Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp
Trang 1CAO TẤN HUY
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2CAO TẤN HUY
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS, TS NGÔ TUẤN NGHĨA
2 TS TRẦN ĐỨC THẮNG
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Cao Tấn Huy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 13
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 13 1.2 Đánh giá khái quát những công trình liên quan đến luận án và những khoảng trống nghiên cứu 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VÙNG KINH TẾ CỦA QUỐC GIA 27
2.1 Khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia 27 2.2 Một số lý thuyết và các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế 39 2.3 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế 57
Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2013-2018 64
3.1 Khái quát và phân tích Swot về thu hút đầu tư trực tiếp vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013 - 2018 64 3.2 Đánh giá tác động của các yếu tố đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ 79 3.3 Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò các yếu
tố tác động đến thu hút fdi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ 105
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC NHẰM
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN 2025 117
Trang 54.1 Bối cảnh yêu cầu mới thu hút đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ 117 4.2 Một số giải pháp chủ yếu để phát huy yếu tố tác động nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hài hòa quan hệ lợi ích trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025 126
KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 161
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CFA : Confirmatory Factor Analysis
DN : Doanh nghiệp
ĐT : Đầu tư
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
EFA : Exploratory Factor Analysis FDI : Foreign Direct Investment
GDP : Gross Domestic Product
GRDP : Gross Regional Domestic Product KCHT : Kết cấu hạ tầng
KCN : Khu công nghiệp
KTTĐ : Kinh tế trọng điểm
KT-XH : Kinh tế - xã hội
ML : Maximum Likehood
OLS : Ordinary least squares
UBND : Ủy ban Nhân dân
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 89
Bảng 3.2: Kết quả EFA của các yếu tố tác động đến thu hút FDI 93
Bảng 3.3: Phân tích EFA với yếu tố quyết định đầu tư 95
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan Pearson 96
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình 98
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định ANOVA 98
Bảng 3.7: Kết quả mô hình hồi quy 99
Bảng 3.8: Vốn FDI đăng ký và số dự án còn hiệu lực giai đoạn 2013 - 2018 107
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa 101
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số của phần dư 102
Biểu đồ 3.3: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018 108
Biểu đồ 3.4: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018 109
Biểu đồ 3.5: Tổng dự án đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành vùng kinh tế Đông Nam Bộ 2013-2018 110
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ 8
Hình 1.2: Các phương pháp chọn mẫu 10
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI cho vùng Đông Nam Bộ 79
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thu hút đầu tư (ĐT) trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm góp phần bổ sung vào nguồn lực phát triển còn nhiều hạn chế của Việt Nam là một hoạt động mang tính tất yếu khách quan Thực tế cho thấy hơn 30 năm qua, kể từ 1987, khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành ở Việt Nam thì hoạt động thu hút đầu
tư đã đạt nhiều thành tựu đặc biệt quan trọng trong kích thích kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát, giải quyết việc làm Xét về quy mô, dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã gia tăng một cách ngoạn mục từ 341,7 triệu USD năm 1988 [50] lên 340.159,445 triệu USD vào cuối năm 2018 (tăng hơn 200 lần) [18] Kết quả này đã góp phần đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trở thành một bộ phận rất quan trọng với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Việt Nam hiện nay
Cùng với xu hướng phát triển chung của Việt Nam thì thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể So với nhiều vùng kinh tế của Việt Nam, trong 03 thập kỷ vừa qua, vùng kinh tế Đông Nam Bộ là một điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Tính đến hết năm 2018, thì lũy kế dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã đạt mức 143,288.31 triệu USD chiếm 42,12% của cả nước [18] Nguồn lực vốn, kỹ thuật, công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng góp rất quan trọng vào quy mô tăng trưởng cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Có được những thành công vượt bậc phải kể đến việc phát huy vai trò của các yếu tố thuộc về tiềm năng, lợi thế, môi trường đầu tư của toàn vùng Tuy nhiên, bên những kết quả quan trọng nêu trên, xét về xu hướng trong một số năm gần đây, dòng vốn FDI vào khu vực Đông Nam Bộ có dấu hiệu chững lại Có nhiều nguyên nhân tác động đến chiều hướng của dòng vốn FDI vào vùng Đông Nam Bộ, vấn đề đặt ra là liệu có phải dư địa của việc phát huy vai trò của các
Trang 9yếu tố tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ có chiều hướng thu hẹp dần? Ngoài các yếu tố truyền thống như lợi thế về kết cấu hạ tầng (KCHT), nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ công, chi phí đầu vào cạnh tranh, môi trường sống và làm việc, cơ chế thu hút đầu tư tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, liệu còn có những yếu tố nào nữa đang tác động và có thể là rào cản hay thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới? Đây
là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu làm rõ đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Về mặt lý luận, nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là chủ đề hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp tại Việt Nam Trên thế giới và kể cả ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, kết quả cho thấy: các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu về thu hút dòng vốn FDI chủ yếu là
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp [25]; [26]; [49]; [62]; [72]; [78] hoặc sử dụng dữ liệu sơ cấp [23]; [29] để xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc thu hút dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia [23]; [25]; [26]; [49]; [62]; [72] hoặc một tỉnh cụ thể [29]; [78] mà chưa có nghiên cứu xem xét về thu hút dòng vốn FDI ở cấp độ vùng, nhất là vai trò và tác động của yếu tố liên kết (liên kết giữa các tỉnh) trong việc thu hút dòng vốn FDI cần được làm rõ song chưa được đề cập đủ mức ở các công trình nghiên cứu
Về mặt thực tiễn, đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong nhiều biện pháp thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng gần đây, có nhiều yếu tố tác động đã được phân tích Song vấn đề rất cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm kiếm, phát hiện những yếu tố mới đang là rào cản, kìm hãm hoặc có tiềm năng để tiếp tục tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của toàn vùng
Trang 10và nhất là đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong vùng với các nhà
đầu tư nước ngoài Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Các yếu tố
tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của luận án này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và làm rõ hơn cơ sở
lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia Trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh
tế Đông Nam Bộ Hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia Trong đó, các yếu tố nội tại của vùng, các yếu tố bên ngoài vùng, yếu
tố liên kết vùng ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế
Hai là, phân tích làm rõ vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút vốn
FDI và tác động của FDI ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ năm 2013 đến 2018
Đề xuất kiến nghị và giải pháp phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI và vùng kinh tế Trong đó, có mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi về mặt nội dung: Do việc tiếp cận về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào vùng kinh tế của một quốc gia có thể được triển khai với nhiều góc độ khác nhau, cho nên, trong luận án này, tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án chỉ tập trung trọng tâm vào hai nhóm yếu tố:
* Nhóm thứ nhất: nhóm các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế (bao hàm: tình
hình thế giới; chiến lược của nhà đầu tư; tiềm lực tài chính của nhà đầu tư; trình
độ công nghệ của các dự án; áp lực cạnh tranh giữa các vùng kinh tế)
* Nhóm thứ hai: nhóm các yếu tố bên trong vùng kinh tế (bao hàm: sự ổn
định KT-XH; môi trường chính trị an ninh của vùng; điều kiện tự nhiên của vùng; quy hoạch và chính sách phát triển của vùng; công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền các địa phương; KCHT; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu của địa phương trong vùng; môi trường sống và làm việc và đặc biệt là sự liên kết giữa các địa phương trong vùng)
Tuy vậy khi thực hiện phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, luận án chỉ tập trung vào bảy yếu tố
cơ bản gồm:
Một là, yếu tố KCHT
Hai là, yếu tố cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
Ba là, yếu tố liên kết vùng
Bốn là, yếu tố nguồn nhân lực
Năm là, yếu tố chất lượng dịch vụ công trong vùng
Sáu là, yếu tố môi trường sống và làm việc
Bảy là, yếu tố thương hiệu địa phương
Phạm vi về mặt không gian: Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải pháp thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ Sở dĩ
là vì do nguồn số liệu và khả năng dữ liệu có hạn và phù hợp với thực tế địa phương và có thể kiểm chứng được nguồn số liệu tin cậy
Trang 12Phạm vi về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng từ năm 2013 đến năm 2018 (6 năm) Đây là thời gian mà các dư địa phát huy tác dụng của các yếu tố tác động cũ đã và đang bộc lộ rõ
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án
4.1 Về cơ sở lý luận của luận án
Luận án được thực hiện nghiên cứu dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các văn kiện của Đảng; Chiến lược phát triển KT-XH; chính sách thu hút vốn FDI của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam, vùng kinh tế Đông Nam Bộ; đồng thời tham khảo một
số lý thuyết kinh tế, những nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và quốc tế về FDI và tác động của các yếu tố đến thu hút FDI, về vấn đề quy hoạch phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Tác giả dựa trên các giả định là sẵn có các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ Do ở Việt Nam không có chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối chính sách vùng đủ mạnh vì vậy chính quyền các địa phương trong vùng phải có chính sách thích hợp nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và tạo điều kiện cho họ hoạt động hiệu quả trong Vùng Chính vì vậy, hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò của chính quyền địa phương trong tổng thể vùng kinh tế Đông Nam Bộ cùng đặt trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét
4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
* Phương pháp luận và tiếp cận
Dựa trên hệ nhận thức đã có, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được tác giả sử dụng đồng thời tiếp cận kết hợp giữa nghiên cứu định tính (thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát) để điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và nghiên cứu định lượng (thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát) để thực hiện kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án
Trang 13Phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng bao gồm: trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê dữ liệu được sử dụng trong các chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án khi phân tích và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu; hệ thống hóa vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động tới thu hút FDI vào vùng kinh tế; phân tích các yếu tố tác động và kinh nghiệm phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế trong chương 2 và chương 3 của luận án
Luận án này cũng sử dụng phương pháp SWOT khi nghiên cứu thực trạng tại chương 3 và phương pháp dự báo khi nghiên cứu nội dung chương 4 trong đó có nội dung về bối cảnh tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê qua về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm 2018;
2017, 2016, 2015, 2014, 2013 xét riêng đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua thảo luận nhóm tập trung và điều tra khảo sát Cụ thể:
- Thảo luận nhóm: Tác giả thực hiện thảo luận nhóm tập trung cùng các
đối tượng khảo sát là các chuyên gia để xác định lại các yếu tố tác động đến hài lòng của nhà đầu tư, vai trò của liên kết vùng trong thu hút đầu tư; và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu (có danh sách chuyên gia tại Phụ lục 1)
- Điều tra khảo sát: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp
lấy mẫu phân tầng thuận tiện, trải qua hai bước:
Bước 1: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên để điều chỉnh cấu trúc thang đo
Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối tượng khảo sát (diễn giải chi tiết ở mục 3.3 của luận án) để tiến hành phân tích
dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Trang 14- Công cụ xử lý thông tin: Sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng khảo sát,
tác giả tiến hành phân loại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu Sau đó dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0
- Công cụ phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu:
Tác giả sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis)
Tác giả sử dụng hồi quy tuyến tính (OLS - Ordinary least squares) được
sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
* Về quy trình nghiên cứu
Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm: hai nội dung nghiên cứu cơ bản: (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan) để thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cùng các đối tượng khảo sát nhằm điều chỉnh mô hình và điều chỉnh các biến quan sát dùng
để đo lường các khái niệm nghiên cứu
Kế tiếp, thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên cỡ mẫu là 100 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết Tác giả phân tích độ tin cậy của dữ liệu thông qua hệ số Cronbach’Alpha, sau đó phân tích các nhân tố khám phá bằng phương pháp EFA nhằm sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức
Cuối cùng, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức để tiến hành đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua điều tra khảo sát 300 doanh nghiệp (DN) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, tác giả sử dụng hồi quy tuyến tính (OLS - ordinary least squares) để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Các bước trong quy trình nghiên cứu được tác giả trình bày như hình 1.1
Trang 15Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào
vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Nguồn: Xây dựng của tác giả
Mẫu nghiên cứu
Tác giả Hair và cộng sự (2006) cho rằng nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) thì kích thước mẫu được xác định dựa vào một trong hai cách sau: (i) mức tối thiểu và (ii) số lượng biến đưa vào phân tích trong mô hình
(i) Mức tối thiểu Min = 50
(ii) Tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích k là 5/1 hoặc 10/1
Trang 16Nếu N < mức tối thiểu thì sẽ chọn mức tối thiểu Trường hợp mô hình có
m thang đo và Pj là số biến quan sát thứ j thì kích thước mẫu tối thiểu được xác định như sau:
j j
kP N
Phương pháp lấy mẫu
Có nhiều phương pháp chọn mẫu được sử dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, và có thể được chia ra làm 02 nhóm chính:
(i) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà các nhà nghiên cứu biết được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử;
(ii) Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên Tổng hợp các phương pháp chọn mẫu được trình bày trong hình 1.2
Trang 17Hình 1.2: Các phương pháp chọn mẫu
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang [40]
Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên trong quá trình kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thì kết quả kiểm định chỉ mang ý nghĩa là với dữ liệu hiện có, chúng ta chấp nhận hay từ chối mô hình và các giả thuyết nghiên cứu này chứ không khẳng định được là chúng đúng hay sai Tất nhiên, nếu mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thì tính tổng quát của kết quả sẽ cao hơn nhưng thời gian và chi phí cũng tăng theo
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và ngân sách khi thực hiện đề tài nghiên cứu nên tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức
Về kỹ thuật xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích EFA, phương pháp phân tích CFA và hồi quy OLS được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1 Về ý nghĩa lý luận
Một là, đề tài xác định và lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư (theo cách tiếp cận theo góc độ về hành vi của nhà đầu tư) và tìm ra
Trang 18được một điểm mới so với các nghiên cứu trước là đó là yếu tố liên kết vùng có tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với các công trình đã công
bố, tiếp cận các yếu tố tác động đến thu hút FDI thường các tác giả mới tập trung vào phân tích định tính tác động tích cực, tiêu cực mà ít được kiểm định và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới thu hút FDI vào vùng kinh tế Luận án này sẽ phân tích trên cơ sở lượng hóa các mức độ và mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Mặt khác, trong hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố, tác động của các yếu tố liên kết vùng chưa được đề cập Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả xem xét tới sự ảnh hưởng của yếu tố liên kết vùng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế
Hai là, luận án phát triển thang đo thu hút đầu tư và các yếu tố tác động
đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
Ba là, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về các yếu tố tác động
tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia trong bối cảnh dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đang diễn ra nhanh trên thế giới, đóng góp thêm thông tin và tri thức vào lĩnh vực nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ ra những tiêu chí để đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
5.2 Về ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực để tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới dựa trên các kết quả phân tích mức độ tác động của các yếu tố đã được chỉ ra
Luận án cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Cụ thể:
Một là, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các nhà hoạch định
chính sách nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - Việt Nam để từ đó có được tư duy và cách thức mới nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 19Hai là, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo về FDI, về thu
hút FDI vào vùng kinh tế cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, những người quan tâm tới chủ đề
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế của quốc gia
Chương 3 Phân tích tác động của các yếu tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đông nam bộ giai đoạn 2013-2018
Chương 4 Giải pháp phát huy các yếu tố tích cực nhằm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế đông nam bộ đến 2025
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
1.1.
ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và nghiên cứu làm rõ các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là chủ đề có tính hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tác giả trong và ngoài nước Trong
đó, có thể nêu ra những nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1.1.1 Nhóm các công trình của tác giả quốc tế tiêu biểu
* Nhóm các nghiên cứu bàn về sự xuất hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lý thuyết về xuất khẩu tư bản của V.I Lênin cho rằng: “Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó là sự tự do cạnh tranh hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hóa Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các
tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản” [61, tr.402] Xuất khẩu tư bản mà Lênin nghiên cứu vào đầu thế kỷ XX với mục đích là lợi nhuận Xuất khẩu tư bản và đầu tư nước ngoài hiện nay cũng có điểm khác nhau: xuất khẩu
tư bản để giải quyết vấn đề dư thừa tương đối tư bản
Xuất phát từ việc xem xét chu kỳ sản phẩm, Akamatsu Kaname trong bài:
“A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries” (Một mẫu
lịch sử của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [67] đã cho rằng, sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách thu hút vốn, kỹ thuật của nước ngoài Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước
Trang 21bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và
do đó dẫn đến sự hình thành FDI [67]
Cũng cùng quan điểm này, Raymond Vernon trong công trình
“International Investment and International Trade in the Product Cycle” (Đầu tư
quốc tế và thương mại quốc tế trong các chu kỳ sản phẩm) [100] cho rằng, khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình, cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn [100]
Với quan điểm chiết trung, Dunning trong nghiên cứu “Trade, location of
economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach” (Thương
mại, vị trí của hoạt động kinh tế và các doanh nghiệp đa quốc: tìm kiếm một
phương pháp chiết trung) [73] và bài nghiên cứu “Why Do Companies Invest
Overseas” (tại sao các công ty đầu tư ra nước ngoài) [74], cho rằng dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng cả hai yếu tố: yếu tố đẩy từ nước đầu tư
và yếu tố kéo từ nước thu hút đầu tư Một số yếu tố như thị trường trong nước bị hạn chế, chi phí các yếu tố đầu vào và lao động, áp lực cạnh tranh cao của nước đầu tư sẽ là động lực để thúc đẩy hành vi đầu tư ra nước ngoài Ngược lại, thị trường lớn và phát triển ổn định, chi phí các yếu tố đầu vào và lao động rẻ, chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý sẽ thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [73]; [74]
Bắt nguồn từ lý thuyết thương mại quốc tế của Heckscher trong bài “The
effect of foreign trade on the distribution of income” (Tác động của ngoại thương
đến phân phối thu nhập) [77] và Ohlin-Ho trong tác phẩm “Interregional and
International Trade” (Thương mại liên khu vực và quốc tế) [92], giải thích hiện
tượng đầu tư quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư (vốn, lao động) giữa các nước, đa phần là giữa các nước phát triển và đang phát triển
Trang 22M.Kemp đề xuất mô hình di chuyển vốn quốc tế [82] Quan điểm của McDougall - Kemp phát triển từ lý thuyết của Mac Dougall [89], cho rằng các nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước thiếu vốn Do đó, xuất hiện dòng lưu chuyển giữa 2 nhóm nước [89] Tuy nhiên, mô hình này không giải thích được hiện tượng cùng một nước nhưng có cả hai dòng vốn chảy vào và chảy ra Do đó, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể là bước khởi đầu nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nghiên cứu của Charles Kindleberger và Stephen Hymer; hay Dunning, Krugman A A đều cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (bí mật về công nghệ và lợi thế về thông tin vượt trội…) giúp các công ty vượt
có lợi thế về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường sản phẩm [73]; [79]; [84]; [85]
Nhóm các công trình giải thích sự lựa chọn nước thu hút đầu tư của nước đầu tư, bao gồm:
Romer và Lucas cho rằng các yếu tố sau tác động đến hành vi đầu tư: ý định đầu tư; sự ổn định về môi trường đầu tư; sự phát triển của hệ thống tài chính; chính sách lãi suất; chính sách đầu tư công; chất lượng nguồn nhân lực;
sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các dự án trong cùng ngành có mối liên kết; khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ; khả năng hỗ trợ và chính sách hỗ trợ đầu tư của nước thu hút đầu tư (thị trường, luật lệ, thủ tục, công nghệ) [87]; [96]
Tổng hợp phân tích hành vi đầu tư của doanh nghiệp từ nhiều nghiên cứu (mô hình đầu tư theo lý thuyết tân cổ điển của Solow; mô hình hành vi đầu tư của doanh nghiệp tiếp cận theo mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro; mô hình ngoại tác của Romer và Lucas cho thấy các yếu tố có thể tác động tới hành vi đầu tư: (1) ý định đầu tư (sự thay đổi nhu cầu); (2) sự ổn định về môi trường đầu tư; (3) các chính sách hỗ trợ đầu tư (quy định pháp luật, quy trình, thủ tục); (4) chính sách lãi suất; (5) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (6) chính sách
Trang 23đầu tư công; (7) chất lượng nguồn nhân lực; (8) sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành
có mối liên kết; (9) khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ; (10) mức độ đầy đủ và minh bạch về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, về các tiến bộ công nghệ [71]; [87]; [96]; [97]
Môi trường đầu tư tại nơi thu hút đầu tư là yếu tố quyết định để thu hút đầu tư vào địa phương đó đồng thời là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh giữa
các địa phương Parasuraman trong bài nghiên cứu “A conceptual model of
service quality and its implications for future research” (Một mô hình khái niệm
về chất lượng dịch vụ và ý nghĩa của nó đối với nghiên cứu trong tương lai) [93]
đã đưa ra mô hình SERVQUAL nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ với năm thành phần đánh giá, bao gồm: (1) yếu tố tin cậy; (2) yếu tố khả năng đáp ứng; (3) yếu tố năng lực phục vụ; (4) yếu tố đồng cảm; (5) yếu tố phương tiện hữu hình Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chất lượng dịch vụ
và sự thỏa mãn khách hàng là hai khái niệm khác nhau Tác giả Oliver cho rằng
sự thỏa mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng khi được đáp ứng mong muốn sau khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ [40, tr.123] Sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên
sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ, đó là sự khác biệt giữa kết quả nhận được so với kỳ vọng Trong khi đó, Zeithml và Bitner cho rằng chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ [40, tr.124]
* Nhóm công trình về những yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu của Asiedu trong bài “On the determinants of foreign direct
investment to developing countries: is Africa different” (bằng chứng thực nghiệm
về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển: Châu Phi có sự khác biệt không?) [69], nghiên cứu này tìm hiểu xem liệu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước đang phát triển có ảnh hưởng đến các quốc gia ở châu Phi cận Sahara (SSA)
Trang 24khác nhau hay không Bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS), kết quả cho thấy: (1) lợi tức đầu tư cao hơn và KCHT tốt hơn có tác động tích cực đến FDI đối với các nước không thuộc SSA, nhưng không có tác động đáng
kể đến FDI đối với SSA; (2) độ mở thương mại tác động tích cực đến việc thu hút vốn FDI đến các quốc gia SSA và không thuộc SSA; tuy nhiên, lợi ích cận biên từ sự độ mở thương mại gia tăng ít hơn đối với SSA Những kết quả này hàm ý rằng Châu Phi có sự khác biệt vì thế các chính sách thành công ở các khu vực khác có thể không thành công khi áp dụng ở Châu Phi
Cùng tác giả, Asiedu trong: “Foreign direct investment in Africa: The
role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability” (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu Phi: Vai trò của tài
nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, chính sách của chính phủ, các tổ chức và bất ổn chính trị) [70], bằng khảo sát dữ liệu từ một số nhà đầu tư, đã cho rằng, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, hạn chế đầu tư, tham nhũng và bất ổn chính trị có tác động tiêu cực đến FDI vào châu Phi Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 22 quốc gia trong giai đoạn 1984-2000 để xem xét và đi đến kết luận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, các chính sách của chính phủ, bất ổn chính trị và chất lượng của các tổ chức của nước chủ nhà vào FDI có tác động nhiều chiều luồng FDI
Shapiro trong cuốn “Foundations of Multinational Financial
Management” (nền tảng của quản trị tài chính đa quốc gia) [63] cho rằng: Quy
mô và nhu cầu thị trường là một trong những động lực lớn đối với FDI Quy mô thị trường của một khu vực càng lớn, thì càng thu hút nhiều FDI hơn, với các điều kiện khác không thay đổi Chi phí lao động cao đã được lập luận có ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốn FDI Chất lượng lao động: ảnh hưởng đến thu hút vốn, khi các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ quyết định khu vực dựa trên chi phí lương mà còn tìm kiếm chất lượng lao động có thể ở mức giá cao hơn KCHT: là một yếu tố quyết định quan trọng tại mức độ thu hút FDI khu vực Điều này cho thấy đầu tư vào nền kinh tế có KCHT phát triển thì hấp dẫn
Trang 25hơn, KCHT như một yếu tố quyết định FDI nó bị ảnh hưởng vị trí của địa phương Dịch vụ hỗ trợ đề cập đến sự tập trung các hoạt động kinh tế, dẫn đến ngoại tác tích cực và quy mô kinh tế Độ mở thương mại có mối quan hệ tích cực với kết quả thu hút FDI Ưu đãi vốn FDI: như thỏa thuận ưu đãi về thuế, sử dụng đất, điện đặc biệt dùng trong khu kinh tế đặc biệt, tất cả những ưu đãi được tạo ra
để thu hút vốn FDI cao hơn
Nghiên cứu của Moreira trong bài “The determinants of foreign direct
investment: what is the evidence for Africa” (các yếu tố quyết định đầu tư trực
tiếp nước ngoài: bằng chứng từ Châu Phi) [90], tác giả cho rằng quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của FDI Ngoài ra các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: Tài nguyên thiên nhiên có sẵn, lao động giá rẻ và chất lượng của lực lượng lao động, KCHT chất lượng, độ mở của nền kinh tế, sự bất ổn về chính trị và kinh tế, chất lượng dịch vụ công của chính quyền địa phương, những quy định về thu hút FDI, thu hồi vốn, chính sách ưu đãi
Nhóm tác giả Khachoo và Khan trong bài nghiên cứu chung
“Determinants of FDI inflows to developing countries: a panel data analysis”
(các yếu tố ảnh hưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển: Phân tích bảng dữ liệu) [83], nhóm tác giả sử dụng mẫu của 32 nước đang phát triển nhằm nghiên cứu tác động của quy mô thị trường, tổng trữ lượng, KCHT, chi phí lao động và độ mở của thị trường đến dòng vốn FDI của các nước chủ nhà Sử dụng dữ liệu từ 1982 đến 2008, tác giả sử dụng hồi quy dữ liệu bảng, kết quả cho thấy quy mô thị trường, tổng trữ lượng, KCHT và chi phí lao động là những yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển
Abdul và cộng sự trong nghiên cứu “Factors affecting foreign direct
investment in Pakistan” (các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Pakistan) [62], nhóm tác giả cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 06 yếu tố, bao gồm: (1) Tổng thu nhập quốc dân; (2) Xuất
Trang 26khẩu; (3) Nhập khẩu; (4) Nợ nước ngoài; (5) Chi tiêu cho quân sự; (6) Tích lũy tài sản Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
dữ liệu thu thập dòng vốn FDI, vốn cổ phần, tổng thu nhập quốc dân, số liệu xuất khẩu, số liệu nhập khẩu, chi tiêu cho quân sự, nợ nước ngoài của Pakistan từ năm 1988 đến năm 2012 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các yếu
tố như: tích lũy tài sản, xuất khẩu, tổng thu nhập quốc dân có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào Pakistan
Nhóm tác giả Boateng trong công trình “Examining the determinants of
inward FDI: Evidence from Norway” (các yếu tố tác động đến dòng chảy FDI
vào Na Uy) [72], nhóm tác giả cho rằng dòng FDI chảy vào Na Uy chịu tác động trực tiếp bởi 07 nhóm yếu tố bao gồm: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu của UNCTAD về dòng FDI chảy vào Na Uy từ năm
1986 đến 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động bởi các nhóm yếu tố sau: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
“Giáo trình Kinh tế phát triển” của Nguyễn Trọng Hoài [22] nghiên cứu
các yếu tố “cơ sở hạ tầng mềm” tác động đến việc thu hút vốn đầu tư địa phương cho thấy, tập hợp những yếu tố đặc thù của môi trường đầu tư bao gồm chính sách của địa phương, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước (kết cấu hạ tầng mềm) và các yếu tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý (kết cấu hạ tầng cứng) sẽ ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu
tư Trên cơ sở của ba vấn đề này, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc và xem xét ý định,
cơ hội và động lực đầu tư đến một địa phương nào đó
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhuận trong bài “Các yếu tố tác động đến
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng” [33]
Trang 27Tác giả Nguyễn Đức Nhuận cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Sông Hồng chịu tác động bởi các yếu tố sau: Kết cấu hạ tầng đầu
tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống
và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 330 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng [33]
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự trong bài
“Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đồng
Nai” [3] Nhóm tác giả cho rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác
động bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 365 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư thì yếu tố KCHT và nguồn nhân lực là các yếu tố tác động nhiều nhất Điều này có nghĩa là, KCHT và nguồn nhân lực là 02 yếu tố
mà các nhà đầu tư xem xét nhiều nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư Vì vậy,
để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN (KCN) trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều đến 02 yếu tố này Đây sẽ làm cơ sở để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Bá Huyền trong công bố “Các yếu tố
tác động đến dòng FDI chảy vào tỉnh Thanh Hóa” [78] Tác giả cho rằng, dòng
vốn FDI chịu tác động bởi 06 yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố về chính sách, chính phủ; nhóm yếu tố về văn hóa - xã hội, nhóm yếu tố về kinh tế và thị trường;
Trang 28nhóm yếu tố về tài chính, nhóm yếu tố về nguồn lực và nhóm yếu tố về KCHT đầu tư Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp của 41 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy: dòng vốn FDI chịu tác động bởi 02 nhóm yếu tố là: (i) yếu tố về kinh tế và thị trường và (ii) nhóm yếu
tố KCHT đầu tư
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Quốc Hương trong bài nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam” [26] Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác
động trực tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách; nhóm yếu tố kinh tế; nhóm yếu tố chất lượng thể chế; và nhóm yếu tố về thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được Tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát sai phân (DGMM) để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tác giả đã sử dụng dữ liệu biến phụ thuộc FDI được thu thập
từ số liệu thống kê của tổ chức UNCTAD trong giai đoạn 2000-2012 Tác giả sử dụng các yếu tố khung chính sách, kinh tế và chất lượng thể chế làm biến đại diện cho các biến độc lập Các biến này đều được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2000-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: 3 trong 6 giả thuyết không đủ cơ sở để bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, bao gồm tác động nhóm yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Tiến trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa FDI
với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” [49], tác giả Nguyễn Minh Tiến cho rằng
dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động của 07 yếu tố: Quy mô thị trường, nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, KCHT, lao động có kỹ năng, chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 43 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2012 Thông qua phương pháp ước lượng Moment tổng quát (hồi quy GMM Arellano-Bond) với
bộ dữ dữ liệu bảng và dựa trên ước lượng PMG Tác giả đã nghiên cứu tác động
Trang 29của FDI và các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế của 6 vùng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012 Kết quả cho thấy giữa các vùng có những đặc tính hội tụ và đặc trưng đối với các tác động của các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế, mức độ hội tụ và đặc trưng giữa các vùng có sự khác biệt
Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương trong bài nghiên cứu
“Nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển” [25] cho rằng dòng vốn FDI chạy vào các nước phụ thuộc
vào các nhóm yếu tố sau: (1) Quy mô thị trường, (2) tổng dự trữ ngoại hối, (3) KCHT đầu tư, (3) chi phí lao động, (5) độ mở thương mại của một quốc gia Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với bộ dữ liệu bảng của 30 nước trong khoảng thời gian 13 năm (từ 2000 - 2012) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quy mô thị trường, tổng dự trữ, yếu tố cơ sở vật chất được đại diện bởi biến tiêu thụ điện có tương quan cùng chiều với FDI
Nhóm tác giả Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết trong bài nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng” [29] cho rằng
sự thỏa mãn của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố: nhóm yếu tố về quy mô thị trường; nhóm yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực; nhóm yếu tố về chi phí; nhóm yếu tố về KCHT; nhóm yếu tố về sự hình thành cụm ngành; nhóm yếu tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; nhóm yếu tố về chính sách ưu đãi đầu tư; nhóm yếu tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 150 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thành phố Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện vào tháng 5/2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thỏa mãn của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 05 nhóm yếu tố lần lượt là: (1) nhóm yếu tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; (2) nhóm yếu tố về chính sách về ưu đãi đầu tư của địa phương; (3) nhóm yếu tố về chất lượng nguồn
Trang 30nhân lực; (4) nhóm yếu tố về KCHT; (5) nhóm yếu tố về sự hình thành và phát triển cụm ngành
Tác giả Đinh Phi Hổ trong bài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp” [23] đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tại Bình Phước Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào các KCN chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu
tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát 226 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN tại Việt Nam Tác giả đã sử dụng biến hài lòng của nhà đầu tư
để thể hiện yếu tố thu hút đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của doanh nghiệp chịu tác động bởi 08 yếu tố: Chi phí cạnh tranh, chính sách đầu tư, KCHT, nguồn nhân lực, môi trường sống, lợi thế đầu tư, lợi thế về lao động địa phương, năng lực lãnh đạo địa phương
Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang trong bài
nghiên cứu “Thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp” [40] đã
thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào tỉnh Tiền Giang Nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đối với một địa phương
sẽ đầu tư vốn vào địa phương đó Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của nhà đầu
tư chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố, bao gồm: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, lao động, hỗ trợ chính quyền, dịch vụ kinh doanh, ưu đãi đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 402 doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo phương pháp lấy mẫu định mức với 02 thuộc tính kiểm soát là hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của các nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 04 yếu tố: sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ưu đãi đầu
tư, đào tạo kỹ năng và môi trường sống
Trang 31Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương và những nghiên cứu trước đây cho thấy những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành ba nhóm chính, đó là: (1) Kết cấu hạ tầng đầu tư: một địa phương cần phải duy trì
và phát triển một KCHT cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải); (2) chế độ, chính sách đầu tư: Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh) và (3) môi trường làm việc và sinh sống: Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên,
hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt)
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN
1.2.
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đánh giá khái quát những công trình liên quan đến luận án
Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trên nhiều khía cạnh khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã được tác giả lược khảo, có thể thấy một
số kết quả mà các công trình nghiên cứu đã đạt được:
Thứ nhất, các công trình đã làm rõ một số vấn đề về lý luận như: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Kết quả nghiên cứu của các công trình là một nguồn tài liệu tham khảo quý giá để tác giả kế thừa trong việc hình thành khung
lý thuyết của luận án
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đã đạt được nhiều kết quả lý luận và thực tiễn Trong đó, các công trình cơ bản đều thống nhất cho rằng có 07 yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: (i) Kết cấu hạ tầng đầu tư; (ii)
Trang 32chính sách đầu tư; (iii) môi trường sống và làm việc; (iv) lợi thế ngành đầu tư; (v) chất lượng dịch vụ công; (vi) thương hiệu địa phương; (vii) nguồn nhân lực; (viii) chi phí đầu vào cạnh tranh Kết quả này được đánh giá khá rõ và có nhiều luận cứ minh chứng
Thứ ba, các công trình đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào các yếu tố như: KCHT đầu tư, chính sách đầu tư, môi trường sống và làm việc, lợi thế ngành đầu tư, chất lượng dịch
vụ công, chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ của chính quyền địa phương, liên kết vùng là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trong đó công tác
hỗ trợ của chính quyền địa phương, và vấn đề liên kết vùng cần phải được tập trung nghiên cứu
1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án
Sau khi tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện nghiên cứu liên quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết quả cho thấy:
Một là, các nghiên cứu chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng thông
qua sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp để xác định và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài song chưa làm rõ các nguyên tắc hay tiêu chí đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
Hai là, nghiên cứu của các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào một quốc gia hoặc tại một tỉnh cụ thể mà chưa nghiên cứu tổng thể trên phạm vi vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Ba là, đã có một số công trình bàn về các yếu tố tác động tới thu hút đầu
tư nước ngoài, song chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét tác động của yếu
tố liên kết vùng giữa các tỉnh trong vùng Trong khi tồn tại thực tế yếu tố liên kết vùng dựa trên sự phân công lao động, lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng Bên cạnh đó, cơ chế liên kết vùng, phương thức thực hiện lợi ích giữa các địa phương trong vùng khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế,
Trang 33xét riêng với vùng kinh tế Đông Nam Bộ, làm thế nào để hài hòa hóa các quan
hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế cũng chưa được các công trình đã công bố làm sáng rõ
Mặc dù có nhiều khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tuy nhiên trong luận
án này tác giả tập trung giải quyết các khía cạnh cụ thể gồm:
Một là, làm rõ hơn các khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút
FDI vào vùng kinh tế, xây dựng hệ thống thang đo để đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế và đặc biệt phân tích yếu tố liên kết vùng là yếu tố mới tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Hai là, phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng
kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018 Đánh giá và chỉ rõ những vấn đề đặt
ra trong việc phát huy tác động tích cực của các yếu tố tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Ba là, làm rõ hơn các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực tác
động đến thu hút FDI để đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Trang 34Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
VÀO VÙNG KINH TẾ CỦA QUỐC GIA
2.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ CỦA MỘT QUỐC GIA
2.1.1 Khái niệm vùng kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
* Khái niệm vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân, có thể có chuyên môn hóa những chức năng kinh tế cơ bản; đồng thời có mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng, coi vùng như một lãnh thổ toàn vẹn, đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân [1]
- Về bản chất, theo Fridmann, Boudeville, Krugman, Porter, Vùng là một
hệ thống bao gồm các mối liên hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành với các mối quan hệ địa lý, liên hệ kỹ thuật, liên hệ kinh tế, liên hệ xã hội trong một hệ thống [81]; [85]; [94]; [95]
Thông thường, do cùng vị trí địa lý nên các địa phương trong một vùng sẽ
có những đặc điểm chung về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, phong tục tập quán… vì vậy các địa phương này sẽ có những điểm tương đồng về kinh tế, xã hội từ đó hình thành không gian chung về kinh tế của vùng Mỗi vùng này sẽ có những ưu thế riêng tùy vào đặc điểm tự nhiên vì thế để khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế của những vùng này cần phải có quy hoạch phù hợp với từng khu vực địa lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của một số sản phẩm, dịch vụ của từng vùng, chính vì vậy cần phải có phân vùng kinh tế
Tóm lại, vùng kinh tế là một phần lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế gắn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chung và được ghi nhận trong quy hoạch phân bổ không gian phát triển của quốc gia
Trang 35- Về mặt lý thuyết, nội dung chủ yếu phát triển vùng kinh tế bao gồm: Hình thành những vùng trung tâm đô thị, đảm bảo tương đối sự cân bằng
về điều kiện sống, thích nghi với các địa điểm trung tâm
Quy hoạch không gian trong vùng là một trong yếu tố tác động quan trọng đối với chính sách phát triển vùng Quá trình quy hoạch không gian bao gồm các nội dung: (i) Chính sách kinh tế vùng và chính sách cơ cấu, (ii) Chính sách quy hoạch giao thông; (iii) Quy hoạch các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công như cấp thoát nước, điện, chính phủ điện tử; (iii) Chính sách KCHT, đặc biệt liên quan đến quy hoạch các trường học, đại học, bệnh viện; (iv) Quy hoạch cảnh quan và chính sách nông nghiệp
Trong vùng kinh tế bao gồm các địa phương, giữa các địa phương có thể hình thành sự liên kết vùng Liên kết vùng là tất yếu của quá trình phát triển kinh
tế xuất phát từ các lý do sau:
(1) Sự biến động dân số: sự di dân về trung tâm đô thị sẽ làm tăng chi phí KCHT ở các địa phương trong vùng
(2) Sự hạn chế nguồn lực tài chính: đòi hỏi sử dụng nguồn lực có hiệu quả
và mở rộng nguồn lực của các địa phương trong vùng và toàn quốc
(3) Sự gia tăng cạnh tranh: thông qua đổi mới công nghệ, hoàn thiện KCHT thuộc vùng và toàn quốc
(4) Hình thành các nhiệm vụ mang tính tổng thể: bảo vệ môi trường, khí hậu, tiết kiệm năng lượng trên phạm vi toàn vùng
(5) Thực hiện tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng: khai thác lợi thế so sánh, mở rộng quy mô, dịch vụ liên kết, công nghiệp hỗ trợ trong vùng
* Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư ở nước chủ đầu tư có một tài sản ở nước thu hút đầu tư và có quyền quản lý tài sản đó Phương thức quản lý là cơ sở để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác [101]
Trang 36Theo Luật Đầu tư Việt Nam, cho rằng:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để
có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình [34]
Có thể tổng kết lại, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu
tư ở một nước khác bằng tiền hoặc tài sản từ các nhà đầu tư ở một quốc gia khác, đồng thời có quyền sở hữu, quản lý và quyền kiểm soát tài sản ở quốc gia đó
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ thống các biện pháp mà chính quyền của một quốc gia hoặc địa phương thực hiện để hấp dẫn các nhà đầu tư từ nước ngoài đem nguồn vốn và công nghệ vào quốc gia hoặc địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận hoặc lợi ích lớn hơn so với đầu tư tại quốc gia xuất phát của họ
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế là hoạt động của vùng hoặc của các địa phương trong vùng cùng phối hợp thực hiện để có được nhiều hơn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng (hoặc các địa phương trong vùng)
2.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
Cũng như ở phạm vi một quốc gia, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế, về mặt chung nhất, có thể có các hình thức bao gồm:
* Phân theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động: khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư, mua sắm tài sản, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh và thiết lập công thức kinh doanh mới tại các nước sở tại hoặc tại các địa phương trong vùng
Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) trong vùng: Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As, các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở các nước (địa phương) nhận đầu tư, hình thức này không nhất thiết làm tăng khối lượng đầu tư vào
Trang 37* Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn mua cổ phần doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia quản lý các doanh nghiệp, công ty thông qua hình thức mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do công ty ở trong nước phát hành ở một mức đủ lớn Để từ
đó điều hành doanh nghiệp trong vùng
Vốn tái đầu tư: Khi các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn đầu tư trực tiếp tại các nước đầu tư có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để tái đầu tư
* Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư
Đầu tư để tìm kiếm tài nguyên: Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nguồn vốn này nhằm khai thác các nguồn tài nguyên giá rẻ và dồi dào ở các nước tiếp nhận, đồng thời khai thác nguồn lao động giá rẻ Ngoài ra, nguồn vốn loại này còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận, thậm chí còn tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược ở các nước tiếp nhận đầu tư nhằm chiếm lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh
Đầu tư tìm kiếm hiệu quả: hình thức này nhằm tận dụng nguồn lực giá rẻ
ở nước tiếp nhận như: nguyên vật liệu giá rẻ, nhân công giá rẻ, chi phí của các yếu tố sản xuất như điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng kinh doanh sản xuất rẻ, thuế suất ưu đãi lớn,
Đầu tư tìm kiếm thị trường: Các nhà đầu tư đầu tư vào các nước tiếp nhận đầu tư nhằm mở rộng thị trường và giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh Thông thường, hình thức đầu tư này nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước tiếp nhận với các nước khác, lấy nước tiếp nhận làm cơ sở để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu
* Phân theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
Liên doanh là một mối quan hệ đối tác trong đó có hai hoặc nhiều chủ thể cùng nhau đóng góp nguồn lực: nguồn vốn, tài sản… để cùng nhau thực hiện mục tiêu đặt ra và cùng nhau chia sẻ các khoản lợi nhuận, cũng như cùng nhau
Trang 38gánh chịu rủi ro Định nghĩa này đề cập đến việc đóng góp các nguồn lực để thành lập Liên doanh và việc chia sẻ trách nhiệm, thỏa thuận giữa các bên là yếu
tố quan trọng cho hình thức Liên doanh Như vậy, Liên doanh không phải là một mối quan hệ hợp đồng đơn giản mà còn là mối quan hệ lợi ích giữa các đối tác khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau trong một thời gian dài
Có rất nhiều cách thực hiện liên doanh, mỗi cách thức lại nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nhau của liên doanh Có thể là cả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể là cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai; Nền tảng pháp lý cho sự tồn tại của liên doanh là hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các chủ thể và hệ thống luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư
- Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài
Đầu tư 100% vốn để lập doanh nghiệp tại địa bàn tiếp nhận đầu tư là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Mục đích ban đầu của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là thăm dò thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhằm tìm kiếm cơ hội, sau đó đã trở thành một biện pháp có tính chiến lược của các nhà đầu tư
Người đại diện cho loại hình doanh nghiệp này là Tổng giám đốc, nếu Tổng giám đốc không thường trú tại nước (địa phương) tiếp nhận đầu tư thì phải
ủy quyền cho người thường trú tại nước tiếp nhận đầu tư đảm nhiệm Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan, ngoại trừ phải tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại vì vậy các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này nếu có điều kiện
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
mà trong đó nhà đầu tư nước ngoài và chủ thể tại nước (địa bàn) nhận đầu tư cùng nhau ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi mình mà không tạo ra một pháp nhân mới
Trang 39Ưu điểm của hình thức đầu tư này là giúp các địa phương tiếp nhận đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước tiếp nhận đầu tư, lợi nhuận ổn định Ngoài
ra, đây là hình thức đơn giản nhất về thủ tục pháp lý nên thường được lựa chọn trong các giai đoạn đầu thu hút FDI của các nước (địa phương) tiếp nhận đầu tư Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là nước tiếp nhận đầu tư không tiếp thu được kinh nghiệm quản lý; công nghệ có thể lạc hậu Ngoài ra hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới và mọi hoạt động của hình thức này phải dựa vào pháp nhân của nước tiếp nhận đầu tư, vì vậy các nhà đầu tư rất khó kiểm soát hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc loại hình này
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được thực hiện với nhiều hình thức
cụ thể như: BOT, BT, BO…
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện vai trò trong một số điểm chính sau:
Một là, giúp cho các địa phương trong vùng kinh tế bổ sung nguồn vốn
cho phát triển kinh tế và xã hội Trong các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các địa phương, yếu tố nguồn vốn luôn có vai trò quan trọng Muốn tăng trưởng nhanh, phải có nhiều vốn Nếu nguồn vốn trong nước không đáp ứng đủ, cần phải thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, trong đó có nguồn vốn FDI vào vùng hay các địa phương trong vùng
Hai là, giúp các địa phương trong vùng có thể tiếp thu công nghệ hiện đại
và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp Thu hút nguồn vốn FDI từ các nước tiên tiến giúp các địa phương trong vùng có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinh doanh chuyên nghiệp từ các nhà đầu tư
Ba là, giúp cho các địa phương trong vùng có thể tham gia được vào
mạng lưới sản xuất chung của toàn cầu Thu hút vốn đầu tư FDI giúp cho các doanh nghiệp khác trong vùng có mối quan hệ hợp tác kinh tế với doanh nghiệp nước ngoài, do đó cũng có thể tham gia vào quá trình phân công lao động trong khu vực và toàn cầu
Trang 40Bốn là, giúp các địa phương trong vùng tạo được việc làm và đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực Các doanh nghiệp FDI muốn tận dụng lợi thế về nhân công giá rẻ tại các địa bàn tiếp nhận đầu tư để giảm chi phí sản xuất, đồng thời trong quá trình lao động tại các doanh nghiệp FDI người lao động của địa phương sẽ được đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, tác phong lao động chuyên nghiệp Chính vì vậy, sẽ góp phần tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng, tri thức cho địa phương tiếp nhận nguồn vốn FDI
Năm là, giúp các địa phương và toàn vùng tăng ngân sách bằng nguồn thu
từ các doanh nghiệp FDI Nguồn thu từ các doanh nghiệp FDI chủ yếu là nguồn thu từ thuế, đây là nguồn thu ngân sách quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương
Với có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và nguyên liệu đầu vào giá rẻ, Nhà nước phải có những chính sách hợp lý trong chiến lược phát triển của mình nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam góp phần vào mục tiêu phát triển KT-XH
2.1.3 Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quan hệ lợi ích của vùng kinh tế
Thu hút FDI theo vùng kinh tế mang lại những lợi ích sau đây:
Thu hút FDI chung của vùng kinh tế sẽ tạo điều kiện để các tỉnh tham gia vào phân công chuyên môn hóa, qua đó thu được lợi ích tổng thể lớn hơn cho dân cư trong vùng kinh tế, cho quốc gia, làm tăng vị thế đàm phán, thỏa thuận của chính quyền cấp tỉnh với nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế cạnh tranh bất lợi
giữa các tỉnh
Chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thống nhất theo vùng kinh tế tạo điều kiện tập trung nguồn lực kết nối hệ thống KCHT, phân công trách nhiệm của mỗi tỉnh trong vùng nhằm tạo môi trường có tổ chức, có sức cạnh tranh, có thị trường lớn, qua đó phát huy lợi thế của vùng kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài