1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Phát triển Logistics ở Việt nam hiện nay

189 2,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

giảng dạy tại một vài cơ sở đào tạo trong nước như Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân… Về mặt thực trạng phát tr

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn

gốc rõ ràng

Tác giả luận án

Đinh Lê Hải Hà

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS 1

1.1 Tính cấp thiết của luận án 1

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 4

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước 4

1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 14

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 14

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 15

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 15

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 15

1.5 Phương pháp nghiên cứu 16

1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: 17

1.5.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp 17

1.6 Đóng góp mới của luận án 19

1.7 Kết cấu nội dung luận án 21

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA NỀN KINH TẾ 22

2.1 Logistics và phát triển logistics của nền kinh tế 22

2.1.1 Bản chất của logistics 22 2.1.2 Hệ thống logistics của nền kinh tế (Hệ thống logistics quốc gia) 31

Trang 3

2.1.3 Khái niệm và vai trò phát triển logistics của nền kinh tế 35

2.2 Nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế 38

2.2.1 Nội dung cơ bản phát triển logistics của nền kinh tế 38

2.2.2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế 48

2.3 Các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế 51

2.3.1 Chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của Ngân hàng Thế giới 51

2.3.2 Đánh giá hệ thống logistics quốc gia theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á 54

2.4 Kinh nghiệm phát triển logistics của một số nước thế giới và gợi ý cho Việt Nam 56

2.4.1 Kinh nghiệm phát triển logistics của CHLB Đức 56

2.4.2 Kinh nghiệm phát triển logistics của Singapore 58

2.4.3 Kinh nghiệm phát triển logistics của Nhật Bản 62

2.4.4 Các gợi ý cho Việt Nam 64

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (1986 – 2011) 67

3.1 Quá trình phát triển lý thuyết logistics ở Việt Nam 67

3.1.1 Giai đoạn 1954 – 1986 67

3.1.2 Giai đoạn 1986 đến nay 70

3.2 Phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế quốc dân (2001 – 2011) 75

3.2.1 Thực trạng nguồn cung cấp hàng hóa của nền kinh tế 75

3.2.2 Thực trạng nhu cầu tiêu dùng/sử dụng dịch vụ logistics 78

3.2.3 Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ logistics 81

3.2.4 Thực trạng kết cấu hạ tầng logistics 92

3.2.5 Thực trạng môi trường cạnh tranh 104

Trang 4

3.2.6 Thực trạng hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics 106

3.3 Đánh giá trình độ phát triển của hệ thống logistics của Việt Nam hiện nay 108

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM (2012 – 2020) 112

4.1 Xu hướng vận động của môi trường ảnh hưởng đên phát triển logistics ở Việt Nam đến 2020 112

4.1.1 Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới 112

4.1.2 Triển vọng phát triển kinh tế trong nước 114

4.1.3 Tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực 115

4.1.4 Xu thế phát triển của dịch vụ logistics trên thế giới trong thời gian tới 115

4.2 Mục tiêu và quan điểm phát triển logistics của Việt Nam 117

4.2.1 Mục tiêu phát triển logistics củaViệt Nam (2011 – 2020) 117

4.2.2 Quan điểm phát triển logistics ở Việt Nam 118

4.3 Giải pháp cơ bản phát triển logistics ở Việt Nam 119

4.3.1 Giải pháp phát triển cơ sở lý thuyết về nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam 119

4.3.2 Giải pháp phát triển nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế 123

4.3.3 Giải pháp phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics 126

4.3.4 Giải pháp phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ logistics 129

4.3.5 Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics 131

4.3.6 Giải pháp tạo dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics 136

4.3.7 Giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển logistics 138

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 145

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 CÁC PHỤ LỤC 153 PHỤ LỤC 1A: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS 154 PHỤ LỤC 1B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS 161 PHỤ LỤC 1C: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS 165 PHỤ LỤC 1D: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH

NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS 171 PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM 175 PHỤ LỤC 3: CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS 177 LỜI CẢM ƠN 181

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 1 PL First Party Logistics Logistics bên thứ nhất

2 2 PL Second Party Logistics Logistics bên thứ hai

3 3 PL Third Party Logistics Logistics bên thứ ba

4 4 PL Fourth Party Logistics Logistics bên thứ tư

5 5 PL Fifth Party Logistics Logistics bên thứ năm

6 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á

7 CSCMP Council of Supply Chain

châu Âu

12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

13 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân

14 GMS Great Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê kông

15 LPI Logistics Performance Index Chỉ số Năng lực Logistics của

Ngân hàng Thế giới

16 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

17 SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng

19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng 26 

Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 giác độ tiếp cận logistics 31 

Hình 2.3: Hệ thống logistics quốc gia 32 

Hình 3.1 Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics của các DN Việt Nam 79

Hình 3.2 Khách hàng sử dụng DV logistics phân theo ngành nghề KD 79

Hình 3.3 Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một số quốc gia 81

Hình 3.4: Các loại hình DV logistics các DN Việt Nam đang cung ứng 84

Hình 3.5: Những yếu kém của dịch vụ vận tải đường bộ 90

Hình 3.6: Những yếu kém của dịch vụ vận tải đường sắt 90

      DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia 54 

Bảng 3.1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế theo thành phần kinh tế (2001 – 2010) 76 

Bảng 3.2 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa XNK của Việt Nam (2001 - 2010)77  Bảng 3.3 Đánh giá về tình hình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 80 

Bảng 3.4 Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo phương thức vận tải 88 Bảng 3.5 Số lượng tàu biển đăng ký theo loại tàu và trọng tải 94

Bảng 3.6 Kết cấu hạ tầng kho bãi của Tân cảng Sài Gòn 96

Bảng 3.7 Mạng lưới đường bộ Việt Nam 97

Bảng 3.8 Hệ thống đường sắt Việt Nam 101

Bảng 3.9 Kích cỡ và năng lực thông qua của các cảng hàng không 103 

Bảng 3.10 Chỉ số LPI của Việt Nam (2007, 2010, 2012) 110 

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS

Giới thiệu chương: Chương 1 cung cấp một “cái nhìn” tổng quan về

nghiên cứu phát triển logistics làm nền tảng cho nội dung của toàn bộ luận án Chương này chỉ ra tính cấp thiết của luận án, mục tiêu nghiên cứu của luận án

và các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra Chương này cũng phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của luận án, làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án, những điểm mới của luận án và kết cấu của luận án

1.1 Tính cấp thiết của luận án

Có nhiều khái niệm khác nhau về logistics, mỗi khái niệm tiếp cận vấn

đề dưới những giác độ khác nhau, do đó hàm chứa những nội dung khác nhau Một khái niệm logistics được sử dụng phổ biến hiện nay là khái niệm của Uỷ ban các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), theo đó logistics là một bộ phận của chuỗi cung ứng, thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả

từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [38]

Với quan niệm về logistics như trên, thuật ngữ logistics có thể được tiếp cận dưới nhiều giác độ giác độ Dưới giác độ vĩ mô, logistics là một hệ thống đảm bảo cho dòng chu chuyển hàng hoá và thông tin từ các nhà sản xuất, các nhà thương mại đến người tiêu dùng được tiến hành một cách có hiệu quả, đảm bảo cân đối cung - cầu của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu của xã hội Dưới giác độ trung mô, logistics có thể được tiếp cận dưới giác độ ngành,

ở các khía cạnh: logistics ngành; trung tâm logistics vùng/khu vực/đô thị

Trang 9

Dưới giác độ vi mô – trong hoạt động của doanh nghiệp, logistics là quá trình đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và đảm bảo hàng hoá/dịch vụ cho tiêu thụ của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện những nội dung của logistics để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành hiệu quả Đồng thời, do sự phân công lao động xã hội và do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, hình thành nên một

bộ phận các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ logistics như kho bãi, giao nhận, vận tải cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế [15] Vì vậy, logistics có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, của các ngành và của cả nền kinh tế

Ở Việt Nam, logistics và những nội dung mới, đầy đủ và toàn diện của logistics là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, kể cả về hệ thống lý luận và hoạt động thực tiễn Trong nền kinh tế chỉ huy, các nội dung tương ứng của logistics hiện nay là hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật và hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đã được nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đào tạo, các viện nghiên cứu cũng như được các xí nghiệp Việt Nam thời kỳ đó ứng dụng trong quá trình sản xuất Các nội dung tương ứng của logistics trong nền kinh tế được thực hiện và kiểm soát thông qua quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân Khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang nền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu vấn đề lý luận và ứng dụng thực tiễn của logistics đã

có sự thay đổi Các nội dung tương ứng của logistics được nghiên cứu và giảng dạy qua các môn học khác nhau như quản trị sản xuất, thương mại đầu vào, tiêu thụ sản phẩm/bán hàng của doanh nghiệp Tuy nhiên, thuật ngữ logistics với các nội dung toàn diện của nó chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống Hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường đào tạo nào chuyên về logistics Các môn học liên quan đến logistics mới được đưa vào

Trang 10

giảng dạy tại một vài cơ sở đào tạo trong nước như Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân…

Về mặt thực trạng phát triển, các hoạt động logistics từ sản xuất đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông… đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng còn ở trình độ manh mún, chắp vá và phân tán, mới dừng lại ở dạng lắp ghép cơ học chủ quan và tự phát hình thành hệ thống logistics của nền kinh tế Các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ logistics mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa, chưa vươn ra được thị trường khu vực và thế giới Các điều kiện về kết cấu hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn rất hạn chế Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn chỉnh, năng lực vận chuyển thấp Khung khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực này còn yếu kém Trong Luật Thương mại, thuật ngữ “dịch vụ logistics” được đưa vào từ năm 2005, Nghị định hướng dẫn đối với dịch vụ này mới ra đời năm 2007 Các luật khác có liên quan như Luật Hàng hải, các luật Giao thông… còn thiếu nhiều nghị định hướng dẫn Các vấn đề về tài chính, hải quan liên quan đến dịch vụ này còn nhiều bất cập Nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực này thiếu trầm trọng

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, phát triển logistics trong nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này cả về lý luận và thực tiễn Với thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ, đề

tài “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa cấp thiết cả về lý

luận và thực tiễn

Trang 11

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Thuật ngữ “logistics” xuất hiện một cách chính thức trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam vào năm 2005 ở Luật Thương mại (sửa đổi), nghĩa là muộn hơn rất nhiều so với tiến trình phát triển của lĩnh vực này trên thế giới Trước thời điểm đó, có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này được viết và xuất bản ở Việt Nam Tuy nhiên, sau thời điểm đó, đã xuất hiện một số lượng đáng kể các công trình liên quan đến logistics được công bố Các nghiên cứu trong nước liên quan đến logistics tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Có thể nói, cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về logistics được công bố ở

Việt Nam là “Logistics – Những vấn đề cơ bản”, do GS TS Đoàn Thị Hồng

Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động – xã hội) Trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên

thế giới… 3 năm sau đó, tác giả giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics” (Nhà

xuất bản Thống kê, 2006) Như tiêu đề thể hiện, cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tư, vận tải, kho bãi… Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về logistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng (dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, kho bãi…) của một số doanh nghiệp Việt Nam

Gần đây, Đại học Thương mại cũng giới thiệu giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS Nguyễn Thông Thái và PGS TS An Thị Thanh

Trang 12

Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011) Giáo trình này dành chương đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị logistics kinh doanh như khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị logistics, các quá trình và chức năng logistics cơ bản… 5 chương còn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm soát logistics

Có thể nói, các tài liệu trên đã giới thiệu nhiều quan điểm, khái niệm và nội dung về logistics, nhưng đều lựa chọn giác độ tiếp cận để nghiên cứu là giác độ vi mô Liên quan đến giác độ tiếp cận này còn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về hoạt động logistics nói chung và các khía cạnh nội dung của logistics nói riêng trong khuôn khổ một doanh nghiệp cụ thể

Ở giác độ tiếp cận trung mô và vĩ mô, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến logistics hạn chế hơn Có thể kể đến các tài liệu như: Đề tài

nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp bộ của Bộ Thương mại “Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam” do PGS TS Nguyễn Như Tiến (Đại học Ngoại

thương) làm chủ nhiệm (2004) tập trung nghiên cứu khía cạnh dịch vụ vận tải,

giao nhận hàng hoá Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần (logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” do Viện

Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại thực hiện (2006) tập trung phân tích các kinh nghiệm quốc tế của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

trong việc phát triển dịch vụ này Đề tài NCKH cấp Bộ “Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do GS TS Đặng Đình Đào, Đại học Kinh tế quốc dân chủ biên

(2008) chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logistics chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội…

Trang 13

Công trình NCKH quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở

Việt Nam là Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS TS Đặng Đình

Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm, được thực hiện trong 2 năm (2010, 2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước Trong khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn

sách chuyên khảo đã được xuất bản Cuốn “Logistics – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2011) tập

hợp 26 báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người hoạt động logistics thực tiễn ở Việt Nam trình bày 26 báo cáo này tập trung vào các nội dung cơ bản: các vấn đề lý luận cơ bản của logistics, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam, chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam… Kết quả nghiên cứu của đề tài được giới thiệu một cách đầy đủ và chi

tiết trong cuốn sách chuyên khảo thứ 2: cuốn “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2012),

với các nội dung cụ thể như: khái niệm dịch vụ logistics, nội dung phát triển dịch vụ logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics của quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp, các nhân tố

cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu, khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Đề tài tiếp cận nghiên cứu logistics dưới giác

độ ngành (ngành dịch vụ logistics)

Trang 14

Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí và các diễn đàn internet, xuất hiện một số bài viết, tham luận đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển của logistics ở Việt Nam, nhưng nhìn chung mới dừng lại ở những nhận xét mang tính chất khái quát, định tính, trong khuôn khổ thời gian

và dung lượng hạn hẹp, chưa phải là nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu Tiêu biểu có thể kể đến tác giả Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc của VINAFREIGHT, đã có một số bài viết phân tích về thực trạng, cơ hội và thách thức đối với ngành logistics ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam và đề xuất một

số giải pháp từ quan điểm của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS); hay tác giả Đỗ Huy Bình, chủ nhân của blog về chuỗi cung ứng và

logistics nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay (Vietnam’s supply chain and logistics blog) cũng đưa ra nhiều nhận định liên quan đến thực trạng phát triển

của lĩnh vực này của Việt Nam, chủ yếu là liên quan đến trình độ cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics nội địa

1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

1.2.2.1 Các nghiên cứu chung

Các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến logistics tập trung nghiên cứu logistics ở 3 giác độ chủ yếu: (i) giác độ vi mô (mirco logistics- logistics tại các cơ sở kinh doanh), (ii) giác độ trung mô (meso logistics - logistics của ngành/vùng) và (iii) giác độ vĩ mô (macro logistics - logistics trong nền kinh tế của một quốc gia và trong nền kinh tế toàn cầu – logistics quốc gia)

a Tiếp cận logistics dưới giác độ vĩ mô

Ở giác độ vĩ mô, nghiên cứu được thừa nhận rộng rãi nhất là của Ngân hàng Thế giới (WB) Trong các báo cáo “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy” được công bố vào các năm 2007, 2010 và 2012,

Trang 15

WB đã xây dựng và công bố Chỉ số năng lực logistics của một quốc gia (LPI), được đánh giá thông qua 6 nhóm yếu tố: Năng lực thông quan; Kết cấu hạ tầng cho hoạt động logistics, bao gồm cả kết cấu hạ tầng cố định (cảng biển, đường sá, kho bãi…) và kết cấu hạ tầng dịch vụ thông tin liên lạc; Vận tải biển quốc tế; Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics; Khả năng truy xuất (khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gửi) và Mức độ đúng hạn về thời gian thông quan và dịch vụ Chỉ số LPI của WB được xây dựng thông qua việc tiến hành điều tra các nhà hoạt động logistics ở 155 quốc gia trên thế giới và được sử dụng rộng rãi để đánh giá trình độ phát triển logistics của một quốc gia, một khu vực, một nhóm quốc gia… cũng như so sánh trình độ phát triển logistics giữa các quốc gia, các khu vực, các nhóm nước trên toàn thế giới Các báo cáo về LPI của WB cung cấp một bức tranh tổng thể về hiện trạng logistics toàn cầu cũng như của các quốc gia, các khu vực trên thế giới

Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB), trong một nghiên cứu quy mô lớn về phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam công

bố năm 2007 (“Development Study on the North – South Economic Corridor”) đã đưa ra quan niệm về hệ thống logistics quốc gia như sau: Một

hệ thống logistics bao gồm: (1) Những người sử dụng dịch vụ bao gồm những nhà xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại, người gửi hàng, nhận hàng; (2) Các nhà cung ứng dịch vụ logistics công cộng và tư nhân; (3) Các thể chế, chính sách, quy định của quốc gia và địa phương; (4) Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc ADB cũng cho rằng kết quả hoạt động của hệ

thống logistics được đo lường bởi 4 tiêu chí cơ bản: sự hiệu quả về chi phí, mức độ thuận tiện, mức độ tin cậy và mức độ an toàn Những tiêu chí này được xem xét để đánh giá mức độ hội nhập của một hệ thống logistics, đồng thời đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ logistics trong khuôn khổ hệ thống Tác giả Ruth Banomyong của Trung tâm Nghiên cứu Logistics, Đại học Thammasat,

Trang 16

Thái Lan, một trong những thành viên của nghiên cứu kể trên của ADB, trong rất nhiều nghiên cứu của mình (công bố các năm 2007, 2008, 2010) đều sử dụng quan điểm này Đây cũng là quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng khi tiếp cận hệ thống logistics quốc gia, tiêu biểu là Đề tài NCKH cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tiến hành (đã đề cập ở trên)

Trong tác phẩm “National Logistics System”, Pavel Dimitrov (2002)

chỉ ra rằng tiếp cận logistics ở cấp độ vĩ mô liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng các yếu tố cơ bản như: Cấu trúc vĩ mô của hệ thống logistics của quốc gia/nền kinh tế thế giới; Thực trạng logistics của quốc gia/nền kinh tế

thế giới và Chiến lược phát triển logistics của quốc gia/toàn cầu “National Logistics System” tập hợp các nghiên cứu liên quan đến thực trạng chính sách

phát triển của hệ thống logistics của các quốc gia châu Âu

b Tiếp cận logistics dưới giác độ trung mô

Trong kinh tế và kinh doanh, thuật ngữ “trung mô’ (meso) thường được

sử dụng liên quan đến khái niệm cụm/ngành công nghiệp (industrial cluster), tức là chỉ một sự tập trung về mặt địa lý của nhiều công ty và tổ chức có liên quan đến nhau trong cùng một lĩnh vực, bao gồm các nhà cung ứng đầu vào, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ, các kênh phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng [51] Do đó, tiếp cận logistics dưới giác độ trung mô thường được các tác giả đề cập đến mối liên hệ vi mô – vĩ mô giữa hệ thống logistics vi mô của một doanh nghiệp với hệ thống logistics vĩ mô của cả nền

kinh tế Một hệ thống logistics trung mô thể hiện sự hợp tác và liên kết với nhau giữa các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực vận tải và logistics như các nhà cung cấp dịch vụ logistics và các cơ quan hoạch định chính sách trong phạm vi một vùng địa lý nhất định [57]

Cách tiếp cận logistics dưới giác độ trung mô thường được nghiên cứu

và giải quyết ở các khía cạnh:

Trang 17

- Các nghiên cứu về trung tâm logistics Trung tâm logistics là một khu vực bao gồm mọi hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau [19] Các chủ thể này có thể là người chủ sở hữu hoặc người thuê sử dụng các cơ sở vật chất và trang thiết bị của trung tâm logistics như kho bãi, văn phòng, khu vực xếp/dỡ hàng….Trung tâm logistics cần phải có và được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động và dịch vụ của trung tâm, cần được kết nối với các phương thức vận tải khác nhau như đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không… Trung tâm logistics thường được đặt ở gần các đầu mối giao thông vận tải lớn, kết nối nhiều dạng hình phương thức vận tải hàng hoá khác nhau cũng như gần các trung tâm kinh tế - thương mại lớn [20]

- Các nghiên cứu về logistics đô thị hay logistics thành phố (city logistics) Các đô thị là những địa điểm quan trọng đối với các hoạt động kinh

tế của một quốc gia với tư cách là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời cũng là nơi tập trung về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Chính vì vậy, các đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô của một quốc gia, một ngành kinh tế cũng như của các doanh nghiệp Nhiều đô thị đã và đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến giao thông, môi trường… gây ảnh hưởng đến các hoạt động của đô thị đó, trong đó có các hoạt động kinh tế và kinh doanh Logistics đô thị là một khái niệm mới được phát triển trong thời gian gần đây đề cập đến việc tích hợp những nguồn lực hữu hạn hiện tại để giải quyết những khó khăn gây ra do việc gia tăng dân số

và phương tiện đi lại ở các đô thị, dẫn đến ách tắc giao thông, hiệu quả vận tải thấp, môi trường bị xâm hại… và do đó khiến năng lực cạnh tranh trong kinh

doanh giảm Logistics đô thị có thể được định nghĩa là quá trình tối ưu hóa các hoạt động logistics và vận tải được thực hiện bởi các công ty tư nhân với

Trang 18

sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tiên tiến ở những khu vực đô thị nhằm cải thiện môi trường, giảm ách tắc giao thông, tăng cường an toàn giao thông và tiết kiệm năng lượng trong khung khổ nền kinh tế thị trường [56] Một hệ

thống logistics đô thị được cấu thành bởi 4 nhóm lợi ích: (1) các doanh nghiệp/chủ hàng, (2) các nhà vận tải, (3) dân cư và (4) chính quyền địa phương Cũng giống như các hệ thống logistics khác, trục cơ bản của hệ thống logistics

đô thị là các luồng hàng hóa và thông tin từ các doanh nghiệp/chủ hàng đến người tiêu dùng (dân cư) Các doanh nghiệp vận tải tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa và thông tin này, trong khi đó chính quyền địa phương sẽ điều tiết hoạt động của họ thông qua các công cụ quản lý

c Tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của doanh nghiệp - logistics kinh doanh

Ở giác độ vi mô, các tài liệu về logistics rất phong phú, tiêu biểu là các tác

giả và tác phẩm: “Fundamentals of Logistics Management” của Lampert và các tác giả (1998), “Logistics and Supply Chain Management” của Christopher (1998) hay “Business Logistics/Supply Chain Management” của Ballou (2004)

Hầu hết các tác giả đều coi logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu/hàng hóa, thông tin và tài nguyên giữa các phần tử trong cùng một chuỗi cung ứng thống nhất liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp Một chuỗi cung ứng

là một nhóm gồm các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng Cũng có thể coi chuỗi cung ứng là tập hợp các quy trình, các chức năng và các hoạt động có mối quan hệ tương hỗ, liên quan mật thiết đến nhau, bao gồm việc mua hàng và giải phóng hàng, vận tải xuất nhập, nhận hàng, xử lý nguyên liệu, lưu kho và phân phối, kiểm soát và quản lý tồn kho, lên

kế hoạch cung cầu, xử lý đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất, vận tải đường biển,

gia công hàng và dịch vụ khách hàng…

Trang 19

Như vậy, từ cách tiếp cận trong mối tương quan với chuỗi cung ứng,

định nghĩa của CSCMP được sử dụng rất rộng rãi: Logistics có thể được hiểu

là một phần của toàn bộ quá trình quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chu chuyển

và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Với khái niệm trên, logistics trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay logistics kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động khác nhau Ballou (2004) phân chia những bộ phận cấu thành của một hệ thống logistics điển hình trong doanh nghiệp ra thành 2 nhóm hoạt động cơ bản: nhóm các hoạt động chính và nhóm các hoạt động hỗ trợ

- Nhóm các hoạt động chính là các hoạt động được tiến hành ở tất cả các kênh logistics của mọi doanh nghiệp, có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động logistics, chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí logistics của doanh nghiệp Các hoạt động này bao gồm: dịch vụ khách hàng, vận chuyển hàng hóa, quản trị dự trữ, xử lý đơn hàng và các dòng thông tin đến và đi

- Nhóm các hoạt động hỗ trợ bao gồm: kho bãi và bảo quản, mua hàng, bao gói, phối hợp với bộ phận sản xuất để xác định khối lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian sản xuất, kết quả sản xuất; xác định lịch trình cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp, thu thập, lưu trữ

và xử lý các thông tin, phân tích các số liệu…

1.2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước về logistics ở Việt Nam

Không có nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về logistics ở

Việt Nam Một trong những nghiên cứu được biết đến rộng rãi là “Vietnam logistics development, trade facilitation and the impact on poverty reduction”

của Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) công bố năm 2002 Nghiên cứu này

Trang 20

phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào khía cạnh logistics và chi phí logistics của sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng như tác động của logistics đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Nghiên cứu của Sullivan (2006) “Vietnam transportation and logistics: opportunities and challenges” cho thấy một đánh giá khái quát về thực trạng,

các cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực vận tải và logistics ở Việt Nam Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các cơ hội và thách thức của Việt Nam đối với các phương thức vận tải hàng hóa như đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển

Các nghiên cứu của ADB (2007) về hành lang kinh tế Bắc Nam (đã đề cập ở trên) và Ruth Banomyong (2007, 2008 và 2010) về logistics ở các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và khu vực ASEAN đã đưa ra những nhận xét và đánh giá về thực trạng phát triển logistics của các nước liên quan trong khu vực nghiên cứu, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, các đánh giá này chỉ mang tính chất khái quát và được đặt trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực

Tổ chức Business Monitor International (Anh) từ 2009 đã công bố các

báo cáo hàng năm “Vietnam Freight Transport Report” (Báo cáo về Vận tải

hàng hóa ở Việt Nam) Các báo cáo này không phân tích toàn bộ hệ thống logistics của Việt Nam mà chú trọng vào tình hình vận tải hàng hóa Việt Nam theo các phương thức vận tải và tình hình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam Các báo cáo này sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tiếp cận và trình bày nội dung nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có thể thấy liên quan đến logistics và phát triển logistics ở Việt Nam chủ yếu là các công trình nghiên cứu ở giác độ vi mô và trung mô Ở giác độ vĩ mô, các nghiên cứu chủ

Trang 21

yếu mang tính chất khái quát, hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh nội dung của logistics Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu ở giác độ vĩ mô một cách đầy đủ, toàn diện về logistics và phát triển logistics ở Việt Nam

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là đề xuất các giải pháp phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay Để đạt tới mục tiêu tổng quát đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được đặt ra là:

- Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics ở các giác độ tiếp cận khác nhau Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề lý luận về logistics và phát triển logistics ở giác độ vĩ

mô – logistics của nền kinh tế

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của logistics ở Việt Nam

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics ở Việt Nam trong thời gian tới

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển logistics ở Việt Nam trong thời gian tới

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt tới những mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Logistics có thể được nghiên cứu và ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh dưới những giác độ nào? Nội dung của logistics tương ứng với các giác

độ đó?

2 Dưới giác độ vĩ mô, phát triển logistics có thể được hiểu như thế nào? Phát triển logistics bao gồm những nội dung gì? Sự phát triển logistics

có thể được đánh giá thông qua những tiêu chí nào?

3 Thực trạng phát triển hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

Trang 22

4 Để phát triển hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam, cần những quan điểm và giải pháp nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung của logistics với tư cách là một phạm trù liên quan đến cung ứng các điều kiện vật chất và thông tin nhằm đảm bảo tối ưu hóa các hoạt động với chi phí tối thiểu trong toàn chuỗi cung ứng

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Về giác độ tiếp cận:

Một cách tổng quát, logistics liên quan đến quá trình cung ứng đảm bảo các yếu tố đầu vào và đầu ra (cả về vật chất và thông tin) trong toàn chuỗi cung ứng, và có thể được nghiên cứu và ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

- Quản trị chuỗi cung ứng trong nội bộ một doanh nghiệp

Trong khuôn khổ luận án, sự phát triển của logistics ở Việt Nam được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn ở giác độ vĩ mô (hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân – hệ thống logistics quốc gia) Ở giác độ nghiên cứu này, luận án tập trung phân tích sự phát triển của logistics ở các khía cạnh:

- Phát triển cơ sở lý luận về nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh

tế và kinh doanh;

Trang 23

- Phát triển nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế;

- Phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của nền kinh tế;

- Phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ logistics;

- Phát triển kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế;

- Tạo dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics của nền kinh tế;

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics của nền kinh tế

* Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng logistics tập trung vào giai đoạn

từ năm 2001 đến nay Các giải pháp đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn (đến năm 2020)

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận án Trong từng nội dung cụ thể, tuỳ thuộc yêu cầu

và điều kiện nghiên cứu, luận án sử dụng các các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung luận án Các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh… được sử dụng để phân tích các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận của luận

án cũng như các nội dung phân tích thực trạng của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam Các phương pháp toán, thống kê, điều tra chọn mẫu được sử dụng để thu thập, điều tra và xử lý số liệu điều tra phục vụ cho phân tích thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam

Luận án kết hợp cả 2 hình thức nghiên cứu tại bàn (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) và tại hiện trường (thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp)

để giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra

Trang 24

1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp:

Thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn, các

nguồn chủ yếu bao gồm:

- Sách và các tư liệu quốc tế về logistics, chủ yếu từ internet;

- Các bài báo, tạp chí về logistics từ các báo, tạo chí: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Vietnam Supply Chain Insight, Tạp chí Vietnam Logistics Review;…

- Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Thống kê…

- Các thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Thương mại; Thư việnTrường Đại học Kinh tế quốc dân

- Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội trong khuôn khổ Đề tài NCKH độc lập cấp nhà nước “Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế” (Mã số ĐTĐL 2010T/33) mà tác giả luận án có điều kiện tiếp cận

và được phép sử dụng

Kiểm tra dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính cập nhật (thời sự) bằng cách đối chiếu, so sánh để có được sự nhất quán, đảm bảo

dữ liệu phản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ ràng

Tập hợp và phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng để

phân tích các nội dung như: cơ sở lý luận về logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số nước trên thế giới, thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam, xu hướng phát triển logistics trên thế giới…

1.5.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án, các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra của tác giả luận án về các nội dung liên quan

Trang 25

đến đề tài luận án Việc thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp được tiến hành như sau:

Xác định đối tượng điều tra: Trong khuôn khổ luận án, liên quan đến

giác độ tiếp cận vĩ mô đối với các nội dung của logistics và phát triển logistics, đối tượng điều tra được xác định bao gồm 2 nhóm đối tượng (i) các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Việt Nam; (ii) các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trong nền kinh tế Việt Nam Danh sách các nhóm đối tượng được tổng hợp từ các nguồn: Danh bạ doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, danh sách thành viên của Hiệp hội Giao nhận

và Kho vận Việt Nam, danh sách thành viên của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, danh sách thành viên của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam… Việc tiếp cận các đối tượng điều tra dựa chủ yếu trên mối quan hệ cá nhân của tác giả luận án và sự giúp đỡ của tập thể hướng dẫn khoa học và của các đồng nghiệp trong quá trình tác giả thực hiện luận án

Thiết kế phiếu điều tra: Có 2 loại phiếu điều tra cho 2 nhóm đối tượng

được xác định ở trên, được thiết kế một cách khoa học để thu thập được các thông tin từ khái quát đến chi tiết, từ dễ đến khó, từ thông tin chung đến quan điểm cá nhân của người trả lời… Sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên, các loại phiếu điều tra được gửi đi điều tra thử nghiệm đối với cả 2 nhóm đối tượng, mỗi nhóm đối tượng 3 mẫu để phát hiện những thiếu sót, chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện trước khi tiến hành điều tra chính thức ở quy mô lớn

Thu thập dữ liệu điều tra: Dữ liệu điều tra được thu thập bằng 2 hình

thức: tác giả luận án gọi điện/gặp gỡ để phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu điều tra qua đường thư điện tử, trong đó phiếu điều tra được gửi theo đường thư điện tử là chủ yếu (do yêu cầu của người nhận phiếu điều tra) Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu điều tra khá dài, từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2011

Đặc điểm của mẫu điều tra: Đối tượng điều tra bao gồm các doanh

nghiệp có đặc điểm khác nhau về lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh

Trang 26

nghiệp, quy mô, kinh nghiệm hoạt động, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội Trong tổng số 160 phiếu điều tra được chuyển đến đối tượng điều tra, có 92 phiếu được hoàn trả Tỷ lệ hoàn trả phiếu điều tra (57,5%) là không cao như mong muốn của tác giả luận án, nguyên nhân chủ yếu là do việc tiếp cận đối tượng điều tra chủ yếu dựa trên mối quan hệ cá nhân của tác giả luận án nên hạn chế trong khả năng tiếp cận và thuyết phục người trả lời phiếu Mặc dù vậy, trong luận án, tác giả vẫn sử dụng kết quả điều tra này để phân tích, đặc biệt là để làm đối chứng với 2 kết quả điều tra mà tác giả tiếp cận và được phép sử dụng khi viết luận án: Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội trong khuôn khổ Đề tài NCKH độc lập cấp nhà nước “Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế” (2011) và Kết quả khảo sát của Công ty SCM Việt Nam về nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam (2008)

Xử lý dữ liệu điều tra: Sau khi đã thu thập tất cả các phiếu điều tra của

cả 3 nhóm đối tượng, các phiếu điều tra được rà soát để lựa chọn các phiếu đạt yêu cầu (các phiếu điền đầy đủ dữ liệu) Dữ liệu của các phiếu điều tra đạt yêu cầu được mã hóa và nhập vào máy tính Tác giả luận án sử dụng phần mềm Excel để phân tích dữ liệu điều tra

1.6 Đóng góp mới của luận án

Một là, luận án có cách tiếp cận mới Các nghiên cứu trước đây về

logistics ở Việt Nam thường tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô và trung

mô, còn luận án tiếp cận nghiên cứu logistics và phát triển logistics dưới giác

độ vĩ mô: hệ thống logistics của nền kinh tế

Hai là, luận án đã lựa chọn và hệ thống lý luận về logistics hiện đại

theo quan điểm tiếp cận toàn diện Tạo dựng cơ sở lý thuyết xác lập nội dung nghiên cứu và phát triển logistics theo quan điểm hiện đại ở Việt Nam Các nội dung lý luận được bổ sung và hoàn thiện là: các giác độ tiếp cận logistics; khái niệm, các nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển

Trang 27

logistics của nền kinh tế; các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế

Ba là, luận án nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong phát triển

logistics của một số quốc gia có hệ thống logistics hiện đại trên thế giới để rút

ra những gợi ý hữu ích nhằm phát triển logistics ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bốn là, luận án đã phân tích và đánh giá khá đầy đủ và toàn diện thực

trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay ở các khía cạnh: Trình độ phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics của nền kinh tế, thực trạng nguồn cung và đảm bảo nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ logistics của nền kinh tế, thực trạng nhu cầu thị trường dịch vụ logistics của nền kinh tế, thực trạng kết cấu hạ tầng logistics, thực trạng môi trường cạnh tranh và cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam dựa trên những dữ liệu đã được công bố và kết quả khảo sát của tác giả luận án

Năm là, luận án cũng đề xuất các mục tiêu, quan điểm và 7 nhóm giải

pháp chủ yếu phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay Các giải pháp được được đề xuất dựa trên các nội dung của phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế, bao gồm: giải pháp phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics, phát triển nguồn cung hàng hóa, phát triển hệ thống cung ứng dịch

vụ logistics, phát triển nhu cầu thị trường dịch vụ logistics, phát triển kết cấu

hạ tầng logistics, tạo lập và hoàn thiện môi trường cạnh tranh tạo thuận lợi cho phát triển logistics và hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam Trong đó tập trung vào 2 giải pháp có tính đột phá

là Xây dựng chiến lược phát triển logistics quốc gia và Phát triển toàn diện, đồng bộ kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế

Trang 28

1.7 Kết cấu nội dung luận án

Ngoài các Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu phát triển logistics;

Chương 2: Lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế;

Chương 3: Phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam (1986 – 2011);

Chương 4: Giải pháp định hướng phát triển logistics của Việt Nam (2013 – 2020)

Kết luận chương: Logistics một phần của toàn bộ chuỗi cung ứng liên

quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chu chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Trong kinh tế và kinh doanh, logistics có thể được nghiên cứu và ứng dụng dưới nhiều giác độ khác nhau, từ vĩ mô, trung mô đến vi mô; mỗi giác độ hàm chứa các nội dung tương ứng khác nhau Chương 1 của luận án, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu phát triển logistcis, đã lựa chọn nghiên cứu phát triển logistics ở Việt Nam ở giác độ vĩ mô (hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân – hệ thống logistics quốc gia) với các nội dung: phát triển cơ

sở lý luận về nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh; phát triển nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của nền kinh tế; phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ logistics; phát triển kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế; tạo dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics của nền kinh tế; hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics của nền kinh tế Luận án cũng lựa chọn quan điểm tiếp cận toàn diện, mang tính

hệ thống để giải quyết các nội dung của luận án

Trang 29

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN

LOGISTICS CỦA NỀN KINH TẾ

Giới thiệu chương: Chương 2 đề cập đến những lý luận cơ bản về

logistics và phát triển logistics của nền kinh tế với các nội dung cơ bản: khái niệm, đặc điểm, phân loại logistics; khái niệm và các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia; khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế; các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế Chương 2 cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics của 3 quốc gia CHLB Đức, Nhật Bản và Singapore, từ đó đưa ra những chỉ dẫn hữu ích để phát triển logistics ở Việt Nam

2.1 Logistics và phát triển logistics của nền kinh tế

2.1.1 Bản chất của logistics

2.1.1.1 Lịch sử phát triển của logistics và các khái niệm tương ứng

Từ logistics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, logistikos, nghĩa là giỏi tính

toán Từ này bắt nguồn từ nhu cầu của các đội quân cần được cung ứng vũ khí, lương thực, phương tiện vận chuyển… trong chiến đấu [38], [48] Trong lịch sử quân sự thế giới, Alexander Đại đế là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất Lên ngôi vua trị vì Macedonia, chỉ trong vòng 13 năm, ông đã mở rộng bờ cõi ra cả Hy Lạp, Ba Tư, và Ấn Độ Theo các nhà lịch sử quân sự, “bí quyết thành công” của ông bao gồm những điểm chính yếu sau: (i) Lên kế hoạch cung ứng/hậu cần khi hoạch định chiến lược, (ii) Hiểu biết tường tận lực lượng quân sự, địa thế xung quanh, và mùa vụ gặt hái trong năm, (iii) Phát triển vũ khí mới và (iv) Kiên định với chiến lược quân sự đã thiết lập Như vậy, các nội dung liên quan đến cung ứng được đặt lên hàng đầu trong số những yếu tố được coi là nguyên nhân dẫn đến thành công trong công cuộc chinh phạt của danh tướng này Trong quân đội của Alexander Đại đế và các

Trang 30

đế chế Hy lạp, La Mã cổ xưa, các tướng lĩnh với chức danh Logistikas là những người chịu trách nhiệm các vấn đề về cung ứng cho quân đội [3]

Từ logistics xuất hiện như một thuật ngữ đầu tiên trong lĩnh vực quân

sự bởi một tác gia chuyên viết về lịch sử quân sự người Pháp, Baron Henri Jomini vào khoảng năm 1838 [53] Theo đó, logistics được coi là một phần của khoa học quân sự, cùng với chiến lược và chiến thuật Trong đó, các tướng lĩnh quân đội thường coi chiến lược là việc thiết lập và điều khiển các chiến dịch nhằm đạt được mục tiêu của cả cuộc chiến; chiến thuật là các biện pháp, cách thức được tiến hành trong các trận đánh nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược; còn logistics là việc tạo lập, quản lý và điều khiển các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho chiến lược và chiến thuật

Napoleon, danh tướng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới đã từng nói: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”, và “Người không chuyên bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” Một vị tướng quân sự khác là Chauncey B Baker cũng đã viết rằng: “Một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu có liên quan tới việc di chuyển và cung cấp lương thực và trang thiết bị cho quân đội được gọi là logistics” Từ điển Oxford

cũng định nghĩa: “Logistics là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến thu gom, duy trì và vận chuyển cơ sở vật chất, nhận sự và trang thiết bị cho các chiến trường” [53]

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nổ ra đầu thế kỷ 20, các quốc gia tham chiến đã ứng dụng rộng rãi logistics để di chuyển lực lượng quân đội cùng vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham chiến Hiệu quả của hoạt động logistics được đánh giá là yếu tố

có tác động rất lớn đến sự thành bại trên chiến trường

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc (1945) cũng đánh dấu sự chuyển đổi trong phạm vi ứng dụng của thuật ngữ logistics từ lĩnh vực quân sự sang lĩnh vực kinh tế và kinh doanh

Trang 31

Cùng với thời gian, thuật ngữ logistics không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà còn được sử dụng sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có kinh tế và kinh doanh Trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, logistics cũng trải qua một quá trình phát triển gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có sự tiến triển, thay đổi, bổ sung cả về nội hàm và ngoại diên của khái niệm này

Quá trình phát triển của logistics trong kinh tế, kinh doanh được chia thành các giai đoạn khác nhau:

Trước những năm 1970, logistics, hay nói đúng hơn là các hoạt động logistics, là các hoạt động chức năng đơn lẻ (vận tải, kho bãi…) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một kênh mà qua đó các nguyên vật liệu thô được chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh Các hoạt động này bao gồm cả hai khía cạnh: (i) đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh – với tên gọi là Mua hàng (Purchasing) hay Quản trị vật tư (Materials Management) và (ii) tiêu thụ/bán các sản phẩm đầu ra – với tên gọi Phân phối hiện vật (Physical Distribution).Cụ thể, những năm 1950, logistics liên quan đến dòng vận động

của các yếu tố tại một vị trí làm việc (workplace logistics hay logistics tại chỗ), nhằm hợp lý hóa các hoạt động độc lập của một công nhân hay của một

dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp Những năm 1960, các hoạt động logistics liên quan đến dòng vận động của các yếu tố giữa các phân xưởng/các bộ phận trong nội bộ một cơ sở, có thể là một nhà máy, một trạm trung chuyển hay

một trung tâm phân phối(được gọi tên là facility logistics hay logistics cơ sở sản xuất) Logistics được coi là một khâu trong toàn bộ quá trình sản xuất

kinh doanh để đảm bảo đúng, đủ nguyên vật liệu/hàng hóa cho sản xuất/kinh doanh [47], [48]

Từ những năm 1970, logistics công ty (corporate logistics) được ứng

dụng Logistics công ty liên quan đến dòng vận động của nguyên vật liệu/hàng

Trang 32

hóa và thông tin trong toàn bộ quá trình sản xuất và giữa các bộ phận trong một công ty Trong giai đoạn này, các công ty thường coi logistics là một quá trình gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [48]

Vào những năm 1990, logistics công ty được phát triển lên một mức độ

cao hơn – logistics chuỗi cung ứng (supply chain logistics) Chuỗi cung ứng

(supply chain) bao gồm tất cả các phần tử và các hoạt động liên quan đến dòng và quá trình dịch chuyển của hàng hóa từ giai đoạn là nguyên liệu thô (giai đoạn khai thác) đến người sử dụng cuối cùng và các dòng thông tin liên quan đến nó [38] Hay: Một chuỗi cung ứng là một nhóm gồm các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng (Hình 2.1.) Trong một chuỗi cung ứng có sự tương tác và kết nối giữa các chủ thể thông qua các dòng cơ bản [3], [38]:

(i) Dòng sản phẩm/hàng hóa: liên quan đến sự dịch chuyển hiện vật của hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn đến khách hàng, đảm bảo

đủ về số lượng và đúng về chất lượng;

(ii) Dòng thông tin: liên quan đến dòng giao và nhận các đơn đặt hàng, các chứng từ… giữa người gửi và người nhận; cũng như các thông tin được gửi, nhận và phản hồi giữa các chủ thể trong chuỗi; và

(iii) Dòng tài nguyên (cả hữu hình và vô hình), bao gồm các nguồn tài chính, phương tiện, thiết bị, con người… giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả

Theo đó, logistics được coi là dòng vận động của nguyên vật liệu/hàng hóa, thông tin và tài nguyên giữa các phần tử trong cùng một chuỗi cung ứng

thống nhất: Logistics là một bộ phận của dây chuyền/chuỗi cung ứng, thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [38]

Trang 33

Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng

Bên cạnh khái niệm trên, còn có một số khái niệm khác cũng được sử dụng phổ biến về logistics:

- Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dòng thông tin tương ứng trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn đặt hàng với chi phí thấp nhất [48]

- Logistics là quá trình đáp ứng trước nhu cầu của khách hàng, yêu cầu

về vốn, nguyên nhiên vật liệu, nhân lực, kỹ thuật và thông tin cần thiết để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn này; tối ưu hóa mạng lưới cung cấp hàng hóa

và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng [12]

- Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và

dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng quá các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế [33], [34]

Trang 34

- Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức

và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng [12]

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, người ta còn nhắc đến các xu thế sau trong

sự phát triển của logistics:

Logistics toàn cầu liên quan đến dòng vận động của hàng hóa, thông tin

và tiền tệ giữa các quốc gia [33] Logistics toàn cầu liên kết các nhà cung ứng

và các khách hàng trên toàn thế giới Các dòng vận động của logistics toàn cầu tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hóa, sự mở rộng các liên kết thương mại song phương và đa phương cũng như sự phát triển của buôn bán qua mạng Về phạm vi, logistics toàn cầu phức tạp hơn rất nhiều so với logistics trong nội bộ quốc gia do sự phức tạp và khác biệt trong hệ thống luật pháp, sự cạnh tranh, tiền tệ, múi giờ, văn hóa và những yếu tố khác trong thương mại quốc tế

Logistics thế hệ sau đề cập đến giai đoạn tiếp theo của logistics trong thế kỷ 21 Nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến giai đoạn gọi là logistics thương mại điện tử (e – logistics) sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai do sự phát triển

của kỷ nguyên số nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã phá vỡ các giới hạn về không gian và thời gian trước đây trong kinh doanh, thay thế nhiều kênh phân phối truyền thống bằng các kênh phân phối mới với các yêu cầu cao về thời gian, chi phí, địa điểm,… [33], [34]

Trang 35

2.1.1.2 Đặc trưng của logistics

Logistics có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, Logistics là một không phải là một hoạt động hơn lẻ mà là

một quá trình bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết và có tác động qua lại với nhau, được thực hiện một cách khoa học và có

hệ thống thông qua các giai đoạn: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, kiểm soát, điều chỉnh…[11] Logistics xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp, một khu vực, một ngành, một quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu

Thứ hai, Logistics không chỉ liên quan đến các dòng vận động của các

yếu tố vật chất (nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào, sản phẩm đầu ra…) mà còn liên quan đến các yếu tố và nguồn lực khác của quá trình kinh tế/kinh doanh như nhân lực, dịch vụ, thông tin, công nghệ…

Thứ ba, Mục tiêu của logistics là cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị

trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí hợp lý cho khách hàng Nói cách khác, logistics là quá trình mang tính hệ thống và mục tiêu của quá trình này là tối ưu hóa luồng vận động của vật chất và thông tin để hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận [4] Đánh giá kết quả/hiệu quả của quá trình logistics phải đánh giá trên quan điểm hệ thống

Thứ tư, Logistics là hệ thống luân chuyển các yếu tố vật chất và thông tin

từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc Cấu trúc của hệ thống logistics bao gồm các điểm và các tuyến [20] Các cấu trúc điểm là các điểm cố định về không gian, nơi các yếu tố vật chất như nguyên liệu hay hàng hóa không lưu chuyển; thông thường là nơi chế biến/xử lý các yếu tố đầu vào, lưu kho nguyên vật liệu, lưu kho bán thành phẩm hay thành phẩm cuối trước khi đến với khách hàng Các cấu trúc tuyến bao gồm các mạng lưới giao thông vận tải và kết nối các cấu trúc điểm trong toàn bộ hệ thống logistics

Trang 36

2.1.1.3 Phân loại logistics

Logistics trong kinh tế và kinh doanh có thể được phân loại theo các tiêu thức sau:

a Theo giác độ tiếp cận, logistics có thể được chia thành [15]:

- Logistics vĩ mô (macro logistics): là một hệ thống đảm bảo cho dòng chu chuyển hàng hoá và thông tin từ các nhà sản xuất, các nhà thương mại đến người tiêu dùng được tiến hành một cách có hiệu quả, đảm bảo cân đối cung - cầu của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu của xã hội

- Logistics trung mô (meso logistics): thể hiện sự hợp tác và liên kết với nhau giữa các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực vận tải và logistics như các nhà cung cấp dịch vụ logistics và các cơ quan hoạch định chính sách trong phạm vi một vùng địa lý nhất định

- Logistics vi mô (micro logistics): là quá trình đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và đảm bảo hàng hoá/dịch vụ cho tiêu thụ của doanh nghiệp

b Theo chủ thể tiến hành hoạt động logistics [33], [34]:

- Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics – 1PL) là hoạt động logistics do ngưởi chủ sở hữu sản phẩm/hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng yêu cầu của bản thân doanh nghiệp

- Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics – 2PL) là hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics (không phải chủ hàng) tiến hành, nhưng chỉ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của chủ hàng

- Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics – 3PL) là hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics tổ chức thực hiện, đã tích hợp các dịch vụ trong toàn bộ chuỗi và tiến hành quản lý các dịch vụ này cho từng

bộ phận chức năng trong toàn bộ chuỗi

Trang 37

- Logistics bên thứ tư (Fourth Party Logistics – 4PL) là các hoạt động logistics do nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện, các hoạt động này không chỉ tích hợp nhiều dịch vụ đơn lẻ mà còn được gắn với các dịch vụ của những nhà cung cấp khác Nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp các giải pháp chuỗi logistics

- Logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics – 5PL) là các hoạt động logistics gắn với sự phát triển của thương mại điện tử, trong đó nhà cung cấp dịch vụ logistics ứng dụng công nghệ thông tin để không chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống mà còn phục vụ cho thị trường logistics trực tuyến thông qua internet và các công cụ số khác

c Theo tính chất hoạt động, logistics có thể được chia thành 3 nhóm

hoạt động cơ bản [38]:

- Hoạt động mua (Procurement) là các hoạt động liên quan đến việc tạo

ra các sản phẩm từ các nhà cung cấp bên ngoài

- Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) bao gồm các hoạt động liên quan đến quản trị dòng dự trữ một cách có hiệu quả giữa các giai đoạn của quá trình sản xuất

- Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) liên quan đến các hoạt động dịch vụ khách hàng

d Theo hướng vận động của dòng vật chất [38]:

- Logistics đầu vào (Inbound logistics) bao gồm các hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ dòng nguyên vật liệu/hàng hóa đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức

- Logistics đầu ra (Outbound logistics) bao gồm các hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra tới khách hàng tại các tổ chức

- Logistics ngược (Reverse logistics) bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển của bao bì ngược chiều trong chuỗi logistics

Trang 38

2.1.2 Hệ thống logistics của nền kinh tế (Hệ thống logistics quốc gia)

Như đã đề cập, logistics trong kinh tế và kinh doanh có thể được hiểu, tiếp cận và ứng dụng ở nhiều giác độ khác nhau, đó là: (i) giác độ vi mô (mirco logistics- logistics tại các cơ sở kinh doanh), (ii) giác độ trung mô (meso logistics - logistics của ngành/vùng) và (iii) giác độ vĩ mô (macro logistics - logistics trong nền kinh tế của một quốc gia – logistics quốc gia) Mối quan

hệ của 3 cách tiếp cận này thể hiện ở hình 2.2 [57]

Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 giác độ tiếp cận logistics

Dưới giác độ vĩ mô, logistics thường được tiếp cận ở tầm mức quốc gia, thậm chí khu vực và toàn cầu, với tư cách là một hệ thống đảm bảo cho dòng chu chuyển hàng hoá và thông tin từ các nhà sản xuất, các nhà thương mại đến người tiêu dùng được tiến hành một cách có hiệu quả, đảm bảo cân đối cung - cầu của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu của xã hội Ở mức độ thấp hơn, logistics có thể được tiếp cận dưới giác độ ngành, ở các khía cạnh: logistics ngành; trung tâm logistics vùng/khu vực/đô thị Giác độ thứ 3 - giác

Chuỗi cung ứng 1

Chuỗi cung ứng 2

Chuỗi cung ứng 3

Chuỗi cung ứng X

Chuỗi cung ứng 4

Vùng A

Vùng B

Nền kinh tế Thế giới Macro logistics

Meso logistics

Micro

logistics

Trang 39

độ vi mô – trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, logistics là quá trình đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và đảm bảo hàng hoá/dịch vụ cho tiêu thụ của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện những nội dung của logistics để trình sản xuất kinh doanh được tiến hành hiệu quả Đồng thời, do sự phân công lao động xã hội và

do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, hình thành nên một bộ phận các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ logistics như kho bãi, giao nhận, vận tải cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Trong khuôn khổ luận án, chỉ tập trung đi sâu vào cách tiếp cận vĩ mô – hệ thống logistics quốc gia (logistic của nền kinh tế)

Hệ thống logistics, xem xét ở giác độ vĩ mô, cũng có nhiều quan niệm khác nhau Ruth Banomyong và ADB (2007), trong một nghiên cứu về hệ thống logistics trong hành lang kinh tế Bắc Nam đã đưa ra quan niệm về hệ

thống logistics như sau: Một hệ thống logistics bao gồm: (1) Những người sử dụng dịch vụ bao gồm những nhà xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại, người gửi hàng, nhận hàng; (2) Các nhà cung ứng dịch vụ logistics công cộng và tư nhân; (3) Các thể chế, chính sách, quy định của quốc gia và địa phương; (4) Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc [36], [40], [41] (Xem

hình 2.3)

Hình 2.3: Hệ thống logistics quốc gia

Hệ thống logistics

Kết cấu hạ tầng

Người sử dụng dịch vụ

Khung khổ thể chế, chính sách Các nhà cung cấp

dịch vụ

Trang 40

Ngân hàng Thế giới, trong các báo cáo Kết nối để cạnh tranh (2007,

2010, 2012) cho rằng Hệ thống logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động cơ bản, từ vận tải, kho bãi, gom hàng và thông quan đến phân phối hàng hóa trong nội bộ quốc gia và hệ thống thanh toán liên quan đến hàng loạt các chủ thể công cộng và tư nhân Trong một nghiên cứu khác về hệ thống logistics

của nền kinh tế, Pavel Dimitrov (2002) định nghĩa hệ thống logistics của nền

kinh tế như sau: Logistics là một hệ thống bao gồm tất cả các hoạt động có liên hệ với nhau nhằm chuyển đưa nguyên vật liệu và hàng hóa hữu hình từ tổ chức đầu nguồn qua tất cả các khâu trung gian đến người sử dụng cuối cùng trong một nền kinh tế Logistics bao gồm việc kế hoạch hóa, thực hiện và điều khiển các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu kho cũng như dòng thông tin cần thiết cho quá trình thực hiện các các hoạt động đó Logistics tích hợp các hoạt động thuộc nhiều chức năng của quá trình kinh doanh (thu mua, quản trị nguyên vật liệu, phân phối hiện vật) và từ nhiều khu vực của nền kinh tế (sản xuất, vận tải, phân phối và thông tin liên lạc) [50] Theo đó, hệ thống logistics

của nền kinh tế có thể được xem xét ở 2 góc độ:

- Là một hệ thống vật chất, được mô tả thông qua các quá trình vận động của các dòng vật chất (vận tải, lưu kho, giao nhận) và các công nghệ và kết cấu hạ tầng liên quan Các yếu tố của hệ thống logistics vật chất này bao gồm các yếu tố cơ bản: Dự trữ trong nền kinh tế quốc dân, Các hệ thống vận tải, Các kênh và hình thức phân phối, Hoạt động lưu kho, giao nhận, đóng gói, Chi phí và hiệu quả logistics

- Là một hệ thống quản lý, bao gồm các cấu trúc tổ chức và quản trị, các thể chế, chính sách, công nghệ thông tin và liên lạc… Các yếu tố của hệ thống này bao gồm: Các cấu trúc và chiến lược quản trị, Các cấu trúc về thể chế và tổ chức, Các chính sách, luật pháp điều tiết các hoạt động logistics, Công nghệ thông tin liên lạc, Nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực logistics, Các dự án nghiên cứu liên quan đến logistics

Ngày đăng: 06/05/2014, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010), “Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VITRANSS 2)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VITRANSS 2)
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
Năm: 2010
2. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (2010), “Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin”. Tải xuống từ www.mic.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin”
Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam
Năm: 2010
4. Lê Bách Chấn (2009), “Bản chất kinh tế của logistics”, Tạp chí Vietnam Logistics Review. Tải xuống từ www.vlr.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bản chất kinh tế của logistics”
Tác giả: Lê Bách Chấn
Năm: 2009
5. Chính phủ (2007), “Nghị định 140/2007/NĐ-CP”. Tải xuống từ www.mpi.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 140/2007/NĐ-CP”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
6. Công ty Supply Chain Management Việt Nam (2008), “Báo cáo khảo sát nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam”. Tải xuống từ www.scm.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khảo sát nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam”
Tác giả: Công ty Supply Chain Management Việt Nam
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Chương (2007), “Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam hội nhập WTO”, Tạp chí Hàng hải online Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam hội nhập WTO”
Tác giả: Nguyễn Văn Chương
Năm: 2007
8. Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III (2009), “Báo cáo chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2050”. Tải xuống từ www.mutrap.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2050”
Tác giả: Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III
Năm: 2009
9. Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III (2011), Các tham luận trong “Diễn đàn logistics và dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”, Vũng Tàu 3/2011. Tải xuống từ www.mutrap.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tham luận trong “Diễn đàn logistics và dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”
Tác giả: Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III
Năm: 2011
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
11. Đặng Đình Đào. Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và Phạm Thị Minh Thảo (2011), “Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (sách chuyên khảo), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (sách chuyên khảo)
Tác giả: Đặng Đình Đào. Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và Phạm Thị Minh Thảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2011
12. Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn (2012), “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”
Tác giả: Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2012
13. Đinh Lê Hải Hà (2009), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam – Tiếp cận từ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam – Tiếp cận từ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh”
Tác giả: Đinh Lê Hải Hà
Năm: 2009
15. Đinh Lê Hải Hà, Nguyễn Xuân Quang (2011), “Bàn về các giác độ tiếp cận khi nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về các giác độ tiếp cận khi nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh hiện nay”
Tác giả: Đinh Lê Hải Hà, Nguyễn Xuân Quang
Năm: 2011
16. Đinh Lê Hải Hà (2011), “Phát triển thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, số 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam”
Tác giả: Đinh Lê Hải Hà
Năm: 2011
17. Trịnh Thị Thu Hương (2009), “Phát triển hệ thống logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây”, Đề tài Nghiên cứu khoa học Cấp Bộ, Mã số B2009 – 08 – 58, Đại học Ngoại thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển hệ thống logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây”
Tác giả: Trịnh Thị Thu Hương
Năm: 2009
18. Phan Khắc Hy (2009), “Chiến lược chuỗi cung ứng – Bài học lịch sử từ đường mòn Hồ Chí Minh”, dẫn từ http://supplychaininsight.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược chuỗi cung ứng – Bài học lịch sử từ đường mòn Hồ Chí Minh”
Tác giả: Phan Khắc Hy
Năm: 2009
19. Trần Sĩ Lâm (2010), “Việt Nam cần có trung tâm logistics”, tạp chí Vietnam Logistics Review, tải xuống từ www.vlr.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việt Nam cần có trung tâm logistics”
Tác giả: Trần Sĩ Lâm
Năm: 2010
20. Trần Sĩ Lâm và nhóm nghiên cứu (2011), “Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số B2010 – 08 – 68, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”
Tác giả: Trần Sĩ Lâm và nhóm nghiên cứu
Năm: 2011
21. Nguyễn Anh Phương (2008), “Một số khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tải xuống từ www.cpv.gov.vn ngày 10/4/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Anh Phương
Năm: 2008
22. Đỗ Xuân Quang (2007), “Logistics tại Việt Nam: thực trạng, cơ hội và thách thức”, Tạp chí Vietnam Logistics Review, tải xuống từ www.vlr.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Logistics tại Việt Nam: thực trạng, cơ hội và thách thức”
Tác giả: Đỗ Xuân Quang
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w