1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Lễ cưới người Việt ở Vĩnh Long - Truyền thống và biến đổi

21 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,56 MB

Nội dung

-iii- TÓM TẮT Lễ cưới của người Việt ở Vĩnh Long vào những năm đầu thế kỷ XX, đã tổ chức lễ cưới theo những nghi thức mang đậm tính bản sắc vùng, miền của mình, họ không nhất thiết theo

Trang 1

-iii-

TÓM TẮT

Lễ cưới của người Việt ở Vĩnh Long vào những năm đầu thế kỷ XX, đã tổ chức lễ cưới theo những nghi thức mang đậm tính bản sắc vùng, miền của mình, họ không nhất thiết theo Lục lễ nhưng có ba lễ chính không thể thiếu là:

Thứ nhất: Coi mắt (vấn danh) Thứ hai: Đám hỏi (đại đăng khoa) Thứ ba: Đám cưới (nhà trai gọi là lễ Thành Hôn, nhà gái gọi là lễ Vu Quy)

Thứ nhất: Lễ coi mắt (vấn danh)

Vấn danh là lễ hai bên họ gặp nhau bàn bạc và thống nhất chuyện cưới xin, và bàn kỹ về tuổi tác của con trai và con gái kể cả thống nhất nhau về chuyện lễ vật, nữ trang cho cô dâu như thế nào?

Thứ hai: Đám hỏi (đại đăng khoa)

Người Việt ở Vĩnh Long, họ nhà gái thường xem đám hỏi là quan trọng hơn đám cưới Vì đối với cô gái, đám hỏi là đã khẳng định cô gái ấy, là dâu của họ nhà trai, và kể từ hôm nay đôi trai gái có quyền xưng hô cha mẹ hai bên là cha mẹ chung

Thứ ba: Đám cưới (nhà trai gọi là lễ Thành Hôn, nhà gái gọi là lễ Vu Quy) Trước đám cưới (giai đoạn chuẩn bị)

Ở nhà gái lễ cưới được tổ chức trong ba ngày, ngày thứ nhất là nhóm họ chuẩn

bị mọi việc, ngày thứ hai đãi họ (tiệc tùng), ngày thứ ba là đưa con gái về nhà chồng

Ở nhà trai diễn ra trong hai ngày, ngày thứ nhất nhóm họ, ngày thứ hai đãi tiệc,

và rước dâu về nhà Đó là những ngày chính căn bản nhưng lệ thường thì cả họ nhà trai và nhà gái phải chuẩn bị trước đó rất nhiều ngày

Trước khi đưa cô gái về nhà chồng thì có một lễ rất quan trong với cô gái là:

Lễ lạy xuất giá

Trang 2

Lễ xuất giá là nghi lễ báo cáo tổ tiên và trả ơn Ông Bà Cha Mẹ những người

có công dưỡng dục, nuôi dạy cô dâu khôn lớn nên người

Nghi thức hành lễ đưa con gái về nhà chồng

Trong lễ này, nhà gái, nhà trai thực hiện 6 lễ trước khi nhà trai được đón dâu; (1), Lễ nhập gia, (2) Lễ lên đèn, trình phẩm vật, (3) Lễ hiệp cẩn: Chú rể vào phòng dẫn cô dâu ra, (4) Lễ bái đường, trai gái ra bái đường (bàn thờ), (5) Lễ dở mâm trầu,

(6) Lễ thỉnh họ và rước dâu

Nghi thức hành lễ khi rước dâu về nhà chồng

Trong lễ rước dâu gồm các lễ : (1) Lễ tơ hồng, (2) Lễ nhập gia, (3) Lễ lên đèn (4) Lễ cô dâu ra mắt họ hàng nhà trai và họ hàng nhà gái nhập tiệc, (5 )Lễ tống hôn, (6) Lễ lạy ba mẹ nhà chồng, dâng rượu, trà;

Lễ dỡ mâm trầu (lễ phản bái)

Sau khi cưới ba ngày, cô dâu chú rể cùng người thân họ hàng trong gia đình của nhà trai thực hiện nghi thức trở về nhà gái còn gọi là lễ phản bái

Tóm lại, lễ cưới truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể so với truyền thống Sự biến đổi này đã làm mất đi một phần nào đó đặc tính truyền thống và nét đẹp văn hóa đặc sắc của lễ cưới Sự phát triển của xã hội,

lễ cưới của người Việt ở Vĩnh Long càng được tổ chức đơn giản, các nghi thức trong

lễ cưới không còn đầy đủ như lễ cưới truyền thống, vì vậy ý nghĩa văn hóa của nó cũng bị mai một ít nhiều

Văn hóa là động lực phát triển kinh tế, xã hội Vì vậy, cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong đời sống hiện nay, trong đó có lễ của cưới người Việt

ở Vĩnh Long

Trang 3

-v-

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7

5.1 Phương pháp 7

5.2 Nguồn tư liệu 8

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 10

1.1 Cơ sở lý luận 10

1.1.1 Khái niệm phong tục và phong tục hôn nhân 10

1.1.2 Khái niệm hôn nhân và hôn nhân truyền thống của người Việt 11

1.2 Các lý thuyết tiếp cận 14

1.2.1 Lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi của Arnold van Gennep 14

1.2.2 Lý thuyết chức năng 16

1.2.3 Lý thuyết biến đổi văn hóa 17

Trang 4

1.2.4 Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa 18

1.3 Cơ sở thực tiễn 19

1.3.1 Vĩnh Long đất và người 19

1.3.2 Người Việt ở Vĩnh Long 21

1.3.3 Hôn nhân truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long 24

CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT Ở VĨNH LONG 33

2.1 Trước đám cưới (giai đoạn chuẩn bị) 33

2.1.1 Về phía nhà trai 33

2.1.2 Về phía nhà gái 38

2.2 Trong ngày cưới 42

2.2.1 Nhà trai chuẩn bị đi đón dâu 42

2.2.2 Nhà gái chuẩn bị đưa con gái về nhà chồng 43

2.2.3 Nghi thức hành lễ đưa con gái về nhà chồng 45

2.2.4 Nghi thức hành lễ khi rước dâu về nhà chồng 48

2.3 Sau lễ cưới 52

2.4 Một số nét tương đồng và khác biệt của lễ cưới người Việt ở Vĩnh Long với Đồng Tháp, Tiền Giang 54

2.5 So sánh lễ cưới truyền thống của người Việtvới người Hoa, người Khmer trong cộng đồng cư dân Vĩnh Long 57

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LỄ CƯỚI NGƯỜI VIỆT Ở VĨNH LONG HIỆN NAY 60

3.1 Nguyên nhân của biến đổi trong lễ cưới người Việt ở Vĩnh Long 60

3.1.1 Điều kiện kinh tế 60

3.1.2 Sự giao lưu văn hóa của các dân tộc 61

3.1.3 Trình độ dân trí ngày càng nâng cao 63

3.1.4 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Vĩnh Long 65

3.2 Những biến đổi trong lễ cưới ở Vĩnh Long hiện nay 67

KẾT LUẬN 76

Trang 7

Hình 2.3 Chú rể bưng đôi đèn chuẩn bị vào nhà gái 123

Hình 2.5 Chú rể, cô dâu chuẩn bị lạy hai họ 124

Hình 2.7 Ông Chánh Bố Lục ký xác nhận vào tờ hôn thú 124

Hình 2.9 Chú rể, cô dâu dâng rượu họ nhà trai 124

Hình 2.11 Chú rể, cô dâu đi từng bàn đãi tiệc tại họ nhà trai 125

Hình 2.13 Hai họ chứng kiến cô dâu, chú rể hành lễ từ đường tại họ nhà trai 125 Hình 2.14 Khách mời dự tiệc cưới tại họ nhà trai 125

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu Địa hình Vĩnh Long qua gần ba thế kỷ đã biến động và xê dịch chút ít do sự lấn dần

ra phía Đông, sự bồi đắp phù sa dần dần tạo nên các cồn giữa sông Tiền và sông Hậu

mà người dân quen gọi là các Cù lao

So với các địa phương khác ở vùng ĐBSCL, Vĩnh Long là một vùng đất có lưu dân người Việt đến khai phá sớm, nhiều địa phương, xã, thôn được thành lập từ thế kỷ XVII, XVIII Năm 1732, Dinh Long Hồ - đơn vị hành chánh đầu tiên của Vĩnh Long được thành lập; đến nay tỉnh Vĩnh Long đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, thay đổi địa giới hành chánh, nhưng Thành phố Vĩnh Long vẫn là nơi trung tâm hành chánh, nơi hội tụ các giá trị nhân văn, nơi có một diện mạo văn hóa khá đặc sắc

Vĩnh Long, là một tỉnh có cơ cấu đa tộc người cùng sinh sống và định cư Mỗi một tộc người đều có một nguồn gốc về lịch sử, về ngôn ngữ và những phong tục tập quán khác nhau Ở Vĩnh Long người Việt chiếm đa số người kế đến người Khmer, người Hoa còn các tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể Các tộc người này đã có quá trình cộng cư chung sống lâu dài trên vùng đất Vĩnh Long nói riêng và Nam Bộ nói chung, quá trình giao lưu văn hóa đã góp phần tạo nên một diện mạo văn hóa đặc sắc

và phong phú mà địa bàn nghiên cứu là một điển hình

Mỗi dân tộc thì lại có một nền văn hóa riêng, đó là bản sắc của dân tộc điều này thể hiện rõ nhất qua những nghi thức, phong tục, tập quán truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc như: Các hình thức tín ngưỡng và nghi lễ cá nhân, vòng đời người từ khi sinh ra cho đến chết, trong đó lễ cưới là nghi lễ quan trọng trong đời sống của một con người với tư cách là một thành viên của cộng đồng

Lễ cưới đánh dấu sự chuyển đổi vai trò, vị thế của con người, một trong những nghi lễ quan trọng và linh thiêng đối với một con người Nhiều nhà nghiên cứu vẫn

Trang 9

-2-

xem lễ cưới là một sinh hoạt thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian, gắn liền với phong tục tập quán của cộng đồng, liên quan đến những nội dung của văn hóa dân tộc, với đủ

cả các nghi thức, nghi vật…đặc trưng của nó

Lễ cưới là một hiện tượng sinh hoạt xã hội đặc biệt, và thậm chí có cả sự phức tạp, biến đổi vì nó vừa mang bản chất văn hóa, bao gồm các giá trị truyền thống và hiện đại, sự đan xen đó đã chi phối khá rõ rệt từ các khía cạnh kinh tế - xã hội trong cuộc sống con người Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho xã hội thay đổi, môi trường sống của con người cũng thay đổi theo Nhưng trong xã hội ngày nay, lễ cưới vẫn được người Việt xem là một trong những nghi lễ quan trọng của đời sống tinh thần của con người

Lễ cưới mang một hình thái văn hóa – xã hội, phản ảnh nét đặc trưng trong văn hóa của tộc người và đồng thời có mối quan hệ gần gũi với xã hội Nghiên cứu

lễ cưới của người Việt ở Vĩnh Long, là nghiên cứu những giá trị văn hóa – xã hội truyền thống, trên cơ sở những biến đổi trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với nhiều tộc người cùng sinh sống trên một vùng đất

Việc nghiên cứu lễ cưới của người Việt ở Vĩnh Long góp phần làm sáng tỏ những yếu tố văn hóa truyền thống trong lễ cưới truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long Những giá trị tốt đẹp đó cần được giữ gìn, và phát huy tốt hơn nữa trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt ở Vĩnh Long hiện nay

Những luận chứng, luận cứ mà luận văn nghiên cứu kết luận, gợi ý, tư vấn cho các cơ quan quản lý, các chức sắc và cộng đồng dân cưgóp phần vào việc giữ gìn

và phát huy những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt trong thời kỳ hội nhập với các nền văn hóa trên thế giới nói chung việc xây dựng, chương trình nông thôn mới gắn liền với đời sống dân cư, tại địa phương hiện nay ở Vĩnh Long nói riêng

Chính những điều kiện và thực tiễn bên trên, tôi chọn đề tài “Lễ cưới của người Việt ở Vĩnh Long truyền thống và biến đổi” làm luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học Luận văn chọn hướng nghiên cứu trường hợp là

lễ cưới của người Việt, tại một địa bàn cụ thể là Vĩnh Long, một tỉnh có truyền thống

Trang 10

văn hóa lâu đời và hiện là tỉnh có chiều hướng phát triển kinh tế triển vọng nhất khu vực Nam bộ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu về hôn nhân và lễ cưới của người việt nói chung, người Việt nam bộ nói riêng đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm, cụ thể

Trước 1975, có các quyển công trình đáng chú ý sau đây:

Gia Lễ (Dọn Bốn Lễ Đầu, Công Tư Thông Dụng), Huỳnh Tịnh Của, Đốc Phủ

Sứ (1904), Sài Gòn Im primerie Commerclale menard & Rey Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích rất chi tiết về những tục lệ liên quan đến lễ cưới, trong đó có 6 lễ là: Nạp thế, vấn danh, nạp kiết, nạp trưng, thỉnh kỳ, nghinh thân, trong 6 lễ đó có những tục lệ gì nên không nên thực hiện và tránh trong ngày cưới được tác giả phân giải rất cụ thể, có lễ tơ hồng… Tác giả cũng nói đến là qui định về tuổi của trai gái được phép lấy nhau như trong phần lễ dạy con: Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 14 tuổi sắp lên, đều được cưới hỏi nhau

Hôn lễ, lễ tục cưới gả của soạn giả Viên tài Hà Tấn Phát (1972), Nhà xuất bản

Hồng Dân, Sài Gòn Trong quyển sách này tác giả đã viết rất rõ về sáu lễ của người Việt, với nội dung: nên biết con người có liên quan với Vũ –Trụ, Thái – Cực là gì? Vòng Hoàng – Đạo là gì? Giải trình đầy đủ, sáu lễ (lục lễ) cưới hỏi, lễ hôn phối và làm phép giao ở nước ta Thể thức mới để làm hôn thú, có nhiều bài rất hữu ích về luân lý, đạo nghĩa như cha mẹ đối với con cái, con đối với cha mẹ, con gái trước khi

về nhà chồng Mười điều người vợ nên biết nghĩa vụ người chồng, đối với vợ và người vợ đối với người chồng Bài viết liên quan đến nghi lễ làm hôn - thú, thường thì làm hôn thú tại nhà gái sau khi làm lễ từ đường và lễ bà con cô bác bên nhà gái, xem tướng kén vợ, và 10 điều mà người vợ nên biết để cầm chơn chồng vvv

Giai đoạn sau năm 1975 tới nay, những nghiên cứu về đến lễ cưới người Việt được quan tâm, đẩy mạnh thể hiện qua nhiều công trình của nhiều Nhà nghiên cứu, học giả như:

Trang 11

-4-

Bùi Xuân Mỹ- Phạm Minh Thảo (1994) Tục cưới hỏi Nhà xuất bản Văn Hóa

- Thông tin Tác giả đã trình bày những tục cưới hỏi của người Việt và quan niệm trong hôn nhân của hơn 20 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, về những quan niệm

và nghi lễ, trong tục cưới hỏi khách nhau của các dân tộc, giúp cho người đọc nhận thấy sự phong phú và đặc sắc trong quan niệm hôn nhân của con người cũng như của mỗi dân tộc

Gia đình Việt Nam ngày nay (1996) Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, đã đề cập

đến những vấn đề về nếp sống và văn hóa gia đình, chức năng quan trọng của người phụ nữ trong gia đình, vấn đề hôn nhân, quan niệm về hôn nhân và gia đình qua một

số chỉ báo xã hội học và vấn đề thực trạng hôn nhân trong thời kỳ hội nhập hiện nay

Lê Trung Vũ (1999), Nghi lễ vòng đời người, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc,

đã đề cập đến hình thức tín ngưỡng đều xuất phát từ quan niệm của con người.Trong các nghi lễ kể từ khi cuộc sống phôi thai, từ hài nhi đến lúc đi học, hôn lễ, lên lão, tiễn đưa và lễ tiết Đều xuất phát từ linh hồn và đời sống của con người

Phạm Côn Sơn (1999), Gia lễ xưa và nay, Nhà xuất bản Thanh Niên, TP Hồ

Chí Minh Tác giả đã đề cặp những vấn đề liên quan đến gia lễ trong gia đình người Việt với những quan niệm xưa và nay

Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Namđã đề

cập đến hình thức tín ngưỡng và các nghi lễ cá nhân (vòng đời người), từ khi sinh ra đến khi chết Toàn bộ những nghi lễ và tín ngưỡng đều xuất phát từ quan niệm linh hồn và đời sống của con người

Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông

tin Hà Nội (tái bản) trình bày, liệt kê những phong tục của người Việt, trong đó một phần nói về phong tục trong gia tộc, phần này có đề cập đến vấn đề “giá thú” liên quan đến tục cưới hỏi của người Việt xưa

Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long (1732-2000), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long

(2003) nêu bật cụ thể những vấn đề về tiến trình văn hóa tỉnh Vĩnh Long, về môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa tỉnh Vĩnh Long, vấn đề hôn lễ của người Việt ở

Trang 12

Vĩnh Long, nói đến trang phục, sính lễ cô dâu trong ngày cưới, là nét văn hóa đặc trưng trong vật lễ của đám cưới người Việt ở Vĩnh Long xưa

Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, Nhà xuất Bản Lao động, đã đề cập đến

những hiểu biết về cấu trúc, chức năng của một số biểu thị văn hóa chính yếu và một

số khái niệm căn bản trong khảo cứu văn hóa, và tác giả đã nói đến “Giá thú” những quan niệm, được thực thi lâu đời trở thành luật tục trong hôn nhân của người xưa và hiện nay dưới góc nhìn văn hóa học

Túy Lang, Nguyễn Văn Toàn (2007) Thọ Mai Gia Lễ, (tái bản) Túy Lang,

Nguyễn Văn Toàn Nhà xuất Bản Lao Động Cuốn sách này tác giả trình bày với nội

dung là nghi thức trong phong tục cổ truyền Thọ Mai Gia Lễ dẫn giải rõ ràng về cách

áp dụng ngày, giờ cũng như những điểm liên quan đến tất cả những quan niệm của người xưa về những điều nên, không nên trong các nghi lễ của người sống cũng như người khuất, tác giả cùng trình bày quan niệm về các ngày giờ tốt tính theo ngày, tháng, bốn mùa năm trong phong tục cưới hỏi của người Việt…

Nam Sơn (2007), Thuần phong mỹ tục Việt Nam, đã đề cập đến phần thuần

phong mỹ tục trong đó có nói đến hôn lễ của người Việt những quy tắc, quan niệm của người xưa và ngày nay về hôn nhân của một số vùng quê ở Nam Bộ

Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu Văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất

bản Giáo dục Tác giả đã trình bày những nghi lễ truyền thống của người Việt, trong

đó văn hóa gia đình của Người Việt được tác giả phân tích rất cụ thể và sâu sắc

Phạm Công Sơn, Nguyễn Minh Tiến (2008), Dựng vợ gả chồng hôn lễ và nghi thức Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, tác giả đã trình bày những nội

dung chính tổng quát về vấn đề hôn nhân như: Hôn lễ có bao nhiêu nghi thức? và tam thư lục lễ là gì?, muốn có một lễ cưới ý nghĩa chu đáo phải tổ chức như thế nào?,vợ chồng mới sau ngày hợp hôn cần phải làm gì, để tạo dựng hạnh phúc lâu dài cho cuộc sống lứa đôi? Hình thức hôn lễ có thể xem là thích hợp với nếp sống mới cởi mở và hướng thượng như thời nay…

Ngày đăng: 04/05/2017, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w