-iii- TÓM TẮT Luận văn hướng tới mục tiêu tìm hiểu nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hóa trong thơ Nôm Đường luật để giáo dục cách ứng xử văn hóa cho học sinh ở nhà trường trung
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2008
HUỲNH THỊ NHỚ
GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Chuyên ngành:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÃ NHÂM THÌN
TRÀ VINH, NĂM 2015
Trang 2-iii-
TÓM TẮT
Luận văn hướng tới mục tiêu tìm hiểu nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hóa trong thơ Nôm Đường luật để giáo dục cách ứng xử văn hóa cho học sinh ở nhà
trường trung học phổ thông Chúng tôi chọn đề tài Giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh trung học phổ thông qua dạy học thơ Nôm Đường luật
Trong chương 1 của luận văn, chúng tôi chủ yếu trình bày các thế mạnh của thơ Nôm Đường về nội dung và hình thức thể loại cùng với những tác giả tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… đã để lại nhiều tác phẩm mang nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hóa
và được giảng dạy trong nhà trường phổ thông Đó là những vấn đề quan trọng và rất cần thiết để học sinh trung học - lứa tuổi đã hình thành và dần dần hoàn thiện nhân cách, có được những kĩ năng giao tiếp và ứng xử có văn hóa từ những tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ Nôm Đường luật nói riêng
Ở chương 2 của luận văn chúng tôi giới thiệu các khái niệm văn hóa, văn hóa ứng xử, thơ Nôm Đường luật Trong đó, chúng tôi cũng đã khái quát về văn hóa ứng
xử trong thơ Nôm Đường luật với nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hóa theo quan điểm tích cực của Nho giáo và truyền thống dân tộc, quan niệm của nhân dân Đồng thời chúng tôi trình bày những nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hoá trong thơ Nôm Đường luật có thể vận dụng để giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh phổ thông Đó là những quan niệm sống thiết thực, gần gũi, dễ hiểu và dễ ứng dụng vào việc giảng dạy thơ Nôm Đường luật ở nhà trường phổ thông
Chương 3 của luận văn chúng tôi xin được minh họa những điều đã trình bày trong luận văn bằng một số giáo án cụ thể với nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Trần Tế Xương Những bài giảng được thiết
kế trên cơ sở vận dụng những nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hóa không chỉ mang đến cho đối tượng học sinh những tri thức cần thiết đầy đủ hơn về thơ Nôm
Trang 3-iv-
Đường luật mà còn giúp học sinh tự học, phát triển năng lực và khả năng vận dụng các tri thức để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đặc biệt khi ứng xử, giao tiếp
Chúng tôi mong muốn rằng, luận văn này cũng góp ích phần nào trong việc giáo dục những truyền thống ứng xử tốt đẹp của văn hóa dân tộc cho học sinh THPT; đồng thời cũng muốn góp phần gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự đi xuống trong văn hóa ứng xử ngày nay, khi mà lối sống thực dụng, tính ích kỉ và cá nhân chủ nghĩa đang dần xâm nhập vào từng cá nhân, từng gia đình và xã hội
Trang 4-v-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2.1 Nghiên cứu sáng tác của số tác giả tiêu biểu trong văn học trung đại có đề cập tới nội dung triết lí, giáo huấn 3
2.2 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật đề cập tới nội dung triết lí, giáo huấn 4
2.3 Sách và tài liệu phục vụ giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường 5
2.4 Nghiên cứu văn hóa Việt Nam đề cập đến văn hóa ứng xử và văn hoá học đường 6
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5.1 Đối tượng nghiên cứu 7
5.2 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Đóng góp của luận văn 8
8 Cấu trúc của luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT 9
1.1 Cơ sở lí luận 9
Trang 5-vi-
1.1.1 Thơ Nôm Đường luật với thế mạnh về nội dung thể loại 9
1.1.1.1 Nội dung giáo dục với những điểm tích cực của Nho giáo 9
1.1.1.2 Nội dung giáo dục mang truyền thống dân tộc và quan niệm của nhân dân 10
1.1.2 Thơ Nôm Đường luật với thế mạnh về hình thức thể loại 10
1.1.2.1 Ngôn ngữ tiếng Việt quen thuộc, dễ hiểu, dễ cảm 10
1.1.2.2 Vận dụng lời ăn, tiếng nói của nhân dân 12
1.1.2.3 Vận dụng ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố) 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1 Đối tượng giảng dạy 26
1.2.1.1 Nguyễn Trãi, nhà thơ mở đầu văn học cổ điển Việt Nam 26
1.2.1.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, người kế thừa và phát triển thơ quốc âm 28
1.2.1.3 Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm” 30
1.2.1.4 Nguyễn Khuyến – nhà thơ của “quê hương làng cảnh” Việt Nam 31 1.2.1.5 Trần Tế Xương – nhà thơ “cười ra nước mắt” 33
1.2.2 Đối tượng tiếp nhận văn học 34
Chương 2: TỪ NỘI DUNG TRIẾT LÍ, GIÁO HUẤN, ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 37
2.1 Giới thuyết một số khái niệm 37
2.1.1 Khái niệm văn hóa 37
2.1.2 Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử 42
2.1.3 Khái niệm Thơ Nôm Đường luật 44
2.2 Thống kê, phân loại, phân tích nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hoá trong thơ Nôm Đường luật 45
2.2.1 Nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hoá theo quan điểm tích cực của Nho giáo 45
2.2.1.1 Quan niệm nhân nghĩa 47
2.2.1.2 Quan niệm hiếu đễ, bằng hữu 47
Trang 6-vii-
2.2.1.3 Quan niệm trọng nghĩa khinh tài 50
2.2.2 Nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hoá mang truyền thống dân tộc và quan niệm của nhân dân 51
2.2.2.1 Quan niệm “Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền” (Nguyễn Trãi) 51
2.2.2.2 Quan niệm "trọng người chân thực" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 52
2.2.2.3 Quan niệm "trồng cây đức để con ăn" (Nguyễn Trãi) 53
2.2.2.4 Quan niệm "Phú quý lòng hơn phú quý danh" (Nguyễn Trãi) 55
2.3 Giáo dục văn hóa ứng xử qua thơ Nôm Đường luật 56
2.3.1 Giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình 56
2.3.1.1 Đối với cha mẹ 57
2.3.1.2 Đối với anh em 59
2.3.1.4 Đối với họ hàng 60
2.3.2 Giáo dục văn hoá ứng xử ngoài xã hội 61
2.3.2.1 Đối với thầy giáo 61
2.3.2.2 Đối với xóm giềng 61
2.3.2.3 Đối với bạn bè 62
2.3.2.4 Đối với cộng đồng xã hội 64
2.3.3 Giáo dục văn hoá ứng xử đối với môi trường tự nhiên 65
2.3.3.1 Nâng niu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên 66
2.3.3.2 Sống hoà hợp với thiên nhiên 68
Chương 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN MINH HỌA 72
PHẦN KẾT LUẬN 104
1 Khái quát nội dung nghiên cứu 104
2 Hướng phát triển của đề tài 107
3 Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 7-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thơ Nôm Đường luật là một thể loại có vị trí lớn, quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam Một nhà nghiên cứu đã nhận định
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả hai phương diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lý luận Thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu biểu, vừa độc đáo Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu tiếp nhận văn học Độc đáo bởi thơ Nôm Đường luật tuy mô phỏng thơ ngoại lai nhưng lại có vị trí đáng kể bên cạnh các thể thơ dân tộc [22; Tr.21]
Thơ Nôm Đường luật là sản phẩm tinh hoa tinh thần dân tộc Việt của các thế
hệ trí thức phong kiến Việt Nam yêu tiếng mẹ đẻ Các thi nhân Việt Nam đã làm cho những vay mượn từ văn học nước ngoài ngày càng thích hợp với đất nước, con người Việt bằng những phương thức, phương tiện, chất liệu tiếp thu và đồng hóa từ các thể loại dân gian Vì thế, ở bậc đại học, cao đẳng và ở các bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở, thơ Nôm Đường luật được giảng dạy, nghiên cứu trong tiến trình chung của văn học trung đại Đặc biệt thể loại này có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông (nhiều tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật được chọn giảng trong nhà trường: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…) với những tác phẩm mang tính triết lí, giáo huấn sâu sắc
Thơ Nôm Đường luật có nội dung phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là nội dung triết lí, giáo huấn (đề cập đến nhiều khía cạnh của hiện thực đời sống: từ thiên nhiên, cảnh vật, con người, từ những phạm trù đạo đức, thẩm mĩ của Nho giáo, từ
hình tượng “minh quân lương tướng” đến “ ngư tiều canh mục”), những biểu hiện
tích cực của tư tưởng Nho giáo, những tinh hoa của thời đại, những truyền thống đạo
Trang 8-2-
lí dân tộc Những nội dung này không chỉ có tác dụng đối với người đương thời mà còn có ý nghĩa đối với người ngày nay, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam
Giáo dục văn hoá sống - trong đó có văn hoá ứng xử là mục tiêu lâu dài đồng thời là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục trong tình hình hiện nay Nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đang trên đà hội nhập với văn hóa thế giới thì nhu cầu nhìn lại mình để là
chính mình và để “làm bạn với toàn thế giới” là rất quan trọng Những năm gần đây,
Đảng và nhà nước ta nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Giáo sư – viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nhận
định: “Nói đến văn hóa là phải nói đến con người, mà nói đến con người trước hết
phải nói đến tình cảm, tư tưởng, tâm lý, tư duy, chính trị Đó là cốt lõi của văn hóa Lịch sử văn hóa là lịch sử con người và loài người Con người tạo ra văn hóa làm cho con người trở thành người” Chính vì lẽ đó, hiện nay mọi người rất quan tâm đến
một biểu hiện đặc biệt của văn hóa đó là văn hóa ứng xử của con người Đã là con người mang tính nhân loại phổ biến thì ai cũng phải quan tâm đến mối quan hệ, thái
độ ứng xử giữa người với người, giữa người với xã hội, giữa người với tự nhiên
Vậy nên, giáo dục văn hóa ứng xử là một vấn đề cần nhìn nhận một cách xác đáng Môn Ngữ văn có thế mạnh trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nói trên Trong thế mạnh chung đó của môn Ngữ văn phải kể đến thế mạnh của các sáng tác thơ Nôm Đường luật Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của thơ Nôm Đường luật và xuất phát từ nhận thức sâu sắc về việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông , từ sự yêu thích trang thơ của cố nhân, lòng tự hào dân tộc đã tạo động lực
thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
trung học phổ thông qua dạy học thơ Nôm Đường luật
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết rất mong có thể góp chút hiểu biết, suy nghĩ, nhìn nhận và cách thức giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa sống
cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học thơ Nôm Đường luật
Trang 9-3-
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ góc độ lí luận và phương pháp dạy học, đây là một đề tài mới, vì vậy hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới đề tài luận văn Nhìn chung
một số hướng nghiên cứu sau có liên quan ít nhiều tới đề tài
2.1 Nghiên cứu sáng tác của số tác giả tiêu biểu trong văn học trung đại có đề cập tới nội dung triết lí, giáo huấn
Hướng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm Đường luật Cuốn Thơ
Việt Nam – Thơ Nôm Đường luật từ thế kỉ VI đến hết thế kỉ XIX, Hà Xuân Liêm sưu
tầm và biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1997, ở phần Lược khảo lịch sử tác giả
đã trình bày về sự ra đời và quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật Đặc biệt tác giả sưu tầm và khảo cứu những tác phẩm có nội dung triết lí, giáo huấn cả về số lượng và chất lượng, với một lực lượng tác giả đông đảo, tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
Và không chỉ có đội ngũ tác giả kể trên, chúng ta có hàng trăm thi gia khác, người nào ý tưởng cũng phong phú Các thi nhân thời này không còn dùng nhiều Hán văn hoặc phỏng dịch một cách vụng về nữa Đa số đã vận dụng hết năng lực để làm cho thơ Việt trở nên có tính cách đặc biệt
Ý thơ đã thoát ly hẳn thơ Trung Quốc Thi nhân quay về khai thác những phong cảnh, tình tứ cùng tư duy của người Việt Nam [12; tr.13]
Trong quyển Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường, nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội (2001), tác giả Lê Chí Dũng đưa ra nhận xét thiên về tính cách con người Việt trong thơ Nôm Đường luật, ở nước Đại Việt, những thi nhân bậc thầy có
thể tìm thấy “những kẽ hở để qua đó tâm thức Việt, sự tình tứ, tinh nghịch khỏe khoắn”
[4; tr.15] của dân gian được bộc lộ Đó là ý tưởng mới, cảm xúc mới, ở đấy hình hài của tính cách dân tộc, của văn hóa dân tộc hiện ra cụ thể
Ngoài ra còn có các chuyên luận viết về các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương của các nhà nghiên cứu
Trang 10-4-
Bùi Văn Nguyên, Đặng Thanh Lê, Trần Đình Hượu, Lã Nhâm Thìn, Trần Nho Thìn, Trần Ngọc Vương…
2.2 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật đề cập tới nội dung triết lí, giáo huấn
Riêng về lĩnh vực nghiên cứu thơ Nôm Đường luật đề cập tới nội dung triết lí,
giáo huấn có quyển Thơ Nôm Đường luật, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997
PGS.TS Lã Nhâm Thìn đã nhận định:
Có thể thấy diễn tiến đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII nổi bật là những đề tài, chủ đề gắn liền với cuộc sống, tâm sự tác giả, với quan niệm lí tưởng, phẩm chất của kẻ sĩ, như lí tưởng
“ái ưu”, “trung hiếu”, như cốt cách người quân tử, trách nhiệm minh quân, lương thần Những đề tài, chủ đề này thường hướng nhiều đến mục đích giáo dục như tu dưỡng phẩm chất, triết lí nhân sinh, răn dạy cách sống, đề cao đạo lí nhân nghĩa [22; Tr.55]
Tác giả nhấn mạnh:
Đề tài, chủ đề triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý là đề tài, chủ đề có khuynh hướng hướng ngoại Bởi mục đích không chỉ là tâm sự mà còn là cảnh tỉnh xã hội, giáo dục người đời Mục đích này thể hiện cả ở những bài
“tự giới”, “tự răn” Đấy là chưa kể nhiều bài thơ “khuyên”, thơ “giới”, thơ
“dạy” có những đối tượng giáo dục cụ thể như Răn sắc, Răn giận, Dạy con trai (trong QÂTT), Dạy con, Khuyên anh em (trong HĐQÂTT), Răn người
có lòng tham, Răn người ham mê sắc dục, Răn người ham mê cờ bạc, Răn người gian giảo, điêu toa, Răn người cậy giàu khinh nghèo (trong HĐQÂTT) Xét mục đích cũng như đối tượng truyền đạt, đề tài, chủ đề triết lý và giáo huấn của Đường luật Nôm đã có khuynh hướng hướng ngoại, khuynh hướng
xã hội hóa Từ hiện thực xã hội các tác giả đề ra những nội dung giáo huấn thích hợp Ngược lại nội dung giáo huấn phải hướng vào những vấn đề đặt ra trong hiện thực Chính vì vậy qua những bài thơ triết lý và giáo huấn ta thấy được một phần cuộc sống xã hội đương thời [22; Tr.101-102]
Trang 11-5-
Khi nghiên cứu thơ Nôm Nguyễn Trãi, GS Đinh Gia Khánh viết:
Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, tính chất dân tộc đã thể hiện rất rõ ở chỗ phản ánh thiên nhiên của đất nước ta và cuộc sống của cha ông ta Với thơ Nôm ông đã có thể phản ánh một cách cụ thể và sinh động hơn thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy” [10; Tr.255]; “Nếu như thơ Nôm Nguyễn Trãi vừa sinh động, vừa hàm súc, vừa chân chất, vừa mĩ lệ, lại nhiều khi gân guốc, độc đáo thì trước hết là ông có tâm hồn phong phú, tư tưởng cao đẹp, tình cảm tế nhị, tính cách phong khoáng [10; Tr.261]
PGS Bùi Duy Tân đã nhận xét về thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Trong
thơ Nôm viết bằng ngôn ngữ văn học dân tộc, thiên nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân lại được miêu tả với phong vị dân tộc đậm đà hơn, cụ thể và sinh động hơn”; “Rõ ràng, viết bằng tiếng mẹ đẻ, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh được đậm nét đời sống nhân dân” [10; Tr.425] Tuy viết về tác giả nhưng những
nhận định trên có thể giúp ta tìm hiểu khuynh hướng cảm hứng, nội dung phản ánh của thơ Nôm Đường luật
Ngoài ra còn có các chuyên luận Bình giảng thơ Nôm Đường luật, Phân tích
tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại của Lã Nhâm Thìn Và các
bài phân tích những sáng tác thơ Nôm Đường luật của Lê Trí Viễn, Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Thanh Hương … cũng ít nhiều đề cập tới một số nội dung có liên quan tới đề tài
2.3 Sách và tài liệu phục vụ giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
Chương trình Sách giáo khoa (Sách giáo viên) phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông có những tác phẩm thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật mang nội dung triết lí, giáo huấn, ứng xử văn hóa như:
- Ngữ Văn lớp 10 có Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, Nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm
- Ngữ Văn lớp 11 có Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Thương vợ của Trần Tế Xương