Hiện nay, toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó có thể coi là bước phát triển mang tính tất yếu mà bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua. Thông qua quá trình toàn cầu hóa, thị trường chuyển dịch từ một hệ thống kinh tế trong đó các quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởi các rào cản thương mại để hướng tới hợp nhất thành một thị trường toàn cầu. Chính vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế đang dần được đẩy mạnh và ngày càng xuất hiện nhiều công ty tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một hệ thống kinh tế, chính trị, pháp luật riêng biệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu tìm hiểu và tìm ra chiến lược phát triển cho phù hợp. Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, bài viết được đưa ra nhằm làm sáng tỏ đề tài “ Những khác biệt quốc gia về kinh tế chính trị: Pepsi cuộc chiến tại Ấn Độ„
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Báo cáo thuyết trình môn Kinh doanh quốc tế
Tên đề tài: Những khác biệt quốc gia về kinh tế chính trị: Pepsi
cuộc chiến tại Ấn Độ
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Hải MSV: 1311510041
Lê Trang Huyền MSV: 1315510075 Nguyễn Hoàng Ngọc Khánh Linh
MSV: 1311510082 Trần Thị Thùy Linh MSV: 1311510083 Chu Thị Phương MSV: 1314510118 Lương Thị Mai Phương MSV: 1311510117
Hà Thị Thu Trang MSV: 1315510142
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Vũ Thị Bích Hải
Hà Nội, 2015
Trang 2Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1 Danh mục tài liệu tham khảo 22
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới Nó có thể coi là bước phát triển mang tính tất yếu mà bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua Thông qua quá trình toàn cầu hóa, thị trường chuyển dịch từ một hệ thống kinh tế trong đó các quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởi các rào cản thương mại để hướng tới hợp nhất thành một thị trường toàn cầu Chính vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế đang dần được đẩy mạnh và ngày càng xuất hiện nhiều công ty tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế
Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một hệ thống kinh tế, chính trị, pháp luật riêng biệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu tìm hiểu và tìm ra chiến lược phát triển cho phù hợp Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của
vấn đề nêu trên, bài viết được đưa ra nhằm làm sáng tỏ đề tài “ Những khác
biệt quốc gia về kinh tế chính trị: Pepsi cuộc chiến tại Ấn Độ„
Trang 41 Giới thiệu chung
1.1Những khác biệt quốc gia về Kinh tế- Chính trị
1.1.1 Hệ thống chính trị:
Hệ thống chính trị của một quốc gia là hệ thống chính quyền của quốc gia đó Chúng ta có thể tiếp cận hệ thống này theo hai chiều Chiều thứ nhất là mức độ nổi trội của chủ nghĩa tập thể so với chủ nghĩa cá nhân, chiều thứ hai
là mức độ dân chủ hay chuyên chế của quốc gia đó Những chiều này vẫn có mối liên hệ với nhau, những hệ thống theo chủ nghĩa tập thể có xu hướng chuyên chế còn những hệ thống theo chủ nghĩa cá nhân lại thường có xu hướng dân chủ Mặc dù vậy, vẫn có sự pha trộn giữa các chiều này Có những
hệ thống xã hội dân chủ lại pha trộn giữa chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa cá nhân, cũng có những xã hội chuyên chế mà không theo chủ nghĩa tập thể
1.1.2 Hệ thống kinh tế:
Trên thế giới có ba dạng hệ thống kinh tế chính đó là: kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp
Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mà mọi hoạt động kinh tế đều do
cá nhân sở hữu chứ không do nhà nước quản lý Hệ thống kinh tế này thường tồn tại ở các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân cao hơn chủ nghĩa xã hội Tại đây cũng thường xuất hiện hiện tượng độc quyền là cho sản xuất ngày càng kém mà giá thành lại ngày càng cao Chính phủ phải có các chính sách khuyến khích tự do và cạnh tranh công bằng nhằm tác động để cải tiến quy trình sản xuất và giảm giá thành sản phẩm giúp kinh tế tăng trưởng
Kinh tế chỉ huy là hệ thống kinh tế mà chính phủ sẽ lên kế hoạch những hàng hóa, dịch vụ mà quốc gia sẽ sản xuất cũng như là sản lượng và giá bán của các hàng hóa, dịch vụ đó Hầu hết nền kinh tế chỉ huy tập trung tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa, nơi mà lợi ích tập thể được đặt lên trên lợi ích cá nhân Nền kinh tế này thường có xu hướng trì trệ, kém phát triển
Trang 5Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế mà có sự kết hợp giữa nền kinh tế thị trường và nền kinh tế chỉ huy Hệ thống kinh tế này có thể khắc phục được nhược điểm của hai hệ thống kinh tế trên Hệ thống này không những giúp kiểm soát được cung cầu trong nền kinh tế mà nó còn thúc đẩy, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, tránh tình trạng suy thoái, khủng hoảng
1.1.3 Hệ thống luật pháp :
Hệ thống pháp luật của quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi hành các điều luật, qua đó xử lý các tranh chấp
Hệ thống luật pháp bao gồm các yếu tố:
Yếu tố đầu tiên là sự khác biệt trong hệ thống luật pháp Hiện nay trên
thế giới có ba dạng hệ thống luật pháp chính đó là thông luật, dân luật và luật thần quyền
Mỗi thông lệ pháp luật trên có những đặc điểm riêng, điều đó tạo nên
yếu tố thứ hai những khác biệt về hợp đồng Đó là lý do tại sao khi phát sinh
tranh chấp trong thương mại quốc tế thì luôn phải chú ý đến hệ thống luật mà quốc gia đó đang áp dụng
Yếu tố thứ ba là quyền sở hữu và nạn tham nhũng Các quốc qia thường
bất đồng về phạm vi mà hệ thống pháp lý của họ quy định về bảo hộ quyền sở hữu Trên thế giới có rất nhiều quốc gia vẫn chưa áp dụng các đạo luật này dẫn đến quyền sở hữu vẫn có thể bị xâm phạm theo 2 cách: qua hành động của cá nhân và qua hành động cựa quyền, tham nhũng của chính quyền Chính vì vậy các quốc gia trên thế giới đang thông qua các đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm giúp cho các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra dễ dàng hơn
Yếu tố cuối cùng đó là tính an toàn và trách nhiệm đối với sản phẩm:
Luật này thường qui định những tiêu chuẩn an toàn cụ thể mà các sản phẩm phải đáp ứng Bên cạnh đó các công ty sản xuất cần có trách nhiệm với sản
Trang 6phẩm mà mình làm ra, tránh gây ra thương tích, thiệt mạng hay các hậu quả khác cho người sử dụng.
1.2Thông tin khái quát về PepsiCo
Năm 1886, Bradham – một dược sĩ sinh năm 1867 tại Chinquabin, Duplin County, North Carolina – đã pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad”
Đến năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn Năm 1898, tập đoàn Pepsi thành lập, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang New York, Hoa Kỳ Đến năm 1902, thương hiệu PepsiCola được đăng
ký và sau đó năm 1903 bằng sáng chế cho công thức cũng được đăng ký bảo vệ
Cho đến hiện tại PepsiCo được đánh giá là công ty nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới CEO hiện tại là Indra Nooyi- một người phụ nữ
Ấn Độ Công ty hoạt động trên gần 200 quốc gia với hơn 185,000 nhân viên trên toàn cầu Doanh số hàng năm là 39 tỷ đô la.Là công ty nước giải khát và thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới, PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tới sự vui nhộn, năng động cho đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh
2 PepsiCo- Cuộc chiến tại Ấn Độ
2.1Sự khác biệt giữa Hoa Kỳ (home country) và Ấn Độ
2.1.1 Hệ thống chính trị:
Mỹ là một đất nước nhiều chính quyền theo thể chế Cộng hoà liên bang
Trang 7Trong khi đó chính trị ở Ấn Độ khá phức tạp Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại diện.
2.1.2 Kinh tế:
Cấu trúc nền kinh tế:
• Hoa Kỳ: thường được mô tả là một nền kinh tế “tư bản” với 3 nhân tố cấu thành cơ bản:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Các nhà quản lý, tổ chức nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động
- Nguồn lao động: sẵn có, trình độ cao Hầu hết số lao động ở Mỹ là người nhập cư từ châu Âu, người Mỹ gốc Phi, người Châu Á cũng rất đông Mỗi năm có tới trên 1 triệu người nước ngoài di cư đến Mỹ sinh sống và làm ăn
Trang 8Cấu trúc quản lý doanh nghiệp ở Mỹ: dựa trên một chuỗi mệnh lệnh từ trên xuống Quyền lực bắt đầu từ ban lãnh đạo tối cao đến các cấp quản lý thấp hơn.
- Cấu trúc doanh nghiệp Ấn Độ: hệ thống cấp bậc rất được xem trọng Các công ty tại Ấn Độ có xu hướng được điều hành bởi một cá nhân đưa ra chỉ thị trực tiếp xuống các cấp dưới (thường theo một cách khá độc đoán) và cấp dưới sẽ thực hiện đúng mà không đưa ra bất kì thắc mắc nào Ở Ấn Độ loại hình công ty gia đình rất phổ biến
Mô hình kinh tế:
• Nhiều ý kiến cho rằng nước Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp vì cả
doanh nghiệp sở hữu tư nhân và chính phủ đều đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ nhấn mạnh đến
sở hữu tư nhân Họ cho rằng Mỹ là nền kinh tế thị trường vì ở đây giá
cả quyết định hàng hóa
• Trái lại, Ấn Độ từng áp dụng nền kinh tế XHCH trong gần như suốt lịch sử độc lập của mình, với đặc trưng là sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa tập trung Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các cuộc cải cách kinh tế
2.1.3 Pháp luật:
• Hoa Kỳ:
Trang 9- Trong tất cả 50 bang của Mỹ thì 49 bang đều sử dụng hệ thống Thông luật, chỉ có Louisiana là theo hệ thống luật Châu Âu.
- Hệ thống pháp luật của Mỹ có nhiều cấp do sự phân chia giữa luật liên bang và luật bang Ngoài hệ thống luật liên bang, mỗi bang lại
có một hệ thống luật bang riêng, nhưng không được mâu thuẫn với luật liên bang mà Hiến pháp quy định
- Về thương mại: Hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp
và chủ yếu của hệ thống luật liên bang Mỹ cũng có khá nhiều luật và điều luật về bồi thường thương mại
- Ấn Độ được liệt kê là một trong những nước sử dụng nhiều nhất các biện pháp chống bán phá giá trong số các thành viên WTO
- Ấn Độ còn nổi tiếng về vi phạm bản quyền và bí mật thương mại Các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo
- Các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch cũng được kiểm soát trong một số
bộ luật của Ấn Độ
2.2Lí do PepsiCo lựa chọn Ấn Độ
2.2.1 Vì sao Pepsi lại chọn Ấn Độ?
a Thị trường chủ yếu của Pepsi ở Hoa Kỳ đã đến mức bão hòa
Trang 10Vào cuối những năm của thế kỉ XX, ngành công nghiệp giải khát phát triển mạnh và lan rộng khắp toàn bộ nước Mỹ Ngành công nghiệp này chiếm một thị phần quan trọng trong tổng tỉ trọng của nền kinh tế Điều đó dẫn đến
hệ quả có nhiều nhãn hàng đồ uống nước giải khát xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ Cocacola là đối thủ đáng gờm nhất của Pepsi về thị phần nước giải khát Ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ, người ta biết nhiều đến Cocacola hơn Pepsi Trước sức ép của nền kinh tế thị trường bão hòa ở Hoa Kỳ, Pepsi buộc phải tìm cách mở rộng thị trường của mình sang các quốc gia khác
b Quốc gia đông dân cư đem lại nguồn tiêu thụ lớn
Vào năm 1988, dân số Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc với khoảng 800 triệu người Đến nay dân số Ấn Độ đã đạt mức 1,2 tỷ người Với mật độ dân số đông đúc như vậy, Ấn Độ là một thị trường mục tiêu đáng
kì vọng cho Pepsi Hơn nữa, Pepsi nhìn thấy được ở thị trường Ấn Độ chưa
có đối thủ cạnh tranh và mặt hàng nước giải khát có ga chưa được khai thác ở đất nước này
c Gia tăng đô thị hóa đưa người Ấn Độ lại gần hơn với những thương hiệu lớn
Ấn Độ giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh năm 1947 và cũng kể từ đó tốc độ đô thị hóa ở nước này có xu hướng gia tăng Theo số liệu năm 1901 tỉ lệ người dân sống ở thành phố là 11.4% Con
Trang 11số này tăng đến 28.53% ở năm 2001 và năm 2011 là 30% Hiện tại tỉ lệ người dân sống ở thành phố ở Ấn Độ là 31.16%
Vào năm 1988, khi Pepsi xâm nhập thị trường Ấn Độ thì mức đô thị hóa đã đạt đến mức đáng kể khoảng 25% người dân Ấn Độ sống ở các thành phố lớn nhỏ Vì vậy, việc tiếp cận các thương hiệu của người Ấn cũng dễ dàng hơn so với các nước khác Pepsi cũng không mất nhiều chi phí cho việc quảng cáo đến các vùng ngoại ô ở Ấn Độ để cho người dân biết đến thương hiệu của mình vì đa số dân cư đều đã tập trung ở các thành phố lớn, việc kinh doanh phát triển của Pepsi ở Ân Độ cũng dễ dàng hơn
2.2.2 Vì sao Pepsi vẫn tiếp tục chọn Ấn Độ?
Nền kinh tế trên thế giới ngày càng phát triển, có rất nhiều quốc gia vươn lên trở thành những thị trường hấp dẫn mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài Nhưng bên cạnh những quốc gia tiềm năng, Pepsi vẫn đã đang và sẽ tiếp tục chọn Ấn Độ làm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng đầu của mình
a Ấn Độ đưa ra những mức giá hợp lí
Một trong những lí do hàng đầu giải thích vì sao Pepsi vẫn tiếp tục chọn Ấn Độ để đầu tư và phát triển vì Pepsi có thể tiết kiệm được một khoản
Trang 12chi phí đáng kể trong việc hoạt động kinh doanh của mình Điều này có thể giải thích một phần bởi vì khoảng cách tồn tại giữa người Ấn Độ và các nước phát triển tiêu biểu là Hoa Kỳ Ví dụ như một chuyên viên ở Mỹ phải thuê mất 50$-80$ một giờ (chuyên viên đầy đủ kĩ năng và kinh nghiệm) Nhưng cùng một chuyên viên với kĩ năng và kinh nghiệm như vậy, ở Ấn Độ có thể thương lượng và thuê lao động với giá 15$ một giờ Với mức giá như vậy có thể cho phép Pepsi có một khoản dư dả trong ngân sách để có thể thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh khác nhằm mang lại lợi nhuận cao
b Ấn Độ tự hào về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại
Ấn Độ tự hào là quốc gia có mạng lưới viện nghiên cứu công nghệ phong phú đa dạng Hiện nay Ấn Độ đang sở hữu viện nghiên cứu công nghệ của riêng mình (IITs), 30 các viện nghiên cứu của các quốc gia khác (NITs),
162 đại học đào tạo 4000 kĩ sư Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn hợp tác với Ấn Độ của Pepsi Cơ
sở hạ tầng được chính phủ Ấn Độ đặc biệt quan tâm Chính phủ Ấn Độ đã chi hơn 250 tỉ USB cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước mình Tổng số chi trả cho việc xây dựng hệ thống đường sắt tính từ 1/4/2014 đến 31/12/2014 là 18.42 tỉ US Trong đó, số lượng các container nhập vầ xuất khẩu hàng hóa ở các cảng chính ở Ấn Độ tăng 7.34% hàng năm (thông số từ tháng 4 đến tháng
10 năm 2014) dưới hệ quả nỗ lực của chính phủ Modi nhằm phát triển cầu cảng thành lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của đất nước
c Các công ty Ấn Độ đưa sản phẩm ra thị trường với thời gian nhanh nhất
Việc đầu tư và có những nhà máy ở Ấn Độ giúp Pepsi có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất nhờ vào lợi thế bởi thời gian địa lí khác nhau giữa các vùng Khoảng cách 12 giờ giữa Ấn Độ và Mỹ cung cấp cho Pepsi vô vàn ưu thế trong việc hoàn thành sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng Ví dụ khi các nhà kinh tế bên Mỹ làm việc để đưa ra một sản
Trang 13phẩm, họ gửi quy trình sản xuất cho các nhà máy ở Ấn Độ và nghỉ ngơi Trong khi họ nghỉ ngơi thì các công nhân Ấn Độ sẽ hoàn thành nốt phần còn lại và khi các nhà kinh tế người Mỹ thức dậy thì họ đã có trong tay sản phẩm mới của mình
2.3Sự khác biệt quốc gia về Kinh tế-Chính trị và ảnh hưởng của nó tới PepsiCo
2.3.1 Khác biệt về hệ thống chính trị
Năm 1988, văn phòng chủ tịch của Pepsico nhận được một lá thư từ Ấn
Độ Bức thư được viết bởi George Fernades-Tổng thư ký của Janata Dal, một trong những Đảng có thế lực mạnh nhất Ấn Độ bấy giờ Ông ta viết: “Tôi biết rằng quý vị đã đến đây Tôi chính là người đã loại Coca-Cola ra khỏi thị trường này, và chúng tôi sớm muộn gì cũng sẽ nắm chính quyền Nếu quý vị vào đây, hãy nhớ rằng số phận chờ đợi quý vị cũng sẽ giống như Coca-Cola thôi.”
Trước sự khác biệt lớn về chính trị ở Ấn Độ với Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chính trị đến kinh tế tại nước này, Pepsi đã thực hiện chiến dịch marketing 6P Bên cạnh 4 yếu tố “Product”(sản phẩm), “Place”(địa điểm), “Price”(giá cả) và “Promotion”(xúc tiến), Pepsi đã thêm 2 yếu tố nữa trong đó có yếu tố “Politic”(chính trị) Công ty chính thức bắt tay vào cuộc vận động hành lang mạnh mẽ với chính phủ Ấn Độ để nhận được sự cho phép hoạt động ở quốc gia này Tuy nhiên tình hình chính trị phức tạp ở Ấn Độ khiến cho Pepsi gặp rất nhiều khó khăn
a Sự chống đối từ các đảng phái