính
sách tiền tệ Ôn định giá cả là điều ai cũng mong muốn Bởi vì, giá cả tăng lên
gây tình trạng khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người lao động, mất én định nền kinh tế - xã hội Tình trạng đó gây khó khăn trong việc hoạch định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gây ra sự xung đột quyền lợi giữa
một số nhóm dân cư Do vậy, kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng
Trang 10Thông qua chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương có thê góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tê thì giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát Ngược lại, chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương nhằm thắt chặt cung ứng tiền tệ thì sẽ làm cho giá cả
của hàng hóa và dịch vụ giảm xuống, như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trược hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, tức là sực mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước Mặt khác, nó được biểu hiện sự ôn định gia tri đối ngoại của đồng
tiền, được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi Trong nền kinh tế mở, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, ty giá đồng tiền trở thành mối qua tâm của các quốc gia Bởi vì, một sự tăng lên trong gia tri đồng bản tệ so với ngoại tệ
sẽ hạn chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế xuất khâu Ngược lại,
giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
Giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau Muốn ồn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải có biện
pháp ồn định giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nước và ồn định tý giá hối đoái
Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền cũng không đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát bằng không Bởi vì, trong thực tế để có một tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì thường phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhất định nào đó Trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước, không thể có được một sự én định giá trị đồng tiền, khi nền kinh tế
đang có một tỷ lệ lạm phát vừa đủ (thường một con số mỗi năm) là cần thiết
Trang 111.1.2.2 Tạo việc làm
Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ
quốc gia nào trên thế giới Bởi vì hai nguyên nhân sau:
Một là, nếu thất nghiệp cao sẽ làm cho gia đình của họ bị khó khăn về
tài chính, làm mất đi lòng tự trọng cá nhân và là một trong những nguyên
nhân làm tăng thêm tội ác
Hai là, thất nghiệp tăng, nền kinh tế không chỉ tăng thêm những người lao
động ngôi không, mà còn tăng thêm những nguồn tài nguyên để không như nhà máy, thiết bị và làm cho tông sản phẩm quốc dân (GDP) giảm xuống
Rõ ràng công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức là đến tỷ lệ thất
nghiệp trong nền kinh tế Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các
doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp Ngược lại cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các
hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động
hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
Tuy nhiên, theo đuôi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa
với tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà ở mức tý lệ thất nghiệp tự nhiên Bởi vì,
trong thực tế có một số người thất nghiệp là có lợi cho nền kinh tế Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đang tìm việc làm Hoặc
một số người lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình đề theo đuổi các
hoạt động khác như học tập, du lịch và khi họ quyết định gia nhập trở lại
thị trường lao động, họ phải mất một thời gian dé tim đúng công việc mà họ mong muốn Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì
phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó Hai mục tiêu này
Trang 121.1.2.3 Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn với mục tiêu việc làm cao Chính
sách tiền tệ có thé tác động đồng thời đến hai mục tiêu này Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư, mở
rộng sản xuất kinh đoanh, nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao
động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế Ngược lại, khi
cung tiền tệ giám, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn, làm
cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại
1.1.2.4 Quan hệ giữa các mục tiêu
Nhìn tổng quát và các chiến lược lâu dài thì các mục tiêu chính sách
tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đây lẫn nhau Điều đó
cho thấy rằng, trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ không thê tuyệt đối
hóa một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độc lập trên tầm vĩ mô Tuy nhiên, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột,
thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu Điều thường gặp và dễ thấy
nhất là sự mâu thuẫn giữa tÿ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp Tuy vẫn còn
nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung, mục tiêu cơ bản của chính
sách tiền tệ là Ổn định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội
Từ thực tiễn các nước phát triển theo cơ chế thị trường cho thấy, vận
hành chính sách tiền tệ, để đạt được các mục tiêu của nó cần có sự phối hợp
với các chính sách vĩ mô khác
Trước hết, phải phối hợp với chính sách tài khóa trong quá trình thực
thi chính sách tiền tệ Bởi vì, mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm điều
Trang 13là cơ sở quan trọng bậc nhất cho giá trị đồng bản tệ được ôn định Ngược lại,
sự thiếu hụt ngân sách nhà nước, bất kế được bù đắp bằng con đường nào
(vay Ngân hàng trung ương, vay các tổ chức, cá nhân trong nước, vay nước
ngoài) đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho giá trị đồng tiền mất ôn định
Thông thường, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều phát huy
tác dụng thông qua ảnh hưởng của nó đối với tổng cầu Trong khi đó, theo cơ
chế thị trường thì tiền lương và giá cả lại được quyết định bởi các yếu tổ của
thị trường Trong thực tế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể làm tăng nhu cầu, giảm thất nghiệp, nhưng sẽ gia tăng lạm phát Giải quyết mâu
thuẫn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách phân phối thu nhập
trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ Trong trường hợp này, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước phải thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ về tiền
lương, tiền thưởng và giá cả
Đối với các nước kém phát triển và đang phát triển, thường bội chỉ ngân sách nhà nước lớn và kéo dài, cán cân thanh toán thâm hút, tăng trưởng
kinh tế chưa cao Ở đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ chính sách đối
ngoại trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ Đó phải là một chính sách
kinh tế mở, hướng xuất khâu, mặt khác phải tranh thủ tối đa trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật và mọi nguồn vốn từ bên ngoài Trong đó, đặc biệt là
quan hệ với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, như Ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á
1.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ
1.1.3.1 Công cụ gián tiếp
Nghiệp vụ thị trường mở
Trang 1410
vụ thị trường tự do của mình với tín phiếu kho bạc nhà nước là vì thị trường tín
phiếu kho bạc nhà nước có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp
Ngân hàng trung ương mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm
thay đổi cơ số tiền tệ (tiền dang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng và tiền dự
trữ trong hệ thống ngân hàng) Đó là nguồn gốc chính gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ
Khi Ngân hàng trung ương mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ,
qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng
Khi Ngân hàng trung ương bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ, qua đó làm giảm lượng tiền cung ứng
Thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của Ngân hàng trung ương trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng, bởi những ưu thế vốn có của nó như:
Một là, Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do
Hai là, linh hoạt và chính xác có thể được sử dụng ở bat cứ mức độ nào, điều chỉnh một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ
Ba là, Ngân hàng trung ương đễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình
Bến là, thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chỉ phí và thời gian
Chính sách chiết khẩu
Chính sách chiết khẩu là công cụ của Ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng
kinh doanh Khi ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng kinh doanh,
làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng
tiền cung ứng
Ngân hàng trung ương kiểm sốt cơng cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cá khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu)
Trang 15ll
khả năng cho vay đối với nền kinh tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm
Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay tái chiết
khẩu, giá của khoản vay rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay của các ngân hàng kinh doanh đối với nền
kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên
Những khoản cho vay tái chiết khấu của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại được gọi là cửa sô chiết khấu bằng nhiều cach dé
khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay
đó Các ngân hàng đến vay chiết khấu ở ngân hàng trung ương thường phải
chịu ba khoản chỉ phí: lợi tức chiết khấu, phí về việc phải làm đúng theo các
điều tra của ngân hàng trung ương về khả năng thanh toán của ngân hàng khi đến vay tại cửa số chiết khấu, phí về việc rất có thể bị ngân hàng trung ương
theo đuổi một số chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát
Ngoài việc sử dụng làm một công cụ dé anh hưởng đến cơ số tiền tệ và
cung ứng tiền tệ, chính sách chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằm tránh khỏi những cơn hoảng loạn tải chính cho các ngân hàng thương mại
Bởi vì, tiền dự trữ bắt buộc được lập tức điều đến các ngân hàng nào
cần thêm dự trữ hơn cả Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ chiết khấu để tránh những cơn sụp đỗ của tài chính bằng cách thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến hành chính sách tiền
tệ thành công Ví dụ ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ cho vay chiết khẩu
đối với ngân hàng Franklin National tháng 5 năm 1974, với số tiền 1,75 tỷ đô la (khoảng 5 % tổng số dự trữ trong hệ thống ngân hàng) đã tránh cho ngân
hàng này khỏi sụp đô Hay ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ cho vay chiết khấu đối với ngân hàng Continental IIliois năm 1984, với số tiền trên 5 tỷ đô
Trang 1612
Chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi
chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nó không chỉ điều tiết lượng
tiền cung ứng, mà còn thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín đụng và tác động đến điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế
Tuy nhiên, với công cụ này, Ngân hàng trung ương bị động trong việc
điều tiết lượng tiền cung ứng Bởi vì, Ngân hàng trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng thương mại
phải vay chiết khấu ở Ngân hàng trung ương
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà
không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do Ngân hàng trung
ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách
hàng tại các tổ chức tín dụng Chế độ dự trữ bắt buộc ở các nước khác nhau, ở
các thời kỳ khác nhau thì có thể khác nhau Nhưng nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được giữ ở Ngân hàng trung ương và không được hưởng lãi suất
Ngân hàng trung ương sử dụng dự trữ bắt buộc đề tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện:
Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các
ngân hàng thương mại Theo thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền đự trữ ban đầu,
hệ thống ngân hàng thương mại có thê tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần, với công thức tông quát:
Tiền gửi mới tao ra = Tiền dự trữ ban đầu x (1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc)
Trong đó, (1/tÿ lệ dự trữ bắt buộc) là hệ số nhân tiền, với hai giả thiết:
Các ngân hàng thương mại không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà Ngân hàng trung ương yêu cầu
Các khoản tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra đều được đữ lại
Trang 1713
Do vậy, nếu Ngân hàng trung ương quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên Ví dụ, nếu tỷ lỆ dự trữ bắt buộc là 10% thì với một lượng tiền dự trữ gấp 10 lần Tương tự như
vậy, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20% thì lượng tiền gửu mới do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra tăng 5 lần; nếu dự trữ bắt buộc giảm xuống 5% thì lượng tiền gửi mới do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra tăng 20 lần
Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại Như đã nói ở trên, tiền dự trữ bắt buộc đều phải mở tài khoản và gửi ở Ngân hàng trung ương và không được hưởng lãi, cho dù các Ngân hàng thương mại vẫn phải trả lợi tức cho các khoản tiền gửi ở
ngân hàng mình Vì vây, khi mức dự trữ tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng
thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các tài khoản vay đắt hơn, khả năng cho vay các ngân hàng thương mại giảm xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
giảm xuống, các ngân hàng thương mại có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoản vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên
Hiện nay, công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém phần quan trọng
trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, bởi nó
phức tạp, kém linh hoạt, ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng kinh doanh Ba công cụ trên đây của chính sách tiền tệ thường được các nước phát
triển theo cơ chế thị trường sử dụng có hiệu quả Ở các nước chưa phát triển,
Trang 1814
1.1.3.2 Công cụ trực tiếp
Kiểm soát hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị
trường khác: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu
thông tiền tệ Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngân hàng thương mại, cho từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ
Dé han chế việc tạo tiền quá mức của ngân hàng thương mại làm tăng
khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, Ngân hàng trung ương quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng ngân hàng thương mại Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được các định căn cứ vảo tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng Ngân hàng thương mại chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định
Hạn mức tín dụng được ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống kém
hiệu quả Tuy nhiên, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị
trường tăng lên, làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm
lệch lạc cơ cấu đầu tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh các thị
thường tài chính ngầm ngồi sự kiểm sốt của Ngân hàng trung ương, gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ
Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại
Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
(thị trường mở, chiết khấu, tý lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác
động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của Ngân hàng trung ương tác động
Trang 1915
công cụ trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì Ngân hàng trung ương có thé trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các ngân
hàng thương mại Dé tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, Ngân hàng trung ương thường quy định mức lãi suất sàn tối đa cho tiền gửi và lãi
suất trần tối thiểu cho tiền vay Nếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng
của ngân hàng thương mại, thì Ngân hàng trung ương thường quy định ngược
lại: mức lãi suất tối thiêu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay Ngân hàng
trung ương muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả
Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ triệt tiêu
cạnh tranh trong quá trình hoạt động của nó Hiện nay, các nước phát triển đã và đang chuyển sang quá trình tự do hóa lãi suất ngân hàng
1.2 Tác động của chính sách tiền tệ đối với kiểm soát lạm phát 1.2.1 Khái quát lý luận về lạm phát
1.2.1.1 Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá
chung của nền kinh tế.” Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền
1.2.1.2 Phân loại lạm phát
Căn cứ vào tốc độ lạm phát được chia làm ba loại: Lạm phát vừa phải,
lạm phát phi mã và siêu lạm phát
Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát có: Lạm phát cầu dư
thừa tổng quát, lạm phát chi phi day, lạm phát cơ cấu và lạm phát nhập khâu Căn cứ vào tính chất chủ động — bị động từ phía chính phủ đối phó với
lạm phát có: Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán trước, lạm phát không cân bằng và khơng dự đốn trước
Trang 2016
1.2.1.3 Đo lường lạm phát
Thông thường, lạm phát được nhắc đến và tính toán gắn liền với tốc độ
thay đổi của mức giá cả một “16” hàng hóa va dịch vụ được lựa chọn nào đó, tùy thuộc đặc điểm và cách thức riêng của mỗi nước cụ thé Chang hạn, ở Mỹ hiện nay, mức lạm phát thê hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 265 nhóm hàng hóa chính trong 85 thành phố của nước Mỹ Công thức tính của nó là:
Chi phi để mua giỏ hàng hoá thời kỳ ¿
CPI=100x_—————_—_—————————D
Chi phí đê mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở
1.2.1.4 Những tác động của lạm phát
Các tác động tiêu cực của lạm phat:
Một là, vì làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, nên lạm phát xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất
— kinh doanh không thể tiến hành bình thường được
Hai là, lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi
đầu tư, do làm mắt khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận
Ba là, lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp lẫn chính phủ
Lợi ích của lạm phát:
Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp bôi trơn nền kinh tế Trong điều kiện nao do, có thể thông qua lạm phát từ 2-4%/năm đề bỏ ngỏ khả năng có những
lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư, do đó
giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế
1.2.1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát và giải pháp đối phó với lạm phát Nguyên nhân:
Trang 2117
Lạm phát theo tý giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với
đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát do cầu - kéo: Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi mức tổng cầu
thực tế tăng lên mạnh mẽ tại một mức sản lượng đã đạt được hoặc vượt quá
mức sản lượng tiềm năng
Lạm phát do chi phí đây: Lạm phát do chi phí đây xảy ra ngay cả khi
mức sản lượng thực tế chưa đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhưng vẫn có thé xảy ra lạm phát, kể cả ở các nước có trình độ phát triển cao Trong trường
hợp này nền kinh tế vừa có lạm phát lại vừa suy giảm sản lượng, thất nghiệp gia tang
Lam phát dự kiến: Lạm phát dự kiến xảy ra khi giá cả tăng đều đều với
một tỷ lệ tương đối ổn định
Các giải pháp đối phó với lạm phát:
Một là, dé điều tiết và kiềm chế lượng cầu đang gây sức ép làm xuất
hiện và gia tăng lạm phát cầu kéo, chính phủ cần tăng cường những giải pháp tài chính — tiền tệ theo hướng xiết chặt, bao gồm giảm phát hành tiền, thu hẹp
tín dụng, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành công trái và
khuyến khích gửi tiền tiết kiệm; tăng thu ngân sách, giảm chi tiêu của chính phủ - nhất là chỉ tiêu phí sản xuất và điều chỉnh quy mô, tốc độ đầu tư xây
dựng cơ bản theo hướng thu hẹp và chậm hơn
Hai là, để thúc đây tổng cung, giảm thiếu hụt khan hiểm và đáp ứng với sự tăng trưởng tổng cầu, trên thực tế có nhiều cách, từ phát triển sản xuất hàng hóa, gia tăng dịch vụ bằng việc khai thác động viên những nguồn lực tiềm năng trong nước, đến việc bổ sung bằng nguồn hàng và dịch vụ nhập khẩu bên ngoài
Nếu lạm phát do chỉ phí đầy, thì cần đổi mới công nghệ, cải tiến quản
Trang 2218
Nếu lạm phát liên quan đến các yếu tố bên ngoài thì việc khắc phục sẽ phức tạp hơn và không chỉ trông cậy vào các chính sách đối nội và nguồn lực
trong nước
Nếu lạm phát liên quan đến những nhân tố hoặc thuộc về cơ cấu, hoặc
về đầu cơ, tâm lý hoặc những điều hành tỷ giá bất cập so với thực tiễn trong
và ngoài nước thì cần có những điều chỉnh tương ứng về cơ cấu, tý giá hoặc giải tỏa yếu tô tâm lý, chống đầu co
Đặc biệt, khi lạm phát xảy ra do đồng thời nhiều nguyên nhân và đi
kèm với suy thoái kinh tế thì nhiệm vụ đối phó với lạm phát sẽ phức tạp và
khó khăn hơn rất nhiều; bởi lẽ, nhiều khi những giải pháp chống suy thoái tác
động ngược chiều nhau
1.22 Tác động của chính sách tiên tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát
1.2.2.1 Khải niệm
Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát là việc thực hiện
chính sách tiền tệ trong đó ngân hàng trung uơng xây đựng một mục tiêu lạm
phát theo tiến trình thời gian định trước và sử dụng các công cụ chính sách
đón đầu sẵn có để đạt mục tiêu đó Mục tiêu lạm phát là một khung chính
sách tiền tệ với ba nội dung chính:
Một là, xác định mục tiêu lạm phát ở tầm trung hạn Hai là, dự đoán tỷ lệ lạm phát trong tương lai Ba là, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn được sử dụng như mục tiêu điều hành mà không có một mục tiêu trung gian rõ rệt, đề đạt được
mục tiêu lạm phát có tính dự đoán về lạm phát trong tương lai
1.2.2.2 Điều kiện để một quốc gia có thể theo đuổi chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát
Để thực thi chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, một quốc gia ít nhất phải có hai điều kiện căn bản sau:
Trang 2319
Chính phủ nhưng nó phải được tự do trong việc lựa chọn các công cụ để đạt
được mục tiêu mà Chính phủ cho là hợp lý Đề làm được điều này, quốc gia
đó không được để chính sách tài chính có ưu thế hơn chính sách tiền tệ, tức
chính sách tài chính không được khống chế chính sách tiền tệ Tự do không bó buộc của chính sách tài khóa có nghĩa rằng việc vay mượn của Chính phủ từ Ngân hàng trung uơng là rất ít hoặc không có và thị trường tài chính nội địa đủ sâu để hấp dẫn các khoản nợ công trái Chính phủ Nó cũng có nghĩa là,
Chính phủ cần có một cơ sở thu nhập vững chắc và không cần dựa vào thu
nhập có được từ thuế đúc tiền
Hai là, thiện chí và khả năng của các nhà chức trách trong việc không
đặt quá cao cho một số chỉ tiêu khác như, mức lương, mức sử dụng lao động
hay tỷ giá hối đoái vì công chúng không có gì đảm bảo rằng các nhà chức
trách sẽ đặt mục tiêu lạm phát cao hơn các mục tiêu này và ngược lại, nên sẽ
thiếu đi sự tin cậy cần thiết cho thành công
Nếu thỏa mãn hai điều kiện trên, về mặt lý thuyết, một số quốc gia co thể theo đuổi chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát
1.2.2.3 Căn cứ thiết lập chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát
Ai là người xác định mục tiêu lạm phát:
Xét về mặt lý thuyết, Chính phủ thường là người đưa ra mục tiêu cụ thê cho từng giai đoạn
Xét về mặt thực tế, việc đưa ra mục tiêu này đều dựa vào sự tư vấn của
Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc của Thống đốc Ngân hàng trung uơng, nhưng
cũng có những trường hợp Chính phủ chỉ đưa ra định hướng thực thi chính
sách tiền tệ theo chính sách mục tiêu lạm phát, còn mục tiêu cụ thể lại do
Trang 2420
Đo lường mức độ lạm phát mục tiêu:
Trước hết là phải xác định chỉ số đo lường lạm phát: hầu hết các nước theo đuôi chính sách này lựa chọn chỉ số giá tiêu dùng CPI để tính lạm phát
mục tiêu bởi vì chỉ số này quen thuộc và dễ hiểu đối với công chúng Tuy
nhiên, trong cách tính CPI của mỗi nước cũng có khác nhau Thường thì để cho việc dự đoán lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ sát với mục tiêu hơn các nước thường quan tâm đến việc tỷ lệ lạm phát cơ bản tức CPI có loại
trừ giá cả của các mặt hàng hay có biến động lớn (tránh cú sốc)
Sau khi đã xác định được chỉ số tính, việc tiếp theo là phải xác định lạm
phát mục tiêu là một con số cụ thê hay dao động trong một khoảng Đồng thời, trong khoảng mục tiêu đó, có nước lại chọn điểm giữa khoảng như là tỷ
lệ lạm phát trung tâm để điều hành chính sách tiền tệ sao cho tỷ lệ lạm phát
nằm trong khoảng mục tiêu nhưng cố gắng càng bám sát tỷ lệ lạm phát trung tâm càng tốt
Việc tiếp theo là xác định tỷ lệ lạm phát như thế nào là hợp lý? Như
chúng ta đã biết, lạm phát ở mức độ nào đó có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp Chính vì vậy, việc xác định tỷ lệ lạm phát mục tiêu rất quan trọng Về bản chất, mục tiêu lạm phát
gắn với chỉ số lạm phát, do đó, việc xây dựng mục tiêu lạm phát có nghĩa là
xây dựng một chỉ số lạm phát cụ thể và điều này được xem như mục tiêu ổn
định giá cả trong một số năm tiếp theo Tuy nhiên, ổn định giá cả ở đây không có nghĩa là lạm phát bằng 0 mà phải được hiểu là chỉ số lạm phát có thể ở mức trên 0 nhưng van đảm bảo được mục tiêu ôn định giá cả
Trong cách tính chỉ số lạm phát, cần thiết phải có sự loại trừ giá cả của
Trang 2521
Thời điểm nào là hợp lý:
Đề hình thành một chính sách mục tiêu lạm phát tin cậy sẽ là rất quan trong va cần thiết đề đạt được một số thành công ban đầu trong việc kiểm soát lạm phát bởi vì việc đạt được những thành công này làm cho dân chúng tin
tưởng vào các chính sách đang được Chính phủ hiện hành áp dụng
Một số vấn đề quan trọng là khung thời gian hợp lý như thế nào? Bởi vì chính sách tiền tệ ảnh hưởng lên lạm phát với độ trễ về thời gian tương đối
dài, do đó, chính sách tiền tệ không thể đạt được mục tiêu lạm phát cụ thể ngay lập tức mà chỉ có thể đạt được sau một thời gian nhất định Ngoài ra, các
cú sốc có thê xảy ra trong khoảng thời gian giữa điểm khởi xướng chính sách tiền tệ và thời điểm phát huy tác dụng của nó Điều này có nghĩa nên xác định
mục tiêu ở tầm trung hạn
Việc thực thi phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và linh hoạt:
Sau khi đã xác định được các vấn đề trên, mục tiêu lạm phát phải được
chuyên tải đến công chúng một cách rõ ràng, minh bạch và hiệu quả, để dân chúng hiểu được Đồng thời, Ngân hàng trung uơng phải có trách nhiệm giải
thích và công bố đến dân chúng về những thay đổi của chính sách với những
lý do rõ ràng Điều này làm tăng tính minh bạch và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ đến những thay đổi giá cả và những quyết định tiền lương
Tính linh hoạt của chính sách tiền tệ là nhằm đối phó lại với các
cú sốc về tổng cung hay tổng cầu, tức là chính sách này cho phép có độ lệch khỏi mục tiêu lạm phát và mục tiêu lạm phát có thể thay đổi theo thời gian
1.2.2.4 Đánh giá ưu nhược điểm của chính sách
Uu điểm:
Công chúng hiểu được một cách nhanh chóng và đễ dàng về mục tiêu
lạm phát
Sự minh bạch và rõ ràng về mục tiêu lạm phát có tác dụng làm cho các
Trang 262
Giảm được áp lực đối với Ngân hàng trung ương trong việc theo đuổi
các mục tiêu khác như tăng trưởng, thất nghiệp
Tính độc lập tương đối của Ngân hàng trung ương được duy trì nên Ngân hàng trung ương có thể đối phó hiệu qua với những cú sốc xảy ra ở bên ngoài quốc gia
Tránh được những thay đổi đột biến trong tốc độ vòng quay tiền, bởi vì nó cho phép Ngân hàng trung ương giảm được sự tập trung vào việc xử lý mối quan hệ giữa khối lượng tiền và thu nhập danh nghĩa; thay vào đó, Ngân hàng trung ương tập trung xử lý các thông tin nhằm dự báo lạm phát và chọn
lựa chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu lạm phát mong muốn
Nhược điểm:
Bởi vì các hiệu ứng của chính sách lên lạm phát có độ trễ về mặt thời
gian, nên Ngân hàng trung ương không thể dễ dàng kiểm soát được lạm phát
Như vậy, việc đạt được mục tiêu lạm phát một cách chính xác về mặt thời
gian thường gặp khó khăn và cũng vì thế mà việc đánh giá mức độ thành công
của chính sách thường chậm trễ
Việc cố gắng dé dat duoc lam phát mục tiêu có thể dẫn đến một mức tăng trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng
1.3 Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ ở Thái Lan và bài học rút ra cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ ở Thái Lan
Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 10/12/1942, vai trò, trách nhiệm và
chức năng của chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT) đã
được quy định cụ thê tại Bộ Luật Ngân hàng Trung ương B.E.2485 và được
sửa đổi tại Bộ Luật B.E.2008 Ké từ tháng 5 năm 2000, BOT đã áp dụng linh
hoạt cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lay lam phat lam muc tiéu Dinh ky
Trang 2723
chúng Lãi suất chính sách được coi là công cụ hàng đầu trong việc điều hành chính sách tiền tệ của BOT và luôn được công bố rõ ràng với vai trò là tín
hiệu của chính sách và công cụ định hướng thị trường
Theo cơ chế này, nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tức là kiềm chế lạm phát ở mức thấp và ôn định, việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu, không phải là nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm của BOT Các nội dụng này được ghi rõ trong Luật của BOT B.E.2485
Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, kiểm
chế lạm phát:
Xuất phát từ quan điểm về vai trò của chính sách tiền tệ trong quản lý
kinh tế vĩ mô, BOT đã xác định mục tiêu của chính sách tiền tệ là ôn định giá
cả, kiềm chế lạm phát mặc dù chính sách tiền tệ có thê được dùng để kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhằm khắc phục những khó khăn tạm thời (ví du như giảm lãi suất dé giúp phục hồi kinh tế trong thời kỳ suy
thoái kinh tế), nhưng chính sách tiền tệ không thể trực tiếp thúc đây tăng trưởng trong dài hạn (nếu lãi suất chính sách giảm không có nghĩa là sẽ mang
lại tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn); chính sách tiền tệ chỉ có thể hỗ trợ sự
tăng trưởng bền vững trong dài hạn thông qua việc duy trì sự ôn định về giá
Việc ôn định giá cả, tức là kiềm chế lạm phát ở mức thấp và ôn định sẽ tạo
thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế ra các quyết định chi tiêu, tiêu dùng chính xác và lập các kế hoạch đầu tư dải hạn
Chính phủ và công chúng cũng kỳ vọng BOT có những biện pháp điều
hành chính sách tiền tệ thoát ly khỏi mục tiêu ôn định giá cả nhằm hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế Tuy nhiên, BOT cho biết, trong khuôn khổ điều hành chính
Trang 2824
lạm phát, với lý do các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của BOT chỉ có
tác động đến tăng trưởng trong ngắn hạn và tạo ra bước đệm chống đỡ các cú sốc còn việc Ổn định giá cả có tác dụng thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững
trong dài hạn
Đơn vị chịu trách nhiệm ra quyết định về chính sách tiễn tệ:
Hội đồng chính sách tiền tệ (MPC) chịu trách nhiệm và có quyền đưa ra quyết định về mức lạm phát mục tiêu, lãi suất, tỷ giá, giám sát sự ôn định
của các tô chức tài chính
Mức lạm phát mục tiêu:
Từ năm 2000 đến năm 2008, mức lạm phát mục tiêu mà BOT đẻ ra là
tốc độ tăng trưởng bình quân theo quý của lạm phát cơ bản phải được giữ
trong khoảng từ 0 — 3,5% Tuy nhiên, kế từ năm 2009, BOT đã điều chỉnh mục tiêu lạm phát lên mức 0,5 — 3% nhằm tránh nguy cơ giảm phát, đồng thời
thu hẹp khoảng dao động của mục tiêu
Về cách tính lạm phát cơ bản:
Lạm phát cơ bản được BOT tính toán dựa trên giá của một số hàng hoá
và dịch vụ trong rỗ CPI nhưng không bao gồm lương thực, thực phẩm thô tươi
(ví dụ như gạo và các sản phẩm ngũ cốc, thịt, gia cầm và cá, rau và hoa quả,
các sản phẩm sữa và trứng) và một số mặt hàng năng lượng (Benzene và diesel, ga đun nấu và điện, ) bởi vì giá cả của những mặt hàng này rất dễ biến động trong ngắn hạn và sự biến động đó vượt ngồi tầm kiểm sốt của BOT
Công cụ chính sách:
Công cụ chính sách mà BOT sử dụng để điều tiết lạm phát, ôn định giá cả là lãi suất mua lại song phương I ngày còn gọi là lãi suất chính sách Lãi suất chính sách được sử dụng nhằm đưa ra một tín hiệu chính sách tiền tệ rõ
Trang 2925
hiệu quả hơn Sau khi ra quyết định lãi suất chính sách, trong cùng ngày, BOT
sẽ dùng các nghiệp vụ thị trường mở để đưa lãi suất chính sách về mức mong muốn, duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ ở mức nhất quán với lãi suất chính sách
Về cơ chế truyền dẫn và độ trễ của chính sách tiền tệ: Sự thay đổi về lãi
suất chính sách hoặc lượng tiền cung ứng sẽ ảnh hưởng đến năm kênh truyền
dẫn: Lãi suất thị trường, tín dụng ngân hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng; từ
đó làm thay đổi tổng cầu trong và ngoài nước đối với hàng hoá và dịch vụ của Thái Lan, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trong nước và từ đó tác động đến lạm phát
Từ tháng 7 năm 2011, Thái Lan đã tăng lãi suất 6 lần, từ mức thấp kỷ
lục là 1,25% nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng Lạm phát năm
của nước này đã lên tới 4,04% vào tháng 4 năm 2011, tháng 3 năm 2011 là
3,14% Ngân hàng trung ương nước này dự báo lạm phát ngắn hạn năm nay của Thái Lan sẽ ở mức 3,9% và lạm phát mục tiêu (dài hạn) là 2,3% Tuy
nhiên, mức lạm phát mục tiêu có thé tăng thêm từ 0,3 — 0,5% tuỳ thuộc vào
kết quả thực hiện chính sách tiền tệ
Đến năm 2013, Thái Lan cũng thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Do Tăng trưởng kinh tế chậm lại, nội tệ tăng giá có thể là lý do buộc Ngân hàng trung ương Thái Lan nới lỏng chính sách tiền tệ Tăng trưởng của quý
1 năm 2013 chỉ đạt 5,3 % thấp hơn so với dự báo Vì vậy, nới lỏng chính
sách tiền tệ sẽ giúp ngăn đà suy giảm kinh tế, giúp kiềm chế lạm phát và ghìm giá đồng Bath
1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nước trên, có
Trang 3026
Thứ nhất, chính sách tiền tệ thất chặt cần chú trọng vào các nguyên
nhân gây lạm phát:
Cần phân tích đúng và làm rõ các nguyên nhân gây lạm phát gồm có nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa của vấn đề Qua đó thực hiện
các biện pháp tương ứng để đối phó Ở nước ta việc mất kiểm soát lạm phát
thường là do giá cả của tất cả các hàng hóa tăng lên Vì vậy, cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc ra quyết định kiểm soát lạm phát Dựa trên
những kinh nghiệm xử lý lạm phát, chính sách tiền tệ cần được thực hiện đựa
trên quan điểm kiểm soát lạm phát trong trung dài hạn mà không làm ảnh hưởng đến các lợi ích trong ngắn hạn
Thứ hai, cần thực hiện đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội: Khi lạm phát tăng cao, cần thất chặt mạnh tiền tệ nhưng vẫn tránh gây cú sốc trên thị trường thì giải pháp đưa ra là kết hợp nhiều công cụ của chính sách tiền tệ một cách đồng bộ hơn Vi dụ như: làm linh hoạt tỷ giá hối đoái, tăng lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
phát hành tín phiếu
Thứ ba, chính sách tiền tệ đưa ra phải có tính khả thi và hiệu quả cao Vì chính sách tiền tệ là một công cụ có vai trò ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển các lĩnh vực kinh tế chung của đất nước
Thứ tư, cần xác định rõ nhiệm vụ của chính sách tiền tệ, chính sách tiền
tệ phải linh hoạt nhằm thích ứng với những thay đổi về cơ cấu kinh tế và thực
tế toàn cầu hóa thị trường tài chính
Thứ năm, xác định rõ thời điểm đưa ra thực hiện chính sách tiền tệ Ví
dụ như ở Thái Lan khi kinh tế tăng trưởng chậm, giá đồng nội tệ tăng, Ngân hàng trung ương đã quyết định thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ Như vậy,
xác định đúng thời điểm thực hiện chính sách tiền tệ là rất quan trong với sự
Trang 3127
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với các biện pháp khác:
Chính sách tiền tệ là công cụ chủ yếu trong việc kiểm soát lạm phát nhưng cần có sự hỗ trợ của các chính sách vĩ mô khác Chính vì thế để phát
huy tối đa hiệu quả của nó cần kết hợp thực hiện với các chính sách khác như:
Chính sách tài khóa, chính sách an sinh xã hội và trợ cấp Lạm phát là một
Trang 3228
Chương 2
THUC TRANG DIEU HANH CHINH SACH TIEN TE NHAM KIEM SOAT LAM PHAT O VIET NAM HIEN NAY
2.1 Khái quát tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay 2.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 2007 đễn nay
Bối cảnh kinh tế - xã hội thể giới giai đoạn 2007-2009
Kinh tế Mỹ: Năm 2007, tăng trưởng chậm lại ở mức 2,2%, thấp hơn
mức 2,9% của năm 2006, chủ yếu do tác động của thị trường nhà đất suy giảm làm giảm dần đầu tư và tiêu dùng Lạm phát bình quân năm 2007 ở mức
2,9%, thấp hơn mức 3,2% năm 2006
Năm 2008, Mỹ đã trải qua một năm đầy khó khăn và rơi vào suy thoái, mức tăng trưởng bình quân -0,15%, lần đầu tiên trong nhiều năm qua tăng
trưởng ở mức âm Mặc dù Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói giải pháp kích
thích nền kinh tế, tuy nhiên hiệu quả của các gói giải pháp này chưa đủ mạnh
để vực dậy nên kinh tế
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 2,4%, lạm phát bình quân là -0,4%
Kinh tế khu vực đồng EUR: Năm 2007, tăng trưởng đạt 2,6%, thấp hơn
2,8% của năm 2006 Lạm phát cả năm ở mức 2,1%, gần bằng mức 2,2% của
năm 2006 Trước diễn biện giá dầu thế giới tăng cao, để kiềm chế lạm phát,
trong nửa đầu năm, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã thắt chặt tiền tệ
với 2 lần tăng lãi suất từ 3,5% lên 4%
Năm 2008, khu vực này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới khiến tăng trưởng kinh tế thấp, mức tăng bình quân chỉ
đạt 0,75%, thấp hơn nhiều so với mức 2,6% của năm 2007 Lạm phát bình
Trang 3329
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro giảm 4,1%, lãi suất
giảm ở mức thấp,
Kinh tế Nhật Bản: Năm 2007,tăng trưởng đạt 2,1%, thấp hơn mức 2,4% của năm 2006 cho thấy quá trình phục hồi của nền kinh tế chưa vững vàng,
lạm phát ở mức 0%, thấp hơn 0,3% cuarnawm 2006 Những tháng đầu năm
2007, Ngân hàng trung ương Nhật Bản điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,25% lên
0,5% và được giữ nguyên cho đến cuối năm
Năm 2008, tăng trưởng xuống mức -0,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,1% của năm 2007 Lạm phát bình quân tăng lên mức 1,4%từ mức 0,06% của năm 2007 Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4,4%, cao hơn mức 3,8% của năm 2007
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm 5,2% Ngân hàng trung ương giảm lãi suất và liên tiếp bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua
việc mua vào các thương phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ
Kinh tế các nước đang phát triển châu Á: Năm 2007, tăng trưởng đạt mức 9,7% và trở thành động lực tăng trưởng mới của thế giới Đứng đầu là Trung Quốc với mức tăng trưởng 11,4%, Ấn Độ đạt 9,2% Một số nước Đông
Nam Á tăng trưởng cao hơn năm trước như Indonesia, Philippines, Việt Nam
Năm 2008, các nước đang phát triển Châu Á thực sự yếu đi kể từ tháng
7/2008 khi dấu hiệu suy thoái tại các nước phát triển trở nên rõ ràng chủ yếu do xuất khâu suy giảm mạnh Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm từ mức trên 10% các năm trước đây xuống 9%, Philippines cũng giảm từ mức
7,2% năm 2007 xuống còn 4,6%, Singapore chỉ tăng 1,5% so với mức tăng mạnh 7,7% của năm 2007
Năm 2009, kinh tế các nước Châu Á cũng chịu ảnh hưởng của khủng
Trang 3430
thấp kỷ lục 6,5% trong quý 1⁄2009, từ quý II⁄2009 kinh tế Trung Quốc đã
phục hồi và trở thành nước có diễn biến kinh tế khả quan nhất thế giới
Bối cảnh kinh tế, xã hội thế giới giai đoạn 2010-2013
Khu vực các nước phát triển tăng trưởng 1,6% năm 2011 và 1,9% năm
2012, so với tăng trưởng 3,1% của năm 2010 Khu vực các nước đang phát
triển và mới nỗi, tăng trưởng 6,4% năm 2011 và 6,1% năm 2012, so với mức
7,3% năm 2010
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất 1% điểm tăng
trưởng, với GDP sẽ chỉ tăng 1,5% trong nam nay và 1,8% trong năm 2012
Với 17 nước thuộc khu vực đồng euro, tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt khoảng
nửa điểm, còn 1,1% vào năm 2012
Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ đạt mức 0,5% trong năm nay Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với mức tăng trưởng 9% trong năm tới Nga, Mỹ Latin, châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi tăng trưởng sẽ
thấp hơn so với dự báo trước đây
Nợ công tăng cao, ngân sách thâm hụt:
Tại Mỹ, thâm hụt ngân sách tính đến quý II năm 2011 là 970,52 tỷ
USD, giảm 33,5 tỷ USD, tương đương 3,3% so với cùng kỳ năm 2010 Bộ
Tài chính Mỹ dự báo, thâm hụt ngân sách liên bang trong cả năm 2011 có thê
lên tới 1.650 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vượt mức 1.000 tỷ USD
Châu Âu, khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục lan rộng Khoản nợ phải
trả cho năm 2011 lên tới 560 tỷ euro (736 ty USD), cao hon 45 tỷ USD so với năm 2010 Mặc dù EU đã đưa ra các gói cứu trợ gần 300 tỷ euro cho Hy Lạp,
Ireland, Bồ Đào Nha, nhưng những khâu yếu nhất trong khu vực Eurozone vẫn chưa thực sự thoát hiểm Kinh tế Hy Lạp, Ireland vẫn tiếp tục suy thối,
nợ cơng tăng cao, có thể lên tới 160% vào các năm tới
Vốn đầu tư dịch chuyển và suy giảm: Luồng vốn FDI dịch chuyển từ
Trang 3531
USD năm 2010 lên mức 555 tỷ USD năm 2011 và sẽ là 603,6 tỷ USD trong
năm 2012 Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lại có xu hướng giảm Luỗồng vốn này dự kiến giảm từ mức 147,8 tỷ USD trong năm 2010
xuống còn 119,1 tỷ USD trong năm 201 1
Tỷ giá diễn biến bắt lợi: Ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đang điều chỉnh lãi suất theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với lạm phát Nửa đầu năm 2011, Trung Quốc đã 3 lần tăng lãi suất lên đến mức
6,56% và 6 lần tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc; Nga cũng nâng từ mức 7,75%/năm
lên 8%/năm; Ấn Độ nâng từ mức 5,75% lên 6,25%/năm; Thái Lan cũng 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất từ 2% lên mức 3%/năm; Philippines tăng từ
4,25%/năm lên 4,5%/năm, Malaysia tăng từ 2,75%/năm lên 3%/năm
Trong năm 2013, kinh tế toàn cầu đã phục hồi khiêm tốn Tuy nhiên, sự
hồi phục này vẫn chưa thực sự vững chắc
Có thể khái quát thực trạng các nền kinh tế chủ yếu năm 2013 như sau:
Kinh tế Mỹ, đầu tàu lớn nhất của kinh tế thế giới năm 2013, đo khó khăn về
tài chính, nên đã không phục hồi nhanh chóng, mức tăng GDP chỉ đạt 1,6%
Kinh tế EU đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm và chưa đều sau 5 năm giảm sút
Kinh tế các nước ASEAN và châu Á vẫn năng động, dự kiến duy trì ở mức 6,6%, cao hơn mức 6% của năm 2012 và cũng cao hơn mức được dự
đoán hồi đầu năm là 5,75%
Kinh tế Nhật Bản năm 2013 có bước chuyển biến sáng sủa, đã thoát khỏi thời kỳ tăng trưởng âm và duy trì ở mức tăng GDP 1,8%
Kinh tế các nước ASEAN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn năm
2012 ở hầu hết các quốc gia
Kinh tế Mỹ La-tinh bị tác động bởi yếu tố chính trị, xã hội, vì vậy tăng
Trang 3632
Bra-xin là nước có nền kinh tế năng động thuộc nhóm BRICS, dự doán năm
2013 chỉ tăng trưởng được 4%
Kinh tế châu Phi phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới, nên thường bị
tác động nhiều bởi yếu tố bên ngoài
Tóm lại, kinh tế thế giới trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2013 đã diễn ra hết sức phức tạp Cùng với những thành quả to lớn, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Nhưng trong những năm tiếp theo, toàn bộ nền kinh tế sẽ được khôi phục và phát triển mạnh mẽ hơn
Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Tình hình tăng trưởng xuất nhập khâu:
Trong hai năm đầu sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (2007 và 2008), xuất khẩu của ta đã tăng trưởng mạnh Năm 2007,
kim ngạch xuất khâu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006 Trong
năm 2008, kim ngạch xuất khâu đạt 62,7 tỷ USD, tăng tới 29,1% so với năm
2007 Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu chỉ dat 57,1 ty USD, giam 8,9% so với năm 2008, nhưng vẫn cao
hơn mức kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 45,8% Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục tăng trưởng, ước tính đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009
Tình hình nhập siêu của Việt Nam chủ yếu từ các nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn quốc Nhập khẩu chủ yếu là các nguyên nhiên phụ liệu, vật
tư và thiết bị máy móc Trong đó, ty trong nhập siêu năm 2009 là 43% giảm 0,4% so với năm 2008
Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng đầu tư:
Một là, chuyển địch cơ cấu: Trong mây năm vừa qua, cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực do khu vực
Trang 3733
hắn Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội vẫn tiếp tục xu thế tăng từ 22,6% năm 2001 lên 38,5% vào năm
2007, nhưng giảm xuống còn khoảng 33,9% năm 2009 và 31,2% năm 2010
Chuyên dịch cơ cầu đầu tư theo thành phần kinh tế cho thấy, trong khi
đầu tư nước ngoài và đầu tư ngoài nhà nước tăng lên nhờ môi trường đầu tư minh bạch hơn, và giảm đi cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu thì vốn đầu tư nhà nước lại thay đổi theo chiều hướng ngược lại Điều này cho thấy, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, nền kinh tế ngày càng mang tính thị trường, trong đó đầu tư không thuộc khu vực nhà nước đóng vai trò ngày
càng quan trọng, còn đầu tư nhà nước đang dan trở thành công cụ điều tiết
phát triển kinh tế ôn định
Hai là, đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất từ các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới Việc
thực hiện các cam kết này, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách đầu tư nước ngoài trong thời gian qua nhìn chung đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước, nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình
hội nhập Cải cách hành chính trong đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng
nhận đầu tư được đây mạnh, quy trình thủ tục xuất, nhập khẩu thuận lợi hơn,
cơ chế một cửa ở một số địa phương đã được thực hiện tốt, các thủ tục liên
quan đến đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư đã đơn giản và
nhanh chóng hơn Điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng như mạnh dạn hơn trong việc tăng vốn, mở
Trang 3834
có sự phát triển vượt bậc Thực hiện vốn đầu tư của khu vực đầu tư nước
ngoài trong 2 năm đầu là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới có sự tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng 75,3% vào năm 2007 và 42,6% vào năm 2008 (theo USD giá thực tế) Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, vốn đầu tư thực hiện của khu
vực đầu tư nước ngoài chỉ giảm 15% so với năm trước và năm 2010 con số
này đã tăng 10% so với năm 2009
Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới,
đầu tư của khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng và đầu tư toàn xã hội nói
chung ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ những biến động của tình hình
kinh tế thế giới, nhất là khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ
cuối năm 2008
Hoàn thiện thể chế kinh tế:
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã rất nỗ lực cải thiện khung pháp lý
để nội luật hóa cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, nhằm hình
thành môi trường kinh doanh cạnh tranh bình dang, minh bach, giam su can
thiệp của Chính phủ vào thị trường thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả,
phân bổ nguồn lực, sở hữu, các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền
Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012 — 2013
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ôn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tếNhư vay, so Với mục tiêu
tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến
Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản
Trang 3935
Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ
làm cho tình hình khó khăn thêm
Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn
Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng
sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại
Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể
mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện
Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh
nghiệp thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng chi tiêu công không
thé giảm, nên đang trở thành vẫn đề nan giải cho bài toán ngân sách năm 2014
và 2015
2.1.2 Tình hình lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 đến nay
Trong ba năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, lạm phát đã tăng liên tục từ 6,4% vào 1/2007 và đạt đỉnh 28,3% vào
tháng 8/2008 rồi hạ xuống 6% vào tháng 5/2009 Ngoài việc chịu tác động
mạnh hơn từ sự tăng mạnh của giá cả thế giới do kết quả của việc hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những tác động khác nhau đối với giá cả ở Việt Nam Dưới tác động của các nhân tố này, lạm phát đã thay đổi theo những chiều hướng khác nhau Tuy nhiên, quá trình hội nhập không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra những diễn biến lạm phát trong mấy năm vừa qua Trên thực tế, diễn biến lạm phát còn chịu
tác động của nhiều yếu tố nội tại, trong khi đó, công tác điều hành chính sách
kinh tế vĩ mô chưa được điều chỉnh một cách linh hoạt nên đã làm cho lạm
Trang 4036 Biểu đồ: 1.1: Chi s6 CPI tir 8/2004-8/2014 21.65 15.69 Mùi: 513 7 489 677 « aug, 208 Behiu pian = Hh nm 2004 2005 2006 1007 2008 2009 1010 2011 41 1013 1014 Nguồn: Tổng cục Thống kê [27]
Từ biểu đồ trên cho thấy, Mức tăng CPI tháng 8-2014 chỉ tưrơng đương
mức tăng của tháng trước đã gây bất ngờ bởi vì trong tháng 8 của 3 năm gần
đây, CPI luôn tăng ở mức cao, thậm chí trong nhiều năm CPI tháng 8 tăng khoảng 1% so với tháng 7, tháng 8-2014 tăng 0,22% so với tháng trước và tăng
4,31% so với cùng tháng năm trước Nhu vay, sau 8 thang, CPI ca nước mới chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức sự tăng trưởng kinh tế trong nước Diễn biến CPI 8 tháng đầu năm 2014, đã tạo ra thời cơ cho các chủ thể trên thị trường Đây sẽ là thời cơ thuận
lợi cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô yên tâm hơn với việc én định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát - mục tiêu hàng đầu của cả năm - có dự
dia dé tập trung cho mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm trước, bằng việc chuyển
đổi chính sách và các giải pháp quản lý điều hành Đây cũng là thoi co dé tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bằng các chính sách
miễn, giảm, hoãn một số khoản thu ngân sách, hỗ trợ lãi suất đầu tư hoặc cho
vay tạm trữ sản phâm khi giá cả xuất khẩu bị sụt giảm; huy động trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp hơn đề phục vụ cho đầu tư công
Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hoá,
dịch vụ là cần thiết và đúng hướng, vẫn phải được tiễn hành, song cần phải