1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Các biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe thể chất cho học sinh Trung học phổ thông ở trường Trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng

13 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 271,62 KB

Nội dung

Trang MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ KÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.3.. Thực trạng quản lý GDSKTC cho học sinh ở Trường Chương 3:

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

- -

NGUYỄN NGỌC THỊNH

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG AN LÃO – HẢI PHÒNG

Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý gi¸o dôc M· sè : 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ng-êi h-íng dÉn khao häc: PGS.TS LÊ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa sư phạm - nay là Trường đại học giáo dục, các Giáo

sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ cùng các cán bộ khoa học đã tận tình giảng dạy và

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng chân thành và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Lê Ngọc Hùng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, các thầy cô giáo cùng các em học sinh Trường trung học phổ thông

An Lão - Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tìm hiểu thực trạng và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu đề tài

Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn động viên,

cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành xuất sắc khoá học

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên không tránh khỏi những sai sót Kính mong quý thầy cô

và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thịnh

Trang 3

NHỮNG DANH TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MỤC LỤC

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ KÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

1.3 Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục thể chất 22

1.5 Quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên thể dục

1.5.2 Lao động của người giáo viên mang tính chất đặc biệt 35 1.6 Vị trí, nhiệm vụ chương trình giáo dục thể chất và phân

1.6.1 Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường THPT 37

Trang 5

ở nước ta

1.6.2 Yếu tố đảm bảo cho GDTC trong các trường THPT 39

1.6.4 Tầm quan trọng của việc quản lý nhằm nâng cao chất

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG AN LÃO –

HẢI PHÒNG

2.1 Vài nét về Trường trung học phổ thông An Lão - Hải

2.2 Thực trạng quản lý GDSKTC cho học sinh ở Trường

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ

HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG AN LÃO –

HẢI PHÒNG

3.2 Các biện pháp quản lý GDSKTC cho học sinh Trường

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ

cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh về GDSKTC 70 3.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc

3.2.3 Biện pháp 3: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên

thông qua kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá

74

3.2.5 Biện pháp 5: Thống nhất quản lý giáo dục theo tinh thần

3.2.6 Biện pháp 6: Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên

môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và đổi mới phương 79

Trang 6

pháp dạy học Thể dục ở trường THPT An Lão

3.2.7 Biện pháp 7: Hoàn thiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ

3.2.8 Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lãnh đạo,

quản lý và các phòng, ban chức năng trong việc thực hiện

kế hoạch GDSKTC

82

3.2.9 Biện pháp 9: Thực hiện công tác thi đua khen thưởng kích

3.3.1 Khảo sát về mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý

3.3.2 Đánh giá về mức độ quan trọng của các biện pháp quản lý

3.3.3 Đánh giá về tính khả thi của từng biện pháp quản lý

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

"Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan

công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước Việt Nam thì nguồn nhân lực dồi dào, sung sức, khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần, và trí tuệ là vô cùng cần thiết Vấn đề này đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định từ rất sớm trong các Chỉ thị, Nghị

quyết trong đó đòi hỏi con người Việt Nam "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể

chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần"[50,04]

Giáo dục sức khoẻ thể chất là một bộ phận hữu cơ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, bởi sự đóng góp tích cực của hoạt động này sẽ giúp cho học sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng phát triển một cách toàn diện về đức - trí - thể - mỹ -

lao Một trong những nhiệm vụ quan trọng phải được quan tâm là "Đào tạo thế hệ trẻ nước

ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực đảm đương sứ mạng lịch sử của mình" [115] Để có được nguồn nhân lực hùng hậu trong tương lai, điều tất yếu là

phải quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục, vì "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai" [4] và "muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục,

đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững ." [114]

Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII của Đảng về Giáo dục, Đào tạo và khoa học

công nghệ cũng đã được khẳng định: "Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh không

chỉ có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn

xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể trong đó có Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Thể dục thể thao"[116]

Giáo dục thể chất và thể thao học đường - Giáo dục sức khoẻ thể chất (GDSKTC) thực sự có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu nói trên nhằm góp phần đào tạo thế

hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu thế toàn cầu hoá, việc học tập của học sinh càng ngày càng có những đòi hỏi cao hơn và nặng nề hơn Song song với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho học sinh,

Trang 8

các hoạt động về thể dục thể thao (TDTT) là phương tiện bổ ích để hợp lý hoá chế độ hoạt động và nghỉ ngơi, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cũng như năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập Việc GDSKTC còn có tác dụng quan trọng trong quá trình rèn luyện đạo đức,

ý chí và thẩm mĩ cho học sinh Vì vậy, làm tốt việc GDSKTC là đóng góp một phần đáng kể vào việc đào tạo những lớp học sinh có kiến thức, năng động, được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần

Cấp trung học phổ thông (THPT) là một trong những cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông Trong cấp học này tập trung những học sinh tuổi từ 16 đến 18 tuổi, đây là lứa tuổi đang phát triển sung mãn nhất về thể lực và là lứa tuổi tiền đề để các em chuẩn bị bước vào đời, tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội, đây là lứa tuổi theo Luật quy định, được gọi là tuổi vị thành niên Vì vậy, GDSKTC cho học sinh ở giai đoạn này là nhằm củng cố kiến thức và tạo những tiền đề vững chắc cho việc rèn luyện sức khoẻ thể chất của các em sau này

Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng trong nhiều năm qua, nhiều cán bộ, giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất đã tận tuỵ phấn đấu cho mục tiêu cao quý của giáo dục thể chất trong nhà trường Những đóng góp tích cực và hiệu quả của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ đã xây dựng được phong trào TDTT trong thanh thiếu niên cũng như trong toàn xã hội Tuy nhiên, việc tổ chức giảng dạy môn giáo dục thể chất nội khoá cũng như các hoạt động ngoại khoá trong các trường còn gặp nhiều khó khăn Sự thành công trong công tác giáo dục sức khoẻ thể chất cho học sinh không chỉ phụ thuộc vào chủ trương, đường lối, chính sách, mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật

mà còn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT và việc quản lý hoạt động GDSKTC của nhà trường

Trường THPT An Lão là trường loại một và là trường chuẩn quốc gia Trong những năm qua cũng đã có nhiều những thay đổi lớn về công tác quản lý, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên v.v nên đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Riêng về hoạt động GDSKTC bên cạnh những ưu điểm đã đạt được cũng còn có những tồn tại cần phải được quan tâm đó là:

- Hiệu quả hoạt động GDSKTC chưa cao

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tốc độ phát triển cũng như yêu cầu của xã hội

- Cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đồng bộ, khuôn viên tập luyện chưa đáp ứng đủ với yêu cầu của chương trình

Trang 9

- Công tác quản lý bộ môn giáo dục thể chất còn kém hiệu quả, chậm đổi mới về tư duy cũng như phương thức quản lý

- Các hình thức cũng như thời gian dành cho hoạt động ngoại khoá môn giáo dục thể chất còn nghèo nàn và chắp vá

Hiện nay, xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho các tổ chức trong nhà trường mà đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bởi vì: tổ chức, tập hợp, giáo dục cho đoàn viên thanh niên là một trong những nhiệm vụ đã được quy định trong tại Điều 16 - Điều lệ Đoàn thanh niên:

"1 Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi

2 Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng,

an ninh của địa phương, đơn vị

3 Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền." [41]

Hoạt động của Đoàn thanh niên trong nhà trường là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm Phương hướng và nhiệm vụ công tác của Đoàn thanh niên là động viên giúp

đỡ, tạo điều kiện cho các đoàn viên thanh niên học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư cách, tác phong của người công dân tương lai Ngoài ra, Đoàn thanh niên còn có một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá để góp phần củng cố, mở rộng, khắc sâu tri thức, giao lưu học tập, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng quan hệ xã hội, hình thành kĩ năng giao tiếp, phát triển các kỹ năng sống

và năng lực hoạt động xã hội

Sản phẩm của nhà trường THPT chính là những thanh niên học sinh có sức khoẻ tốt, đạo đức tốt và kiến thức phổ thông để các em sẵn sàng học lên các bậc học (đại học, cao đẳng, ) hoặc ra xã hội tham gia vào lao động sản xuất Đó là những tố chất giúp các em trở thành những công dân tốt: có hiểu biết và tôn trọng pháp luật, biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc và là lực lượng trụ cột của gia đình, xã hội Trong đó có một bộ phận là những thanh niên ưu tú có khả năng nắm giữ những vị trí then chốt, dẫn đạo trong xã hội Sức khoẻ không là tất cả, nhưng nó là yếu tố đầu tiên cho phép con người có những ước mơ táo bạo, và thực hiện được những dự định lớn lao Để các em học sinh trung học có một sức khoẻ tốt (sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần), đòi hỏi cả

xã hội phải vào cuộc và lo cho các em, nhưng vai trò của nhà trường THPT, đặc biệt là Đoàn

Trang 10

thanh niên là rất quyết định Chỉ ở nơi nào Đoàn thanh niên giữ vai trò nòng cốt công tác GDSKTC cho học sinh thì ở nơi đó các em học sinh mới có sức khoẻ tốt Hằng ngày các em học tập, rèn luyện trong môi trường tốt: có các thầy cô dạy bảo, tổ chức, hướng dẫn; có các bạn cùng trang lứa đánh giá, tán đồng Trong môi trường đó các em được học tập, được thể hiện, được bộc lộ những khả năng, những ưu thế (có khi đó còn là những năng khiếu bẩm sinh) do đó sức khoẻ, nhân cách của các em có điều kiện phát triển tự nhiên, phù hợp với những quy chuẩn đạo đức xã hội

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề QLGDTC trong nhà trường nói chung và trong trường THPT nói riêng Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và

xã hội, nhưng trên thực tế vẫn có quan niệm coi nhẹ vấn đề này từ phía cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh Vì mục tiêu văn hoá, các em học sinh cấp THPT nhiều lúc và ở nhiều nơi phải chịu nhiều áp lực về học tập (chương trình chính khoá và chương trình học thêm) Điều này đặt ra sự cần thiết phải tập trung nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan về QLGDTC để có thể gợi ra những suy nghĩ về biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong nhà trường

Là một cán bộ Đoàn nhiều năm trong trường THPT, tôi đã giành nhiều thời gian trực tiếp làm công tác GDSKTC thông qua chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên Do đó, khi nghiên cứu vấn đề này tôi sẽ có điều kiện áp dụng kiến thức quản lý giáo dục đã học được vào đánh giá, tổng kết kinh nghiệm và kiểm chứng một số luận điểm khoa học Từ đó gợi ra suy nghĩ cần thiết để không ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng GDSKTC cho học sinh Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài:

"Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ thể chất cho học sinh trung học phổ

thông ở Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng"

Trang 11

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Văn kiện, văn bản

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Điều lệ nhà trường, Hà nội 1997

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo Lý luận và phương pháp GDTC Nxb TDTT, Hà nội 1998

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp, Hà nội

1993

4 Chỉ thị 106 CT-TW ngày 2-10-1958

5 Chỉ thị 180 CT - TW ngày 2-10-1958

6 Chỉ thị 36/CT - TW của Ban chấp hành TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn

mới Hà nội ngày 24-3-1994

7 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà nội 1996

8 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX Nxb Chính trị quốc

gia, Hà nội 1997

9 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX Nxb Chính trị quốc

gia, Hà nội 2001

10 Hồ Chí Minh Vấn đề về giáo dục Nxb giáo dục, Hà nội 1990

11 Hồ Chí Minh Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005 Nxb chính trị quốc gia

12 Hồ Chí Minh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với giáo dục Việt Nam Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, 2003

13 Luật giáo dục Nxb Chính trị Quốc gia, 2005

14 Tuyển tập NCKH GDTC, sức khoẻ trong trường học các cấp (Hội nghị khoa học

GDTC, sức khoẻ ngành GD&ĐT lần 2), Bộ GD&ĐT Nxb TDTT, Hà nội 1998

15 Điều lệ Đoàn thanh niên Nxb Thanh niên, Hà nội 2008

16 Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục - đào tạo Nxb thống kê, Hà nội

11/2001

17 Đổi mới, nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế Nxb lao động - xã

hội, 2007

18 Những quy định mới nhất hướng dẫn công tác quản lý tài chính kế toán - kiểm toán thanh tra - kiểm tra trong trường học Nxb lao động - xã hội

19 Huỳnh Văn Hoài Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài chính trong đơn vị hành

chính sự nghiệp Nxb thống kê

Ngày đăng: 22/01/2017, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w