1. Khái quát tình hình tham nhũng ở một số quốc gia trên thế giớiTham nhũng đã và đang trở thành một trong các hiểm họa khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới phải lo ngại. Ở Trung Quốc, trong năm 2002, tham nhũng của cán bộ, công chức khoảng 850 tỷ NDT, chiếm 10% GDP, bằng 2 lần GDP của nước này trong những năm 19601. .Chiến dịch chống tham nhũng hiện tại đang gây ra những xáo trộn lớn trong xã hội và bộ máy điều hành của Trung Quốc. Khoảng 100.000 công chức đã bị điều tra và bắt giữ, thêm khoảng trên 10.000 nữa đã từ chức và số này đang tiếp tục gia tăng, số lượng công chức tự tử cũng ngày càng tăng thêm.
Trang 1KINH NGHIỆM PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1 Khái quát tình hình tham nhũng ở một số quốc gia trên thế giới
Tham nhũng đã và đang trở thành một trong các hiểm họa khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới phải lo ngại Ở Trung Quốc, trong năm 2002, tham nhũng của cán
bộ, công chức khoảng 850 tỷ NDT, chiếm 10% GDP, bằng 2 lần GDP của nước này trong những năm 19601 .Chiến dịch chống tham nhũng hiện tại đang gây ra những xáo trộn lớn trong xã hội và bộ máy điều hành của Trung Quốc Khoảng 100.000 công chức đã bị điều tra và bắt giữ, thêm khoảng trên 10.000 nữa đã từ chức và số này đang tiếp tục gia tăng, số lượng công chức tự tử cũng ngày càng tăng thêm
Ở Xingapo, đầu những năm 1960, tham nhũng hoành hành khắp nơi, đặc biệt là khu vực dịch vụ công và trong các cơ quan thực thi pháp luật; việc trả tiền (hối lộ) cho các quan chức được coi là "quy tắc bắt buộc" trong xã hội2
Tại các nước phát triển, tuy số vụ tham nhũng xảy ra ít hơn nhưng số tiền
trong mỗi vụ lại rất lớn và chủ yếu xảy ra trong việc đấu thầu mua sắm tài sản công, dịch vụ công; trong các dự án xây dựng và trong quan hệ với quan chức nước ngoài
Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố trong mấy năm
gần đây thì các nước ít tham nhũng nhất là Phần Lan, Đan Mạch, Niu Dilân, Thụy Điển, Canađa, Aixơlen, Xingapo, Nauy ; những nước tham nhũng nhiều nhất là
Haiiti, Bănglađét, Nigiêria, Mianma, Paragoay, Agiécbaidan, Inđônêxia, Ucraina,
Ănggôla, Mađagátxca, Tátgikítxtan Năm 2004 Việt Nam được 2,6/10 điểm, đứng thứ 102 trong số 145 nước và nhóm nước được xếp hạng Mức độ tham nhũng của
Trang 2Việt Nam được đánh giá tương đương với Uganđa, Philíppin, Dămbia Cũng trong năm 2004, Trung Quốc được 3,4 điểm, xếp thứ 71/145; Mỹ được 7,5 điểm, xếp thứ 17/145
Các nước châu Á được đánh giá là tham nhũng nhiều Trong sạch nhất là
Xingapo; sau đó lần lượt đến Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, Inđônêxia, Mianma Theo một tài liệu của Ngân hàng thế giới (WB) thì tham nhũng ở Campuchia và Lào xảy ra nhiều hơn Việt Nam và ít hơn Mianma
2 Giải pháp phòng, chống tham nhũng của một số nước
Nhóm giải pháp phòng ngừa
a) Chú trọng công tác giáo dục con người:
Đối với người dân: giáo dục cho mọi người, kể cả trẻ em về đạo đức trong sáng,
lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp Tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, có thái độ căm ghét và tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tạo ra môi trường xã hội chống tham nhũng Chiến lược chống tham nhũng của Hồng Công gồm 3 phần lớn, trong đó có nội dung giáo dục công chúng về tác hại của tham nhũng và tìm kiếm sự ủng hộ, tham gia tích cực của công chúng Trung Quốc có chiến lược giáo dục ý thức căm ghét tham nhũng cho trẻ em từ trong nhà trường phổ thông để từng bước xây dựng văn hoá chống tham nhũng trong công chúng
+ Đối với công chức: các nước coi việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây
dựng đội ngũ công chức trong sạch, liêm khiết là biện pháp quan trọng đầu tiên để
hạn chế tham nhũng, làm cho công chức tự nhận thức rằng "Không nên tham nhũng" Một số nước ban hành luật về đạo đức của công chức (Thụy Điển,
Trang 3Etxtônia, Hàn Quốc, Malaixia, Cộng hoà liên bang Đức v.v.) Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong Đảng và Nhà nước Chính phủ Xingapo giáo dục đạo đức "tự răn mình" cho công chức, coi đây là biện pháp quan trọng để xây
dựng đội ngũ công chức liêm khiết và ban hành cuốn Sổ tay hướng dẫn của Chính phủ đối với công chức Hàn Quốc rất chú ý giáo dục đạo đức cho công chức và
thành lập Uỷ ban đặc biệt về đạo đức Hoa Kỳ có Văn phòng quản lý về đạo đức công vụ và ban hành "Các nguyên tắc đạo đức ứng xử của cán bộ và nhân viên nhà nước"
b) Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
Cùng với việc quy định rõ trong Bộ luật hình sự tội danh và khung hình phạt đối với các tội về tham nhũng, nhiều nước còn ban hành Luật Chống tham nhũng
và các luật phục vụ cho việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.
Pháp luật chống tham nhũng ở một số quốc gia không phải là một đạo luật độc lập mà là loại văn bản pháp luật được đặt bên cạnh Bộ luật Hình sự Ở những quốc gia này, việc ban hành một đạo luật riêng về chống tham nhũng nhằm tăng cường
cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống loại tội phạm này Trên cơ sở những chế định của Bộ luật Hình sự, Luật về chống tham nhũng quy định rõ hơn, cụ thể hơn về các tội phạm tham nhũng; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có chức năng chống tham nhũng; bổ sung các hình phạt mang tính chất nghiêm khắc hơn Ví dụ như: Luật về
tăng cường đấu tranh chống tham nhũng của Malaixia năm 1961 và năm 1971;
Luật chống hối lộ năm 1947 của Pakixtan; Luật chống hối lộ năm 1988 của Trung Quốc; Luật chống tham nhũng của Hồng Công năm l975; Luật phòng chống tham
nhũng năm 1960, năm 1972 và năm 1981 của Xingapo; Luật chống hối lộ trong các
Trang 4cơ quan Nhà nước của Ai Cập; Pháp lệnh phòng ngừa tham nhũng trong bộ máy chính quyền của Srilanca
Nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng còn được quy định trong những đạo luật chuyên ngành Những văn bản này cùng với các đạo luật chống tham nhũng tạo thành một hệ thống pháp luật đồng bộ Như: Luật về công chức, Luật về đạo đức công chức của Mỹ, của Xingapo, Luật về kê khai tài sản công chức và Luật sung công tài sản của Xingapo Ở Trung quốc, từ tháng 8-1993 đến nay, các
bộ, ngành đã ban hành 14 bản quy định, trong đó có bản quy định 31 điều cấm đối với người lãnh đạo các cấp với nội dung quy định cán bộ lãnh đạo phải kê khai thu nhập cá nhân và báo cáo về các hoạt động kinh tế chủ yếu của mình Ở Đức, có Luật về Chế độ tài chính, Luật kiểm toán, Luật kinh doanh trung thực, Luật cạnh tranh lành mạnh; ở Hy Lạp có Luật về bảo vệ thanh danh của các nhà chính trị; ở Malaixia và Xingapo có Luật Hải quan, Luật Cảnh sát; ở Iran, có Sắc lệnh về cảnh sát và Sắc lệnh về cảng
c) Thực hiện nguyên tắc Công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước, trong đó đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan và công chức nhà nước và công khai, minh bạch trong việc soạn thảo, ban hành các quyết định Để thực hiện nguyên tắc này, nhiều nước (Thuỵ Điển, Cộng hoà Liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ ) quy định:
- Mọi người dân đều có quyền tiếp cận với những thông tin, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp hoặc cho
xem bất cứ tài liệu nào có trong hồ sơ lưu giữ của cơ quan đó, bất kể tài liệu đó có liên quan đến bản thân mình hay không (trừ những tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia)
Trang 5- Tất cả các lài liệu của chính phủ và các cơ quan nhà nước từ trung ương đến
địa phương (chỉ trừ tài liệu thuộc bí mật quốc gia) đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và trên mạng Internet (kể cả mức lương của thủ tướng, các bộ trưởng )
- Mọi công chức nhà nước đều có quyền và trách nhiệm cung cấp các thông tin
về tổ chức và hoạt động của cơ quan mình cho phóng viên báo chí và không ai
được phép điều tra, tìm hiểu để xác định nguồn của các thông tin đã được đăng tải trên báo chí Khi cơ quan, tổ chức hoặc người dân yêu cầu giải trình hoặc thắc mắc
về các quyết định hoặc hành vi của các cơ quan và công chức nhà nước thì các cơ quan và công chức này phải giải trình công khai những vấn đề đó, v.v
Các nước này cũng quy định phải công khai những vấn đề sau:
- Công khai quá trình ra quyết định, kể cả quá trình xây dựng những quyết định lớn, tác động đến toàn xã hội như quá trình xây dựng hiến pháp và các văn bản pháp luật, đến cả quá trình xem xét, ban hành những quyết định cụ thể, tác động trực tiếp đến một người hay một số người nhất định trong xã hội
- Công khai thủ tục hành chính;
- Công khai các trường hợp mua sắm tài sản công (kể cả các cuộc đấu thầu, tuyển dụng công chức, thuê mướn lao động );
- Công khai quá trình phân bổ ngân sách, việc sử dụng ngân sách và thu chi tài chính ở tất cả các cơ quan nhà nước;
- Công khai quá trình giải quyết và kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; công khai các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án
và các cơ quan tư pháp khác;
Trang 6- Rất nhiều nước cho phép người dân được đến dự các phiên họp của quốc hội
và hội nghị đại biểu nhân dân ở các địa phương để trực tiếp quan sát, theo dõi diễn biến và kết quả các cuộc họp
d) Phòng ngừa sự xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung
Thực hiện các quy định trên nhằm giúp công chức tránh được tình trạng phải đối đầu với việc xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung (nói cách khác là làm cho công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm thu lợi riêng gây thiệt hại đến lợi ích chung) Dưới dây là một số biện pháp cụ thể:
- Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đánh giá, đề bạt cán bộ, công chức công khai, dân chủ: xem xét kỹ các khâu tuyển chọn và đào tạo cán bộ; thu
thập và xử lý thông tin về những nỗ lực và kết quả hoạt động của cán bộ, nhân viên; thiết lập một hệ thống đánh giá kết quả công việc trên cơ sở có sự đóng góp ý kiến của các cán bộ, nhân viên và áp dụng biện pháp khuyến khích, động viên trong
cơ quan, tổ chức đó Thực hiện chế độ luân chuyển công chức để phòng ngừa tham nhũng
- Quy định sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu một thời gian nhất định, công chức không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực công tác trước đây của mình Một số nước, trong đó có Trung Quốc quy định vợ (hoặc chồng), con cán
bộ lãnh đạo không được kinh doanh ở các lĩnh vực do chồng (hoặc vợ) mình quản lý
- Quy định những điều công chức không được làm, như: công chức không được
nhận hoặc đưa quà, cũng như không được phép cho vợ, chồng, con, cha, mẹ thay mặt mình để nhận hoặc đưa quà tặng dưới bất kỳ hình thức nào (trong trường hợp khó từ chối mà đã nhận thì phải bảo quản an toàn món quà đó và báo cáo bằng văn
Trang 7bản với cấp trên để xin ý kiến); công chức không được vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay tiền của tổ chức hay cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc quyền quản lý của mình; công chức không được cho người khác vay tiền để lấy lãi, trừ việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua cổ phần, trái phiếu do Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành; công chức không được nhận người thân vào làm việc trong cơ quan, tổ chức do mình phụ trách; công chức không được gia nhập các hiệp hội, không được gây quỹ; mỗi năm một lần, công chức phải tuyên bố là không có những rắc rối về tiền bạc; công chức không được nhận "phong bì" chúc mừng hay chia buồn; công chức không được mời đồng nghiệp tới dự các buổi tiệc tùng hiếu hỷ cá nhân, trừ trường hợp mời người nhà hoặc bạn bè thân thiết
đ) Quy định về việc kê khai tài sản của công chức
Đa số các nước có quy định công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với số công chức giữ vai trò lãnh đạo, quản lý Có nước yêu cầu kê khai trước khi được
tuyển dụng, đề bạt hoặc bầu cử; nhưng có nước lại yêu cầu kê khai sau khi được
tuyển dụng, đề bạt, bầu cử Nhiều nước yêu cầu kê khai bổ sung hàng năm và
công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết
Tại Trung Quốc, mỗi năm hai lần công chức phải kê khai tài sản Cán bộ lãnh đạo phải kê khai rõ các khoản như: tiền tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, đồ dùng có giá trị trên 10.000 NDT (khoảng 19 - 20 triệu đồng Việt Nam, ví dụ như đồng hồ Rolex giá hơn 10.000 NDT), ô tô, nhà riêng, đất đai, tranh cổ quý hiếm Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật của Đảng và Bộ Giám sát hành chính của Chính phủ theo dõi, giám sát việc kê khai và xem xét, xử lý những trường hợp có tài sản bất minh Hàn Quốc, Malaixia, Xingapo, Thái Lan yêu cầu kê khai sau khi được tuyển dụng, đề bạt hoặc bầu cử và phải kê khai bổ sung hàng năm (Thái Lan còn yêu cầu
Trang 8sau khi thôi chức cũng phải kê khai) Các nước này đều thành lập các cơ quan phụ trách việc kê khai tài sản (Hàn Quốc có Tiểu ban phụ trách việc kê khai tài sản trực thuộc Uỷ ban đặc biệt về đạo đức, Malaixia có Cơ quan đăng ký tài sản công chức, Thái Lan giao cho Uỷ ban chống tham nhũng ) Tại Hàn Quốc, thời điểm kê khai hàng năm là từ tháng 11 đến tháng 1 của năm sau
Điều đáng chú ý là, trong trường hợp nghi vấn, các nước đều yêu cầu công chức phải chứng minh nguồn gốc tài sản của mình, nếu không chứng minh được thì coi như phạm pháp và phần tài sản bất minh sẽ bị sung công Trung Quốc quy định:
công chức không giải thích được nguồn gốc tài sản của mình thì bị coi là tham ô.
Điều 395 Bộ Luật hình sự Trung Quốc quy định: "Bất cứ công chức nào có tài sản vượt quá mức thu nhập và số lượng chênh lệch quá lớn thì bắt buộc phải giải trình nguồn gốc của tài sản Nếu công chức đó không chứng minh được tài sản đó là hợp pháp thì sẽ bị kết án 5 năm tù giam và phần tài sản vượt quá mức thu nhập sẽ bị tịch thu"
Ở Thái Lan, công chức nào không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì sẽ bị
xử lý và được đưa tin công khai trên báo chí Tại Malaixia, Cơ quan đăng ký tài sản công chức có quyền sa thải công chức nếu công chức không giải thích được nguồn gốc tài sản của mình (Điều 9, Quy định về chế độ công chức) Luật Chống tham nhũng năm 1989 của Xingapo cho phép Toà án tịch thu bất cứ khoản tiền và tài sản nào của một công chức nếu không giải thích được nguồn gốc
e) Trả lương cao cho công chức
Nhiều nước trả lương cao để công chức "Không cần tham nhũng" mà vẫn đủ
sống (Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức, Xingapo ) Xingapo trả lương cho công chức cao hơn khu vực tư nhân để công chức lựa chọn giữa tham nhũng (sẽ bị xử lý nghiêm khắc) với sự liêm khiết để có cuộc sống yên ổn suốt đời (lương tháng của
Trang 9sinh viên mới ra trường là 2.200 đôla Xingapo, tương đương 20 triệu đồng Việt Nam; lương của bộ trưởng hơn 1 triệu đôla Xingapo một năm, tương đương 10 tỷ đồng Việt Nam
Ngoài ra, ở Xingapo, mọi công chức đều bị giữ lại một phần tiền lương hàng tháng (tỉ lệ giữ lại tăng dần theo mức lương, từ 5% đến 40% để đưa vào quỹ tích luỹ chung, dùng cho việc mua nhà ở, bảo hiểm y tế và dưỡng lão sau khi về hưu Khoản tiền này là tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao Đây là một khoản tiền rất lớn đối với mỗi công chức Công chức càng công tác lâu năm và lương càng cao thì khoản tiền tích luỹ càng lớn Nếu công chức tham nhũng thì toàn bộ khoản tiền tích
luỹ của công chức đó bị sung công Vì vậy, đa số công chức "không dám" tham
nhũng vì sợ bị mất khoản tiền khổng lồ này
Nhóm giải pháp phát hiện, xử lý tham nhũng:
a) Các biện pháp nhằm phát hiện tham nhũng
- Khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng.
+ Để thực hiện biện pháp này, rất nhiều nước quy định rõ trách nhiệm của mỗi người dân, của các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phòng, chống tham nhũng (trách nhiệm của xã hội dân sự)
+ Các nước đều tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc tố giác về tham nhũng: qua điện thoại, qua Internet, gửi đơn, trình bày trực tiếp Một số nước thiết lập các đường dây nóng 24/24 giờ để thu nhận tin tức về tội phạm nói chung và tham nhũng nói riêng (Côlômbia, Braxin, Xingapo )
Trang 10Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Xingapo tiến hành xem xét cả đơn thư tố cáo nặc danh để phát hiện tham nhũng, vì người tố cáo còn bị đe dọa.
Trong thực tế, Trung Quốc có khoảng 60% đơn thư tố cáo là thư nặc danh và trong
số đó có rất nhiều thông tin chính xác về tham nhũng Theo một tài liệu của Uỷ ban
Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc thì, những năm gần đây, 80% các vụ án lớn ở nước này được xử lý là do nhân dân tố cáo, trong đó có cả tố cáo nặc danh.
+ Các nước đều có biện pháp bảo vệ người tố giác như: giữ bí mật lời khai, chuyển chỗ ở cho họ để tránh bị phát hiện, trả thù (Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Xingapo ) Nhiều nước còn khen thưởng người tố giác bằng vật chất để khuyến khích họ Ví dụ: ở Hàn Quốc, người tố giác tham nhũng mà mang lại lợi ích về tài sản (làm tăng lợi nhuận) hoặc giúp tránh được thiệt hại thì được thưởng ít nhất là 10% giá trị tăng thêm hoặc giá trị tài sản đáng lẽ bị thiệt hại, mức tiền thưởng có thể lên tới vài trăm triệu won (1 won tương đương 11.500đ Việt Nam)
- Biện pháp xử lý thông tin.
+ Tìm kiếm những người kiên trung, dũng cảm trong cơ quan, tổ chức, những người nổi tiếng trong sạch và liêm khiết, giao cho họ nhiệm vụ thẩm tra một loạt trường hợp, cá nhân để tìm bằng chứng về tham nhũng
+ Thành lập các ủy ban Điều tra
+ Sử dụng nhân viên điều tra (mật vụ)
+ Đưa ra các chuẩn mực mới, thường là gián tiếp để xác định hành vi tham nhũng