Tuy nhiên, nếu việc cưới gả, xây dựng hôn nhân gia đình của người Việt chúng ta hiện nay chịu tác động và hưởng ứng theo trào lưu văn hóa của các nước một cách không chọn lọc thì không k
Trang 2đề phong tục, tập quán cũng nhận được sự đầu tư, quan tâm của chính quyền địa phương và của nhân dân đặc biệt là vấn
đề hôn nhân gia đình
Tuy nhiên, nếu việc cưới gả, xây dựng hôn nhân gia đình của người Việt chúng ta hiện nay chịu tác động và hưởng ứng theo trào lưu văn hóa của các nước một cách không chọn lọc thì không khéo chúng ta sẽ đánh mất đi những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Chính những lý do đó, bản thân tôi là một công dân Việt Nam, ngoài việc thừa hưởng những phong tục, tập quán trên còn phải có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy truyền thống ấy Đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở chương trình cao học thấy có nhiều vấn đề mới lạ, khiến tôi muốn đem những khả năng và tư duy khiêm tốn của mình để thực hiện đề tài cho luận văn tốt nghiệp xung quanh các vấn đề về phong tục hôn nhân trong đời sống văn hóa của người Việt ở Tp Vị Thanh trong bối cảnh hiện nay
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Lễ cưới của người Việt ở Vị Thanh tỉnh Hậu Giang: truyền thống và biến đổi”
Trang 3làm vấn đề nghiên cứu với mong muốn có thể đóng góp một phần tư liệu nhỏ nhặt vào công việc khoa học và nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Lễ thức cưới hỏi trang trọng, văn minh của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền là một nét đẹp văn hóa hiện hữu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc Xuất phát từ ý nghĩa đó nên có không ít các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến vấn đề về hôn nhân:
Trước tiên, có thể nói đến là công trình Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của tác giả Trần Ngọc Thêm,
do Nxb Văn hóa – Văn nghệ in năm 2014 Quyển sách cung cấp cho người đọc kiến thức về văn hóa người Việt ở vùng Tây Nam Bộ không chỉ về văn hóa nhận thức, tổ chức mà còn cả trong ứng xử với môi trường tự nhiên, với môi trường
xã hội và cả đặc trưng tính cách văn hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ Trong đó, những văn hóa về phong tục tập quán cũng như đời sống hôn nhân, gia đình được thể hiện rõ nhất ở chương II
Tiếp đến là quyển Những điều cần biết về nghi lễ Hôn nhân người Việt của Trương Thìn, do Nxb Thời Đại in
xong và lưu chiểu năm 2010 Trong quyển sách này, tác giả cung cấp cho người đọc những nghi lễ cơ bản trong phong tục cưới hỏi truyền thống và hiện đại Đặc biệt, quyển sách còn lưu ý cho chúng ta những điều để luôn giữ cuộc hôn nhân bền vững
Trang 4Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm khác đề cập đến
hôn nhân như: Đám cưới ở chùa của tác giả Vũ Thanh An; Tác phẩm Lễ cưới của người Chăm – Bà Ni ở Bình Thuận
của tác giả Bố Xuân Hổ địa chỉ Xã Phan Hiệp, huyện Bắc
Bình; Tác phẩm Tục cưới hỏi của người Thái ở Sơn La của tác giả Đào Quang Tố; Tác phẩm Nét đẹp Đạo và Đời trong việc cưới của tác giả Nguyễn Thị Minh Bắc; Tác phẩm Tục cưới hỏi ở Bến tre của tác giả Lư Văn Hội; Tác phẩm Vài nét về Tục cưới ở Miền Nam của tác giả Đinh Cam Kết hay
là bài viết của Phạm Thị Thùy Trang, (2005), “Định hướng
dư luận xã hội tại ĐBSCL về việc lấy chồng Đài Loan” Sở
tư pháp Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp,…
Nhìn chung thì các tác phẩm này đã khái quát lên được những lễ nghi, qui tắc trong phong tục cưới hỏi và những vấn đề đáng nói về hôn nhân của người Việt Nam chúng ta Tuy nhiên về phong tục hôn nhân của người Việt ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì chưa được chú trọng nhiều,
vì thế đề tài luận văn của tôi sẽ phần nào góp phần vào việc khai thác những khía cạnh bên trong một cách thiết thực hơn
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh
- Phân tích những biến đổi trong phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh trước đổi mới
- Phân tích những biến đổi trong phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh hiện nay
Trang 5- Qua đó đưa ra các giải pháp để nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của phong tục hôn nhân
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phong tục hôn nhân ở Vị Thanh
- Khảo sát, đánh giá về phong tục hôn nhân của người Việt ở Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
- Đề xuất các biện pháp nhằm nhằm góp phần bảo tồn
và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hôn nhân của người Việt Chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những quan niệm, qui tắc cùng những nghi lễ của người Việt mà chủ yếu là Người Việt ở Vị Thanh Từ việc nghiên cứu hôn nhân truyền thống của người Việt, chúng tôi tiến hành điều tra đến những biến đổi trong hôn nhân của người Việt hiện tại, trên cơ sở chú ý đến những tác động của các biến đổi kinh tế, xã hội cũng như sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với những tộc người Khmer, Hoa
5 Phạm vi và giới hạn của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa bàn cư trú của người ở Thành phố Vị Thanh Hậu Giang vì đây là tỉnh mới thành lập gần đây nên có nhiều điểm nổi bậc đặc biệt là đối với những phong tục cổ truyền của người Việt và giã lại đây là địa phương của tôi nên rất thuận tiện cho việc điều tra, phỏng vấn,…
Trang 6Về mặt thời gian, luận văn đề cập đến vấn đề hôn nhân truyền thống của người Việt và những biến đổi chủ yếu
từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975 cho đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hôn nhân của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long được dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –
Lênin như: ‘Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”… chúng tôi còn sử dụng những thành tựu nghiên
cứu lý luận về hôn nhân và gia đình của các dân tộc học trên thế giới
Đề tài hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh theo chuyên ngành Văn hóa học nên phương pháp chủ yếu là điền
dã Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn những vị bô lão, những người trưởng tộc, người lớn tuổi và những người có sự hiểu biết về phong tục tập quán, lễ nghi của dân tộc, và là những người trực tiếp thực hiện những nghi lễ hôn lễ Chúng tôi trực tiếp tham dự, chụp ảnh những đám cưới theo phong tục cổ truyền và những đám cưới theo phong tục hiện đại ở địa bànVị Thanh Ngoài ra chúng tôi tìm cách tiếp cận những nguồn tư liệu thư tịch cổ của người Việt viết về hôn nhân của người Việt được lưu giữ trong nhà
7 Đóng góp của luận văn
Với đề tài này mong muốn góp thêm tư liệu nghiên cứu về sự biến đổi trong hôn nhân truyền thống của người
Trang 7Việt ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang Qua đó chỉ ra những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, lễ thức, chuẩn mực xã hội, tiêu chuẩn vai trò, vị trí của người vợ trong xã hội người Việt
Trang 8PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
VĂN HÓA PHONG TỤC VÀ HỆ THỐNG
PHONG TỤC VÒNG ĐỜI NGƯỜI VIỆT
Ở VỊ THANH, HẬU GIANG
1.1 Hôn nhân và phong tục hôn nhân ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm hôn nhân, phong tục hôn nhân, phong tục vòng đời
* Lý thuyết biến đổi văn hóa
* Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa
1.1.3 Các chức năng cơ bản của hôn nhân
Hôn nhân là thể chế nhằm thỏa mãn nhiều loại chức năng khác nhau trong việc duy trì và kéo dài cuộc sống con người Những chức năng này bao gồm chuyển hành vi tình dục thành những mối quan hệ xã hội ổn định, thỏa mãn những nhu cầu kinh tế của những người kết hôn với nhau, kéo dài các nhóm thân tộc của xã hội, cung cấp một thiết chế để chăm nom con trẻ cho đến khi chúng trưởng thành
Ở phần nội dung này chúng tôi sử dụng khung lý thuyết chức năng của Malinowski và của các tác giả Chu Xuân Diên (1999), Tạ Văn Thành (2002) để phân tích, đánh giá
Trang 9* Chức năng hợp thức hóa quan hệ tình cảm và tình dục (nhu cầu sinh học)
* Chức năng thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên (nhu cầu
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về kinh tế: Sống ở vùng đất mới với môi trường tự nhiên vừa giàu có phong phú nhưng cũng vừa khắc nghiệt, những người lưu dân không thể sống nương tựa vào nhau, nhất là trong thời kỳ đầu, dân cư còn thưa thớt
- Về xã hội: Sống ở vùng đất với môi trường tự nhiên vừa giàu có phong phú nhưng lại khắc nghiệt, người dân phải sống đoàn kết với nhau, họ coi trọng sự gắn kết cộng đồng
1.2.3 Đời sống dân cư
Điều kiện về kinh tế - xã hội đã mang đến đời sống
ấm no và hạnh phúc cho con người vùng đất Vị Thanh Từ xưa, con người đã có tư tưởng phóng khoáng, bộc trực và quý mến bạn bè Do vậy, trong hôn nhân cũng ảnh hưởng
Trang 10rất nhiều từ đó Trong đám cưới của người Việt ở Vị Thanh, tình cảm bạn bè, xóm giềng được thể hiện đậm nét, phảng
phất tinh thần trượng nghĩa
Tiểu kết chương 1
Hôn nhân là chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người Con người khi tiến đến việc dựng vợ gả chồng phải trải qua các nghi lễ, phong tục truyền thống của dân tộc Đó là những phong tục được gìn giữ và phát huy từ rất lâu đời thể hiện đậm nét văn hóa và lối sống của con người Việt Nam trước đây Hôn nhân là bước đánh dấu một giai đoạn mới của đời người, vì vậy việc thực hiện những phong tục ấy mang ý nghĩa vô cùng quan trọng Ngoài những phong tục trong hôn nhân, con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành và mất đi đều phải trải qua rất nhiều phong tục, nghi lễ khác Đó là các nghi lễ ở thời kỳ cuộc sống phôi thai, từ hài nhi đến tuổi đi học, hôn lễ, lên lão, tiễn đưa (tang ma) Và đây là những nghi lễ, phong tục thuộc vòng đời người Trong đó, hôn nhân được xem là phong tục quan trọng bởi mục đích của nó có ý nghĩa không chỉ đối với bản thân mà còn cho cả gia đình, dòng tộc và cộng đồng xã hội Mục đích của hôn nhân là hợp thức hóa quan hệ tình cảm
và tình dục Đồng thời còn thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên Bên cạnh đó là sự tạo lập các liên minh họ hàng
Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang – thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thụ hưởng những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội và đời sống dân cư vô cùng thuận lợi Với số lượng dân tộc Kinh chiếm đa số chung sống hòa
Trang 11đồng với các dân tộc anh em (như Hoa, Khmer), họ đã cùng nhau xây dựng và phát triển khu vực ngày càng vững mạnh Đất đai, nguồn nước, khí hậu ôn hòa cùng đời sống dân cư bên cạnh nghề trồng lúa nước truyền thống còn phát triển
đa dạng các ngành nghề đã từng bước đưa Hậu Giang sánh vai với các vùng trong khu vực và cả nước Đặc biệt, đối với lĩnh vực văn hóa thì chính những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội ở Vị Thanh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nét văn hóa phong tục hôn nhân vừa có nét giống, đồng thời mang nét rất riêng cho người Việt ở Vị Thanh so với các dân tộc và vùng miền khác trên cả nước
Hôn nhân là chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người Nó bắt đầu và kết thúc một điều gì đó có ý nghĩa đối với con người Đã có rất nhiều quan điểm khi đưa ra khái niệm về hôn nhân dựa trên các lý thuyết thiết thực Tuy nhiên, các quan điểm đều đưa ra những nét cơ bản về hôn nhân Đó là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản xuất ra con người, từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và con cháu của họ
Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang – thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thụ hưởng những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội và đời sống dân cư vô cùng thuận lợi Với số lượng dân tộc Kinh chiếm đa số chung sống hòa đồng với các dân tộc anh em (như Hoa, Khmer), họ đã cùng nhau xây dựng và phát triển khu vực ngày càng vững mạnh Đất đai, nguồn nước, khí hậu ôn hòa cùng đời sống dân cư
Trang 12bên cạnh nghề trồng lúa nước truyền thống còn phát triển
đa dạng các ngành nghề đã từng bước đưa Hậu Giang sánh vai với các vùng trong khu vực và cả nước Đặc biệt, đối với lĩnh vực văn hóa thì chính những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội ở Vị Thanh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nét văn hóa phong tục hôn nhân vừa có nét giống, đồng thời mang nét rất riêng cho người Việt ở Vị Thanh so với các dân tộc và vùng miền khác trên cả nước
Trang 13CHƯƠNG 2 PHONG TỤC HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT Ở VỊ THANH TRƯỚC ĐỔI MỚI
2.1 Hôn nhân truyền thống người Việt ở Vị Thanh 2.1.1 Nhận thức về hôn nhân
Nhìn chung trong quan niệm nhận thức của người Việt ở Vị Thanh cũng như quan niệm nhận thức của người Việt ở Tây Nam Bộ, tuy nhiên cũng có những điểm khu biệt ở chỗ quan niệm ở đây luôn gắn liền với đời sống nội đồng, cuộc sống đồng ruộng, sông nước
2.1.2 Giai đoạn trước lễ cưới
* Cậy mai – mối
Ông mai, bà mối ở đây là người tác hợp cho lứa đôi, không mang tính “chuyên nghiệp”, không vụ lợi như ở các vùng miền khác Họ được nhà trai “cậy” sang hỏi thử con gái của nhà xóm bên về làm dâu Ông (hoặc bà) mai nhận lời, nếu kết quả tốt đẹp thì mọi việc sẽ diễn biến tiếp theo Không được thì … thôi
* Coi mắt, coi nhà
Khi người làm mai cho nhà trai hay rằng nhà gái đã đồng ý, nhà trai tiến hành lễ “coi mắt”, dân gian gọi là “đi coi vợ”
* Lễ chạm ngõ (nạp thái) ở đây thường gọi là đám
Trang 14tộc (là người có kinh nghiệm ăn nói, biết nghi lễ), bên trai
có một người, bên gái cũng vậy
* Lễ ăn hỏi (đám nói)
Đây là lễ trọng thể trước khi cưới Người mối đưa cha mẹ nhà trai, chú rể và mấy người họ hàng thân thuộc, đem lễ vật như: trầu, cau, chè, mứt hay bánh đến nhà gái để nhà gái làm lễ cáo gia tiên Sau đó, nhà trai trình trước hai
họ ngay trong lễ ăn hỏi những món sính lễ quan trọng như hoa tai, nhẫn, v.v để nhà gái chấp nhận và tuyên bố ưng thuận sự hứa hôn
2.1.3 Giai đoạn trong lễ cưới là Lễ cưới hay còn gọi là
đám cưới (Nghinh thân)
2.1.4 Giai đoạn sau lễ cưới
* Lễ kiến kỳ (hay gọi là lễ phản bái)
2.2 Đặc trưng và ý nghĩa phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt ở Vị Thanh
2.2.1 Đặc trưng văn hóa
Lễ cưới của người Việt ở Vị Thanh chịu ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa vùng miền Nam Bộ và mang đậm chất văn hóa hội làng
2.2.2 Ý nghĩa văn hóa
Một số phong tục hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc Có thể nói đến đó là phong tục hôn nhân thể hiện đậm nét đời sống vật chất lẫn tinh thần người Việt ở Vị Thanh
Trang 15“Thỉnh kỳ” và lễ cuối cùng là “Thân nghinh”, (đôi khi các
lễ thường được gọi bằng tên gọi khác) Tuy nhiên, khi đi vào Nam Bộ thì các phong tục này có sự gia giảm bớt cho phù hợp với điều kiện gia đình
Trong tiến trình nghi thức hôn nhân truyền thống ở
Vị Thanh, quan niệm nhận thức mang nhiều nét đẹp thể hiện đạo đức, văn hóa và lối sống của con người Những người sống trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của hôn nhân truyền thống thường được hun đúc kỹ càng những phép tắc, kỷ cương, nhân cách sống vô cùng cao đẹp Đặc biệt là khi nhắc đến người phụ nữ truyền thống Đó là những người hội tựu đầy đủ các yếu tố rèn luyện về nhân cách bản thân, về cách cư xử với chồng, gia đình chồng cùng cách nuôi dạy con cái như thế nào cho phải đạo
Bên cạnh đó, trong phong tục hôn nhân truyền thống, những nghi thức quan trọng luôn phải tiến hành một cách đầy đủ và thật sự trang nghiêm qua các giai đoạn trước lễ cưới, trong lễ cưới và sau lễ cưới Trong các giai đoạn này, hai bên gia đình cũng như nhân vật chính của lễ cưới là cô dâu và chú rể phải thực hiện và tiến hành theo những điều
mà ông mai bà mối yêu cầu, bao gồm những nghi lễ, những điều nên làm và tuyệt đối kiêng kỵ không được làm
Phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh mang nét đặc trưng văn hóa của phong tục hôn nhân Nam Bộ, thể hiện sự gắn kết các thành viên trong gia đình dòng tộc và
bộ mặt của cộng đồng xã hội lúc bấy giờ Hơn nữa, phong tục hôn nhân còn thể hiện nét đặc trưng về văn hóa giao lưu giữa các dân tộc cùng sinh sống trong địa bàn Vị Thanh