Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 113 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC L ỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... ..1 CÁC THUẬT NGỮ VIÊT TẤT ........................................................... .. iií DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH MỞ ĐÂU ................................................................................................. .. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM .............. ..6 1.1. Lý luận CƠ bản Về đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................... .. 6 1.2. Một số lý luận Về vùng kinh tế trọng điểm và tác động của FDI đổi với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm ............. .. 16 113. Kinh nghiệm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương và bài học cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ................................................................ ..22 Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TIỂU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐÊN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ớ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC ....................... .. 31 2.1. Tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và điều kiện thu hút F DI vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ............................. .. 31 2.2. Đặc điểm hoạtđộng và đóng góp của đầu tư tIực tiếp nước ngoài tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giai đoạn 2003 2013 ......... ..43 2.3. Tác động tíêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài Và vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ...... .. 59 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHÂM HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC NHÚNG TÁC ĐỘNG TIỂU CỰC Ở FDI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC ........................................................... .. 74 3.1. Quan điểm Và định hướng thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng kinhtế trọng điểm phía Bắc ................................. .. 74 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ................... ..79 KẾT LUẬN ......................................................................................... .. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... .108 1 MỞ ĐÂU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua gần 30 năm hoạt động, đầu tư th tiếp nước ngoài đổi với sự phát triển kinh tế Xã hội của Việt Nam là khá rõ nét Và đã được khẳng định: Các dự án FDI góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹthuật và công nghệ, pháttriển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thể giới, giải quyết công ăn Việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức Sống cho người lao động...Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, FDI cũng đã Và đang bộc lộ nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trường và chất lượng cuộc Sống của người dân. Gần đây, đã xuất hiện hàng loạt sự Việc tác động Xấu đến sự pháttriển của Việt Nam, gây bức Xúc cho dư luận Xã hội, trong đó nổi bật lên là chất lượng sử dụng FDI còn thấp, thiếu tính bền Vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng, lãng phí tài nguyên, các dự án FDI Vẫn tập trung chủ yếu VàO gia Công, lắp ráp nên giá trị gia tăng không cao, Chuyển giá, trốn thuế .... .. Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Bắc là một trong những Vùng kinh tế trọng điểm của cả nước được Xây dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các 1Ợi thể SO Sánh của Vùng KTTĐ, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan toả Và lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Với những lợi thế riêng có, những năm qua, vùng KTTĐ phía Bắc là một trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả Về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ phía Bắc có những đóng góp tích cực vào tăng trường và phát triện kinh tế Xã hội của vùng. Tuy nhiên kết quả thu hút FDI và quátrình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có Vốn FDI Ớ Vùng KTTĐ phía Bắc 2 đã Và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưỏng Xấu đến sự phát triển của Vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, Xã hội và bảo Vệ môi trường... hiện tượng Chuyển giá, chốn thuế trong các doanh nghiệp FDI làm thất thu thuế của Nhà nước khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng tăng; đời sống Vật chẩt Và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thoả đáng; ý thức chấp hành pháp luật bảo Vệ môi trường của các doanh nghiệp chưa tốt như chưa quan tâm đầu tư cho công tác Bảo Vệ môi trường, cố tình Vi phạm pháp luật bảo Vệ môi trường đã ảnh hưỏng rất lớn đến môi trường Sinh thái và sức khoẻ của dân cư trong Vùng... Những tác động tiêu cực đó hiện đang là thách thức to lớn đối với sự phát triển bền Vững của Vùng KTTĐ phía Bắc. Bên cạnh đánh giá những mặt tích cực (như nhiều nghiên cứu đã tiến hành) thì việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm hiểu đúng tác động tiêu cực trong thu hút Và Sử dụng FDI ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang là một trong những Vấn đề mang tính thời sự trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp có Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi mạnh dạn chọn vấn đề T ác động tiêu cực của FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho 1uận Văn Thạc SĨ kinh tế chính trị của minh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Đã có rất nhiều các tác phẩm, công trình khoa học thành công được công bố Về đề tài này như: Trần Thị Vân Anh (2010), Đầu tư trực tiêp nước ngoài trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, Luận Văn thạc Sỹ Kinh tế chính trị, Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền, Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng thu hút FDI Ớ tinh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững nhầm chi ra những mặt mạnh, mặt yếu Và để xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI Ớ tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền Vững.
Trang 1iii
MUC LUC
LỜI CAM ĐOAN S5 TS TH 1 121211 1 11k, i CÁC THUẬT NGỮ VIẾTT TẮTT . - cee cesses eesesesesneesesenes iii DANH MUC CAC BANG, HiNH
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VE DAU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 6
1.1 Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài - 6
1.2 Một số lý luận về vùng kinh tế trọng điểm và tác động của
FDI đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm 16
1.3 Kinh nghiệm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương và bài học cho vùng kinh
tế trọng điểm phía BẮC 22-2 SSTSEEE211211211 117171121 xe 22
Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐÉN SỰ PHÁT TRIÊN KINH TE XA
HỘI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC 31 2.1 Téng quan vé Ving kinh té trong diém phia Bac va diéu kién thu
hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - 31 2.2 Đặc điểm hoạt động và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giai đoạn 2003- 2013 43
2.3 Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 59
Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHAM HAN CHE VA KHAC PHUC NHUNG TAC DONG TIEU CUC O FDI VUNG KINH
TẺ TRỌNG ĐIÊM PHÍA BẮC -2- 52-222 2 SE 2E eEEerrrerrrree 74 3.1 Quan điểm và định hướng thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 74
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế, khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực của FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 79
418000 Nn"-‹4 ỎỖ.ỖỖ 106
Trang 2BCC: BOT: BT: BTO: BVMT: CNH, HDH: DNLD: DNTN: DNNN: DTNN: FDI: FPI: IMF: GI: GDP: GTSX GTSXCN: KTTD: KT-XH: M&As: NICs : NXB: ODA: OECD: TNC: KCN: WTO: 1H
DANH MUC CAC CHU VIET TAT Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng xây dựng — kinh doanh — chuyển giao
Hợp đồng xây dựng — chuyền giao
Hợp đồng xây dựng — chuyển giao — kinh doanh Bảo vệ môi trường
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài Quỹ tiền tệ quốc tế
Đầu tư mới và mở rộng Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất công nghiệp
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế- xã hội
Mua lại và sát nhập
Các nước công nghiệp mới
Nhà xuất bản
Vốn viện trợ phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Công ty xuyên quốc gia
Khu công nghiệp
Trang 3iv
MUC LUC BANG
Bảng 2.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng kinh tế trong điểm của Việt
Nam, giai đoạn 2003-20 Ï2 À - - 222223323 EErrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrkrrke 44
Bảng 2.2: Cơ cấu FDI theo lĩnh vực vào vùng vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, giai đoạn 2003-2012 . 2- 22222 222CE2Ex2EEEErrrrrrrrrrvee 47
Bảng 2.3: FDI phân theo hình thức đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm
008: 02059000 ANNNEHDỖỒẦỒOỒoO ÔỎ 49
Bảng 2.4: Cơ cầu FDI vào các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Trang 4MUC LUC HiNH
Hình 2.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng kinh tế trọng điểm của Việt
l\)83::10:000020 06022000005 44
Hình 2.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, giai đoạn 2003-20 1 -2- 22+22+222E2221E22EEE.22EeEErerrreee 45
Hình 2.3: Quy mô dự án FDI tại 3 vùng KTTĐ của Việt nam, giai
đoạn 2003- 2/0 12 - + 1112 1111111211111 111111111111 01111111111 1110111111111 teE 46 Hình 2.4: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo vốn đăng ký ở vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc 2003-2012 . -22-2222+2EE222EE22E3222EE222E.rrrrrrre 48
Hình 2.5: Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI và vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, Fi)0190020)060/2000000757 51 Hình 2.6: GTSXCN khu vực FDI so với GTSX,GTSXCN vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc, giai đoạn 2003-201 I . ccccs+czrserre 54 Hình 2.7: Giá trị xuất khẩu so với vốn thực hiện của khu vực FDI tại một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giai
Trang 51
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua gần 30 năm hoạt động, đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là khá rõ nét và đã được khẳng
định: Các dự án FDI góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh
toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật
và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế
Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyết công ăn việc làm,
đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, FDI cũng đã và đang bộc lộ
nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và
chất lượng cuộc sống của người dân Gần đây, đã xuất hiện hàng loạt sự việc tác động xấu đến sự phát triển của Việt Nam, gây bức xúc cho dư luận xã hội, trong đó nổi bật lên là chất lượng sử dụng FDI còn thấp, thiếu tính
bền vững, ơ nhiễm môi trường trầm trọng, lãng phí tài nguyên, các dự án
FDI vẫn tập trung chủ yếu vào gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng không
cao, chuyên giá, trốn thuế
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Bắc là một trong những vùng
kinh tế trọng điểm của cả nước được xây dựng và phát triển nhằm hướng
tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của ving KTTD, tao ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan toả và lôi cuốn các vùng
khác cùng phát triển
Với những lợi thế riêng có, những năm qua, vùng KTTĐ phía Bắc là
một trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về
số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ phía Bắc có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát
Trang 62
da va dang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
hiện tượng chuyển giá, chốn thuế trong các doanh nghiệp FDI làm thất thu thuế của Nhà nước khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng tăng; đời sống
vật chất và tỉnh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thoả
đáng: ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp chưa tốt như chưa quan tâm đầu tư cho công tác Bảo vệ môi trường, cố tình
vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
sinh thái và sức khoẻ của dân cư trong vùng Những tác động tiêu cực đó
hiện đang là thách thức to lớn đối với sự phát triển bền vững của vùng KTTĐ phía Bắc
Bên cạnh đánh giá những mặt tích cực (như nhiều nghiên cứu đã tiến
hành) thì việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm hiểu đúng tác động
tiêu cực trong thu hút và sử dụng FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
đang là một trong những vấn đề mang tinh thời sự trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay Với ý nghĩa đó, tơi mạnh dạn chọn van đề "Tác động tiêu cực của
FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học Đã có rất nhiều các tác phẩm, cơng
trình khoa học thành công được công bố về đề tài này như:
- Trần Thị Vân Anh (2010), Đẩu 0 trực tiếp nước ngoài trong phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính
trị, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, Hà Nội Nghiên cứu này tập trung
đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và đề xuất giải pháp nhằm đây mạnh
Trang 73
- Nguyễn Bích Đạt (2006) Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
Nội dung nêu những vấn đề chung về khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi: bản chất, vai trị, nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; kinh nghiệm của một sỐ nước trong thu hút, sử
dụng đầu tư nước ngoài Tổng quan tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của đầu tư nước ngoai đối
với nền kinh tế Việt Nam
- Trần Quang Lâm và An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đâu tư
nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
Nội dung cơ bản của cuốn sách là tập trung nêu lên những khảo
sát, phân tích thực trạng hình thành, phát triển và vai trò của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ khi có luật
đầu tư nước ngoài
- Nguyễn Văn Chiến (2006), 7ác động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Đà nẵng, Luận văn thạc sĩ , Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
Nghiên cứu này đi sâu phân tích những tác động tích cực và hạn chế của FDI đối với sự phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng từ đó đưa ra
những giải pháp nâng cao tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-
XH ở thành phố Đà Nẵng
Nhìn chung, các cơng trình khoa học nêu trên đã đề cap kha toan diện và phân tích sâu về các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về
tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế
Trang 84
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
- Phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực của FDI đến việc phát
triển kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong thời gian qua
Luận văn đặt kỳ vọng góp phần làm rõ những tác động tiêu cực của các dự
án FDI, những thủ thuật (mánh khóe) của các nhà đầu tư gây ảnh hưởng
xấu đến phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường huy động, sử dụng quản lý hoạt động FDI nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động tiêu cực của FDI đến sự
phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu của dé tai "Tac dong tiêu cực của FDI ở vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện nay" là nhằm trả lời các câu hỏi:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài?
- Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc giai đoạn 2003- 2013 như thế nào?
- Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm hiện nay là gì?
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả FDI ở vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian tới?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tác động tiêu cực của hoạt động FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện nay
- Pham vi nghiên cứu: Các dự án FDI ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc
' Về khơng gian: Nghiên cứu trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc
Trang 95
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những tác động tiêu cực của
FDI đến sự phát triền kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác —
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh
6 Một số đóng góp của luận văn
- Hệ thơng hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI
- Phân tích và làm rõ tác động tiêu cực của FDI đến sự phát triển
kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm
khuyết trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2020 7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Co so lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước
ngoài và vùng kinh tế trọng điểm
Chương 2: Thực trạng tác động tiêu cực của FDI đến sự phát triền
kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế và khắc phục
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VẺ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VA VUNG KINH TE TRONG DIEM
1.1 Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày nay đã trở thành hình thức đầu tư
phô biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như
luật pháp của các quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Invertment-FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hố và phân công lao động
quốc tế Cho tới nay, FDI đang là hoạt động rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, song vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào, mà
được định nghĩa ở nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận và
nghiên cứu của đề tài Các khái niệm đều cố gắng khái quát hoá bản chất và
nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của FDI Đề tiện cho việc nghiên
cứu, tác giả xin đưa ra một số định nghĩa về FDI mà các nhà chuyên môn cho là sát thực nhất sau đây:
Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 2000 cũng như luật đầu tư của Việt Nam được chính thức thông qua ngày 29/11/2005
và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, khái niệm đầu tư trực tiếp nước
ngoài được hiểu là: "Đầu /ư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư trực
tiếp bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đẫu tư"
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization- WTO) đưa
ra định nghĩa về FDI như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
Trang 117
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ” và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty"
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund- IMF): Một
khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tô chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có
nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư
trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một
hình thức đầu tư quốc tế mà các nhà đầu tư ở nước ngoài đem tài sản đầu tư
(tiền, công nghệ, chuyên gia ) vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và trực tiếp hoặc cùng với nước sở tại(nước nhận đầu tư) điều hành dự án đầu tư, hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro
1.1.1.2 Đặc điểm của đâu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về mục đích đâu tr: FDI được thực hiện với mục đích
kiểm sốt, quản lý q trình sản xuất và kinh doanh thực tế và kỳ vọng của
các nhà đầu tư FDI là thu được lợi nhuận trong trung và dài hạn Do vậy, nguồn FDI tập trung nhiều ở các lĩnh vực mang lại tỷ suất lợi nhuận cao
Các chủ đầu tư thường đầu tư vào các lĩnh vực mới ở nước sở tại để tìm
kiếm thị trường mới hoặc dựa trên những lợi thế về chi phí rẻ của nước tiếp
nhận đầu tư như chi phí nhân cơng, chỉ phí tài nguyên
Thứ hai, về điều hành hoạt động của chủ đâu tư: FDI là hình thức đầu
tư vốn của Chính phủ, doanh nghiệp hoặc tư nhân nước ngồi mà trong đó
nhà đầu tư trực tiếp quản lý, tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất ở
Trang 128
vào mức độ góp vốn Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý
Thứ ba, về vốn đâu tư: Nhà đầu tư FDI phải tuân thủ theo các quy
định, tơn trọng văn hố, phong tục, tập quán và pháp luật của nước sở tại,
FDI không chịu bắt kỳ sự ràng buộc nảo về chính trị giữa hai quốc gia với
nhau Nó chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn đầu tư và thu lợi nhuận của nhà đầu tư, chỉ chịu sự ràng buộc về mặt kinh tế
Thứ tư, về lợi nhuận: Lợi nhuận của FDI phụ thuộc vào kết quả sản
xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định
Thứ năm, về chiều hướng dau tu: FDI tén tai hai chiều trong hoạt động đầu tư nước ngoài, tức là một nước vừa có thể tiếp nhận đầu tư từ
nước khác lại vừa có thê đầu tư sang nước khác Nguồn vốn FDI có thể từ
các nước dang phát triển sang các nước phát triển và ngược lại Bởi các
nước có nền kinh tế phát triển cũng chưa thể giải quyết được các vấn đề
kinh tế- xã hội Có nhiều lĩnh vực mà các nhà đầu tư không muốn tham gia do tỷ suất lợi nhuận thấp (so với nước đó nhưng tỷ suất này lại cao hơn so với các nước đang phát triển) Điều này tạo điều kiện cho dòng vốn FDI chảy vào các nước phát triển
1.1.2 Cơ sở hình thành hoạt động FDI ở các nước đang phát triển và một số hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Cơ sở hình thành hoạt động FDI ở các nước đang phái triển
Dưới góc độ kinh tế chính trị, xuất khẩu tư bản chính là đầu tư quốc tế Xuất khẩu tư bản bắt đầu xuất hiện phổ biến vào cuối thế kỷ XIX, đầu thé ky XX Van dé thi trường và nguyên liệu rất cần thiết với các nước tư
bản phát triển Việc đưa tư bản trong nước ra ngoài cho vay hoặc đầu tư
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận từ nước ngoài Xuất khâu tư bản là một
trong những đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản trong giai đạn
để quốc chủ nghĩa Sự thống trị của tư bản độc quyền các nước tư bản chủ
Trang 139
nước này tích luỹ được một khối lượng tư bản không lồ mà nền kinh doanh
tại chỗ thu được ít lợi nhuận, nên đã mang tư bản xuất khẩu sang nước khác, kinh doanh có lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là kinh doanh tại các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nơi rất thiếu vốn, có sức lao động rẻ và tài
nguyên thiên nhiên phong phú, ngày nay, đầu tư nước ngoài tồn tại dưới hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Trên thế giới đã có nhiều nhà kinh tế đưa ra các lý thuyết khác nhau
về đầu tư quốc tế Những lý thuyết này được đưa ra dựa vào sự tiếp cận khác nhau đối với FDI Dưới đây là một số lý thuyết cơ bản làm nền tảng
cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Ly thuyết Lợi nhuận cận biên:
Lý thuyết lợi nhuận cận biên bao gồm quan điểm của các nhà kinh
tế: Helpman, Sibert, Richart S.Eckaus và Mac.Dougall Lý thuyết này chỉ
rõ nguyên nhân của hoạt động FDI là do sự chênh lệch về năng suất cận
biên của vốn giữa các nước Helpman và Sibert, Richart S.Eckaus cho rằng
sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước sẽ dẫn đến sự di
chuyển của dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá
lợi nhuận Sở dĩ có được điều này do chi phí sản xuất của các nước thừa
vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn
Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm:
Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm cho rằng chu kỳ sống của sản phẩm trải qua 3 giai đoạn cơ bản, đó là: giai đoạn sản phẩm mới, giai đoạn sản phâm
chin mudi và giai đoạn sản phẩm chuẩn hoá Ở mỗi giai đoạn, sản phẩm có
những đặc điểm khác nhau
Theo quan điểm của Akamatsu Kaname thì nước đầu tư đã phát
Trang 1410
thuật của nước ngoài để chuyên sang sản xuất nhằm thay thế sản phẩm nhập khẩu Đây chính là giai đoạn sản phẩm chín muỗi Tiếp theo, khi nhu
cầu của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hồ thì nhu cầu xuất
khẩu lại xuất hiện, tức là đến giai đoạn sản phẩm chuyên hoá Hiện tượng
này diễn ra theo chu kỳ và dẫn đến sự hình thành của hoạt động FDI
1.1.2.2 Một số hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngồi
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các hình thức FDI Có thể
hiểu, hình thức đầu tư FDI là các nhà đầu tư ở một số nước chuyển đổi
quyền sở hữu vốn (tiền hoặc bất kỳ tài sản nào) thành quyền sở hữu và
quản lý hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế ở một nước khác Như vậy, hình thức FDI được xem như là các cách thức thực hiện những kênh đưa
vốn bên ngoải vảo nước tiếp nhận đầu tư, và nó phụ thuộc chủ yếu vào các
chính sách, định hướng thu hút FDI của nước chủ nhà
Ngày nay, trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng,
FDI được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu: i) đầu tư mới và mở rộng (Green Invertment- GI); ii) mua lai va sat nhap (Merge & Acquirement - M
& As) GI là kênh đầu tư mà các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước tiếp
nhận vốn thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp đã đầu tư từ trước Hình thức này bổ sung ngay một
lượng vốn đầu tư nhất định cho nước nhận đầu tư, do vậy có hiệu ứng rõ rệt tạo việc làm và trực tiếp tác động đến thay đỗi cơ cấu ngành kinh tế thông
qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc mở rộng quy mô, qua đó, thúc đây cạnh tranh trong nền kinh tế Đây là kênh dau tư truyền thống của FDI và là kênh chủ yếu đề các nhà đầu tư của các nước phát triển đầu tư vào các nước đang hoặc kém phát triển M & As là kênh đầu tư mà các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh
nghiệp hiện có ở nước ngoài hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phan Hình thức này chủ yếu là chuyên sở hữu của các doanh nghiệp đang tồn tại
Trang 1511
ngoài do mở rộng qui mô hoạt động của doanh nghiệp Kênh đầu tư này
chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới cơng nghiệp
hóa, đặc biệt là trong những lĩnh vực công nghệ cao và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam cũng đã thừa nhận và pháp lý hoá kênh đầu tư này ở Việt Nam
Tuy nhiên, hình thức đầu tư này vẫn chưa phổ biến ở nước ta do day
là kênh FDI mới, nhà đầu tư còn đẻ chừng; hơn nữa, Nhà nước vẫn hạn chế
về tỷ lệ cổ phần của người nước ngoài trong các công ty cô phần trong
nước Như vậy, nếu chỉ thu hút FDI theo kênh GI thì khơng đón bắt được
xu hướng đầu tư quốc tế ngày nay, sẽ làm hạn chế khả năng thu hút FDI
vào nước ta Tương lai, với chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế,
M & As sẽ là kênh đầu tư quan trọng của FDI ở Việt Nam
Với hai kênh đầu tư chính như đã nêu trên, tùy theo mức độ nắm giữ
quyền quản lý, sẽ có các hình thức đầu tư khác nhau Những hình thức đầu tư này được quy định bởi pháp luật về đầu tư, là cơ sở để các nhà đầu tư
triển khai các hoạt động đưa vốn vào và thực hiện các biện pháp quản lý
của họ
Luật Đầu tư 2005 đã quy định 5 hình thức FDI cơ bản ở Việt Nam Các hình thức này cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi:
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là hình thức truyền thống và phổ biến của FDI Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với
việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực
tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy mô lớn Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường
thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia
Trang 1612
nhận đầu tư) Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phải
được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý,
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Về hình thức pháp lý, dưới hình
thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, có các loại hình cơng
ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cô phần,
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngồi có ưu điểm là nước chủ nhà
không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay
được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động Mặt khác,
do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư
và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật
tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay
nghề người lao động Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó
tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm sốt được đối tác đầu tư nước ngoài và khơng có lợi nhuận
Doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút
FDI DNLD là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp
đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các
Bên nước ngoài đề đầu tư kinh đoanh tại nước sở tại
Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng
địa điểm đầu tư phải ở nước sở tại Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ
thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu
tố kinh tế, chính trị, mức độ hồn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác
liên doanh của nước sở tại Hình thức DNLD có những ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn dé phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới
Trang 1713
làm và học tập kinh nghiệm quản lý cua nước ngoài; Nhà nước của nước sở
tại đễ đàng hơn trong việc kiểm soát được đối tác nước ngồi Về phía nhà
đầu tư, hình thức này là công cụ dé thâm nhập vào thị trường nước ngoài
một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện
cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thể có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa, ngơn ngữ, luật pháp Nước
sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn thấp, năng lực, trình độ
quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu
Đầu tư theo hình thức hợp động hợp tác kinh doanh (Business
Cooperation Contract- BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các
nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân
Hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn,
công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước
sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước
sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ thường lạc hậu;
chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng và mọi hoạt động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại Do
đó, về phía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm sốt hiệu quả các hoạt động BCC
Tuy nhiên, đây là hình thức đơn giản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rà nên thường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hit FDI Khi các hình thức 100% vốn hoặc liên doanh phát triển, hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh
Hình thức đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
(Merge & Acquirement-M&As)
Trang 1814
thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này
Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với (Foreign Portfolio Investment- FPI) Khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ
phiếu, trai phiéu trên thị trường chứng khoán nước sở tại, họ tạo nên
kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cỗ phiếu vượt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp thì họ trở thành nhà đầu tư FDI Luật pháp Hoa Kỳ và
nhiều nước phát triển quy định tỷ lệ ranh giới này là 10% Đối với Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ này được quy định là 30%
Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ưu
điểm cơ bản là dé thu hút vốn và có thé thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi
hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản Nhược điểm cơ
bản là đễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính Về phía
nhà đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tư tài
chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc
rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn chế từ phía nước chủ nhà
Các hình thức khác: Ngồi các hình thức nêu trên, ở các nước và ở Việt Nam cịn có các hình thức như: Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh ( BTO), hợp đồng xây dựng- chuyên giao (BT) nhằm khuyến khích thu
hút trực tiếp vốn đầu tư nước ngoài
BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa
cơ quan nhà nước có thâm quyền và nhà đầu tư nước ngoài dé xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyên giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó
quy trình đầu tư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trật tự
Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết
Trang 1915
đường sá, câu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuât, điện, nước ;
bắt buộc đến thời hạn phải chuyển giao khơng bồi hồn cho Nhà nước
Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án
kết cấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài,
làm giảm áp lực vôn cho ngân sách nhà nước Đông thời, nước sở tại sau
khi chuyên giao có được những cơng trình hồn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực khác để phát triển kinh tế Tuy nhiên, hình thức BOT
có nhược điêm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, công nghệ
Lợi thế của doanh nghiệp FDI
so với doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư
Lợi thế Mơ tả
Vễn Có vốn lớn và chi phí vốn thấp hơn so với các doanh
nghiệp trong nước
Trình độ | Có trình độ quản trị doanh nghiệp tốt hơn, có khả năng
quản lý dự báo và xác định rủi ro cũng như lợi nhuận tốt hơn
Cơng nghệ Có cơng nghệ tiên tiên, có khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất, có khả năng phát minh ra công nghệ mới và
áp dụng trong sản xuất
Marketting Có khả năng nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối sản phâm
Mua nguyên Có những ưu đãi trong việc tìm kiêm và mua nguyên vật
phủ vật liệu liệu phục vụ cho quá trình sản xuất
Thoả thuận | Có khả năng đàm phán thoả thuận đê được hưởng những với Chính | ưu đãi từ phía Chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư
Trang 2016
1.2 Một số lý luận về vùng kinh tế trọng điểm và tác động của
FDI đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của vùng kinh tẾ trọng điểm trong CNH- HĐH ở các nước đang phát triển
1.2.1.1 Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm
Trước đây khái niệm vùng kinh tế hay vùng kinh tế cơ bản được Việt
Nam và Liên Xô sử dụng nhiều Nhiều nước khác sử dụng khái niệm vùng
kinh tế - xã hội Nội dung của nó gắn với các điều kiện địa lý cụ thé, có các
hoạt động kinh tế - xã hội tương thích trong điều kiện kỹ thuật - công nghệ nhất định Nhiều nước trên thế giới phân chia lãnh thổ quốc gia thành các
vùng kinh tế - xã hội để hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát
triển, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô để quản lý vùng nhằm
đạt được mục tiêu phát triển chung của đất nước
Ở Việt Nam hiện nay (1998), lãnh thổ đất nước được chia thành 8
vùng để tiến hành xây dựng các dự án quy hoạch phát triển kinh - xã
hội đến năm 2010 Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng (tháng 4 năm 2001) đã chỉ rõ định hướng phát triển cho 6 vùng Đó là: vùng miền núi và trung du phía Bắc; vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; vùng Duyên hải Trung Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; vùng Đồng bằng
sông Cửu Long
- Ving KTTD là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia
(bao gồm một số tỉnh, thành phố nhất định) hội tụ được các điều kiện,
yếu tố và tiềm năng (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội )
thuận lợi để phát triển với tư cách là vùng động lực, là đầu tàu có khả
năng lôi cuốn, tác động lan tỏa theo hướng tích cực đến các vùng và
Trang 2117
1.2.1.2 Dac diém ving kinh té trong diém
Vùng kinh tế trọng điểm có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố có đặc điểm khá tương đồng nhau (về vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế
mạnh ) Số lượng và phạm vi lãnh thô của mỗi vùng KTTĐ có thể thay
đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thứ hai: Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tập trung tiềm lực
kinh tế và có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư, thể hiện ở sự phát triển
vượt trội về kết cấu hạ tầng (giao thông, mạng lưới điện, viễn thông);
về chất lượng nguồn nhân lực, về trình độ phát triển kinh tế:
Thứ ba: Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có khả năng tạo
ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thê hỗ trợ cho các vùng khác
Thứ tr: Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước Trên cơ sở
đó, vùng KTTĐ khơng những tự đảm bảo nguồn tài chính cho mình, mà
cịn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác
Thứ năm: Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và
các ngành dịch vụ then chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước Từ đây, tác động lan tỏa tới các vùng và tiểu vùng xung quanh
1.2.2 Vai trò và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm
1.2.2.1 Vai trò của FDI ở vùng kinh tế trọng điểm
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ không chỉ thúc đây bản thân vùng KTTĐ phát triên mà cịn đóng vai trị động lực,
đầu tàu lôi cuốn và có tác động lan tỏa, tích cực tới các vùng khác Tác
Trang 2218
Một là, vùng KTTĐ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nên có khả năng thu hút lao
động từ các vùng kinh tế khác, mà trước hết là các vùng lân cận, giúp
các vùng đó giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân
Hai là, Vùng kinh tế trọng điểm có kết cấu hạ tầng phát triển khá đồng bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đến các vùng trong cả nước,
nên có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng khác phát triển
công nghiệp hỗ trợ, các ngành tiểu thủ công nghiệp, nơng nghiệp hàng
hóa và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thuộc
vùng KTTĐ Đây là sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau
phát triển giữa vùng KTTĐ với các vùng khác
Ba là, vùng KTTĐ có tốc độ tăng GDP, thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với các vùng kinh tế khác và so với mức bình quân
của cả nước, nên vùng có đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước Từ
đó, Nhà nước có điều kiện đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn hơn để
đảm bảo công bằng trong các chính sách xã hội
Bồn là, vùng KTTĐ có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, có điều
kiện tiếp cận với thị trường khu vực và quốc tế hơn so với vùng khác,
nên có khả năng hỗ trợ cho các vùng lân cận trong việc sản xuất hàng
xuất khẩu hoặc làm đại lý xuất nhập khẩu hàng hóa cho họ
Những tác động lan tỏa đó khơng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế khác trong cả nước, mà cịn có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của vùng KTTĐ
1.2.2.2 Tác động tích cực của FDI đổi với sự phát triển kinh tế-
xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm
Trang 2319
trưởng và phát triển Đối với, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, việc
tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu từ nước ngoài sẽ vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của kinh tế trong vùng Về mặt cầu, vì đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi chủ chỉ tiêu nên những thay đổi bất thường về đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập
về mặt ngắn hạn Về mặt cung, khi thành quả của đầu tư phát huy tác
dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung đài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng theo, do đó giá cả sản phẩm giảm xuống Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép
tăng tiêu dụng Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát
triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời
sống cho mọi thành viên trong xã hội
Thứ hai, FDI góp phần thúc đây tăng trưởng và chuyển địch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Đây cũng là điểm nút để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng các nước đang phát triển nói chung thốt khỏi cái vịng ln quân của sự nghẻo đói Thật vậy, mức tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thường do nhân tố tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số vốn lao động được sử dụng cũng tăng, nhưng mức tăng của lao động nhỏ hơn mức tăng của sản lượng, do đó năng suất lao động tăng Năng
suất lao động là yếu tố có vai trị quyết định để tăng tỷ trọng của các
ngành trong vùng Tỷ trọng của ngành thay đổi tức là cơ cấu kinh tế đã
được thay đổi và sự thay đổi này theo xu thế chung của các nước đang
phát triển, đó là tăng tỷ trọng của ngành sử dụng nhiều vốn, giảm tỷ
trọng của ngành sử dụng nhiều lao động Trong những năm gần đây,
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã đạt được nhiều thành tích đáng kể
Trang 2420
Đầu tư sẽ làm chuyên dịch cơ cấu kinh tế của vùng Kinh nghiệm
của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư
nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ Đầu
tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa khu vực
thành thị và nông thôn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bac , dua
những khu vực kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói Phát huy
tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính tri,
Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động sẽ được
thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát trién kinh tế — xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Thứ ba, đầu tư sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ
của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Thơng qua đầu tư trực tiếp nước
ngồi, các cơng ty (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) đã chuyển giao
công nghệ từ nước mình hoặc từ nước khác sang vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Mặc dù còn nhiều hạn chế do những yếu tố khách quan va chu quan chi phối, song điều không thể phủ nhận được là chính nhờ sự chuyển giao này mà vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nhận được những kỹ thuật tiên tiến (trong đó có những cơng nghệ khơng thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần) cùng với nó là kinh nghiệm
quản lý, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình
độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động )
Thứ 4, FDI góp phần gia tăng xuất khẩu và tăng nguồn thu cho
ngân sách các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc FDI huy
động khối lượng ngoại tệ lớn cho phát triển kinh tế Xuất khẩu là một
biện pháp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đối với vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc thì cán cân xuất khâu ln trong tình trạng thâm
hụt, tức là giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khâu FDI làm tăng
Trang 2521
FDI có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài gia tăng và do đó cơ cấu nguồn thu của ngân sách tại các tỉnh cũng có biến đổi nhất định Nguồn thu từ các thành phần kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngồi có xu
hướng tăng Nhưng tổng thu ngân sách trong vùng kinh tế trọng điểm có xu hướng tăng lên, giúp thực hiện các khoản chi của ngân sách nhằm
bảo đảm cho sự hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thực hiện các
nhiệm vụ xã hội khác
Thứ năm, FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân lao động Nguồn nhân lực có ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức
tiêu dùng của dân cư Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua
đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh đưỡng, giáo dục, đào tạo nghề
nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực,
nâng cao được năng suất lao động và các yếu tô sản xuất khác, nhờ đó thúc đây tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu
nhập cho người lao động mà cịn góp phần tích cực giải quyết các vấn
đề xã hội Đây là các yếu tổ ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các tổ chức khác khi nhà đầu tư nước ngoài mua hàng
hoá dịch vụ sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hoạt động
gia công chế biến Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp
tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như
ngành may mặc, điện tử, chế biến
Như vậy, FDI có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế của nước ta nói chung, các vùng kinh tế nói riêng Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, FDI trong những năm qua đã có vai trị
tích cực trong quá trình CNH-HĐH của vùng Nó góp phần vào làm
Trang 2622
thu ngân sách, giảm thâm hụt cán cân thương mại Đồng thời, thực
hiện các mục tiêu xã hội như: giải quyết tốt bài toán việc làm, nâng cao
mức thu nhập của người dân từ đó dẫn đến sự tiếp cận với dịch vụ y tế,
giáo dục, chăm sóc sức khoẻ
1.2.2.3 Những thách thức, rủi ro có thể xẩy đến đối với vùng
kinh tế trọng điểm khi thu hút FDI
Bên cạnh những mặt tích cực như góp phần tăng trưởng kinh tế, gia tăng xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm thì FDI cịn chứa đựng nhiều thách thức đối với vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, đó là sự lệ thuộc vào nước đầu tư, những bắt cập trong
chuyển giao công nghệ, vấn đề về chính trị, xuất hiện nguy cơ rửa tiền, tác động xấu đến môi trường sinh thái Ngồi ra FDI cịn tồn tại một số hạn chế khác như: các doanh nghiệp có vốn FDI thu hút một lực lượng
lớn lao động có tay nghề cao, các cán bộ chuyên môn trẻ có năng lực,
đồng thời với quy mô công ty lớn, nhiều vốn đã và đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mặt khác, các doanh nghiệp FDI lạm
dụng quá đáng sức lao động của công nhân, tạo chênh lệch thu hập giữa
các tầng lớp dân cư dẫn đến phân hoá giầu nghẻo sâu sắc là nguyên
nhân gây lên tệ nạn xã hội và xung đột xã hội
1.3 Kinh nghiệm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm khía Bắc
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 2.344
dự án FDI với tổng số vốn đầu tư hơn 20,2 tỷ USD Qua đó đưa Bình
Dương trở thành địa phương thứ tư của cả nước thu hút vốn FDI vượt
ngưỡng 20 tỷ USD sau TP Hồ Chí Minh (5.040 dự án với vốn gần 36
tỷ USD), Bà Rịa - Vũng Tàu (299 dự án với vốn gần 26,7 tỷ USD) và
Trang 2723
Các dự án lớn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện
tử công nghệ cao, điện gia dụng, được phẩm, sản phẩm tiêu dùng cao
cấp, các dịch vụ cao cấp và bất động sản Nguồn vốn FDI tại Bình
Dương chủ yếu tập trung vào sản xuất công nghiệp nên tác động đến
phát triển kinh tế rất lớn, nhất là tạo ra gia tri san xuat cong nghiép va
kim ngạch xuất khẩu cao Chi tinh riêng trong năm 2014, nguồn FDI tại
Bình Dương đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 130.068 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng gần 69,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; xuất khẩu đạt gần 14,62 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 82,4%% tông
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Nỗi bật, nguồn vốn FDI đầu tư vào sản xuất công nghiệp phụ trợ trong thời gian gần đây tăng mạnh đã góp phần đưa giá trị xuất siêu của Bình Dương đạt cao với hơn 4 tỷ USSD
trong năm qua
Nhìn chung, việc triển khai đầu tư thực hiện dự án của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội, chuyên dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Bình Dương và sẽ tạo đà, điều kiện phát triển cao hơn
trong các năm tiếp theo
Bên cạnh đó, trong việc thu hút, quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ một số hạn chế, cụ thể: số
dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong các khu cơng nghiệp
có xu hướng ra tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế thu
hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương; hiệu quả trong việc chuyên giao và ứng dụng trình độ kỹ thuật công nghệ cao chưa cao; việc giải ngân vốn đầu tư của các dự án FDI đạt tỷ lệ chưa cao; việc đóng góp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI còn
thấp, năm 2012 đóng góp khoảng 7.500 tỷ đồng; một số doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoải không triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư
Trang 2824
nhận đầu tư và thanh lý dự án đầu tư cịn một số khó khăn vướng mắc
Ngồi ra, tình hình tranh chấp lao động dẫn đến đình cơng, ngừng việc
tập thê thời gian qua chủ yếu xây ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài Những vấn đề trên đang gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh
trật tự
Một số biện pháp đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên
địa bàn tỉnh Bình Dương và hạn chế các tác động tiêu cực mà tỉnh đã áp
dụng là:
Một là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối
với các dự án đầu tư; tiễn hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện; tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hố
các thủ tục đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở nhóm dẫn đầu; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư Chú
trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp
giấy chứng nhận đầu tư
Hai là: Tập trung khuyến khích các dự án đầu tư có cơng nghệ
tiên tiến, có khả năng đống góp nhiều cho ngân sách, có khả năng hỗ
trợ, thúc đây sản xuất của các doanh nghiệp khác trong nước tạo sự liên
hoàn thúc đây sự phát triển ngành công nghiệp quốc gia Chuyên mạnh
từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến và công nghiệp chế
Trang 2925
Ba là: Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và cung ứng lao động trong các doanh nghiệp FDI nói riêng Đồng thời, tỉnh và công đoàn các doanh nghiệp FDI đã có những chính
sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, tăng thu nhập và đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động
Bốn là: Quản lý và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các
khu công nghiệp, tập trung hỗ trợ để các KCN đã có trong quy hoạch
triển khai thực hiện nhanh, tạo điều kiện để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào
các khu công nghiệp
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên
Trong thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng hồn
thiện mơi trường đầu tư theo hướng thuận tiện, thơng thống, minh
bạch nhằm thu hút những dự án FDI công nghệ cao, những dự án lớn
của các tập đoàn xuyên quốc gia
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
tính riêng trong năm 2014, Thái Nguyên đã thu hút được 22 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đăng ký cấp mới là 3,2 tỷ USD Ngồi ra, có 9 dự án tăng vốn đã đưa tông vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm của Thái Nguyên
đạt 3,35 tỷ USD; đứng đầu cả nước về thu hút FDI trong năm 2014
Như vậy, tính lũy kế đến nay, Thái Nguyên đã thu hút được 75 dự
án FDI với tổng vốn đầu tư là 6,9 tỷ USD; đứng thứ 10 trong tổng số
63 tỉnh, thành phố có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Về lĩnh vực đẫu tư, đa phần vốn FDI đầu tư tại Thái Nguyên tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 61 dự án và 6,8 tỷ
USD vốn đầu tư Ngoài ra, còn một số dự án khác trong ngành xây
Trang 3026
Xét về đối tác đầu tw, Han Quốc đứng thứ nhất với 42 dự án và
tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD (chiếm 56% tổng số dự án va 68% tổng vốn đăng ký đầu tư) tại Thái Nguyên Tiếp theo là Singapore, Nhật
Ban, Trung Quốc, Đài Loan Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước
ngoài, trong năm vừa qua, Thái Nguyên đã tận dụng được lợi thế và có
những bước đột phá mới để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Nếu như cuối năm 2012, Thái Nguyên đứng ở vị trí 44/63 tỉnh,
thành phố thu hút vốn FDI trong cả nước; đến hết năm 2013, với việc
thu hút được 2 dự án lớn của tập đoàn SamSung đầu tư tại tỉnh, Thái
Nguyên đã vươn lên đứng thứ 17/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; năm 2014 ,đứng thứ 10 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể trên, hoạt động đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ những mặt còn hạn chế nhiều dự án
lớn sử dụng nhiều đất, nhiều lao động nhưng đóng góp vào ngân sách
của tỉnh rất hạn chế Do nền công nghiệp phụ trợ của tỉnh cịn yếu, vì vậy đa số các dự án FDI thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp hồn chỉnh đều phải nhập khẩu linh phụ kiện, thiết bị để lắp ráp, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp và chủ yếu xuất phát từ nguồn nhân công giá thấp; hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra rất chậm và không rõ nét; nhiều dự án hoạt động không hiệu quả đã bị thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sức thu hút và môi trường
đầu tư kinh doanh của tỉnh; tình trạng tranh chấp lao động và đình cơng
cịn diễn ra gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư Đã xuất
hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số dự án Một số dự án đầu tư
trong nước chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã cam kết, hoạt
động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường một số tác động lan toả
khác như: gia tăng cạnh tranh, thúc đây cải cách kỹ thuật nâng cao năng
Trang 3127
trong nước, hay việc hình thành chuỗi cung ứng và liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế và chưa
được rõ nét
Một số bài học kinh nghiệm đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và hạn chế những tác động tiêu cực
mà tỉnh đã áp dụng là:
- Thứ nhất, cần có sự ủng hộ của Trung ương, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương; kết hợp với sự chủ
động, năng động, sáng tạo, quyết liệt, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của các lãnh đạo tỉnh
- Thứ hai, có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư; đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân
trong vùng dự án các KCN Phải tạo được niềm tin cho nhà đầu tư vào
hệ thống chính sách và sự quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị vì mục tiêu thu hút đầu tư và phát triển
- Thứ ba, xây dựng được quy hoạch KCN, KKT ồn định, hiện đại
và bền vững mang tầm nhìn quốc tế, quốc gia; gắn với quy hoạch định hướng không gian kiến trúc cảnh quan và không gian kinh tế, đáp ứng
cho sự phát triển hài hòa, năng động, bền vững trên cả ba mặt: kinh tế,
môi trường và xã hội, đồng thời có khả năng kết nối, giao lưu và hội nhập với môi trường kinh tế quốc tế và khu vực
- Thứ tư, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư về kết cấu hạ tầng
đồng bộ tại các KCN, đặc biệt là hạ tầng giao thông đối ngoại và đối nội tại các KCN và các hạ tầng thiết yếu khác như điện, nước, xử lý nước thải, hạ
tang xã hội, hạ tầng giáo dục và đào tạo liên quan đến vùng dự án KCN
- Thứ năm, căn cứ vào lợi thế so sánh của tỉnh, tiếp tục phát huy
và đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo hướng phân loại
Trang 3228
xuyên tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án đã đầu tư và coi đó là
một kênh vận động thu hút đầu tư hiệu quả nhất
- Thứ sáu, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đầu tư, sản xuất kinh doanh và các thủ tục có liên quan nhằm tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư và doanh
nghiệp; công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để nhà đầu tư
tiếp cận một cách thuận lợi
1.3.3 Khái quát bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho vùng kinh tễ trọng điểm phía Bắc
Qua phân tích các chính sách để thu hút nguồn vốn FDI tại các địa phương trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thu hút
nguồn vốn FDI cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và khắc phục những
tác động tiêu cực của FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Thứ nhất, Sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở là nhân tố quyết định dẫn đến thành công, đặc biệt khi giải quyết
những khó khăn, phức tạp nảy sinh trong quá trình doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án, hoặc triển khai cơng tác giải phóng mặt
bằng để giao dất cho nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, cần đề cao
vai trò trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền CƠ SỞ trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên
Thứ hai, Làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI của
vùng KTTĐ gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước Công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ phía Bắc cần phải được hình thành và xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của vùng; căn cứ vào thực trạng FDI của vùng trong định hướng, mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của vùng
KTTĐ phía Bắc; định hướng, mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh
Trang 3329
Thứ ba, Chủ động, tích cực nâng cao hiệu quả trong việc phân cấp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi và tăng cường cơng
tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng
kinh tế trọng điểm
Dé dam bảo hiệu quả của việc phân cấp cần có sự phối hợp chặt
chẽ và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trung ương và địa
phương trong phân cấp quản lý các hoạt động FDI Đồng thời, quá trình phân cấp cần đi kèm với việc nâng cao khả năng của địa phương trong
việc thâm định và quản lý các dự án FDI
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động FDI phải được tiến hành
thường xuyên nhằm theo dõi quá trình triển khai thực hiện dự án FDI từ
khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong suốt quá trình hoạt động
nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ và hiệu quả của dự án Ngoài ra,
công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cho các nhà quản lý phát hiện kịp
thời những sai sót, vi phạm, yếu kém; kiến nghị các cấp có thâm quyền
xử lý những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong các vi phạm theo quy định của pháp luật
Thứ tư, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ
Để có thê thu hút được nhiều dòng vốn FDI chất lượng hơn trong tương lai, vùng KTTĐ phía Bắc cần phải có những chính sách linh hoạt
và dài hạn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Cụ
thể là, trong những năm tới, vùng KTTĐ phía Bắc cần phải:
- Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của các nhà DTNN
- Coi trong chính sách giáo dục - dao tạo và việc xây dựng chính
Trang 3430
hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của học sinh, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của mình
Thứ năm, Chủ động, tích cực phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu ở vùng KTTĐ
Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải được coi là
khâu đột phá nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI và từng bước
tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hóa ở các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn ở vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung
Thứ sáu, Tranh thủ cơ hội, khai thác tốt các lợi thế so sánh về vị trí
địa lý; chú ý xây đựng hình ảnh tốt về môi trường đầu tư thông qua các
cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và phong cách làm việc của cán bộ
công chức; cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục thực hiện cơ chế “một
của”, coi thành công của các nhà ĐTNN là thành cơng của chính mình
Thứ bẩy, Thu hút các dự án đầu tư nước ngồi phải có chọn lọc để phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của đất nước nói chung, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng nhằm đẩy mạnh chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, kiên quyết loại bỏ các
dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu
Thứ tám, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có chất
lượng cao ở vùng KTTĐ phía Bắc
Kết cấu hạ tang đồng bộ, hiện đại và chất lượng cao là một trong những trụ cột của sự phát triển, tạo nên sự kết nối giữa các vùng, miễn
trong cả nước và giữa vùng KTTĐ phía Bắc với các vùng kinh tế khác,
Trang 3531
Chương 2
THUC TRANG TAC DONG TIEU CUC CUA DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI DEN SU PHAT TRIEN KINH TE XA HOI
O VUNG KINH TE TRONG DIEM PHÍA BẮC
2.1 Tống quan về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và điều kiện thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
2.1.1 Lịch sứ hình thành và vai trò của vùng kinh tẾ trọng
điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (vùng KTTĐ Bắc Bộ) được hình
thành theo Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg bao gồm 5 tỉnh, thành phố là:
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên nằm trên lãnh thô đồng bằng Sông Hồng và vùng núi Đông Bắc Ngày 13/8/2004, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về phương
hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 Trong quyết định này, quy mô của vùng
KTTĐ Bắc Bộ đã được mở rộng thêm 3 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh Từ ngày 01/8/2008, sau khi có Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp
thứ 3, Quốc hội khoá XII về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố
Hà Nội bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã
thuộc huyện Lương Sơn (Hồ Bình), vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao
gồm 7 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã được hợp nhất để trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là một trong bốn vùng kinh tế
trọng điểm có ý nghĩa tạo động lực, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển;
đồng thời là vùng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nước
ta Vai trò của vùng KTTĐ phía Bắc thể hiện ở các khía cạnh sau:
Trang 3632
tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐ phía Bắc là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
của vùng, đảm bảo cho vùng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế Ổn định và
cao hơn so với các vùng khác trong cả nước; đi đầu trong một số lĩnh vực là
thế mạnh của vùng, nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, dam bảo tính hiệu
quả và nâng cao sức cạnh tranh của các địa phương trong vùng KTTĐÐ phía Bắc Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở cả qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ phía Bắc Sự tăng trưởng đó được đảm bảo với tốc độ cao hợp lý, liên
tục, dài hạn và ôn định trên phạm vi toàn vùng KT'TĐ phía Bắc Qui mơ và
tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ phía Bắc phải được coi là “đầu tàu” hay “điểm sáng” tăng trưởng của cả nền kinh tế, có vai trị dẫn dắt tăng trưởng
kinh tế của các vùng khác cũng như của toàn bộ nền kinh tế
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiễn bộ: Cơ câu kinh
tế vùng KTTĐ phía Bắc chính là “xương sống” hay “trụ cột” tăng trưởng và
phát triển kinh tế Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ phía Bắc bao gồm các loại:
cơ cầu ngành kinh tế của vùng KTTĐ phía Bắc, cơ cấu tiểu vùng của vùng
KTTĐ phía Bắc và cơ cấu thành phần kinh tế của vùng KTTĐ phía Bắc Trong đó, cơ cầu ngành kinh tế của vùng KTTĐ phía Bắc giữ vai trò then chốt
trong thúc đây tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tồn vùng; có tác
động lan tỏa sang các vùng khác trong cả nước Chuyên dịch cơ cau kinh tế
theo hướng tiến bộ là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, phản ánh sự thay
đổi về chất đối với nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của vùng
KTTĐ phía Bắc nói riêng Điều này có liên quan trực tiếp và mật thiết đến cơ
cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành và lĩnh vực Tuy nhiên, cần phải
nhận thức sâu sắc rằng, mục tiêu của các nguồn vốn tư nhân, trong đó có
nguồn vốn tư nhân nước ngoài là hướng vào lợi nhuận, vào mục tiêu kinh tế,
do đó, họ khơng sẵn sàng đầu tư gắn với quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ của nước tiếp nhận đầu tư Vì vậy, vấn đề đặt ra chính là
Trang 3733
hướng tiến bộ của vùng KTTĐ phía Bắc; phát triển các ngành kinh tế có giá
trị gia tăng cao, không gây ô nhiễm môi trường ở vùng KTTĐ phía Bắc
- Gop phan gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá: Vùng KTTĐ phía Bắc được hình thành và phát triển nhằm mục tiêu thu hút mọi nguồn vốn,
trong đó có nguồn vốn của các nhà ĐTNN để phát triển sản xuất hàng xuất
khẩu Nhà ĐTNN với những lợi thé về tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ
và khả năng kết nối với thị trường quốc tế đã trở thành những nhà xuất khâu
lớn và có những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khâu của vùng KTTĐ phía Bắc Giá trị kim ngạch xuất khâu của khu vực FDI ngày càng cao làm cho tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào kim ngạch xuất khẩu của vùng KTTĐ ngày càng lớn Điều này góp phần nâng cao vị thế và ảnh hưởng của vùng KTTĐ phía Bắc đối với các vùng kinh tế khác và với cả nước
- Đóng góp vào sự giàu mạnh của ngân sách vùng KTTĐ phía Bắc: Khu
vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao sẽ có đóng
góp ngày càng nhiều vào ngân sách của vùng KTTĐ phía Bắc, thơng qua việc
thực hiện các nghĩa vụ tài chính Điều nảy sẽ tạo điều kiện cho vùng KTTĐ
phía bắc tăng thêm nguồn thu vào ngân sách, từ đó, góp phần tăng các chương
trình chỉ tiêu công cho các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghẻo; góp phần tăng
chi dau tư hạ tầng tại các vùn g khó khăn, nơi có nhiều người nghéo sinh sống, nhờ đó, cải thiện đời sống cho người nghèo Ngồi ra, đóng góp của khu vực
FDI vào ngân sách của vùng KTTĐ không những siúp cho vùng KTTĐ tự đảm
bảo được nguồn tài chính cho mình, có khả năng tạo tích lũy để tái sản xuất mở
rộng, mà cịn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác và có đóng góp tích cực
vào nguồn thu ngân sách quốc gia
- Đóng góp vào tổng von đầu tư xã: Với vai trò là đầu tàu, là vùng động lực có tác động lan tỏa tới sự phát triển của các vùng khác, vùng KTTĐ phía
Bắc có nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi là vơ cùng quan trọng Do đó, sự đóng góp vốn của khu vực FDI vào
Trang 3834
vùng KTTĐ phía Bắc giảm bớt những khó khăn về mặt tài chính, có
đóng góp đáng kể cho việc tích lũy vốn, tăng cường cho hoạt động đầu tư
công, nhằm phá t triển kinh tế, xã hội ở vùng KTTĐ phía Bắc
- Góp phần giải quyết việc làm: Khu vực có vốn FDI tạo ra nhiều việc làm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao Việc làm đó phải đảm bảo gia tăng về số lượng, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định trong dài hạn Việc làm
tạo ra giá trị gia tăng cao, ôn định là một trong những tiêu chí quan trọng
khẳng định dự án FDI có hiệu quả, có khả năng PTBV cả về kinh tế và xã
hội của vùng KTTĐ phía Bắc
- Góp phân xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư ở
ving KTTD: Dau tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế
và đóng góp vào ngân sách vùng KTTĐ phía Bắc Thơng qua kênh này, đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã tác động gián tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo và
đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư ở vùng KTTĐ phía Bắc Cụ thể là: đầu tư
trực tiếp nước ngồi góp phần t húc đây tăng trưởng kinh tế, do đó, tác động
đến quy mô đầu tư và việc làm (tăng cung) và tác động kéo nhờ tăng thu nhập Mở rộng đầu tư sản xuất, tăng việc làm và thu nhập sẽ tác động ngược trở lại
tới giảm nghèo tích cực và bền vững Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần làm
tăng thu ngân sách của vùng KTTĐ phía Bắc, tạo điều kiện cho vùng KTTĐ
phía Bắc có điều kiện vật chất đề tăng chỉ đầu tư vào hạ tầng cơ sở, giải quyết
các vấn đề xã hội tại các vùng khó khăn, góp phần thu hẹp chênh lệch và
khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước
2.12 Những nhân tố ảnh hướng đến thu hút, sie dung FDI tại vùng kinh tẾ trọng điểm phía Bắc
2.1.2.1 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
+ Vùng KTTĐ phía Bắc có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: có Thủ đơ Hà Nội - trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính
Trang 3935
nam Trung Quốc, phía bắc Lào, Thái Lan Vùng KTTĐ phía Bắc là đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế Ngoài các cụm cảng biển quan trọng nhất cả nước như các cảng lớn Hải Phòng và cảng Cái Lân, vùng KTTĐ phía Bắc cịn có sân bay quốc tế Nội Bài, có các đường quốc lộ, đường sắt, đường
sông toả đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế Vùng KTTĐ phía
Bắc có mặt tiền hướng ra biển Đơng, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng cho cả vùng lớn và cả nước
+ Vùng KTTĐ phía Bắc cũng là cái nôi của ngành công nghiệp cả nước trước năm 1975 Đến nay, vùng đã hình thành một số khu công
nghiệp lớn và tiêu biểu của cả nước Các ngành công nghiệp chủ chốt của vùng như sản xuất xi -măng, đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, luyện cán
thép, điện tử, tin học, chế biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao do
các doanh nghiệp FDI của các nhà ĐTNN quản lý, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm Vùng còn là trung tâm sản xuất điện năng
lớn nhất miền Bắc với các nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bi, Pha Lại, Hon Gai , ld noi sản xuất và xuất khâu than đá lớn nhất nước với vùng
mỏ than Quảng Ninh
+ Vùng KTTĐ phía Bắc tuy khơng có nhiều loại tài nguyên khoáng
sản, nhưng lại có một số loại khoáng sản quan trọng như: than đá tập trung
chủ yếu ở Quảng Ninh với trữ lượng đã tìm kiếm khoảng 3,5 tỉ tấn than antraxit (chiếm 98% so với cả nước) và tài nguyên dự báo khoảng 10,5 tỉ tấn Tuy nhiên, các mỏ than khá phân tán, đa phần nằm sâu trong lòng đất nên khai thác khó khăn, hiệu quả khai thác không cao Ngoai than antraxit,
còn phát hiện than abitum với tài nguyên dự báo khoảng 210 tỉ tấn, tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng Ngồi ra, cịn có đá vôi, loại vật liệu chủ yếu cho công nghiệp sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng, có trữ
Trang 4036
Thạch ở Hải Dương và khu nhà máy xi măng ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng:
sét cao lanh và silic cát phục vụ cho công nghiệp thuỷ tinh có trữ lượng khá
lớn tập trung ở Vân Đồn - Quảng Ninh và Cát Bà - Hải Phòng
+ Vùng KTTĐ phía Bắc có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du
lịch với tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh
quan sinh thái đồng bằng, rừng núi, bờ biển và biển đảo, trong đó ở nhiều nơi có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như vịnh Hạ Long,
Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đảo Ngoài ra còn rat
nhiều các bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống tạo khả năng phát triển du lịch đặc sắc, hấp dẫn du
khách trong và ngoải nước
+ Với bờ biển chạy dài, có một số vũng, vịnh, vùng KTTĐ phía Bắc
có tiềm năng xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu có trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế du lịch ven biển và biển đảo Ngoài ra, vùng cịn có nguồn lợi thủy sản phong phú, tiềm năng sa
khoáng sản đổi đào và triển vọng khai thác dầu khí dé phát triển các ngành
công nghiệp khai thác biển
+ Vùng KTTĐ phía Bắc có dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi Trung du Bắc Bộ với Đồng bằng sông Hồng thuận tiện cho việc phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp
2.1.2.2 Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Vùng KTTĐ phía Bắc có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ và chất lượng khá tốt
- Hệ thống đường bộ: bao gồm các đường quốc lộ số 1, 2, 3 5, 6, 10, 18, chạy qua các tỉnh trong vùng Ngoài ra cịn có các đường liên tỉnh, liên