Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và tronghoạt động của các doanh nghiệp nhà nước DNNN và tập đoàn lớn.. Sự điềuchỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự g
Trang 1Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 1-
-TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài:“Lạm phát và biện pháp kiềm chế,
kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay”.
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Lớp: HK5
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầucùng với những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tếnước ta đã có những biến động về phương diện kinh tế vĩ mô Do đó chỉ riêng từ quý1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rất lớn về chính sách và mục tiêu phát triểnkinh tế
Những lo ngại về nguy cơ lạm phát lại được nhiều người quan tâm trong thờigian gần đây Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng tăng 0.55%, cao hơn khá nhiều
so với mức 0.15% của tháng trước Tính ra 10 tháng đầu năm CPI tăng 5.07%, đây làmức không cao so với một số năm gần đây Tuy nhiên, lạm phát đang có dấu hiệuquay trở lại
Vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện những chính sách quyết liệtnhư: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn Các biệnpháp này có mục đích ngăn chặn nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản Quỹ tiền
tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức cũng đưa ra cảnh báo lạm phát của Việt Nam cóthể lên 2 con số trong năm 2010 Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng cảnh báonhững bất ổn vĩ mô do lạm phát cao có thể xảy ra vào năm tới
Như vậy, ngoài vấn đề tỷ giá thì lạm phát nổi lên như một vấn đề kinh tế vĩ môđược quan tâm
Ngoài lời nói đầu và kết luận bài tiểu luận gồm 4 phần chính:
Trang 3-1 Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trung bình hay giảm sức mua củađồng tiền
Trong phạm vi toàn cầu, khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sựphá giá tiền tệ so với các loại tiền khác
2 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua
Ta có bảng số liệu tỷ lệ lạm phát từ 2002 đến 2010 (Đơn vị %)
Tỷ lệ tăng GDP 7.08 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 6.23 5.32 6.7
Tỷ lệ lạm phát 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.63 19.89 6.52 10.5
3 Nguyên nhân gây lạm phát
Lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế chủ yếu là nôngnghiệp vốn yếu kém, lạc hậu lại mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bênngoài như: Vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liêu công nghiệp, các dây chuyền sản xuấttiên tiến cụ thể chúng tôi đi phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong những nămgần đây
* Lạm phát do chi phí đẩy
Do giá của các yếu tố đầu vào tăng cao đặc biệt là giá các yếu tố đầu vào cơ bảnnhư vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu, lương thực thực phẩm thiếtyếu “4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007, giá xăng dầu thế giới đã tăng51,24%, phôi thép tăng 43%, phân bón tăng 67%, giá ngô tăng 31%, đậu tương tăng87%, lúa mì tăng 130% ), trong khi đó 70% nhập khẩu của Việt Nam là các mặt hàngnguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước; nhiều mặt hàng
có tỷ trọng nhập khẩu cao như: xăng dầu (98%), phôi thép (65% - 70%), nguyên liệusản xuất thuốc (60%) , phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới”
* Lạm phát do cầu kéo
Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân
tố làm cho tổng cầu tăng nhanh Giá tăng (theo quy luật cung - cầu)
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 3-
Trang 4+ Thị trường đầu tư toàn XH năm 2007 là 493,6 nghìn tỉ chiếm 43% GDP với
số vốn trực tiếp nước ngoài thực tế đạt 6,4 tỉ USD cao hơn 77% so với năm 2006 + Chi tiêu ngân sách chính phủ ngày càng lớn Tổng chi ngân sách nhà nướcnăm 2007 là 399,4 nghìn tỉ đồng vựơt khoảng 11,7% so với dự toán năm Bội chi ngânsách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng bằng 4,95% GDP
* Một số nguyên nhân khác
Do sự tích tụ lạm phát từ những năm trước đó cộng với chính sách kinh tế vĩ
mô của những năm trước chưa triệt để, lạm phát tích tụ và tăng cao vào những năm
2007 – 2008
Vòng xoáy lạm phát: Do sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trongdài hạn nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời kéo theo sự gia tăng khôngngừng của mức giá Nhưng tổng cung (năng lực sản xuất) tăng chậm hơn so với mức
độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức giá tăng cao hơn đáng kể
Do VN gia nhập WTO, đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng nên cũngchịu ảnh hưởng từ nhiều nền kinh tế khác
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 4-
Trang 5-1 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua
Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụtgiá của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987 Kể từ năm 1993, lạm phát đãđược khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số
Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam.Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8% Thời kỳnày gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng
nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa Năm 2007, chỉ số CPItăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạmphát ở Việt Nam CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tínhtheo năm của năm 2008 đã lên đến 30% Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%,tính theo trung bình năm tăng 22.97%
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiềuhàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế CPI năm
2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây Tuy vậy, mức tăng nàynếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều
Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7% Mục tiêunày có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35% Ngoài ra,nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trongnhững tháng sắp tới
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 5-
Trang 6sẽ tăng giá về cuối năm khi nhu cầu tăng cao là vật liệu xây dựng nhiều khả năng cũng
sẽ là nhân tố tác động mạnh đến CPI tháng cuối năm Tuy nhiên,việc nhóm hàngnguyên vật liệu xây dựng sẽ tăng ở mức nào còn tùy thuộc vào giá cả trên thế giới vàviệc biến động của tỷ giá Tính đến tháng 10,CPI 10 tháng đã là 7,58%
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 6-
Trang 7-* Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 sovới tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay.Lạm phát bình quân năm là 9,19%.
Diễn biến CPI các tháng trong 2 năm 2009 – 2010
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 7-
Trang 8Có thể nói năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp Từ đầu năm đếncuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đốithấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết Tuynhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI bắt đầu xu hướngtăng cao, đến hết tháng 11 CPI tăng tới 9,58%
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân Thứnhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăngcao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lươngthực, thực phẩm, vật liệu xây dựng Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu củanước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăngchi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiềnnội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóatăng theo Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Namnhững năm trước vẫn còn Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và tronghoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn Do vậy, kích cầuđầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩmđịnh và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại Sự điềuchỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay củacác ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làmtăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011
2 Các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam
* Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát của ta đã được tích tụ nhiều năm ở 3lĩnh vực chủ yếu:
Cơ cấu kinh tế đang bộc lộ những vấn đề không hợp lý với những biểu hiện cụthể như đầu tư dàn trải, lượng tiền lớn tung ra lưu thông nhưng hàng hoá sản xuất rakhông tương xứng, quan hệ cung cầu hàng-tiền bị phá vỡ Nhập siêu liên tục tăng với
số lớn làm cho cán cân thương mại, cán cân thanh toán ngày càng thâm hụt Đây lànguyên nhân sốc gây ra lạm phát Về chính sách tài khoá trong vòng 10 năm liên tục,chúng ta bội chi ngân sách so với GDP ở mức cao 5%, năm 2007 là 5,8% cộng vớitình trạng thất thu ngân sách không được giải quyết triệt để và chi hành chính không -Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 8-
Trang 9được kiểm soát chặt chẽ, gây lãng phí, thất thoát Đây cũng là một kênh gây áp lực lạmphát quan trọng.
Chính sách tiền tệ mà biểu hiện cụ thể là chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối
và thực hiện các công cụ của nghiệp vụ thị trường mở điều hành không nhuần nhuyễn,còn những bất cập…Tất cả những hạn chế này không những làm cho nhiều giải phápchống lạm phát đúng không được triển khai có kết quả mà còn gây ra tình trạng khắcphục lạm phát chậm, thậm chí có lĩnh vực còn làm cho lạm phát tăng lên
Lâu nay, khi xác định yếu tố và giải pháp kiềm chế lạm phát, nhiều người vẫnnhấn mạnh đến yếu tố tiền tệ - tín dụng Điều đó không sai, nhưng tiền tệ - tín dụngthường là tác nhân và cũng là sự bộc lộ, là biểu hiện của lạm phát (sự mất giá của đồngtiền), còn nguyên nhân sâu xa chính là đầu tư không có hiệu quả, chi tiêu vượt số làm
ra, bội chi ngân sách quá cao Vì vậy, thu - chi ngân sách là một kênh quan trọng, cầnđược quan tâm nhiều hơn Cùng với việc tăng thu, giảm bội chi, cần phải quan tâm tớitiết kiệm chi đầu tư công, chi tiêu công
* Ngoài ra sự gia tăng giá cả và chi phí của các nhân tố “đầu vào”
Từ đầu năm 2010, giá một số mặt hàng chủ chốt tăng giảm thất thường mà chủyếu là tăng lên (như xăng đã tăng thêm từ 550 - 590đ/lít từ ngày 21/2/2010, điện tăng6.8% từ 1/3/2010, kể cả giá than và cả giá tàu hỏa, tiền lương tăng từ 1/5/2001), có thể
sẽ tác động mạnh tới CPI năm 2010 của Việt Nam (đến đầu tháng 6/2010, tuy giá xăng
có giảm 500đ/lít, do giá dầu trên thị trường thế giới giảm, nhưng dường như các mặthàng khác không giảm hoặc giảm không đáng kể) Mặt khác, do tác động của chínhsách tài chính - tiền tệ, nên các NHTM vẫn tìm cách tăng lãi suất huy động và cho vay,kết hợp với Nhà nước có chủ trương bãi bỏ các khoản miễn giảm nghĩa vụ tài chínhcho doanh nghiệp, tăng thu thuế (dự kiến thuế tài nguyên), những điều nàysẽ ít nhiềulàm tăng chi phí sản xuất “đầu vào”, do đó tăng giá đầu ra các hàng hóa và dịch vụcung ứng từ nguồn trong nước
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang 9-
Trang 10Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang10-
Trang 11-PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CỦA
CHÍNH PHỦ
1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng cáccông cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phươngtiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nềnkinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuấthàng hoá và xuất khẩu phát triển
Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy độngtheo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương Tăng cường kiểm soát và giámsát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúngcác quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng Kịp thời phát hiện, xử lýcác vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngngân hàng
2 Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nângcao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyêncủa các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệpnhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội Cắtgiảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng caohiệu quả của nền kinh tế Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hànhchính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệuquả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp Điều này sẽđược thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cáctỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạngmục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém -Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang11-
Trang 12hiệu quả Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoànthành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩynhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất
3 Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa.
Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanhhậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm Hiện nay,tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viênđầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăngmạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc,tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu,góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lạikhông gây phản ứng phụ Triển khai việc tu bổ các công trình hồ chứa, đê điều, côngtrình thủy lợi nhằm chủ động đối phó với thiên tai trong mùa bão, lũ sắp tới để đảmbảo an toàn lao động cho sản xuất và đời sống
Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủtịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn,vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.Đồng thời, có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả các mặt hàng thiết yếu,như: lương thực, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, Chủ động
đề ra và áp dụng phương án khắc phục tình trạng thiếu điện và bảo đảm điện cho sảnxuất
4 Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.
Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính liênquan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng caokhả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàngrào kỹ thuật và các biện pháp nhập khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta
để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu
Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang12-
Trang 13-tiến tại các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để tăng xuất khẩu Tăngcường các giải pháp khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu,
thúc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và du lịch Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn cung lương thực, thựcphẩm trên thị trường nội địa, bảo đảm an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quámức của nhóm hàng này
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phùhợp với chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu Có cơ chế và chỉ đạo các ngân hàng thươngmại mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, xử lý kịp thời các ách tắc về tíndụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý cho xuất khẩu
Bộ Tài chính chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng công cụ thuế để tăng thuếxuất khẩu ở mức hợp lý đối với than, dầu thô Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như:
ô tô nguyên chiếc, linh kiện lắp ráp ô tô dưới 12 chỗ ngồi, một số mặt hàng điện tử,điện lạnh, xe và linh kiện lắp ráp xe hai bánh gắn máy, rượu, bia để thực hiện mục tiêugiảm nhập siêu nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với cam kết hội nhập, áp dụng các hàngrào kỹ thuật và các biện pháp khác cần thiết, phù hợp với các cam kết quốc tế để hạnchế các mặt hàng thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu
5 Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung.
Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ởcác cơ quan, đơn vị Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn Vì vậy,Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanhnghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông Chính phủkêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng.Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phầnnâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội
6 Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang13-
Trang 14Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luậtnhà nước về giá Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trênthị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêudùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoángsản.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giábán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình Chính phủ đãchỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầunày và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lýbán lẻ của doanh nghiệp Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham giatích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả
7 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất làvùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp Chính phủ
đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội
Chính phủ quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho người lao động thuộckhối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theohướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp vốn đầu tư nướcngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tạiViệt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trangtrại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tựdạy nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểuvùng Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên20% so với mức chuẩn hiện hành
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang14-
Trang 15Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 289/QĐ-TTg về một
số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộcận nghèo và ngư dân Theo đó, thực hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầuhoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách và hộnghèo ở những nơi chưa có điện, điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho ngườinghèo lên 130.000 đồng/người/năm; hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối vớithành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hỗ trợ ngư dân muamới, đóng mới hay thay máy tàu sang loại tiêu hao ít nhiên liệu hơn; hỗ trợ về kinh phí
và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng trên các tàu cá, tàu dịchvụ; hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứngdịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản
Chính phủ quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinhviên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi đểhọc tập Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiêntai, thiếu đói Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêuquốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai Điềuquan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn
hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng
8 Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyềnnhằm tạo sự đồng thuận cao trong tất cả các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp
và trong các tầng lớp nhân dân để thực hiện các mục tiêu và giải pháp đã đề ra nhằmđưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, phát triển ổn định
Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức rất gay gắt nhưng thời cơ,thuận lợi và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản.Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu, các giải pháp trên, có kế hoạch tổ chứcthực hiện ngay trong tháng 4 năm 2008
Nhóm 10 - Lớp HK5 – Trường Đại Học Thương Mại -Trang15-