Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số: 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN.Chuẩn nghề nghiệp GVMN vừa là căn cứ để các cấp quản lí phá
Trang 1và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthiện Luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo quận Nam Từ Liêm và các đồng chí hiệu trưởng, giáo viên trongQuận, đã cung cấp các số liệu quí báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợinhất cho tôi trong quá trình viết luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học Viên
Đỗ Thị Thanh Tâm
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Đỗ Thị Thanh Tâm
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
6.1 Đối tượng nghiên cứu 4
6.2 Địa bàn nghiên cứu 4
6.3 Đối tượng khảo sát 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin 5
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 13
1.2 Khái niệm cơ bản 18
1.2.1 Giáo viên, đội ngũ, đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo viên mầm non 18
1.2.2 Phát triển, Phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 21
Trang 41.3 Lý luận về đội ngũ giáo viên mầm non 23
1.3.1 Vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non 23
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non 24
1.4 Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 27
1.4.1 Vai trò của công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 27
1.4.2 Vai trò của Hiệu trưởng đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 29
1.4.3 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 30
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVMN 36
1.5.1 Yếu tố chủ quan 36
1.5.2 Yếu tố khách quan 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM HÀ NỘI 39
2.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục của quận Nam Từ Liêm - Hà Nội 39
2.1.1 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội 39
2.1.2 Khái quát về tình hình phát triển GD&ĐT quận Nam Từ Liêm 40
2.1.3 Vài nét về giáo dục mầm non quận Nam Từ Liêm 41
2.2 Tổ chức thu thập dữ liệu 43
2.2.1 Nội dung điều tra 43
2.2.2 Đối tượng điều tra 43
2.2.3 Phương pháp điều tra 43
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm 45 2.3.1 Thực trạng số lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non quận Nam
Trang 5Từ Liêm 45
2.3.2 Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường mầm non quận Nam Từ Liêm (Tính đến tháng 5/2015) 46
2.3.3 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm 51
2.4 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 58
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 58
2.4.2 Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm, luân chuyển công tác và sử dụng đội ngũ GVMN 59
2.4.3 Thực trạng sử dụng giáo viên 62
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non 64
2.4.5 Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non 66
2.4.6 Thực trạng tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên mầm non 71
2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ các trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà Nội 73
2.5.1 Mặt mạnh, nguyên nhân 73
2.5.2 Mặt yếu, nguyên nhân 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM – THANH PHỐ HÀ NỘI 78
3.1 Định hướng phát triển giáo dục mầm non của ngành, quận 78
3.2 Nguyên tắc đề xuất xây dựng biện pháp quản lý 82
3.3 Các biện pháp đề xuất 83 3.3.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về Chuẩn nghề nghiệp giáo
Trang 6viên mầm non và phát triển GVMN theo chuẩn nghề nghiệp 83
3.3.2 Xây dựng kế hoạch hóa phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp GVMN 87
3.3.3 Tư vấn cho các cấp lãnh đạo tuyển dụng GVMN theo chuẩn GVMN 87
3.3.4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp GVMN 89
3.3.5 Phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi cá nhân, yêu cầu của trường 92
3.3.6 Tạo môi trường làm việc, xây dựng chế độ đãi ngộ, chính sách khen thưởng - kỉ luật phù hợp để khích lệ, động viên đội ngũ giáo viên 95
3.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC
Trang 76 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh các trường Mầm non trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm năm học 2014 - 2015 41
Bảng 2.2 Số lượng trẻ mẫu giáo (3 - 4 tuổi) 42
trong các trường mầm non công lập quận Nam Từ Liêm 42
Bảng 2.3 Học sinh, lớp và GVMN quận Nam Từ Liêm 46
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của GVMN 47
tại các trường mầm non công lập quận Nam Từ Liêm - Hà Nội 47
Bảng 2.5 Độ tuổi giáo viên mầm non quận Nam Từ Liêm 49
Bảng 2.6 Tuổi nghề của giáo viên mầm non quận Nam Từ Liêm 50
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá chất lượng ĐNGV theo đánh giá của GV 51
Bảng 2 8 Kết quả đánh giá của CBQL về phẩm chất, năng lực của ĐNGV 55
Bảng 2.9 Mức độ thể hiện công tác lập kế hoạch phát triển ĐNGV 58
Bảng 2.10 Mức độ thực hiện công tác tuyển chọn giáo viên mầm non 60
Bảng 2.11 Mức độ thực hiện công tác tuyển chọn giáo viên mầm non 61
Bảng 2.12 Mức độ thực hiện công tác sử dụng đội ngũ giáo viên 62
Bảng 2.13 Thực trạng công tác chỉ đạo kiểm tra đánh giá ĐNGVMN 65
Bảng 2.14 Đánh giá mức độ thực hiện công tác bồi dưỡng ĐNGVMN 67
Bảng 2.15 Đánh giá thực trạng việc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và các chính sách đối với đội ngũ GVMN 71
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 98
Bảng 3.2 Mức độ về tính khả thi của biện pháp 100 Bảng 3.3 Mối tương quan mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .102
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI được 15 năm với bao biến cốthăng trầm xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cách mạng khoahọc kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão tạo ra một nền văn minh hậucông nghiệp Đây là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của toàn cầu hoá vàhội nhập, thời đại của nền kinh tế tri thức…
Trong bối cảnh đó, đất nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mớinhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức Làm thế nào để tận dụng đượcthời cơ thuận lợi và vượt qua mọi thách thức, đưa đất nước ta sớm thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu? Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối vớimọi ngành nghề, GD & ĐT luôn là nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triểnkinh tế xã hội của một đất nước, của một dân tộc Tương lai của giáo dục phụthuộc vào sự tiếp thu sáng tạo, tâm huyết, tài năng của đội ngũ nhà giáo:
“Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [2].
Như vậy, để phát triển giáo dục đào tạo, cần phải có đội ngũ cán bộquản lý và giáo viên giỏi cả về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có đạo đức phẩmchất và sức khỏe tốt
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên được coi là nền tảng, lànền móng của ngôi nhà giáo dục, nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiêncủa con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nếu nền móng không vữngchắc thì ngôi nhà khó có thể xây lên cao được Điều 22 Luật Giáo dục 2005
của nước ta đã ghi rõ: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể
Trang 10chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [34].
Giáo viên mầm non khác với giáo viên các cấp học khác là phải tổ chứccho trẻ làm quen đủ các môn học thông qua việc tổ chức các hoạt động chămsóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Trong trường mầm non, giáo viên vừadạy, vừa dỗ học sinh cho nên mỗi giáo viên không chỉ đóng vai cô giáo màcòn ẩn chứa trong mình vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ Vì vậy đòi hỏingười giáo viên mầm non phải am hiểu sâu, rộng về các lĩnh vực tự nhiên, xãhội cũng như tâm lý giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số: 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày
22 tháng 1 năm 2008 ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN.Chuẩn nghề nghiệp GVMN vừa là căn cứ để các cấp quản lí phát triển đội ngũGVMN trong giai đoạn mới, vừa giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghềnghiệp của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nângcao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
1.2 Quận Nam Từ Liêm trước đây là huyện Từ Liêm cũ là một vùngven đô, có gần một nghìn năm gắn bó với sự phát triển thăng trầm của ThăngLong - Đông Đô - Hà Nội, có truyền thống hiếu học, có nhiều học sinh giỏiđạt giải Quốc gia và Quốc tế Song thực tế đội ngũ giáo viên của Quận vẫncòn nhiều bất cập, nhất là đội ngũ GV các trường MN Hiện nay, vẫn cònnhiều GV có năng lực, nghiệp vụ kỹ năng sư phạm hạn chế, khả năng tiếp cậnvới đổi mới còn chậm, một số GV có tuổi đời cao, một số GV khó thay đổitrong nếp nghĩ, cách làm nên hiệu quả công việc chưa cao Công tác quản lý
và phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp còn mang tính hìnhthức, chưa có chiến lược cụ thể và chưa xác định đầy đủ nội dung của côngviệc này Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩnnghề nghiệp thiếu tính hệ thống, đồng bộ… Những điều này đã làm hạn chế
Trang 11chất lượng và hiệu quả giáo viên mầm non nói riêng và giáo dục nói chung ởđịa phương.
Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm - Hà Nội” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra biện pháp nhằm thúc
đẩy phát triển đội ngũ giáo viên trong tương lai
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện phápnhằm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo hướng chuẩn hóa đáp ứngyêu cầu nuôi dạy trẻ trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tại các trường mầmnon trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3.2 Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non
4 Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bànquận Nam Từ Liêm – Hà Nội đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận tuynhiên vẫn tồn tại hạn chế và bất cập Trong đó hạn chế nội bật là chưa đápứng đầy đủ chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Nếu đề xuất và vận dụngbiện pháp phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với chuẩn nghề nghiệp giáoviên mầm non và có tính khả thi thì phát triển đội ngũ giáo viên mầm non sẽgóp phần nâng cao chất lượng giáo viên mầm non
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đội ngũ và phát triển đội ngũ giáoviên mầm non
Trang 12- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ởQuận Nam Từ Liêm.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trườngmầm non Quận Nam Từ Liêm
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1 Đối tượng nghiên cứu
- Có nhiều cấp quản lý tham gia phát triển đội ngũ giáo viên mầm non,luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầmnon của hiệu trưởng trường mầm non
- Chất lượng đội ngũ được xem xét theo chuẩn nghề nghiệp giáo viênmầm non
6.2 Địa bàn nghiên cứu
- Trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội có nhiều loại hình cơ sởgiáo dục mầm non như trường mầm non công lập, trường mầm non ngoàicông lập, nhóm lớp mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình Đề tài này sẽnghiên cứu trên 11 trường mầm non công lập
6.3 Đối tượng khảo sát
Đề tài được nghiên cứu trên:
+ 16 CBQL gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn cán bộ quản
lý và chuyên viên phụ trách MN của Phòng GD - ĐT Quận Nam Từ Liêm
+ 110 giáo viên của 11 trường MN trong Quận
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu lý luận,các văn bản có tính pháp quy về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Trang 13- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
7.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường MN
trên địa bàn quận Nam từ Liêm
Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tại
các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trang 14CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc phát triển đội ngũ giáo viên
là một vấn đề quan trọng trong phát triển giáo dục Việc tạo điều kiện thuận lợi
để mọi người đều có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên nhằm bổsung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động cho phù hợp với sự phát triển
KT - XH là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục
Theo tổng kết của Unessco, vai trò của người giáo viên đã có sự thayđổi theo hướng: Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có tráchnhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; chuyểnmạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụngtối đa các hình thức, phương tiện dạy học; coi trọng hơn việc cá biệt hóa họctập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơncác phương tiện dạy học hiện đại, do đó yêu cầu phải trang bị thêm cho giáoviên các kiến thức, kỹ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt ché hơnvới các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa cácgiáo viên với nhau; yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh vàcộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu giáo viên thamgia rộng rãi hơn các hoạt động cả ở trong và ngoài nhà trường
Theo Bernd Meier: “Người giáo viên cần phải có các năng lực nòng cốt
như: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực chẩn đoán; năng lực đánh giá; năng lực tư vấn; năng lực tiếp tục phát triển nghề nghiệp ” [32].
Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên ngày nay đã được
mở rộng hơn trước, cả về năng lực tổ chức dạy học, năng lực phát triển
Trang 15chương trình cũng như phạm vi các mối quan hệ xã hội.
Phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển nguồn nhân lực của một ngành,một lĩnh vực
Những năm cuối của thập niên 60 của thế kỷ 20, các khái niệm “Nguồn
vốn con người”, “Nguồn lực con người” xuất hiện ở Hoa Kỳ, sau đó thịnh
hành ở các nước khác trên thế giới Vào những năm 70, 80 với sự phát triểntiếp nối của nhà kinh tế người Mỹ nhận giải thưởng Nobel kinh tế GaryBacker, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên cũng được ông giải quyết với tưcách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, một lĩnh vực Tuy nhiên nộidung và cách thức giải quyết vấn đề có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụthuộc rất lớn vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn lịch sử
Christian Batal trong bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực
nhà nước” đã đưa ra một lý thuyết tổng thể về phát triển nguồn nhân lực Ông
cho rằng, bức tranh của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâukiểm kê, đánh giá đến nâng cao năng lực, hiệu quả của nguồn nhân lực
Paul Hersey và Ken Blanc Harsey trong cuốn sách “Quản lý nguồn nhân
lực” đề cập đến cách tiếp cận ứng dụng các khoa học về hành vi, xem đó là
những công cụ quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả củacác hoạt động Công trình này cung cấp một cách khá toàn diện và đầy đủthông tin về quản lý nguồn lực trên cơ sở trình bầy một cách bao quát vàchuyên sâu những nội dung cơ bản của quản lý phát triển nguồn nhân lực, đi
từ khoa học hành vi đến các phương pháp lãnh đạo cụ thể như lãnh đạo theotình huống, xây dựng các mối quan hệ hiệu quả, tổ chức nhóm hành động,hoạch định mục tiêu, kế hoạch, đưa ra quyết định hợp lý Các vấn đề đượctriển khai rõ ràng, cụ thể, sống động cả về mặt lý luận và thực tiễn có tínhđiển hình cao
Khi đề cập đến phát triển đội ngũ giáo viên, ngoài sự thống nhất về nội
Trang 16dung các nhiệm vụ với quản lý phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đâynhững nghiên cứu trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt tới chất lượnggiáo viên, đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh củangười giáo viên và cả đội ngũ Trong đó việc xuất hiện các công nghệ dạy họcmới, dẫn đến nhu cầu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càngtrở nên cấp thiết Các hình thức bồi dưỡng giáo viên cũng trở nên đa dạng vàphong phú, kèm theo đó là chính sách giảm giờ dạy lý thuyết trên lớp củagiáo viên.
Một nghiên cứu tương tự trong công trình nghiên cứu của các thành viên
“Tổ chức hợp tác phát triển châu Âu” viết tắt là OECD đã chỉ ra chất lượng
nhà giáo gồm năm mặt: (1) Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình vànội dung môn mình dạy; (2) Kỹ năng sư phạm, kể cả có được kho kiến thức
về phương pháp dạy học và năng lực sử dụng những phương pháp đó; (3) Có
tư duy phản ánh trước những vấn đề và có năng lực tự phê, nét rất đặc trưngcủa nghề dạy học; (4) Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá củangười khác; (5) Có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý cả trong vàngoài lớp học
Michael Fullan, Andy Hargreaver đã đề cập đến các phương diện của sựphát triển giáo viên bao gồm: Phát triển tâm lý, gồm 4 cấp độ: (1) Tự bảo vệ tiềnđạo đức, phụ thuộc một chiều; bảo thủ phủ định đạo đức, tự lập; lương tâm, đạođức phụ thuộc có điều kiện; tự lập tự chủ nguyên tắc tích hợp (2) Phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ gồm 6 cấp độ: Phát triển các kỹ năng tồn tại; thành thạocác kỹ năng dạy học cơ bản; mở rộng sự linh hoạt chuyên môn; trở thành chuyêngia; góp phần phát triển chuyên môn của đồng nghiệp; tham gia đưa ra các quyếtsách giáo dục ở mọi cấp độ (3) Phát triển chu kỳ nghề nghiệp gồm 5 cấp độ:Khởi động nghề nghiệp; ổn định gắn bó nghề nghiệp; các thách thức và mốiquan tâm mới; trở nên chuyên nghiệp; chuẩn bị nghỉ hưu
Trang 17Trong nghiên cứu về “Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa thời kỳ 1978 - 2003” đặc biệt nhấn mạnh: Muốn phục hưng dân
tộc phải dựa vào giáo dục mà muốn phục hưng giáo dục phải dựa vào đội ngũgiáo viên Quan tâm và chú ý đến đội ngũ giáo viên là một quan điểm hoàntoàn đúng đắn và phù hợp, bởi chính giáo viên là những người chịu tráchnhiệm trực tiếp về sự thành bại của công tác giáo dục Vì thế những ngườilàm công tác quản lý giáo dục ý thức rất rõ vai trò của giáo viên Vì vậy,Trung quốc những năm qua rất chú ý ưu tiên xây dựng và chuẩn hóa đội ngũgiáo viên đề ra những chính sách động viên toàn diện khả năng của đội ngũnày bởi họ chính là nhân tố trực tiếp tác động đến sự thành bại của sự nghiệpcải cách giáo dục
Nhìn chung các nước trên thế giới xem đội ngũ giáo viên là một trongnăm điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục Đó là: Môi trường kinh tế củagiáo dục; chính sách và các công cụ thể chế hóa giáo dục; cơ sở vật chất - kỹthuật và tài chính cho giáo dục; đội ngũ giáo viên và người học; nghiên cứugiáo dục, lý luận giáo dục và thông tin giáo dục
Kinh nghiệm một số nước về bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên
Trong vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên thì bồi dưỡng đội ngũ giáoviên được các nước đặc biệt quan tâm Năm 1998, tại Hội nghị UNESCO tổchức tại Nepal về tổ chức quản lý nhà trường đã khẳng định “Bồi dưỡng vàphát triển đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục”
Các trường sư phạm ở Úc, New Zealand, Canada, đã thành lập các cơ
sở chuyên bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên để tạo điều kiện thuận lợicho giáo viên tham gia học tập
Tại Pakistan, có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước quyđịnh trong thời gian 3 tháng, gồm các nội dung như giáo dục nghiệp vụ dạyhọc, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét
Trang 18học sinh, đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm.
Ở Philippin, công tác bồi dưỡng cho giáo viên không tổ chức trong nămhọc mà tổ chức bồi dưỡng vào các khóa học trong thời gian học sinh nghỉ hè
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáoviên và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động
sư phạm Tùy theo thực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáodục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêucầu nhất định Đặc biệt ở Nhật Bản đã chú trọng tới công tác phát triển độingũ giáo viên Luật giáo dục Nhật Bản quy định: “Địa vị xã hội của Giáo viênphải được tôn trọng, sự đối xử đúng đắn và phù hợp với giáo viên phải đượcđảm bảo
Tại Thái Lan, từ 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở cáctrung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹnăng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội
Triều Tiên, một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồidưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên Tât cả đội ngũ giáo viên đều phảitham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trình độ vàchuyên môn nghiệp vụ theo quy định
Trong công trình nghiên cứu của mình, nhà GD học Giselle O.Martin
Kniep đã chỉ ra: “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” đây cũng là
cách để thực hiện đổi mới PPDH Theo ông, việc vận dụng những thủ thuật vàđổi mới PPDH trong từng lớp cụ thể là một quá trình học tập sáng tạo khôngngừng của người GV [31 2011]
Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Cải cách giáo dục, cải cách quản lý giáo dục của các nước trên thế giới,đặc biệt ở các nước phát triển đang diễn ra có khuynh hướng chuấn hóa, hoặcdựa vào chuẩn Nhiều nước đã tiến hành xây dựng bộ chuẩn cho giáo dục ở
Trang 19nước mình: Chuẩn chất lượng giáo dục; chuẩn nhà trường; chuẩn cán bộ quản
lý giáo dục; chuẩn giáo viên Trong bộ chuẩn cho giáo viên có chuẩn trình độđào tạo, chuẩn chức danh, chuẩn nghề nghiệp Trong chuẩn nghề nghiệp một
số nước đã tiến hành xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên từng ngànhhọc, cấp học, môn học
Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong xây dựng chuẩn Ủy ban quốc giachuẩn nghề dạy học được thành lập năm 1987, đã đề xuất 5 điểm cốt lõi đểcác bang vận dụng: (1) Giáo viên phải tận tâm với học sinh và việc học; (2)Giáo viên phải làm chủ môn học, biết cách dạy môn học của mình và liên hệvới các môn học khác; (3) Giáo viên phải có trách nhiệm với giảng dạy, quản
lý, kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh; (4) Giáo viên phải thường xuyênsuy nghĩ sáng tạo, phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp; (5) Giáo viên phải làthành viên đáng tin cậy của cộng đồng học tập, biết cộng tác với đồng nghiệp,hợp tác với cha mẹ học sinh Dựa vào 5 đề xuất cốt lõi đó, mỗi bang của Hoa
Kỳ xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên ở bang mình
Úc xây dựng khung quốc gia về chuẩn nghề dạy học, có 4 lĩnh vực: (1)Kiến thức nghề nghiệp; (2) Thực hành nghề nghiệp; (3) Giá trị nghề nghiệp;(4) Quan hệ nghề nghiệp
Anh xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên có 3 lĩnh vực có liên quanđến nhau đó là: Đặc trưng nghề nghiệp; kiến thức và sự am hiểu nghề; kỹnăng nghề nghiệp, mỗi lĩnh vực có các tiêu chuẩn Chuẩn nghề nghiệp giáoviên được xác định cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nghề của giáo viên:
33 tiêu chuẩn cho giáo viên mới vào nghề, 44 tiêu chuẩn chung cho mọi giáoviên thực thụ, cộng thêm 15 tiêu chuẩn cho giáo viên giỏi và 3 tiêu chuẩn chogiáo viên cấp quốc gia
Cộng hòa liên bang Đức, thì chuẩn giáo viên là những yêu cầu mà mọigiáo viên phải đáp ứng Những nét chính về hình ảnh nghề nghiệp giáo viên
Trang 20là: (1) Giáo viên là những chuyên gia về dạy học, nhiệm vụ chủ yếu của họ làxây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình dạy học; (2) Giáoviên phải có ý thức gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ dậy học với cuộc sống nhàtrường; (3) Giáo viên thực thi nhiệm vụ đánh giá và tư vấn một cách côngbằng, trách nhiệm, vì vậy cần có trình độ cao về tâm lý sư phạm và chẩnđoán; (4) Giáo viên liên tục phát triển các năng lực nghề nghiệp của mình, tậndụng mọi cơ hội để theo kịp những phát triển mới trong hoạt động nghềnghiệp; (5) Giáo viên tham gia xây dựng một nền văn hóa học đường khuyếnkhích học tập.
Trung Quốc chưa công bố chuẩn quốc gia về nghề nghiệp giáo viên,nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp đánh giá giáo dụcnói chung, đánh giá giáo viên nói riêng Theo đó, nghề nghiệp của giáo viênTrung Quốc được nhìn nhận, đánh giá với những tiêu chí, yêu cầu về các lĩnhvực của việc dạy học, nâng cao kiến thức chuyên môn, phấn đấu trong nghề.Nhìn chung cuẩn nghề nghiệp giáo viên được các nước tập trung vào cácvấn đề sau;
- Các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của ngườigiáo viên như: Kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiệp vụ sư phạm, quản
lý, kiểm tra và đánh giá, gương mẫu, trách nhiệm trong phát triển văn hóa họcđường, cộng đồng hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện ký thuậthiện đại
- Với những giáo viên lâu năm, giáo viên mới, giáo viên tay nghề cao cómức độ yêu cầu khác nhau Những yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn nhằm nângcao chất lượng dạy học và là yêu cầu phấn đấu không ngừng của giáo viên.Nhìn chung chuẩn nghề nghiệp đều đòi hỏi năng lực, phương pháp giáodục, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên
Trang 211.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên, gần đây đã có nhiều luận
văn, luận án đề cập đến Luận án “Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
THCS trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” của Lê Khánh
Tuấn đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
THCS ở Thừa Thiên Huế Luận án “Phát triển đội ngũ giáo viên tin học theo
quan điểm chuẩn hóa, xã hội hóa” của tác giả Vũ Đình Chuẩn cũng đã nghiên
cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên theo hướngchuẩn hóa Ngoài ra trong thời gian qua cũng đã có nhiều công trình nghiêncứu, bài viết, hội thảo về giáo dục nói chung và xây dựng phát triển đội ngũgiáo viên các cấp học từ mầm non đến đại học diễn ra trên một số tỉnh, thànhphố trong cả nước, điều đó nói lên sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đếnvấn đề này
Khi đề cập đến vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, thời gian qua,Bùi Văn Quân và Nguyễn Ngọc Cầu đã đề cập đến 3 cách tiếp cận trong
nghiên cứu và phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay: Thứ nhất, tiếp cận quản
lý và phát triển nguồn nhân lực theo sơ đồ của Christan Batal Thứ hai, tiếp
cận theo phương pháp quản lý, gồm: phương pháp giáo dục, vận động, tuyên
truyền, phương pháp hành chính, kinh tế Thứ ba, tiếp cận theo nội dung phát
triển đội ngũ giáo viên Từ đó các tác giả khẳng định việc lựa chọn cách tiếpcận nào là do ý thức lý luận và kết quả phân tích thực tiễn giáo dục của nhànghiên cứu hay nhà quản lý quyết định
Tác giả Lê Đức Ngọc, đã đề cập đến vấn đề đổi mới công tác giáo viên
để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục trong các nhà trường đã cho rằng: cóhai lý do chính làm cho vấn đề đội ngũ giáo viên trở thành mối quan tâm hàng
đầu của nhà trường Thứ nhất, trình độ của đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng và khả năng của một trường trong nghiên cứu, giảng dạy Thứ hai, chi
Trang 22phí lương và phụ cấp cho đội ngũ giáo viên là một khoản chi phí đáng kể gắnliền với chất lượng, hiệu quả giảng dạy trong nhà trường Từ đó tác giả kiến
nghị: Một là, cần có một tổ chức để thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; hai là, cần có kinh phí hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Kinh phí này lấy từ nguồn bồi dưỡngcán bộ hành chính sự nghiệp hàng năm, từ chương trình khoa học cơ bản, từcác nguồn tài trợ và đóng góp của các hành viên tham gia hoạt động
Trong chuyên khảo “Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ
giáo viên” các tác giả Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa,
sau khi đề cập những vấn đề chung về phẩm chất - năng lực của người thầy,nghề thầy trong bối cảnh phát triển mới; nhóm tác giả đã đề ra các con đường
để người thầy tự tìm hiểu nâng cao được phẩm chất năng lực của bản thân đápứng yêu cầu của nhà giáo trong điều kiện đất nước thực hiện hội nhập và côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa giáo dục vào sự chuẩn hóa
Trong tác phẩm “Chất lượng giáo dục – những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Châu, ngoài các yêu cầu về tư tưởng đạo đức
người giáo viên còn cần phải có những năng lực cơ bản sau: Năng lực chẩnđoán; năng lực đáp ứng; năng lực đánh giá; năng lực thiết lập mối quan hệ vớingười khác, nhất là với học sinh, năng lực triển khai chương trình giáo dục,năng lực đáp ứng trách nhiệm với xã hội
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từng bước tiếp cận và hội nhập giáo
dục quốc tế, ngành giáo dục và đào tạo của nước ta đang quan đến “Chuẩn giáo
dục” vì đây là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu soi lại định mức và là thước
đo để đánh giá trình độ, tay nghề cũng như quá trình công tác của giáo viên
Năm 2007, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáoviên tiểu học theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT Năm 2008, Bộ Giáodục - Đào tạo ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Quyết
Trang 23định số 02/2008/QĐ/ - BGD&ĐT Năm 2009 Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hànhchuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT theo Thông tư số30/2009/TT-BGD&ĐT.
Việc đánh giá giáo viên cuối năm, ngoài những quy định đánh giá, xếploại về công chức nói chung, giáo viên cũng phải được đánh giá theo chuẩnnghề nghiệp Tuy nhiên việc đánh giá xếp loại này cần phải được nghiên cứutrong thực tiễn
Nghiên cứu về giáo dục mầm non và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênnói chung, giáo viên mầm non nói riêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
và Nhà nước rất quan tâm Chủ tịch Hồ chí Minh đã chỉ ra rằng: “Giáo dục
nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành, các cấp, Đảng, chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta những bước phát triển mới Cán bộ và giáo viên phải tiến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại” [3].
Để làm tốt công tác quản lý các nhà trường, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cậpđến thực tiễn quản lý ở các nhà trường nhằm tìm ra các biện pháp quản lý cóhiệu quả nhất Có rất nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề hoạt độngquản lý, quản lý nhà trường, tuy nhiên ít có công trình nghiên cứu về biệnpháp xây dựng đội ngũ GV một cách sâu sắc, cụ thể Nhiều tác giả trong vàngoài nước đã đi sâu nghiên cứu về QLGD như: Trần Thị Xuân (năm 2003)
Các tác giả đã đưa ra các khái niệm cơ bản về QLGD, các chức năngQLGD, quản lý nhà trường, nội dung và phương pháp quản lý nhà trường
Trang 24Các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến vị trí vai trò của CBQL, của hiệutrưởng nhà trường như đặc điểm lao động của hiệu trưởng; uy tín của hiệutrưởng Các nhà nghiên cứu QLGD đã rất quan tâm tới việc nâng cao chấtlượng GD thông qua các biện pháp quản lý có hiệu quả Muốn nâng cao chấtlượng GD phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn Họ cho rằngkết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổchức đúng đắn và hợp lý công tác quản lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.
Sự phát triển của thực tiễn giáo dục đặt ra những yêu cầu ngày càng caovới giáo viên những chủ thể quan trọng của quá trình giáo dục trong nhà trường
Vì lý do đó, các nghiên cứu về giáo viên rất được quan tâm và phát triển
Báo cáo của ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO(1996) đã chỉ ra vai trò quyết định của người thầy trong việc chuẩn bị cho thế
hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầuhóa: “Thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng giáo dục
Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải phát triển độingũ giáo viên là vấn đề phổ biến của mọi quốc gia”
Trong “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI” (xuất bản năm 1999), Giáo sư - Viện Sĩ Phạm Minh Hạc khẳng định: “Đội ngũ giáo
viên là một yếu tố quyết định sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo vào đưa ra những chuẩn quy định đào tạo giáo viên” [28.22].
Nhìn chung các nhà nghiên cứu QLGD trong nước và ngoài nước đãnêu lên một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng song mới chỉ đề cập đếnnhững biện pháp chung trong nhà trường phổ thông Có một số tác giả đề cậpđến chất lượng CSGD trẻ ở bậc MN nhưng chỉ nghiên cứu đổi mới nội dung
và phương pháp GDMN, các biện pháp quản lý chuyên môn mà chưa đề cậptới công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Những năm gần đây, đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là GVMN đã được các
Trang 25cấp các ngành quan tâm nhiều hơn, do đó đã có một số công trình nghiên cứu
về công tác quản lý trong trường MN nói chung và bồi dưỡng phát triển độingũ GVMN nói riêng của hiệu trưởng các trường MN Bậc học MN ở Hà Nội
có một số công trình nghiên cứu như sau:
- Doãn Thanh Phương “Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non quận Cầu Giấy - Hà Nội”, 2006
- Nguyễn Thị Thuỷ “Hoàn thiện biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non quận Cầu Giấy - Hà Nội”, 2007
- Nguyễn Thị Thanh Thuý “Biện pháp quản lý việc sử dụng phương
tiện dạy học của hiệu trưởng các trường mẫu giáo quận Hai Bà Trưng - Hà Nội”, năm 2007
- Đào Ngọc Oanh “Các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non quận Cầu Giấy -Hà Nội”, năm 2007
- Triệu Thị Bích Liên “Biện pháp quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng
của hiệu trưởng các trường mầm non quận Hai Bà Trưng - Hà Nội”, năm 2007
Tuy nhiên các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liênquan đến hoạt động của hiệu trưởng trường MN, một số biện pháp giúp họnâng cao khả năng quản lý nhà trường, kỹ năng nghiệp vụ quản lý của hiệutrưởng trường MN trong công tác quản lý cơ sở vật chất, công tác chăm sócnuôi dưỡng, bồi dưỡng hoạt động chuyên môn cho đội ngũ GV Phạm vi vàmức độ thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ GV của hiệu trưởng còndừng lại ở diện hẹp, và chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển độingũ giáo viên, chưa có các biện pháp được áp dụng triệt để, thường xuyên nênchất lượng đội ngũ GV của các trường MN vẫn chưa cao Chưa có đề tài nàonghiên cứu về việc phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, chưa
có công trình nghiên cứu nào đi sâu về công tác phát triển đội ngũ giáo viên
Trang 26của cấp học mầm non trên quy mô tổng quát từ thực trạng cụ thể để từ đó cónhững biện pháp, những đề xuất hiệu quả góp phần phát triển đội ngũ giáoviên mầm non ngày càng hoạt động hiệu quả hơn và đáp ứng Chuẩn nghềnghiệp cho Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Vì vậy việc phát triển đội ngũ GVMN là một việc làm cần thiết tronggiai đoạn hiện nay để giúp họ thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội dung,phương pháp nâng cao chất lượng GDMN Trên cơ sở đó, đề tài này tôi đãkhảo sát thực trạng một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm nonđáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cho Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
Tóm lại, từ những tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên có thể rút ranhững vấn đề sau:
- Phát triển đội ngũ giáo viên là vấn đề của phát triển nguồn nhân lựctrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay
- Phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa là vấn đề của xu thếhội nhập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo được xem là quốcsách hàng đầu
- Đã có những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viênmầm non, tuy nhiên mảng đề tài về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theochuẩn nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục còn mỏng vẫn cầnđược tiếp tục nghiên cứu Đặc biệt, phát triển đội ngũ mầm non trên địa bànquận Nam Từ Liêm thì chưa đề tài nào nghiên cứu
1.2 Khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo viên, đội ngũ, đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo viên mầm non
1.2.1.1 Khái niệm “Giáo viên”
Theo từ điển Giáo dục học thì “Giáo viên” được định nghĩa là “Chức
danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường mầm non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm sơ cấp, trung
Trang 27cấp, đại học hoặc sư phạm mẫu giáo” [24.169].
Luật giáo dục (2005) quy định tại điều 70: “Nhà giáo là người làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, trong các cơ sở giáo dục khác”
Có thể nói những nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về giáo viên được
định nghĩa khác nhau song đều có sự thống nhất cơ bản: Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường phổ thông, trường mầm non nhằm thực hiện mục tiêu GD là xây dựng nhân cách người học đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2.1.2 Khái niệm “Đội ngũ”
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ gồm một số đông người cùng chức
năng hoặc cùng nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng” [25.33].
Như vậy, khái niệm đội ngũ được hiểu: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng để thực hiện mục đích chung Do đó,
người quản lý phải xây dựng, gắn kết các thành viên để tạo ra đội ngũ, trong
đó mỗi người có thể có phong cách riêng, song khi gắn kết thành một khối thìmỗi cá nhân phải có sự thống nhất cao về mục tiêu cần đạt tới
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộngrãi: Đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên Tuy
nhiên, ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất
và tinh thần cụ thể.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Đội ngũ là một tập thể người gắn kết với
nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần
và hoạt động theo một nguyên tắc”.
Trang 28Như vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau,
nhưng đều thống nhất: “Đội ngũ là một nhóm người, tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một mục đích chung”.
1.2.1.3 Khái niệm “Đội ngũ giáo viên”
Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những
người đảm nhận công tác dạy học, giáo dục có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [24.123].
Đội ngũ giáo viên được hiểu là bộ máy nhân sự gồm những nhà giáo làm
nhiệm vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đội ngũ giáo viên là nguồn lực chính của ngành giáo dục, là nguồn lực quýbáu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường Họ đượcđào tạo, được quy định rõ tiêu chuẩn ở Điều 70 của Luật giáo dục năm 2005 Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sưphạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là nhân
tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường Vì vậy cần bồi dưỡng để phát triển đội ngũ giáo viên
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên ở trong tập thể sư phạm Tập thể sưphạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứng đầu làhiệu trưởng Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thànhmột cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thứchoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường
1.2.1.4 Khái niệm đội ngũ giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (Điều 34 - Điều
lệ trường mầm non - 2008)
Trong cuốn “Tài liệu sổ tay bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN chu
kỳ 2004 - 2007” (Do Vụ Giáo dục mầm non phát hành 2005), đã viết: “Là
Trang 29giáo viên mầm non, bạn cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của GDMN – khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là giai đoạn đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Những kết quả đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời của đứa trẻ Điều này phụ thuộc nhiều ở bạn - cô giáo, người mẹ hiền thứ hai của trẻ” [4].
Có thể rút ra định nghĩa như sau: “Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non”.
1.2.2 Phát triển, Phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
1.2.2.1 Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt Ngôn ngữ học, Phát triển có nghĩa là: “Biến
đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [25.19].
Khái niệm “Phát triển” được triết học định nghĩa: “Phát triển là một
quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời Đối với sự phát triển, nét đặc trưng là hình thức xoáy trôn ốc, mọi quá trình riêng lẻ đều có sự khởi đầu và kết thúc Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng sự kết thúc của phát triển, còn việc hoàn thành một chu kỳ phát triển lại đặt cơ sở cho một chu kỳ mới, trong đó không tránh khỏi sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới sự tiềm tàng những khuynh hướng dần đến cái cao là cái thấp đã phát triển Đồng thời, chỉ ở mức độ phát triển khá cao thì những mầm mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu tiên mới trở lên dễ hiểu” [10 56].
Trang 30Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Phát triển là tăng cả về chất lượng và
số lượng làm cho hệ giá trị được cải tiến, được hoàn thiện”
Phát triển khác với vận động, phát triển là sự vận động có định hướng,còn vận động là sự biến đổi nói chung
Phát triển là một quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao.Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội Pháttriển có thể là một quá trình hiện thực nhưng cũng có thể là một tiềm năngcủa sự vật, hiện tượng Như vậy phát triển là sự biến đổi của sự vật hiệntượng theo chiều hướng tích cực
1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệunăng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức Nội dung của pháttriển nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng lớn, phát triểnnguồn nhân lực bao gồm ba mặt chủ yếu là giáo dục - đào tạo, sử dụng - bồidưỡng và đầu tư - việc làm
Vậy “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ nhằm làm cho đội ngũ GVMN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng”
Chúng ta đều biết rằng: Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt Trường nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao Đội ngũ giáo viên trong trường là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của các khối lớp Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý lớp, tích cực than gia các hoạt động trong trường Có đội ngũ cốt cán giỏi, giáo viên tâm huyết với nghề nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận
vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý.
Như vậy: Vai trò của công tác phát triển đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan
Trang 31trọng Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường đòi hỏi người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục
1.3 Lý luận về đội ngũ giáo viên mầm non
1.3.1 Vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
Vai trò của đội ngũ giáo viên mầm non trong chiến lược nguồn lực con
người: “Giáo dục mầm non có vai trò khá đặc biệt trong chiến lược xây dựng
nguồn lực con người” Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự phát triển đặc
biệt về mọi mặt của trẻ trong lứa tuổi mầm non, các nhà giáo dục mầm non
coi đó là “Thời kỳ vàng của cuộc đời” mỗi người.
Cô giáo mầm non không chỉ thể hiện ở vai trò người thầy, người cô mà
còn thể hiện ở vai trò là người mẹ như lời căn dặn của Bác Hồ: “Làm mẫu
giáo là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [2].
Đảng và nhà nước cũng đã khẳng định bậc học mầm non là bậc học đầutiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Là nền tảng đầu tiên trong hệ thốnggiáo dục Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dụctrẻ từ 0-5 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực: Thể chất, trí tuệ,ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, thẩm mỹ Hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị những tâm thế tốt nhất cho trẻ trước khi bướcvào học trường phổ thông Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năngtâm sinh lý, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cầnthiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm
ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời
Trang 32Khi nhìn vào mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non chúng ta cũnghiểu được công việc của cô giáo mầm non là như thế nào có thể nói là “Đachức năng” là toàn diện, cô giáo mầm non có lúc là cô giáo có lúc là mẹ hiềnnhưng có lúc là người bạn của trẻ Ngoài ra cô còn là “nghệ sĩ”, “bác sĩ” vớiđặc thù của công việc và giáo dục mầm non có chung mục đích là phấn đấuthực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Cụ thể:
Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ởnhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chươngtrình giáo dục mầm non: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục, xây dựng môitrường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻem; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, củanhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối sử công bằng và tôn trọng nhân cách củatrẻ; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡđồng nghiệp
Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ.Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em
Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và củangành các quy định của nhà trường, các quyết định của hiệu trưởng
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non
Phát triển đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến sự đồng bộ về cơ cấu
Sự đồng bộ này thể hiện ở các mặt sau:
Trang 331.3.2.1 Số lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Số lượng GVMN cần phải đáp ứng đầy đủ cho các nhà trường theođiều lệ trường mầm non: “Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáoviên theo quy định hiện hành Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải
có 1 giáo viên phụ trách chính
Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT - BGDĐT - BNV, ngày 28 tháng
11 năm 2007 của Bộ GDĐT và Bộ nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sựnghiệp trong các cơ sở GDMN công lập:
Đối với nhóm trẻ: Bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 8 trẻ (nếu nhiềuhơn 5 trẻ thì được bố trí thêm 1 giáo viên)
Đối với lớp mẫu giáo:
- Lớp không có trẻ bán trú: 1 giáo viên phụ trách một lớp có từ 20 đến 25 trẻ
- Lớp có trẻ bán trú: 2 giáo viên phụ trách một lớp có từ 20 đến 25 trẻ
- Lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên
- Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con (chưa sinh từ 1 đến 2con) số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương để trảcho người trực tiếp dạy thêm
Tóm lại: Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải đảm bảo đạt đượccác tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đây cũng chính lànhững nội dung cơ bản của công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm nontrong bối cảnh hiện nay
1.3.2.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non
- Cơ cấu hợp lý về độ tuổi: Với đặc thù tâm lý trẻ mầm non người giáoviên mầm non phải trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, tiếp cận nhanh với công nghệdạy học hiện đại, có chí hướng học hỏi Bên cạnh đócũng không thể thiếu một
bộ phận giáo viên có thâm niên công tác, có trình độ tay nghề cao làm điểmtựa cho giáo viên trẻ phát triển tay nghề
Trang 34- Cơ cấu hợp lý theo địa bàn: Hệ thống lớp mầm non được phân tán tớitừng xã, phường do đó việc cân đối giữa giáo viên người địa phương và vớigiáo viên được tuyển dụng từ vùng khác đến là rất quan trọng Điều đó sẽgiúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, phấn đấu cho công tác giảng dạy tạiquê hương mình.
- Cơ cấu hợp lý về trình độ: Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non theotrình độ đào tạo chính là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng ở các trình độđào tạo Các trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hiện nay là THSP,CĐSP, ĐHSP, Thạc sĩ Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo
và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biệnpháp nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng trên chuẩn để đáp ứng có độingũ giáo viên mầm non trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giữ vai trò cốtcán trong việc tổ chức, hướng dẫn việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em trong trường mầm non, trường mẫu giáo
Tóm lại, sự cân đối về cơ cấu của đội ngũ giáo viên mầm non sẽ làđộng lực, là điều kiện để phát triển bậc học trong địa bàn nhất định Nó gópphần tạo ra sự ổn định về tâm lý giáo viên, góp phần nâng cao chất lượngcông tác chăm sóc giáo dục trẻ trên địa bàn
1.3.2.3 Chất lượng giáo viên mầm non
Tại điều 70, mục 1, chương IV luật giáo dục 2005 quy định nhà giáophải có những tiêu chuẩn sau đây:
- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
- Lý lịch bản thân rõ ràng
Điều 38, Điều lệ trường mầm non quy định: Điều lệ trường mầm non
quy định: “Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng
tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non”.
Trang 35Quyết định số 02/2008/QĐ - BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáoviên mầm non về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các kiếnthức và kỹ năng cơ bản.
- Người giáo viên mầm non phải có nhận thức tư tưởng chính trị tốt,thực hiện trách nhiệm của một công dân Chấp hành các quy định của ngành,quy định của trường, kỷ luật lao động; Có đạo đức, nhân cách và lối sống lànhmạnh, trong sáng của một nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghềnghiệp; Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp;Tận tình phục vụ nhân dân và trẻ
- Người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non; Kiếnthức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non; Kiến thức cơ sở chuyên ngành;Kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; Kiến thức phổ thông
về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non
- Người giáo viên phải có kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy hoc,
tổ chức) Đó là kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; Kỹ năng tổ chứcthực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ; Kỹ năng tổ chức thựchiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ; Kỹ năng tổ chức các hoạt độnggiáo dục trẻ; Kỹ năng quản lý lớp học; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ,đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng
Để đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng được những tiêu chí nói trên:
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, phải làm tốt công tácphát triển đội ngũ giáo viên mầm non
1.4 Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
1.4.1 Vai trò của công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Theo đánh giá của Piper (1993) thì “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm
non là công cụ mạnh nhất của công tác phát triển nhà trường Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt
Trang 36với lập kế hoạch chiến lược”.
Mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo quan niệm củaMenges là: “Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diệncủa người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp”
Trong tác phẩm “Quản lý và việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà
trường” tác giả Nguyễn Quang Tuyền quan niệm Phát triển đội ngũ giáo viên
là “Xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đoàn
kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững mạnh
về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện chất lượng mục tiêu và
kế hoạch đào tạo”.
Phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ trình độ giáo viên, trình độ nghềnghiệp được nâng cao, mà con là sự thỏa mãn của cá nhân,, sự trung thành, tậntụy của người giáo viên đối với nhà trường cùng bầu không khí làm việc thoảimái lành mạnh Sự phát triển của từng cá nhân giáo viên có ý nghĩa quyết địnhđối với sự phát triển của toàn đội ngũ Ngược lại, đội ngũ giáo viên phát triển
sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho cá nhân phát triển tốt hơn Do vậy, phát triểnđội ngũ giáo viên là vừa phát triển tập thể giáo viên vừa phát triển phẩm chấtnăng lực của từng cá nhân giáo viên để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo viênmầm non
Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường mầm non đáp ứng chuẩn nghềnghiệp trong bối cảnh đối mới giáo dục là công việc không đơn giản và phảiđươc tiến hành có kế hoạch lâu dài và đặc biệt trong điều kiện hiện nay độingũ giáo viên vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và không đồng bộ.Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là xây dựng đội ngũ đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêucầu phát triển của giáo viên mầm non
Chúng ta đều biết rằng: Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết
Trang 37định chất lượng giáo viên, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dụcmới tốt Trường nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao.Đội ngũ giáo viên trong trường là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục củacác khối lớp Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáoviên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý lớp, tích cựctham gia các hoạt động trong trường.
Có đội ngũ giỏi cốt cán, giáo viên tâm huyết với nghề nhưng điều hànhnhư thế nào để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao với tập thể,phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệmnày lại là của các nhà quản lý
Như vậy vai trò của công tác phát triển đội ngũ giáo viên là cực kỳ quantrọng Muốn chỉ đạo và điều hành để họ tận tâm với nghề, tinh thần tráchnhiệm cao, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn củatrường đòi hỏi người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựngđội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục
1.4.2 Vai trò của Hiệu trưởng đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, có thẩm quyền cao nhất về hoạt độngchuyên môn và hành chính trong nhà trường Trong công tác điều hành, hiệutrưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi côngviệc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, cũng như
kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn mà tập thể đó vạch ra
Trong quản lý trường MN: Chủ thể quản lý là hiệu trưởng, là ngườiđịnh hướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được nhữngcông việc quan trọng và xung yếu theo từng thời điểm, qua bảng kế hoạchnăm học với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, vừa hợp lý, vừa khoa học đồngthời có những bước tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinhnghiệm để từng bước nâng dần chất lượng GD
Trang 38Hiệu trưởng có nhiệm vụ và những quyền hạn như sau:
1 Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch GD từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền
2 Thành lập các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viêncủa Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định
3 Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng,thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viêntheo quy định
4 Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhàtrường, nhà trẻ
5 Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phêduyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
6 Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý,tham gia các hoạt động GD 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp
và các chính sách ưu đãi theo quy định
7 Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị, xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chấtlượng CSGD trẻ
8 Thực hiện xã hội hoá GD, phát huy vai trò của nhà trường đối vớicộng đồng (Mục 4, Điều 16- Điều lệ trường MN - 2008)
1.4.3 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Vận dụng lý thuyết quản lý nguồn nhân lực vào quản lý phát triển độingũ giáo viên, có thể xác định các nội dung sau đây về quản lý việc phát triển
Trang 39đội ngũ giáo viên mầm non.
1.4.3.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo cho cơ quan đơn vị có đủ số lượng,chất lượng để bố trí một cách kịp thời và đúng chỗ nhắm thực hiện mục tiêu
có hiệu quả Trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trước hếtphải tiến hành lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Kế hoạch đội ngũgiáo viên là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phầnthực hiện các định hướng của thành phố/quận, sở/phòng GDĐT, của Hiệutrưởng các trường mầm non, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo vàbồi dưỡng giáo viên, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trongcông tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý
Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cho từng giai đoạn
là một công việc cần thiết trong công tác quản lý Quá trình lập kế hoạch độingũ giáo viên mầm non cần lưu ý: Một mặt phải đáp ứng yêu cầu trước mắt,mặt khác phải chuẩn bị tốt một đội ngũ giáo viên mầm non kế cận để có mộtđội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ và hợp lý về cơ cấu,đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới
Ngoài việc lập kế hoạch đội ngũ, công tác phát triển đội ngũ giáo viênmầm non cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có Bởi vì, sửdụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nênkém hiệu quả, không phát huy được sức mạnh vốn có, những khả năng tiểm
ẩn của từng giáo viên
Trong nội dung của việc lập quy hoạch có phân tích đánh giá hiện trạng,
dự báo, dự đoán được nguồn bổ sung, hướng phát triển để có kế hoạch bố trí,sắp xếp hợp lý Dự báo là một khâu rất quan trọng nối liền giữa lý luận vớithực tiễn, dự báo gắn liền với một khái niệm rộng hơn đó là sự tiên đoán, dựbáo được hiểu là những thông tin được kiến giải có căn cứ khoa học về trạng
Trang 40thái khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai ở các thời điểm khác nhaucuarđối tượng Dự báo dựa trên cơ sở nhận thức những quy luật vận động, pháttriển của tự nhiên, xã hội, tư duy Về mặt bản chất, dự báo là sự phản ánh trướchiện thực.
Khi xem xét quá trình phát triển cũng như dự báo quá trình phát triển độingũ giáo viên mầm non trong tương lai, bao giờ cũng thấy rõ vết tích của quákhứ, những cơ sở của hiện tại và những mầm mống của tương lai Quá khứ,hiện tại và tương lai của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải là
sự kế tục trực tiếp của nhau Nếu nghiên cứu phân tích tình hình đội ngũ giáoviên mầm non hiện nay mà bỏ qua quá trình phát triển của các trường mầm nontrước đây cũng như xu hướng phát triển theo thời gian của các trường mầm nonmới thì không thể dự báo đúng tương lai Xét về mặt tính chất thì dự báo chính
là khả năng nhìn trước, ước tính được những diễn biến khách quan để xâydựng, quy hoạch, kế hoạch, và giải pháp thực hiện đúng mục đích Với nhữngquan điểm trên, dự báo quá trình phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là mộttài liệu tiền kế hoạch, nó là nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý Tuynhiên kết quả của dự báo không mang tính pháp lệnh mà chỉ mang tính chấtkhuyến cáo
Như vậy, dự báo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất chiếnlược, quy hoạch tổng thể của quá trình phát triển Đối với việc xây dựng pháttriển đội ngũ giáo viên mầm non thì việc này giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lýbiết trước được xu thế, có kế hoạch, phương pháp tác động để đạt kết quả mongmuốn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu thực tiễn đòi hỏi
1.4.3.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm, luân chuyển công tác
Tuyển chọn là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nguồnnhân lực Tuyển chọn phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị;Phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng