Giảng dạy và tham gia quá trình đào tạo - Giảng viên: • Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề n
Trang 1PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỚC YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH TCH
VÀ HNQTPGS TS GVCC Lê Văn Tấn
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Email:
Trang 2I VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA GiẢNG VIÊN TRONG CƠ
SỞ GDĐH TRƯỚC YÊU CẦU ĐÀO TẠO
1 Giảng dạy và tham gia quá trình đào tạo
- Giảng viên:
• Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại
học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình
độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật
giáo dục.
Trang 3• Chức danh của giảng viên bao
gồm trợ giảng, giảng viên, giảng
viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
• Trình độ chuẩn của chức danh
giảng viên giảng dạy trình độ đại
học là thạc sĩ trở lên Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên
môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Trang 4- Nhiệm vụ giảng dạy:
Giảng viên là người làm nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục trong các trước đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Quy định số giờ chuẩn như sau:
270 giờ chuẩn (Theo Quy định tại Số:
47/2014/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12
năm 2014 về việc quy định chế độ làm
việc đối với giảng viên)
Trang 5- Tham gia quá trình đảo tạo:
> Là sự tham gia của giảng viên vào toàn bộ các khâu, các quy trình trong giáo dục và đào tạo của người giảng viên tại cơ sở giáo dục.
Trang 62 Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ
- Vai trò của NCKH trong cơ sở giáo dục đại
học;
- Giảng viên là nhân tố quan trọng và có ý
nghĩa tiên quyết đối với công tác nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
- Giảng viên và sự kết hợp giữa giảng dạy và
nghiên cứu khoa học;
- Giảng viên/ nhà nghiên cứu và việc ứng
dụng các kết quả nghiên cứu trong giảng dạy cũng như chuyển giao công nghệ;
Trang 7- Giảng viên và việc công bố công trình
nghiên cứu khoa học (Bài báo khoa
học) trong và ngoài nước;
- Một số kinh nghiệm khi công bố công
trình nghiên cứu khoa học.
Trang 83 Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo của ngành, chuyên ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế
- Về việc xây dưng chương trình
đào tạo:
+ Chương trình khung của Moet;
+ Chương trình của cơ sở giáo dục đại học;
+ Chương trình đào tạo gắn với
ngành và chuyên ngành đào tạo.
Trang 9- Về việc biên soạn giáo trình giảng dạy: + Về mặt lý tưởng: Môn học nên có giáo trình và do chính giảng viên của cơ sở đảm nhiệm việc biên soạn;
+ Về mặt thực tế:
> Không nhất thiết môn học nào cũng
phải cần có giáo trình (có thể thay thế bằng Bài giảng);
> Giáo trình thường gắn với 01 môn học
cụ thể trong chương trình đào tạo;
Trang 10Giáo trình nên có 1 nhóm tác giả biên soạn (trong đó có từ 1-3 người chủ
biên/ đồng chủ biên);
Quy trình đăng ký biên soạn và quá
trình biên soạn, nghiệm thu và công bố (nội bộ hoặc toàn quốc);
Một số kinh nghiệm biên soạn giáo
trình.
Trang 114 Tham gia hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ
5 Chủ động hội nhập về đào tạo, NCKH
và chuyển gian công nghệ.
6 Một số nhiệm vụ khác
Trang 12II PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC CƠ
(Trong khi đó, hệ thống GD ĐH tăng 4,1 lần và
quy mô đào tạo tăng 13 lần)
Trang 13> Mục tiêu của Moet đến năm 2020: 35% có trình độ
TS
- Về chất lượng đội ngũ giảng viên
- Cơ chế quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên đại
học
Nguyên nhân của những hạn chế về số lượng và chất
lượng đội ngũ:
1) Tiêu chuẩn quy định có hiệu lực thấp, nhiều nội
dung không còn phù hợp với thực tiễn;
2) Chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ chưa
được cụ thể hóa thành các quy định, kế hoạch;
3) Vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho trong xây dựng,
nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ;
4) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chưa
trở thành điều kiện tiên quyết;
5) Công tác quản lí, sử dụng, đánh giá về hoạt động
giảng dạy, NCKH của giảng viên còn nhiều bất
cập
Trang 142 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên
Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng
quy hoạch, kế hoạch và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng GVĐH; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đội ngũ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao làm GVĐH; xây dựng chính sách thu hút cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy trong các cơ sở đào tạo của Việt Nam;
Trang 15Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chuẩn
nghề nghiệp của GVĐH; đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào
tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ GVĐH nhằm nâng cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn
kiến thức, nghiệp vụ sư phạm;
Trang 16Thứ ba, đẩy mạnh công tác NCKH
trong các cơ sở GDĐH, gắn NCKH với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm tăng cường trao đổi học thuật, sáng
kiến kinh nghiệm trong NCKH; tổ chức
và khuyến khích GVĐH tham gia hội
nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và NCKH;
Trang 17Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, sử
dụng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ GVĐH theo hướng phân công, phân cấp về
trách nhiệm, quyền hạn và giao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ
sở GDĐH;
Trang 18Thứ năm, bổ sung, hoàn thiện cơ
chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ GVĐH tương xứng với thành tích và
năng lực cá nhân; điều chỉnh chính
sách lương, phụ cấp ưu đãi, cơ chế đãi ngộ phù hợp để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo động lực và điều kiện cho đội ngũ GVĐH nâng cao năng lực, trình độ
Trang 19Một số đề xuất giải pháp:
Thứ nhất, đề nghị pháp điển hóa các
chức danh GVĐH gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, Phó Giáo sư và Giáo sư Trong đó, Giáo sư, Phó Giáo
sư là chức danh của GVĐH chứ không phải là danh hiệu để tôn vinh Trao
quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH bổ
nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trên cơ sở kết quả công nhận đủ tiêu
chuẩn của Hội đồng chức danh giáo sư cấp nhà nước
Trang 20Thứ hai, để nâng cao chất lượng đào
tạo thì trình độ của giảng viên phải cao hơn trình độ đào tạo, do đó đề nghị quy định trình độ chuẩn của chức danh
GVĐH phải cao hơn một cấp so với
chương trình đào tạo mà GVĐH tham
gia giảng dạy, đồng thời cho phép
GVĐH có trình độ từ tiến sĩ trở lên
được quyền kéo dài thời gian làm việc nếu có nhu cầu.
Trang 21Thứ ba, đề nghị quy định rõ về các
chế độ, chính sách ưu tiên như tiền
lương, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp,
phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo nói chung và đội ngũ GVĐH nói riêng; có chế độ thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, các nhà khoa học trong và ngoài nước làm giảng viên của cơ sở GDĐH.
Trang 223 Phát triển đội ngũ giảng viên
a) Chức trách nhiệm vụ của giảng viên
chính
• Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án,
khóa luận tốt nghiệp trình độ cao
đẳng, đại học;
• Tham gia giảng dạy chương trình đào
tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
Trang 23• Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách
phục vụ đào tạo Chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
trình, đề tài nghiên cứu khoa học Tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên
cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;
Trang 24• Tham gia các hoạt động hợp tác quốc
tế và bảo đảm chất lượng giáo dục
đại học;
• Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố
vấn học tập; hướng dẫn thảo luận,
thực hành, thí nghiệm, thực tập;
Trang 25• Tham gia hoạt động tư vấn khoa học,
công nghệ, chuyển giao công nghệ
phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và
an ninh;
• Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ;
Trang 26• Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo
yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp
vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;
• Tham gia công tác quản lý, công tác
Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm
vụ khác được phân công.
Trang 27b) Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp
* Về trình độ đào tạo bồi dưỡng
• Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị
trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;
• Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên;
• Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên
chính (hạng II);
Trang 28• Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo
quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trang 29• Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Trang 30* Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
• Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội
dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt yêu
cầu thực tiễn đối với chuyên ngành
đào tạo;
Trang 31• Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả
từ đạt yêu cầu trở lên;
• Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất
01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;
• Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học đã
được công bố;
Trang 32• Viên chức thăng hạng từ chức danh
giảng viên (hạng III) lên chức danh
giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng
III) hoặc tương đương tối thiểu là 09
(chín) năm đối với người có bằng thạc sĩ, 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu
là 02 (hai) năm.
Trang 33c) Quy hoạch đội ngũ (theo ngành/ chuyên
ngành) trong cơ sở GD ĐH
- Vai trò, tầm quan trọng của vấn đề quy
hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;
- Thực trạng vấn đề quy hoạch đội ngũ
giảng viên
- Giải pháp nâng cao vấn đề quy hoạch
đội ngũ giảng viên
Trang 34d) Chính sách phát triển đội ngũ giảng
viên
- Chính sách tuyển dụng giảng viên;
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên;
- Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ;
- Chính sách quy hoạch, phát triển và
thăng tiến cho giảng viên
Trang 35e) Đánh giá đội ngũ giảng viên
• Quy trình đánh giá:
Quy trình đánh giá giảng viên phải
được xem là một phương tiện cung
cấp thông tin phản hồi một cách khách quan, công bằng, đầy đủ, nhằm tạo
điều kiện cho họ trưởng thành, thông qua cải thiện chất lượng công việc
trong trách nhiệm của mình, và vươn lên trong chuyên môn
Trang 36Quy trình này bao gồm tự đánh giá
bằng văn bản của giảng viên về những tiến bộ họ đạt được trong hoạt động
giảng dạy và nâng cao trình độ; và
đánh giá bằng văn bản của cấp quản lý trên cơ sở đánh giá của một hội đồng đánh giá giảng viên Bản đánh giá này được gửi cho giảng viên, cùng lúc gửi một bản cho Phòng Tổ chức -Nhân sự
Trang 37Việc đánh giá này được thực hiện
hàng năm, và là một phần trong quy
trình tái bổ nhiệm hoặc đề bạt Trưởng
bộ môn có trách nhiệm gặp từng giảng viên và thảo luận về bản đánh giá này; nếu người được đánh giá không đồng
ý với kết quả đánh giá, họ có thể phản hồi bằng văn bản; văn bản này được
chuyển cho trưởng khoa và lưu trong hồ sơ nhân sự
Trang 38* Tiêu chí và hồ sơ minh chứng
• Các nhà quản lý đánh giá giảng viên
dựa trên các tiêu chí sau:
• Hiệu quả giảng dạy;
• Mức độ sáng tạo, thành tích nghiên
cứu và hoạt động chuyên môn;
• Thành tích trong việc phục vụ nhà
trường và cộng đồng;
Trang 39Hồ sơ và minh chứng phục vụ cho việc đánh giá bao gồm:
• Đánh giá của trưởng bộ môn;
• Kết quả học tập của sinh viên;
• Đề cương môn học, giáo trình và bài
Trang 40Hiệu quả giảng dạy được đánh giá dựa
• Hiểu biết những tri thức mới nhất trong
chuyên ngành;
Trang 41• Khả năng kết nối, liên hệ những kiến
thức trong chuyên ngành của mình với những mối quan tâm của doanh
nghiệp; của xã hội, và rộng lớn hơn;
• Khả năng kích thích và truyền cảm
hứng cho sinh viên để lôi cuốn sự
quan tâm và hứng thú của họ đối với chuyên ngành;
• Khả năng tận dụng những phương
pháp và phương tiện, công cụ dạy học;
Trang 42• Mức độ linh hoạt trong việc thích ứng
với những thay đổi trong chương trình đào tạo;
• Có phẩm chất chính trực, cởi mở và
khách quan trong việc giảng dạy;
• Tôn trọng sinh viên như một cá nhân
và một nhà chuyên môn trong tương lai.
Trang 43Mức độ sáng tạo, thành tích nghiên cứu ứng dụng và hoạt động chuyên môn được đánh giá dựa trên
• Tài trợ nghiên cứu, ứng dụng mà ứng
viên được nhận;
• Bằng sáng chế, phát minh;
• Công bố khoa học;
• Giải thưởng trong chuyên ngành;
• Được bầu chọn vào các hội đồng
chuyên môn, được mời vào hội đồng biên tập;
Trang 44• Được mời trình bày báo cáo ở các hội
thảo quốc gia hay quốc tế;
• Được bổ nhiệm vai trò lãnh đạo trong
các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành;
• Được mời làm tư vấn trong các dự án
hoặc doanh nghiệp trong chuyên
ngành.
Trang 45Thành tích trong việc phục vụ nhà trường và cộng đồng được đánh giá dựa trên
• Tham gia tư vấn sinh viên;
• Là thành viên của các hội đồng, các
ban ví dụ như hội đồng giảng viên, hội đồng đề bạt, hội đồng khoa học, v.v.;
• Tham gia quá trình xây dựng chương
trình đào tạo hoặc quá trình ra quyết định của khoa hay của trường;
• Tham gia các cuộc họp khoa và hoàn
thành những nhiệm vụ được giao;
Trang 46• Phục vụ trong cương vị quản lý như:
trưởng bộ môn hay trưởng ban, hay hội đồng của khoa;
• Tham gia các sự kiện của khoa hay
trường chẳng hạn các buổi triển lãm, các sinh hoạt phục vụ cộng đồng của nhà trường;
• Đóng góp cho việc phát triển nhà
trường;
Trang 47• Đóng góp chuyên môn cho xã hội
thông qua tư vấn cho các tổ chức,
doanh nghiệp;
• Có các hoạt động phục vụ cộng đồng
xã hội, ví dụ như thực hiện các buổi sinh hoạt chuyên đề trên truyền hình/ báo chí nhằm phổ biến kiến thức.
Trang 48ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1) Vị trí vai trò của đội ngũ giảng viên
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại các cơ sở GDĐH.
2) Mối quan hệ giữa giảng dạy và nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu khoa học
và giảng dạy của giảng viên.
3) Năng lực công bố trong nước và quốc
tế của đội ngũ giảng viên ĐH.
Trang 494) Chính sách phát triển đội ngũ giảng
viên hiện nay.
5) Vấn đề đánh giá đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục ĐH Đâu là vấn đề bất cập?
Trang 50TRÂN TRỌNG CẢM ƠN