1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN - SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN ĐỊA TÔ TRONG KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN CỦA C.MÁC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

29 363 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 208,5 KB

Nội dung

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được từng mét đất của tổ quốc.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được từng mét đất của tổ quốc Ngày nay đất nước ta đang trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa, vớiđiều kiện xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún,

tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai Vì vậy, đất nông nghiệp là tài sản quý giánhất, nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nềnkinh tế thị trường hiện nay Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã cónhững nỗ lực hỗ trợ nông dân tiếp cận quyền sử dụng đất đai, chính sách phápluật về đất đai có rất nhiều thay đổi Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã đượcban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001) Hàng trămvăn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cònkhông ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn Trình độ, năng lựccán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đangbiến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nêncông tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập Nhiều vấn đề phát sinhtrong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời Quyền

sử dụng đất của nông dân và vấn đề bảo hộ nông dân giữ quyền sử dụng đất cảvới tư cách tư liệu sản xuất, lẫn tư cách tài sản đang tồn đọng nhiều bất cập Vìvậy đã nẩy sinh nhiều vấn đề kiện tụng kéo dài, trong đó khiếu kiện về đất đaichiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện Nhiều vụ việc để lại hậu quả nghiêmtrọng, ví như vụ giải toả thu hồi đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng vừa qua, nếu khônggiải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tincủa đông đảo nhân dân đối với Đảng và chính quyền nhà nước Đây là cơ hội đểcác thế lực thù địch xuyên tạc chống phá Đảng và chế độ ta Để khai thác, pháthuy một cách hiệu quả cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từnguồn tài nguyên quý giá này, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có một chính

Trang 2

sách về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng đắn, khoahọc và minh bạch Chính sách ấy phải được xây dựng trên một nền tảng tưtưởng cách mạng và khoa học, đó là học thuyết Mác- Lênin, và phải được vận

dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể Chính vì vậy mà em chọn đề tài :" Sự kế thừa và phát triển lý luận về địa tô trong kinh tế chính trị cổ điển của C.Mác, thực trạng và giải pháp của sự vận dụng chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay"

2 Phương pháp nghiên cứu :

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp phân tích, tổng hợp, sosánh để làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng có chọnlọc thành quả nghiên cứu của các tác giả khác về chính sách ruộng đất hiện nay

I SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ TRONG KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN CỦA C.MÁC

1.1 CÁC QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG TRƯỚC MÁC VỀ ĐỊA TÔ

Khi nói về địa tô không phải chỉ có C.Mác mới đề cập đến, mà trước đó

có rất nhiều nhà kinh tế học đã đề cập, với các quan điểm tư tưởng khác nhau,

và sau này C.Mác là người kế thừa và phát triển lý luận về địa tô một cách đầy

đủ, hoàn bị và khoa học Tiêu biểu cho các tư tưởng kinh tế về lý luận địa tô, đó

là trường phái kinh tế học cổ điển

1.1.1 Lý luận địa tô của W.Petty

- Lý luận này được bắt đầu từ W.Petty

Ông đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô trong sản xuất Theo ông: Địa tô là sốchênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất bao gồm chi phí tiền công

và cây, con giống; về chất, địa tô là giá trị dôi ra ngoài tiền công, là sản phẩm của laođộng thặng dư; ông đã nghiên cứu địa tô chênh lệch và cho rằng các mảnh ruộng xagần khác nhau có mức địa tô khác nhau Ông chưa biết đến địa tô tuyệt đối

1.1.2 Sự phát triển lý luận địa tô của A Smith

- Thành tựu:

A Smith cho rằng khi ruộng đất bị tư hữu thì địa tô là khoảng khấu trừ thứnhất vào sản phẩm lao động Nó là tiền trả cho việc sử dụng đất

Trang 3

Ông đã phát hiện ra độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện để chiếm hữuđịa tô.

Ông còn cho rằng quy mô địa tô nhiều hay ít phụ thuộc vào giá cả sản phẩm,địa tô là giá cả của độc quyền Phân biệt được địa tô chênh lệch do độ màu mỡ và vịtrí của ruộng đất đưa lại

Ông đã chỉ ra mức địa tô trên một mảnh ruộng là do thu nhập của mảnhruộng đó đưa lại, phát hiện ra địa tô trên những ruộng canh tác chủ yếu quyếtđịnh địa tô trên ruộng trồng cây khác

- Hạn chế:

Coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn

Chưa hiểu đúng sự chuyển hóa của lợi nhuận thành địa tô

Coi địa tô là một yếu tố cấu thành giá cả tự nhiên rồi lại coi nó là một khoảndôi ra ngoài giá cả tự nhiên

Chưa hiểu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối

Còn bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trọng nông khi cho rằng năng suất lao động nôngnghiệp cao hơn công nghiệp, do nông nghiệp được sự trợ giúp của tự nhiên

1.1.3 D Ricardo tiếp tục phát triển lý luận về địa tô của W Petty và A Smith

Ông bác bỏ luận điểm cho rằng địa tô là sản vật của những lực lượng tựnhiên hoặc do năng suất lao động đặc biệt trong nông nghiệp mang lại và đã giảithích địa tô trên cơ sở lý luận giá trị lao động

Theo ông, địa tô được hình thành theo quy luật giá trị Giá trị nông sảnđược hình thành trên điều kiện ruộng đất xấu nhất Vì diện tích ruộng đất có hạnnên xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu Do tư bản kinh doanh trên ruộngđất tốt và trung bình thu được lợi nhuận siêu ngạch, khoản này phải nộp cho địachủ gọi là địa tô

Đã phân biệt địa tô với tiền tô và cho rằng chúng phục tùng những quyluật khác nhau và thay đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau

Sai lầm của D Ricardo: Gắn lý luận địa tô với quy luật màu mỡ của đất đai

Trang 4

ngày càng giảm sút; chưa biết đến địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối,cho rằng thừa nhận địa tô tuyệt đối là vi phạm quy luật giá trị.

1.2 SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ TRONG KINH TẾ HỌC

CỔ ĐIỂN CỦA C.MÁC

Như chúng ta đã biết, dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản công nghiệp ra đời sớm

và phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực nông nghiệp Khi nghiên cứu về địa tô,trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đang phát triển mạnh C.Mác

đã kế thừa những thành tựu của các nhà kinh tế chính trị trước đó, đặc biệt các

tư tưởng của trường phái kinh tế chính trị cổ điển, và đã phát triển nó lên mộttầm cao mới một cách hoàn bị Theo C.Mác nông nghiệp cũng là một lĩnh vựcsản xuất của xã hội Nhà tư bản nông nghiệp tiến hành kinh doanh nông nghiệpcũng chiếm đoạt một số giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp mà họ thuêmướn tạo ra.Tất nhiên họ không thể chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư đó màphải cắt một phần để nộp tô cho địa chủ Là nhà tư bản kinh doanh trước hết họphải đảm bảo thu được lợi nhuận bình quân cho tư bản của họ bỏ ra Do đó đểnộp tô cho địa chủ, họ còn phải bảo đảm thu được một số giá trị thặng dư vượt

ra ngoài lợi nhuận bình quân đó, một lợi nhuận siêu ngạch, khoản lợi nhuậnsiêu ngạch này phải được bảo đảm thường xuyên và tương đối ổn định Bộphận siêu ngạch này là do công nhân nông nghiệp tạo ra, nộp cho địa chủ với

tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất Có khi địa chủ không cho thuê ruộng đất mà tựmình thuê công nhân để khai thác ruộng đất của mình Trong trường hợp nàyđịa chủ hưởng cả địa tô lẫn lợi nhuận

Để làm rõ được bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa hơn, C.Mác đã sosánh giữa địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến

1 2.1 So sánh địa Tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến

- Sự giống nhau:

Trước hết là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế đồngthời cả hai loại địa tô này đều là kết quả của sự bóc lột đối với những người laođộng

- Sự khác nhau:

Trang 5

Hai loại địa tô này cũng khác nhau về mặt lượng và chất

Địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp :

Địa chủ với Nông dân

Trong đó giai cấp địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân

Còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa 3 giai cấp

Giai cấp địa chủ - Giai cấp tư bản kinh doanh ruộng đất - Công nhânnông nghiệp làm thuê

Trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân thông qua tư bản hoạt động

Nhưng cuối cùng C.Mác cũng kết luận rằng: “ Dù hình thái đặc thù củađịa tô như thế nào thì tất cả những loại hình của nó đều có một điểm chung là

sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất đượcthực hiện”

Với kết luận này C Mác đã khẳng định địa tô chính là phương tiện, làcông cụ để bọn địa chủ bóc lột nông dân, ai có ruộng, ai có đất thì được quyềnthu địa tô tức là có quyền bóc lột sức lao động của người làm thuê

Nếu nhìn vào bề ngoài, ta không thể thấy được sự bóc lột của địa chủ đốivới nông dân, thực chất là giúp chúng gián tiếp bóc lột thông qua những nhà tưbản kinh doanh ruộng đất, thuê đất của địa chủ để cho nông dân làm Vấn đềđặt ra ở đây là tại sao nhà tư bản lại có thể thu được phần giá trị thặng dư dôi rangoài lợi nhuận bình quân để trả cho chủ ruộng đất Việc nghiên cứu địa tôchênh lệch và địa tô tuyệt đối sẽ giải thích điều đó

1.2.2.Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

1.2.2.1.Địa tô chênh lệch.

Trang 6

Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp cũng đều phải có lợi nhuậnsiêu ngạch Nhưng trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ là một hiện tượngtạm thời đối với nhà tư bản nào có được điều kiện sản xuất tốt hơn Còn trongnông nghiệp thì ít nhiều có khác, lợi nhuận siêu ngạch hình thành và tồn tại mộtcách tương đối lâu dài Vì một mặt không thể tự tạo thêm ruộng đất tốt hơn, gầnnơi tiêu thụ nhưng có thể xây dựng được thêm nhiều nhà máy tối tân hơn trongcông nghiệp, mặt khác diện tích ruộng đất có hạn và toàn bộ đất đai trồng trọtđược đã bị tư nhân chiếm đoạt hết, và cũng có nghĩa là đã có độc quyền kinhdoanh những thửa ruộng màu mỡ, có vị trí thuận lợi thì thu được lợi nhuận siêungạch một cách lâu dài.

Nhưng có phải chỉ có ruộng đất tốt hay ít nhất là ruộng đất trên mức trungbình mới thu được lợi nhuận siêu ngạch không?

Về mặt này nông nghiệp cũng khác công nghiệp Trong công nghiệp giá trịhay giá cả sản xuất háng hoá là do những điều kiện sản xuất trung bình quyếtđịnh Còn trong nông nhiệp, giá cả hay giá trị sản xuất của nông phẩm lại donhững điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định Đó là vì nếu chỉ canh tác nhữngruộng đất tốt và trung bình, thì không đủ nông phẩm để thoả mãn nhu cầu của xãhội nên phải canh tác cả những ruộng đất xấu, và do đó cũng phải bảo đảm chonhững nhà tư bản đầu tư trên những ruộng đất này có được lợi nhuận bình quân Như vậy giá cả sản xuất của nông phẩm trên những ruộng đất có điều kiệnsản xuất xấu là giá cả sản xuất chung của xã hội nên nhà tư bản kinh doanh trênnhững ruộng đất trung mình cũng thu được lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuậnbình quân Thực chất thì địa tô chênh lệch cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch,hay giá trị thặng dư siêu ngạch

Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, thuđược trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn Nó là số chênh lệch giữa giá

cả chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đấtxấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất trung bình và tốt Nó sinh ra là

do có độc quyền kinh doanh ruộng đất nhưng bên cạnh đó lại có độc quyềnchiếm hữu ruộng đất, nên cuối cùng nó vẫn lọt vào tay chủ ruộng đất

Cũng cần chú ý rằng không phải địa tô chênh lệch là sản phẩm do độ màu

mỡ ruộng đất sinh ra Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trongnông nghiệp là do lao động thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra Màu mỡ

Trang 7

ruộng đất chỉ là điều kiện tự nhiên hay cơ sở tự nhiên làm cho lao động củanông dân có năng suất cao hơn, và là điều kiện không thể thiếu được để cho lợinhuận siêu ngạch hình thành, cũng như địa tô nói chung, không phải là do ruộngđất mà ra, nó là do lao động đã bỏ vào ruộng đất và do giá cả của sản phẩm laođộng của nông phẩm ,chứ không phải do bản thân ruộng đất.

C.Mác nói : ‘Lực lượng tự nhiên ấy không phải là nguồn gốc sinh ra lợinhuận siêu ngạch , mà chỉ là cơ sở tự nhiên khiến có thể đặc biệt nâng cao năngsuất lao động lên”

Sở dĩ Mác nói như vậy là vì nếu không có bàn tay con người, không có sứclao động thì với điều kiện tự nhiên tốt cũng không thể tạo ra được nhiều lợinhuận nhưng với sức lao động có hạn của con người, nếu điều kiện tự nhiên tốt

sẽ thúc đẩy sản xuất nâng cao lợi nhuận siêu ngạch

Chính lao động với năng suất cao đã làm cho nông phẩm thu được trên mộtdiện tích canh tác tăng lên, và giá cả sản xuất chung của một đơn vị nông phẩm

hạ xuống so với giá cả sản xuất chung của nông phẩm, do đó mà có lợi nhuậnsiêu ngạch Sự hình thành của lợi nhuận siêu ngạch mà từ đó có địa tô chênhlệch, được minh hoạ bằng ví dụ sau đây:

Địa tô chênh lệch có hai loại địa tô:

+Địa tô chênh lệch I

+ Địa tô chênh lệch II

- Địa tô chênh lệch I:

Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên cơ sở ruộng đất màu mỡ Ngoài

ra, ruộng đất có vị trí thuận lợi như ở gần nơi tiêu thụ hay đường giao thôngthuận tiện cũng đem lại địa tô chênh lệch I, bởi vì ở gần nơi tiêu thụ như thànhphố, khu công nghiệp hay đường giao thông vận tải thuận tiện, sẽ tiết kiệm đượcmột phần lớn chi phí lưu thông khi bán cùng một giá; những người phải chi phívận tải ít hơn đương nhiên được hưởng một khoản lợi nhuận siêu ngạch so vớinhững người phải chi phí vận tải nhiều hơn, do đó mà có địa tô chênh lệch

- Địa tô chênh lệch II:

Là do thâm canh mà có Muốn vậy phải đầu tư thêm tư liệu sản xuất và laođộng trên cùng một khoảng ruộng đất, phải cải tiến kĩ thuật, nâng cao chấtlượng canh tác để tăng năng suất ruộng đất và năng suất lao động lên

Chừng nào thời hạn thuê đất vẫn còn thì nhà tư bản bỏ túi số lợi nhuận siêu

Trang 8

ngạch trên Nhưng khi hết hạn hợp đồng thì chủ ruộng đất sẽ tìm cách nâng mứcđịa tô lên để giành lấy lợi nhuận siêu ngạch đó, biến nó thành địa tô chênh lệch I.

Vì lẽ đó, chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê ruộng đất ngắn hạn còn nhà tưbản lại muốn thuê dài hạn

Cũng vì lẽ đó nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp không muốn bỏ ra

số vốn lớn hơn để cải tiến kĩ thuật, cải tạo đất đai, vì làm như vậy phải mấtnhiều thời gian mới thu hồi được vốn về Và rốt cuộc chủ đất sẽ là kẻ hưởng hếtlợi ích của những cải tiến đó Vì vậy nhà tư bản thuê ruộng đất chỉ nghĩ làm saotận dụng hết màu mỡ của đất đai trong thời gian thuê ruộng đất Mục đích thâmcanh của họ là nhằm thu được thật nhiều lợi nhuận trong thời gian kí kết hợpđồng, nên họ ra sức bòn rút hết màu mỡ đất đai Mác nói: “ Mỗi bước tiến củacông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuậtbóc lột người lao động, mà còn là bước tiến trong nghệ thuật làm cho đất đaingày càng kiệt quệ; mỗi bước tiến trong nghệ thuật làm tăng màu mỡ cho đất đaitrong một thời gian là một bước tiến trong việc tàn phá những nguồn màu mỡlâu dài của đất đai.” Một ví dụ điển hình là ở Mỹ trước đây ,chế độ canh tác bấthợp lí đã làm cho 16 triệu ha ruộng đất vốn màu mỡ đã trở thành bạc màu hoàntoàn

1.2.2.2 Địa tô tuyệt đối.

Ngoài địa tô chênh lệch địa chủ còn thu được địa tô tuyệt đối trong khi chothuê ruộng đất

Phần trên, khi nghiên cứu địa tô chênh lệch chúng ta đã giả định là ngườithuê đất xấu chỉ thu về chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân, và khôngtính đến việc phải nộp địa tô Thực ra không phải như vậy, người thuê ruộng đất

dù là đất tốt hay xấu đều phải nộp địa tô cho chủ đất Địa tô mà các nhà tư bảnthuê ruộng đất nhất thiết phải nộp dù ruộng đất tốt, xấu như thế nào, đớ là địa tôtuyệt đối Vậy các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất lấy đâu mà nộp?

Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nông nghiệp lạc hậu hơn công nghiệp, cả vềkinh tế lẫn kĩ thuật Cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp vì vậy thấphơn trong công nghiệp Cho nên nếu tỉ suất giá trị thặng dư tức là trình độ bóclột ngang nhau từ một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp nhiều giátrị thặng dư hơn trong công nghiệp

Trang 9

Ví dụ : có hai tư bản nông nghiệp và tư bản công nghiệp ngang nhau, đều là

100 chẳng hạn; cấu tạo hữu cơ trong tư bản công nghiệp là 80c + 20v (4/1) của

tư bản nông nghiệp là 60c + 40v (3/2) nếu tỉ suất giá trị thặng dư đều là 100%thì sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra sẽ là

Trong công nghiệp : 80c + 20v + 20m = 120

Trong nông nghiệp : 60c + 40v + 40m = 140

Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là 20m Nếu là trong công nghiệp thì số giá trị thặng dư này sẽ được đem chia chungcho các nhà công nghiệp trong quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận Nhưngtrong nông nghiệp điều đó không thể diễn ra được, đó là chế độ độc quyền tưhữu ruộng đất không cho phép tư bản tự do di chuyển vào trong nông nghiệp, do

đó ngăn cản việc hình thành lợi nhuận bình quân chung giữa nông nghiệp vàcông nghiệp Và như vậy, phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân( Nhờ cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp, bóc lột được của côngnhân nông nghiệp nhiều hơn) được giữ lại và dùng để nộp địa tô tuyệt đối chođịa chủ

Vậy địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợinhuận bình quân, hình thành nên do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nôngnghiệp thấp hơn trong công nghiệp mà bất cứ nhà tư bản thuê ruộng đất nàocũng phải nộp cho địa chủ Nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cảthực tế hình thành nên do cạnh tranh trên thị trường

Địa tô tuyệt đối gắn liền với độc quyền tư hữu ruộng đất Chính độc quyền

tư hữu ruộng đất làm cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành trong nông nghiệpkhông bị đem chia đi và làm cho lợi nhuận siêu ngạch đó phải chuyển hoá thànhđịa tô

Về địa tô tuyệt đối, Mác nói: “ bản chất của địa tô tuyệt đối là :Những tưbản ngang nhau của chúng sinh sản những khối lượng giá trị thặng dư khácnhau.”

Để minh hoạ cho những điều nói trên chúng ta có thể lấy ví dụ sau đây:

Do độc quyền về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối, cho nênnếu không có chế độ tư hữu về ruộng đất, không có giai cấp địa chủ, thì địa tôtuyệt đối sẽ bị xoá bỏ, giá cả nông phẩm sẽ giảm xuống có lợi cho xã hội

Trang 10

Tóm lại, nêú điều kiện sản xuất có lợi (điều kiện tự nhiên hoặc điều kiệnkinh tế do thâm canh đưa lại ) là điều kiện hình thành địa tô chênh lệch và độcquyền kinh doanh ruộng đất là nguyên nhân trực tiếp để tạo ra địa tô chênh lệch

ấy, thì điều kiện để hình thành địa tô tuyệt đối là cấu tạo hữu cơ của tư bản trongnông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, và nguyên nhân trực tiếp đẻ ra địa tôtuyệt đối là độc quyền tư hữu về ruộng đất

Song dù là địa tô chênh lệch hay địa tô tuyệt đối, nguồn gốc và bản chất củađịa tô cũng chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư, do lao động không công củacông nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra Nói cách khác, địa tô chỉ là mộthình thái đặc thù của giá trị thặng dư mà thôi

Địa tô cùng với lợi nhuận của nhà tư bản nông nghiệp chính là cái xác địnhtính qui định về mặt xã hội của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp, nói lên tưbản nông nghiệp là mối quan hệ bóc lột, gắn liền với một quan hệ bóc lột kháccủa địa chủ do quyền tư hữu về ruộng đất sinh ra

1.2.3.Các loại địa tô khác:

Ngoài những loại địa tô trên còn có các loại địa tô khác như địa tô vềcây đặc sản, địa tô về hầm mỏ, địa tô về các bãi cá, địa tô về đất rừng, thiênnhiên

- Địa tô về cây đặc sản:

Là địa tô thu được trên những đám đất trồng những cây quí mà sảnphẩm có thể bán với giá độc quyền, tức là giá cao hơn giá trị Người tiêu thụnhững sản phẩm trên phải trả địa tô này

- Địa tô hầm mỏ

Đất hầm mỏ_đất có những khoáng sản được khai thác cũng đem lại địa tôchênh lệch và địa tô tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy Địa tô hầm mỏ cũnghình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp

-Địa tô đất xây dựng:

Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nôngnghiệp.Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng:

+Thứ nhất,trong việc hình thành địa tô xây dựng ,vị trí của đất đai là yếu

tố quyết định,còn độ màu mỡ và trạng tháI của đất đai không ảnh hưởng lớn

Trang 11

+Thứ hai,địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát triểncủa dân số,do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố định sátnhập vào ruộng đất ngày càng tăng lên.

-Địa tô độc quyền:

Địa tô luôn luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm cácđIều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo nên giá cảđộc quyền của nông sản Tuy nhiên, có những loại đất có thể trồng những loạicây cho những sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao(như những vườn nho có thểcho những thứ rượu đặc biệt) hay có những khoáng sản đặc biệt có giá trị, thìđịa tô của những đất đai đó sẽ rất cao, có thể xem đó là địa tô độc quyền.Nguồn gốc của địa tô độc quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cảđộc quyền cao của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộpcho địa chủ_ người sở hữu những đất đai đó

Trang 12

Các địa tô như địa tô về đất xây dựng, địa tô địa tô về hầm mỏ, địa

tô về các bãi cá, địa tô về đất rừng thiên nhiên tuy là địa tô thu đượctrên những đám đất phi nông nghiệp nhưng đều dựa trên cơ sở của địa tônông nghiệp theo đúng nghĩa của từ này Chúng bao gồm cả hai loại địatô: địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch Mác nói : ‘ Bất kì ở đâu cónhững sức tự cho nhà công nghiệp lợi dụng những sức tự nhiên ấy, chẳng

kể đó là thác nước, là hầm mỏ giàu khoáng sản, là những nơi nhiều cáhay là đất để xây dựng có vị trí tốt, thì số lợi nhuận siêu ngạch đó của nhà

tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận về quyền sở hữunhững của cải tự nhiên ấy chiếm đoạt dưới hình thái địa tô"

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thông qua những lí luận về địa tô đã nghiên cứu ở trên, ta thấy địa tô tưbản chủ nghĩa là sự bóc lột của chủ ruộng đất đối với công nhân nông nghiệp làm thuê Nó tồn tại ở nhiều hình thức : Địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối, địa tô cây đặc sản, địa tô về đất xây dựng, địa tô về hầm mỏ, địa tô về bãi cá

Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xãhội, những lí luận địa tô đó được Đảng và nhà nước ta vận dụng mộtcách sáng tạo trong thực tiễn để xây dựng đất nước giàu mạnh Lí luậnđịa tô của C.Mác đã trở thành cơ sở khoa học để xây dựng các chính sáchthuế đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan nhằm kích thích pháttriển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế

2.1 Thực trạng chính sách đất nông nghịêp và tác động nó đến sản

xuất và đời sống của nông dân hiện nay

2.1.1 Thực trạng chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Trang 13

Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quátrình xây dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài Khởiđiểm của quá trình đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm

1988 về giao quyền tự chủ cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứsáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) tháng 11-1988 về giao đất cho

hộ nông dân

Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và banhành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nôngnghiệp, trong đó nổi bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 (được liêntục sửa đổi vào các năm sau này, nhất là Luật Đất đai sửa đổi năm 2003),Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (năm 1999), Luật Thuế sử dụng đấtnông nghiệp (năm 2000, thay cho thuế nông nghiệp) Nội dung cơ bảncủa chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay thểhiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp, chính sách giá đất của Nhànước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, chính sách thuế đấtnông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

2.1.1.1 Chế độ sở hữu đất nông nghiệp

Chế độ sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành haiquyền: quyền sở hữu và quyền sử dụng Hai quyền ấy được phân cho haichủ thể khác nhau là Nhà nước (đại diện cho chủ sở hữu toàn dân) vàngười sử dụng, chủ yếu là nông dân

- Chế độ sở hữu đất đai đặc biệt của Việt Nam đã đưa đến một số hệquả:

Ở Việt Nam đã hình thành hai thị trường đất đai: thị trường cấp I làthị trường giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất (với nhiều chế

độ khác nhau, như giao đất có thu tiền, không thu tiền; giao đất có thời

Trang 14

hạn khác nhau; cho thuê đất ); thị trường cấp II là thị trường giao dịchgiữa những người sử dụng đất nông nghiệp với nhau Thị trường cấp Iđược Nhà nước kiểm soát chặt chẽ về đối tượng được giao đất, giá giaođất, thời hạn giao đất và mục đích sử dụng đất Thị trường cấp II là thịtrường chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục đích đã được Nhànước quy định, hoạt động tự phát, Nhà nước chỉ đứng ra cung cấp cácdịch vụ pháp lý cần thiết cho giao dịch và thu thuế Trong thực tế, thịtrường cấp II chưa được tổ chức quy củ và chưa có dịch vụ thích ứng nênhạn chế khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp củanông dân.

- Nhà nước vừa đóng vai trò cơ quan quản lý hành chính công đối vớiđất đai, vừa đóng vai trò chủ sở hữu đất, có quyền quyết định thu hồiquyền sử dụng đất của nông dân, chuyển mục đích sử dụng đất nôngnghiệp và giao đất nông nghiệp đã được chuyển mục đích sử dụng cho tổchức và cá nhân không phải là nông dân, quy định giá thu hồi đất nôngnghiệp

- Người nông dân ở vào vị thế yếu trong giao dịch đất nông nghiệp,thể hiện qua các khía cạnh:

Thứ nhất, người nông dân chỉ được sử dụng đất nông nghiệp vào mục

đích sản xuất nông nghiệp Do mức sinh lợi của ngành nông nghiệp thấpnên giá trị chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thành tiền không lớn,không khuyến khích người nông dân chuyển quyền sử dụng này chongười khác

Thứ hai, Nhà nước toàn quyền quy hoạch và thu hồi đất nông nghiệp

để chuyển thành đất đô thị hoặc đất kinh doanh mà nông dân không cóquyền thỏa thuận giá đất bị thu hồi, cũng như không có quyền phản đốihoặc đòi hỏi đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình Trường hợp đất thu

Ngày đăng: 22/07/2018, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w