ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG THỊ THÚY AN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ THÚY AN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2i
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ THÚY AN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 80140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRẦN VĂN HIẾU
Thừa Thiên Huế, năm 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Họ tên tác giả
Đặng Thị Thuý An
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn trong quá trình tôi học Cao học tại trường Đại học Sư phạm Huế
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cùng BGH các trường THPT Bến Hải, THPT Vĩnh Linh, THPT Cửa Tùng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình đi học và nghiên cứu luận văn này
Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Trần Văn Hiếu, người đã hướng dẫn tôi trình bày luận văn này, đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Huế, tháng 10 năm 2018
Tác giả
Đặng Thị Thuý An
iii
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn ii
Mục lục 1
Danh mục các từ viết tắt 6
Danh mục bảng 7
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
4 Giả thuyết khoa học 10
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Phương pháp nghiên cứu 11
7 Phạm vi nghiên cứu 11
8 Cấu trúc luận văn 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 13
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 13
1.1.1 Trên thế giới 13
1.1.2 Ở Việt Nam 13
1.2 Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 15
1.2.2 Văn hoá và văn hoá ứng xử 19
1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh 22
1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh THPT 22
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý và nhân cách lứa tuổi học sinh THPT 22
1.3.2 Mục tiêu giáo dục VHƯX cho học sinh THPT 23
1.3.3 Nội dung giáo dục VHƯX cho học sinh THPT 24
1.3.4 Các hình thức giáo dục VHƯX cho HS THPT 25
1.3.5 Phương pháp giáo dục VHƯX cho học sinh 26
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh THPT 27
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62
1.4.1 Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục VHƯX 27
1.4.2 Quản lý nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục VHƯX 27
1.4.3 Quản lý các hình thức hoạt động giáo dục VHƯX 29
1.4.4 Quản lý học sinh với hoạt động giáo dục VHƯX 29
1.4.5 Quản lý các lực lượng làm công tác giáo dục VHƯX và phối hợp các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục VHƯX 29
1.4.6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục VHƯX 30
1.4.7 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động GD VHƯX cho học sinh 30
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục VHƯX 31
1.5.1 Yếu tố khách quan 31
1.5.2 Yếu tố chủ quan 32
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 35
2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Vĩnh Linh 35
2.1.1 Tình hình kinh tế-xã hội 35
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục THPT ở huyện Vĩnh Linh 36
2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 40
2.2.1 Mục đích khảo sát 40
2.2.2 Nội dung khảo sát 40
2.2.3 Đối tượng khảo sát 40
2.2.4 Phương pháp, quy trình khảo sát 40
2.2.5 Thời gian tiến hành khảo sát: 41
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh các trường THPT huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 41
2.3.1 Nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động GD VHƯX 41
2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu GD VHƯX cho học sinh THPT 44
2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục VHƯX cho HS THPT 45
2.3.4 Thực trạng tổ chức thực hiện các hình thức giáo dục VHƯX cho học sinh THPT 48
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động GD VHƯX cho học sinh các trường THPT huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 51
2.4.1 Thực trạng quản lý việc xây dựng nội dung, kế hoạch GD VHƯX 51
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 72.4.2 Thực trạng quản lý việc lựa chọn các hình thức hoạt động GD VHƯX 52
2.4.3 Thực trạng quản lý đội ngũ thực hiện GD VHƯX 53
2.4.4 Thực trạng quản lý lực lượng và phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GD VHƯX 56
2.4.5 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD VHƯX 58
2.5 Đánh giá chung về thực trạng 60
2.5.1 Ưu điểm 60
2.5.2 Hạn chế 61
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 61
Tiểu kết chương 2 64
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 66
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 66
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường 66
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 66
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 66
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 67
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 67
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho HS các trường THPT huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 68
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của QL hoạt động GD VHƯX 68
3.2.2 Xây dựng nội dung, chương trình và kế hoạch hoạt động GD VHƯX cho HS phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế các nhà trường 71
3.2.3 Phát huy vai trò của các tổ chức và các lực lượng trong nhà trường trong hoạt động GD VHƯX cho HS 73
3.2.4 Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp-lực lượng nòng cốt trong hoạt động GD VHƯX cho HS 76
3.2.5 Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động GD VHƯX cho HS 78
3.2.6 Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong hoạt động GD VHƯX cho HS 80
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 84
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHƯX cho HS 84
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 87
3.4.1 Đối tượng khảo nghiệm 87
3.4.2 Phương pháp tiến hành khảo nghiệm 87
3.4.3 Mục đích khảo nghiệm 87
3.4.4 Các biện pháp được khảo nghiệm 87
3.4.5 Nội dung khảo nghiệm 88
3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 88
Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
1 Kết luận 92
2 Khuyến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
BCH Ban chấp hành
TW Trung ương
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
HSSV Học sinh sinh viên
HS Học sinh
VH Văn hoá
VHƯX Văn hoá ứng xử
THPT Trung học phổ thông
XH Xã hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
KH Khoa học
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
NXB Nhà xuất bản
CB Cán bộ
GV Giáo viên
GVBM Giáo viên bộ môn
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GD NGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đoàn TNCS Đoàn Thanh niên cộng sản
THCS&THPT Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
BGH Ban giám hiệu
NV Nhân viên
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 106
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng HS THPT của huyện Vĩnh Linh 3 năm qua 37
Bảng 2.2 Kết quả xếp loại học lực của 03 trường THPT huyện Vĩnh Linh 3 năm qua 37
Bảng 2.3 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của 03 trường THPT huyện Vĩnh Linh 3 năm qua 38
Bảng 2.4 Tổng hợp số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL 39
Bảng 2.5 Tổng hợp trình độ chuyên môn đào tạo đội ngũ CBQL 39
Bảng 2.6 Tổng hợp trình độ quản lý và chính trị của đội ngũ CBQL 39
Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động GD VHƯX 41
Bảng 2.8: Nhận thức của HS về hoạt động GD VHƯX 41
Bảng 2.9: Nhận thức mức độ cần thiết các nội dung giáo dục VHƯX cho HS 43
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục VHƯX cho học sinh THPT 45
Bảng 2.11 Đánh giá của GV và HS về mức độ thực hiện nội dung GD VHƯX 47
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các hình thức GD VHƯX cho học sinh THPT 49
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý việc xây dựng nội dung, kế hoạch GD VHƯX 51
Bảng 2.14 Thực trạng quản lý việc lựa chọn các hình thức hoạt động GD VHƯX cho HS 52
Bảng 2.15 Thực trạng quản lý đội ngũ thực hiện GD VHƯX 54
Bảng 2.16 Các lực lượng trong nhà trường tham gia công tác GD VHƯX cho HS 56
Bảng 2.17 Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng GD 57
Bảng 2.18 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD VHƯX 59
Bảng 2.19 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về quản lý GD VHƯX cho HS 62
Bảng 3.1 Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 88
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển giáo dục luôn gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, là biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Các quốc gia đều nhận thức rằng “Con người được giáo dục, được đào tạo là nhân tố chủ yếu nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình Trước khi Người đi xa, Người không quên căn dặn Đảng ta:
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” Trong Di chúc của mình, Người lưu ý: “Đảng cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII chỉ ra nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9]
Điều 27, Luật Giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân …” [24]
Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng lần thứ VIII, khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [2]
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 128
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt và độc đáo, trong đó có văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử thể hiện tầm giáo dục của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống; nó không chỉ tạo dựng mối quan hệ với người xung quanh mà còn thể hiện tư cách, phẩm chất của mỗi cá nhân Bản chất của văn hóa ứng xử gồm hai chữ “Tâm” và “Nhẫn”.“Tâm” là đạo đức, tình cảm, là lý trí; “Nhẫn” là sự nhẫn nhịn, nhường nhịn
Văn hóa ứng xử của học sinh là yếu tố tâm lý-xã hội tạo thành văn hóa nhà trường, tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh
Tuy nhiên, từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của
xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ mà hậu quả của nó đã được Đảng ta nhận định trong Nghị quyết lần thứ II của BCH TW khóa VIII là: “Đặc biệt đáng lo ngại một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [1]
Bộ GD&ĐT cho biết, văn hóa ứng xử của học sinh - sinh viên (HSSV) hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém HSSV đang có biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống: thiếu trung thực, trách nhiệm với bản thân, gia đình
và nhà trường; vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi; thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái không dám đấu tranh…Trong khuôn viên nhà trường, HSSV có thể tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép nhưng ngoài trường học, trên mạng xã hội thì có biểu hiện vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo Một số ít HSSV đua đòi, chưa biết cách tiếp thu chọn lọc văn hoá phương Tây, cách ứng xử không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, thích thể hiện
sự nổi trội trước bạn bè; sống thực dụng, thiếu tình nghĩa và nhân văn Khảo sát vào tháng 12/2017 của Bộ GD&ĐT đưa ra kết quả, có 8,6% học sinh và 20,3% sinh viên tự nhận mình là nói tục, chửi bậy
Theo Bộ GD&ĐT, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra phức tạp ở các địa phương Khi chứng kiến một vụ bạo lực, học sinh không can ngăn mà còn đứng
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 13ra ghi hình đưa lên mạng, vô tình đã cổ súy cho hành vi bạo lực Một số ít HSSV sa vào nghiện chơi điện tử, đam mê với cuộc sống ảo trên Internet, có hành vi bạo lực
và hành xử thiếu văn hoá Tình trạng HSSV bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng hung khí gây rối trật tự công cộng đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn, cá biệt có HSSV phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan Công an 63 tỉnh, thành trên cả nước, từ năm 2010 đến năm 2017 có trên 7.700 vụ HSSV tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật
Một số HSSV chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trong trường học và cộng đồng, cụ thể là các hành vi viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, xả rác bừa bãi…, nghiêm trọng hơn còn có hành động phá hoại tài sản, cơ sở vật chất trường học và của công
Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức, lối sống, có những trường hợp bạo hành trẻ, xâm hại học sinh Một
số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên có biểu hiện tiêu cực, lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng… làm ảnh hưởng đến uy tín ngành giáo dục, giảm sút niềm tin của xã hội
Cũng theo Bộ GD&ĐT, nội dung chương trình Đạo đức, Giáo dục công dân, giáo dục chính trị hiện nay còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý vận dụng kiến thức vào thực tiễn văn hóa ứng xử trong trường học Phương pháp và hình thức giáo dục chậm đổi mới, thiếu hấp dẫn Việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho HSSV chưa phù hợp, ít chú trọng đến những giá trị nhân văn, truyền thống Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình,
xã hội, đặc biệt là đối với các tổ chức đoàn thể thiếu chặt chẽ; hệ thống các văn bản
về vi phạm đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong các nhà trường chưa được hoàn thiện…
Hoạt động quản lý giáo dục VHƯX cho HS ở các nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực hiện thường xuyên, liên tục
Các trường THPT huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cũng không đứng ngoài thực trạng đó Một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống; thiếu
Demo Version - Select.Pdf SDK