Luận văn nêu cơ sở lí luận của quản lí và quản lí giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học cơ sở
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HUỲNH VĂN MUÔN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lí giáo dục THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HUỲNH VĂN MUÔN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ PHAN THU HƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở 1.2.1.1 Khái niệm về văn hóa 1.2.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử 1.2.1.3 Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường trung học cơ sở 1.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở 1.2.2.1 Quản lí giáo dục 1.2.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh các trường trung học cơ sở 1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.3.1 Đặc điểm học sinh trung học cơ sở 1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở 1.3.3 Mục tiêu giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở 1.3.4 Nội dung của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở 1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở 1.3.5.1.Giáo dục thông qua hoạt động trong giờ lên lớp 1.3.5.2.Giáo dục thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1.3.5.2.Giáo dục thông qua hình thức giáo dục khác 1.3.6 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường trung học cơ sở 1.4 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.4.1 Tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường trung học cơ sở 1.4.2 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học cơ sở 1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 1.4.2.2 Tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử 1.4.2.2 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử 2 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.5.1 Các yếu tố bên trong nhà trường 1.5.1.1 Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 1.5.1.2 Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lí, giáo viên trong hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 1.5.1.3 Truyền thống văn hóa nhà trường 1.5.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường 1.5.2.Các yếu tố bên ngoài nhà trường 1.5.2.1 Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường văn hóa, truyền thống tại địa phương 1.5.2.2 Giáo dục của gia đình 1.5.2.3 Chỉ đạo của các cấp quản lí về xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử trường học CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC QUẬN 6, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH 2.1.1 Về kinh tế, xã hội 2.1.2 Về văn hóa, giáo dục 2.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.2.1 Mục đích khảo sát 2.2.2 Nội dung khảo sát 2.2.3 Phương pháp và công cụ khảo sát 2.2.3.1 Điều tra bằng bảng hỏi 2.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn 2.2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động xây dựng giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 3 2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường Trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường Trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.5 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường Trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.5 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.5.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong nhà trường 2.5.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường 2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 3.1.3 Bảo đảm tính hệ thống 3.1.4 Bảo đảm tính khả thi 3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Biện pháp 1 3.2.1.1 Mục tiêu 3.2.1.2 Nội dung 3.2.1.3 Cách thức thực hiện 3.2.1.4 Điều kiện thực hiện 3.2.2 Biện pháp 2 3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 3.4 KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm 3.4.2 Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 3.4.3 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN 1.1 Về lí luận 1.2 Về thực tiễn 2 KHUYẾN NGHỊ 4 2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh 2.3 Đối với Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở ở Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay cho thấy giáo dục có vai trò to lớn Giáo dục không chỉ là phương thức giữ gìn, phát triển văn hóa từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà còn là động lực phát triển kinh tế thông qua đào tạo nguồn lực con người Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ [27] Như vậy văn hóa gắn liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hóa Một cơ sở giáo dục hay trường học phải là môi trường văn hóa đây là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, xã hội thay đổi từng ngày với tốc độ nhanh chóng Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mở ra nhiều triển vọng phát triển giáo dục của quốc gia nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng; đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo cụ thể là văn hóa ứng xử (VHƯX) trong nhà trường Những hiện tượng xuống cấp về VHƯX trong nhà trường được đăng tải trên các phương tiện truyền thông gần đây rất đáng báo động, tình trạng thầy đánh trò, trò đánh thầy, hành vi ứng xử thiếu văn hóa của học sinh đã khiến dư luận và xã hội lo ngại Hành vi bạo lực học đường ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp,… Trước thực trạng này, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và giáo dục VHƯX trong trường học Cụ thể: Từ Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 33/NQ-TW của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê 6 duyệt Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018- 2025” Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng VHƯX trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, học sinh (HS), sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 quy định “Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” và Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 05 năm 2019 về việc: “Ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” của ngành giáo dục” Đối với HS ở các trường trung học cơ sở (THCS) Quận 6 phần lớn các em có tinh thần học hỏi, kính thầy, mến bạn, sống nền nếp, có ý chí vươn lên và không ngừng cố gắng trong học tập Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS có ứng xử thiếu văn hóa nói tục, chửi thề, đánh nhau, bỏ học, báo động hơn một số HS có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội mua bán, sử dụng các chất gây nghiện Do đó, giáo dục VHƯX trong trường học ở Quận 6 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung là vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm Qua tìm hiểu các đề tài nghiên cứu luận văn ở địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có đề tài nghiên cứu về giáo dục VHƯX cho HS các trường THCS.Vậy, cần phải làm gì để giáo dục và phát triển văn hóa nhất là VHƯX của HS THCS nhằm góp phần giảm thiểu bạo lực học đường và xây dựng trường học thân thiện, HS thanh lịch văn minh xây dựng các trường THCS ở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành những cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín, tiếp tục giữ vững niềm tin đối với nhân dân, phù hợp với các giá trị văn hóa thời kỳ hội nhập và phát triển? Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục VHƯX cho HS trong xây dựng và quản lí nhà trường hiện nay nên đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh” được chọn để nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu 7 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS các trường THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát, phân tích thực trạng về Quản lí hoạt động giáo dục VHƯX ở các trường THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở các trường THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở các trường THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở các trường THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 4 Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động giáo dục VHƯX và quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở các trường THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù đã được chú ý thực hiện song còn nhiều khó khăn, bất cập; công tác quản lí còn bộc lộ những hạn chế do chưa có biện pháp phù hợp, điều đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa học đường theo yêu cầu đổi mới Nếu làm rõ được các vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục VHƯX và công tác quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng giáo dục VHƯX và quản lí hoạt động này tại các trường THCS thuộc Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ đề xuất được các biện pháp có tính khoa học, phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng quản lí giáo dục tại địa bàn lựa chọn nghiên cứu 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh ở trường THCS 5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh ở các trường THCS ở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh ở 8 các trường THCS và khảo sát nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên THCS về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1 Về đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS của Hiệu trưởng các trường THCS Quận 6,Thành phố Hồ Chí Minh 6.2 Về khách thể khảo sát: Gồm 4 nhóm - Nhóm 1: Cán bộ quản lí các trường THCS thuộc địa bàn khảo sát, số lượng: 15 người; -Nhóm 2: Giáo viên, nhân viên các trường THCS được lựa chọn nghiên cứu số lượng: 100 người; - Nhóm 3: HS các trường thuộc địa bàn khảo sát, số lượng: 150 em; - Nhóm 4: Phụ huynh HS ở các trường khảo sát, số lượng: 100 người; 6.3 Về địa bàn khảo sát: 05 trường: THCS Văn Thân, THCS Phú Định, THCS Nguyễn Đức Cảnh, THCS BìnhTây, THCS Hoàng Lê Kha 6.4 Về thời gian: Các số liệu thống kê phục vụ cho khảo sát được thu thập trong năm học 2019-2020 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động giáo dục VHƯX cho HS và quản lí hoạt động này ở các trường THCS Mục đích: Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy định, tài liệu hướng dẫn về quản lí 36 1.4.2.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử Theo Trần Kiểm (2014) kiểm tra là một quá trình Quá trình này gồm ba bước: Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra, đo đạc việc thực hiện, cuối cùng là điều chỉnh sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định Vì vậy, trong kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHƯX cho HS THCS là việc xác lập các tiêu chuẩn, nội dung, hình thức kiểm tra, tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giáo dục VHƯX để từ đó khắc phục, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hoạt động giáo dục VHƯX cho HS đi đúng hướng Trong kiểm tra hoạt động giáo dục VHƯX cho HS người quản lí cần tập trung kiểm tra, đánh giá nội dung sau: -Kiểm tra kế hoạch và thực hiện kế hoạch và kiểm tra sự phối hợp với cha mẹ HS hoạt động giáo dục VHƯX cho HS + Tiêu chuẩn kiểm tra: Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của cá nhân đã được phê duyệt Căn cứ vào các minh chứng cho hoạt động + Thời gian kiểm tra: Theo định kì và đột xuất nhằm làm cho thành viên nhà trường có ý thức, nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục + Hình thức kiểm tra: Đọc báo cáo, nghe báo cáo của giáo viên và các bộ phận, dự giờ hoạt động, xem hồ sơ, sản phẩm hoạt động, thăm dò HS, cha mẹ HS -Kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện của HS: +Tiêu chuẩn kiểm tra: Thực hiện theo quy định Điều 3 và Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông + Hình thức kiểm tra: Hiệu trưởng thành lập hội đồng đánh giá xếp loại học sinh thực hiện kiểm tra việc đánh giá theo học kì và năm học + Xây dựng kế hoạch thu thập ý kiến nhận xét của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn về hành vi ứng xử HS dựa theo quan sát hành vi ứng xử của HS trong đời sống hàng ngày + Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá của cha mẹ HS về hành vi ứng xử của HS trong đời sống thường nhật 37 Căn cứ quy định trên, kết hợp với các minh chứng của giáo viên chủ nhiệm, hồ sơ theo dõi HS của lớp, của giáo viên bộ môn, của giám thị về quá học tập của HS sẽ đánh giá được công tác đánh giá kết quả học tập hình thành VHƯX của HS có đúng quy định không ? Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tài chính, phương tiện giáo dục: +Tiêu chuẩn kiểm tra: Căn cứ quy định thu chi, căn cứ kinh phí, kế hoạch đã duyệt Kiểm tra, đánh giá thu chi có làm đúng quy định không? Sử dụng thiết bị có hiệu quả không? + Hình thức thời gian kiểm tra: Kiểm tra định kì hoặc đột xuất qua chứng từ, qua sổ theo dõi, hồ sơ của các bộ phận, qua sản phẩm hoạt động Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá khắc phục những hạn chế đã phát hiện trong quá trình kiểm tra từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch nhằm đạt mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS đã đề ra 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.5.1 Các yếu tố bên trong nhà trường 1.5.1.1 Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục VHƯX cho HS là một trong những điều kiện quan trọng chi phối hoạt động giáo dục ứng xử cho HS Nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục ứng xử cho HS được đánh giá bởi các vấn đề sau: + Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục ứng xử cho HS + Hiểu thế nào là ứng xử văn hóa? + Ý nghĩa, vai trò giáo dục VHƯX cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay + Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với việc giáo dục VHƯX cho HS Tuy nhiên, trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và giáo dục cho HS không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động 38 giáo dục sẽ khác nhau.Vì vậy, đòi hỏi hiệu trưởng trường THCS có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia giáo dục VHƯX thì công tác này mới được nâng tầm và đạt hiệu quả 1.5.1.2 Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lí, giáo viên trong hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy ở trường THCS đều có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên Giáo viên đều được đào tạo kiến thức về giáo dục học, nghiệp vụ sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trường Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo không ít các thầy cô mới chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chưa quan tâm đến việc “dạy người” Điều này được thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sư phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của HS, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống văn hóa cho HS Vì thế, các nhà quản lí giáo dục nói chung, ban lãnh đạo nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch, chương trình và các yêu cầu trong công tác giáo dục tư tưởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là về giáo dục VHƯX cho HS 1.5.1.3 Truyền thống văn hóa nhà trường Một tổ chức có văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.( .) Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng Do đó, nhà quản lí chú ý xây dựng, lan tỏa truyền thống tốt đẹp của nhà trường đến toàn thể HS tạo cho các em niềm tin hướng các em đến lí tưởng cao đẹp 1.5.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường 39 Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động giáo dục Cùng với các hoạt động giáo dục khác, giáo dục ứng xử cho HS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và HS hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao 1.5.2 Các yếu tố bên ngoài nhà trường 1.5.2.1 Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường văn hóa, truyền thống tại địa phương Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với trường THCS; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trường THCS, trong đó có giáo dục ứng xử cho HS Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi ứng xử của HS Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục Công nghệ thông tin cũng tạo thuận lợi quản lí các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, đem lại các tác động trực tiếp cho HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Nhờ vậy việc quản lí giáo dục VHƯX sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn 1.5.2.2 Giáo dục của gia đình Theo Lê Như Hoa (2001) khẳng định “Gia đình có vai trò và chức năng to lớn đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là chức năng sản sinh ra con người, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách, cung cấp nhân lực cho xã hội Theo tác giả gia đình là một tập thể giáo dục đầu tiên và những người làm cha làm mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên đối với con cái mình Mỗi gia đình, dù là gia đình lớn, gia đình phụ quyền gia trưởng hoặc gia đình hạt nhân vẫn là một tập thể Môi trường gia đình là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho việc giáo dục trẻ” [13] Theo Mai Thị Hương Giang vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp không chỉ là vấn đề của nhà trường mà của toàn xã hội trong đó, nhiệm vụ giáo dục trực tiếp của 40 những người thân trong gia đình, những người có mối quan hệ với HS, sinh viên trong xã hội là yếu tố quan trọng [24] Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách nói chung và mối quan hệ bạn bè nói riêng của thiếu niên Việc đào tạo cho xã hội một nhân cách tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục của gia đình Do đó trong quản lí các hoạt động giáo dục VHƯX cho HS muốn có hiệu quả nhà quản lí cần có giải pháp phối hợp tốt giữa nhà trường gia đình và xã hội 1.5.2.3 Chỉ đạo của các cấp quản lí về xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử trường học Sự phát triển của trường THCS nói chung và các hoạt động giáo dục ở trường THCS nói riêng luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoạt động giáo dục VHƯX chịu chi phối của một số văn bản sau: Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018- 2025” Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT quy định “Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” Quyết định số 1506/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định: Ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” Các văn bản pháp lý này của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục VHƯX nói riêng ở trường THCS đi không đúng hướng 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong Chương 1 người viết làm rõ nội dung lí luận về hoạt giáo dục VHƯX ở trường THCS và quản lí hoạt động này cụ thể: 1.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến hoạt động giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS 2.Các khái niệm: Văn hóa; Văn hóa ứng xử; Giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS Khái niệm: Quản lí giáo dục; Quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS 3 Một số lí luận liên quan đến hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS: Đặc điểm học sinh THCS; Tầm quan, mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS Các hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS 4 Trong Chương làm rõ tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở trường THCS.Nội dung quản lí tiếp cận quản lí chức năng thông qua: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động này 5 Các yếu tố bên trong nhà trường như: Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục văn hóa ứng xử cho HS; năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lí, giáo viên; thống văn hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường và các yếu tố bên ngoài nhà trường: Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường văn hóa, truyền thống tại địa phương, Giáo dục của gia đình, việc chỉ đạo của các cấp quản lí ảnh hưởng đến giáo dục VHƯX trường học Các vấn đề trên là cơ sở lí luận để người nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở các trường THCS Quận 6 TPHCM sẽ được trình bày ở Chương 2 42 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC QUẬN 6, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH 2.1.1 Về kinh tế, xã hội 2.1.2 Về văn hóa, giáo dục 2.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.2.1 Mục đích khảo sát 2.2.2 Nội dung khảo sát - Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.3 Phương pháp và công cụ khảo sát 2.2.3.1 Điều tra bằng bảng hỏi - Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lí; giáo viên, công nhân viên; học sinh; phụ huynh học sinh 05 trường Trung học cơ sở được lựa chọn thực hiện nghiên cứu - Xây dựng 05 bộ phiếu điều tra với các câu hỏi đóng và mở 2.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Tìm hiểu sâu những vấn đề cần làm rõ trong quá trình nghiên cứu - Xây dựng nội dung phỏng vấn và biên bản phỏng vấn 2.2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 43 - Sử dụng phần mềm Excel – thống kê theo %; sản phẩm so sánh - tính giá trị trung bình; - Mục đích: Xử lý các số liệu thu được trong quá trình thực hiện khảo sát thực trạng 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động xây dựng giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường Trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường Trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.5 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường Trung học cơ sở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 2.5 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 44 2.5.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong nhà trường 2.5.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường 2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 45 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 3.1.3 Bảo đảm tính hệ thống 3.1.4 Bảo đảm tính khả thi 3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Biện pháp 1 3.2.1.1 Mục tiêu 3.2.1.2 Nội dung 3.2.1.3 Cách thức thực hiện 3.2.1.4 Điều kiện thực hiện 3.2.2 Biện pháp 2 3.2.3 3.2.4 3.2.5 3.2.6 3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 3.4 KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm 46 3.4.2 Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Trình bày kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 3.4.3 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Trình bày kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 47 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN 1.1 Về lí luận 1.2 Về thực tiễn 2 KHUYẾN NGHỊ 2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh 2.3 Đối với Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở ở Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sơ, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Quyết định 1506/QĐ-BGDĐT Ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025” của ngành Giáo dục 6 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Quyết định 1299/QĐ-TTg về phê duyệt đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 7 Vũ Dũng (2009), Văn hoá học đường – Nhìn từ khía cạnh lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hoá học đường-lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, tr33 – 39 8 Vũ Dũng (2017), Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 9 Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội 10 Hoàng Quốc Đạt (2018), Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở Thành phố, Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Học viện khoa học xã hội, Học viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2018) 11 Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Luật số: 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 49 12 Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với sự hình thành nhân cách trẻ em, NXB Văn hóa thông tin 13 Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý (2002), Nghiên cứu con người, đối tượng và những hướng chủ yếu, Niên giám nghiên cứu số 1, Nxb Khoa học – xã hội 14 Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017),Vai trò văn hóa ứng xử học đường, Tạp chí khoa học giáo dục, số 137/2017 15 Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Văn hóa và giáo dục giáo dục và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội 16 Quế Thị Mai Hương (2016), Văn hóa giáo dục, NXB Khoa học xã hội 17 18 Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên) (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 19 Đoàn Thị Hồng Hiệp (2015), Giáo dục rèn luyện văn hóa ứng xử cho học sinh, Tạp chí giáo dục số 359, kì 1 tháng 6/2015 20 Nguyễn Minh Kỳ (2011), Xây dựng văn hóa học đường- Yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, Tạp chí Giáo dục, số 258, tr 345-346 21 Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 22 Thanh Lê (2000), Văn hóa và lối sống , NXB Thanh niên 23 Nguyễn Minh (2009), Bàn về văn hoá học đường Việt Nam hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hoá học đường-lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam 24 Đỗ Thị Hằng Nga (2015), Giải pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang, tạp chí giáo dục, số 358, kì 2-5/2015 25 Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Văn Hóa giao tiếp trong nhà trường, tổng hơp và giới thiệu, NXB Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 26 Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện, Lê Tràng Định (2014), Giáo trình giáo dục học (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 27 Hoàng Phê (chủ biên), (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội 50 28 Nguyễn Thị Ngọc Phương, Đỗ Đình Thái (2018), Một số vấn đề lí luận về phát triển văn hóa nhà trường, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 64-68 29 Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2016), Văn hóa hội nhập, NXB khoa học xã hôi Hà Nội 30 Hồ Bá Thâm (2009), Bàn về xây dựng văn hoá học đường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hoá học đường-lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam 31 Trần Thị Diễm Thúy (2009), cơ sở văn hóa Việt nam, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội 32 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh 33 Lê Quang Trang – Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn giới thiệu (1999), Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 34 Hồ Sĩ Vịnh (2005), Bản lĩnh văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN TRANG WED 35 Hội thảo “Vai trò của công đoàn trong văn hóa ứng xử học đường” -http://www.hpu2.edu.vn/vi/cong-doan-truong/tin-hoat-dong/hoi-thao-vai-trocua-cong-doan-trong-van-hoa-ung-xu-hoc-duong-43.html (truy cập ngày 25/11/2019) 36 Hội thảo “Văn hóa ứng xử trong trường học”- http://doanthanhnien.vn/tin- tuc/ky-nang-the-chat-van-hoa/hoi-thao-quoc-gia-%E2%80%9Cvan-hoa-ungxu-trong-truong-hoc%E2%80%9D (truy cập ngày 25.11.2019) 37 Hội thảo “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”- https://www.nhandan.com.vn/giaoduc/dien-dan/item/41223902-xay-dungvan-hoa-ung-xu-trong-truong-hoc.html (truy cập ngày 28/11/2019) ... xử cho học sinh trường trung học sở 1.2.2.1 Quản lí giáo dục 1.2.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học sở 1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH. .. giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học sở 1.4.2 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học sở 1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử. .. hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học sở 1.4 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.4.1 Tầm quan trọng việc quản lí hoạt động