Ngày 21 tháng 3 năm 2008Giảng văn GV: Vũ Thị Lành ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử A- Kết quả cần đạt •Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãmh liệt mà đầy uẩn khúc của một hồn thơ thể h
Trang 1Ngày 21 tháng 3 năm 2008
Giảng văn GV: Vũ Thị Lành
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
A- Kết quả cần đạt
•Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãmh liệt mà đầy uẩn khúc của một hồn thơ thể hiện qua niềm tha thiết đến khắc khoải đối với cảnh vật và con người
Nhận ra dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán của mạch cảm xúc
Chỉ ra lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm
B- Phương tiện
SGK, SGK thiết kế bài giảng
C- Phương pháp
Đọc diễn cảm: Giọng êm ái, thiết tha, bộc lộ được tâm trạng yêu đời, yêu người của nhân vật trữ tình
Gợi mở, phát vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận
D- Tiến trình thực hiện
1 Bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc và phân tích khổ 1 của bài “Tràng giang” của Huy
Cận?
2 Bài mới:
Lời vào bài:
28 tuổi thi sĩ Hàn Mặc Tử ra đi giữa lúc tài năng đang nở rộ
Ông không những để lại cho hậu thế niềm thương cảm, xót xa trước cuộc đời ngắn ngủi mà ông còn để lại cho đời “những vần thơ có cánh” làm xúc động lòng người
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử mà chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay
Trang 2Hoạt động của GV và HS
Cho HS nghe bài ngâm thơ Đây thôn
Vĩ Dạ
Trình bày những hiểu biết của em về
Hàn Mặc Tử?
GV nhận xét
HS gạch chân trong SGK trang 38
Em hãy cho biết sự nghiệp sáng tác
của Hàn Mặc Tử?
GV nhận xét
HS gạch chân trong SGK trang 38
Em hãy kể tên những tác phẩm chính
của Mặc Tử?
GV nhận xét
HS gạch chân trong SGK trang 38
Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác
năm nào? Bài thơ ra đời trong hoàn
cảnh nào?
GV nhận xét
HS gạch chân trong SGK trang 38
Em hãy cho biết bài thơ gồm mấy
đoạn? Nội dung của từng đoạn?
Nội dung
I- Tác giả
1 Tiểu sử
- tên thật Nguyễn Trọng Trí
- sinh năm 1912
- quê Đồng Hới (Quảng Bình)
- đạo Thiên chúa
- sống ở Quy Nhơn
- học trường Pellerin (Huế)
- làm công chức ở Sở Đạc điền, Bình Định sau đó vào Sài Gòn làm báo
- năm 1936 mắc bệnh phong
- năm 1940 mất tại trại phong Quy Hoà, Quy Nhơn
2 Sự nghiệp
- làm thơ từ năm 14, 15 tuổi
- các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh…
- lúc đầu làm thơ cổ điển Đường luật sau làm thơ mới theo khuynh hướng lãng mạn
* Tác phẩm chính:
- Gái quê (1936)
- Thơ Điên (1938)
- Duyên kì ngộ (Kịch thơ - 1939)
- Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi - 1940)
II- Tác phẩm
1 Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên (Đau thương)
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái ở thôn Vĩ Dạ
2 Bố cục
3 đoạn
a) Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ và tâm trạng thi
nhân
b) Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và tâm
trạng thi nhân
Trang 31 HS đọc khổ thơ 1
Thảo luận
Nhóm 1: câu 1 SGK trang 39
Nhóm 2: câu 2 SGK trang 39
Nhóm 3: câu 3 SGK trang 39
1 HS đại diện nhóm 1 lên trình bày
Tác giả mở đầu bài thơ bằng câu gì?
Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Câu 2 thể hiện cái nhìn tinh tế của tác
giả, đó là cái nhìn như thế nào?
a Từ xa đến gần
b Từ gần đến xa
c Từ cao xuống thấp
d Từ thấp lên cao
Nhà thơ mong ước về thôn Vĩ để được
nhìn thấy cái gì?
Em hiểu thế nào về cụm từ “nắng mới
lên”?
Câu 3 miêu tả cảnh vườn thôn Vĩ trù
phú được thể hiện qua từ nào?
Em có cảm nhận gì về cách dùng từ
“mướt” và cách so sánh màu xanh cây
lá của tác giả?
Theo em ở câu thơ này có sự xuất
hiện gì độc đáo mới mẻ?
thi nhân
3 Phân tích
a) Cảnh vườn thôn Vĩ và tâm trạng thi nhân
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi tu từ: như lời trách nhẹ nhàng, như lời nhắn nhủ
Tâm trạng nhớ mong
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Nhìn từ xa đến gần
Nắng hàng cau
Nắng mới lên
Cảnh vườn thôn Vĩ tươi mát tinh khôi trong nắng ban mai
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Mướt: màu xanh mượt mà, mỡ màng của vườn cây
• Xanh như ngọc: màu xanh toả ánh được sương đêm gột rửa thành cành vàng lá ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
• Mặt chữ điền: khuôn mặt phúc hậu, hiền
Trang 4Em hiểu “mặt chữ điền ” là khuôn
mặt như thế nào?
Em có nhận xét gì về thiên nhiên và
con người ở khổ thơ 1?
1 HS đọc khổ thơ 2
1 HS đại diện nhóm 2 lên trình bày
Hình ảnh gió mây sông trăng ở khổ
thơ gợi cho em cảm xúc gì?
Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở
khổ 2?
Cách ngắt nhịp như thế cho thấy mây
và gió như thế nào, vì sao?
Diễn tả tâm trạng gì của thi nhân?
Hai chữ “buồn thiu” đặt giữa câu gợi
cho ta nghĩ về cảnh sông Hương thế
nào, vì sao?
Hai câu thơ này đọc lên ta nghe như
thế nào?
Em hiểu “sông trăng” ở đây là như thế
nào?
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở câu 3
và 4?
Diễn tả tâm trạng gi?
1 HS đọc khổ thơ 3
1 HS đại diện nhóm 3 lên trình bày
lành
Thiên nhiên và con người gắn bó với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng
b) Cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng thi nhân
“Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”
Gió theo lối gió mây đường mây
Ngắt nhịp 4/3 Mây và gió chia lìa đôi ngả
Tâm trạng: mặc cảm về sự chia lìa
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
Cảnh đẹp nhưng buồn Buồn thiu: buồn hiu hắt
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Như lời nhắn gửi
• Sông trăng: dòng sông tràn ngập ánh trăng
• Ai, có chở: từ dùng để hỏi
Tâm trạng mong ngóng lo âu
c) Hình bóng con người và tâm trạng thi nhân.
Trang 5Con người mà nhà thơ đề cập trong
khổ thơ này là ai?
Theo em đó là con người thực hay ảo?
Vì sao?
Bài thơ khép lại bằng câu gì?
Tác giả sử dụng từ phiếm chỉ nào?
Diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của
bài thơ?
Em hãy cho biết chủ đề của bài thơ?
1 HS đọc ghi nhớ
Aùo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Con người:
• Khách đường xa: thi nhân
• Em: cô gái thôn Vĩ Các từ: “mơ, nhìn, không ra”
Hình bóng con người ảo ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Câu hỏi tu từ
“ai”: từ phiếm chỉ
Bộc lộ tâm trạng vừa khao khát yêu thương vừa chứa đầy sự tuyệt vọng
III> Kết luận
1- Nghệ thuật:
- Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả, gợi cảm
- Âm điệu, nhịp điệu êm ái, thiết tha, chất chứa nỗi buồn
- Dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa vừa nhất quán khá điển hình của mạch thơ
2- Chủ đề:
- Bài thơ là bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ
- Qua đó nhà thơ bộc lộ tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt và một tình yêu đơn phương, tuyệt vọng
Ghi nhớ SGK trang 40
3- Dặn dò:
Về nhà làm bài tập 1, 2 SGK trang 40