Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế .... Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ 10
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 10
1.1.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế 10
1.1.2 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về xã hội 14
1.1.3 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về môi trường 17
1.2 Các nghiên cứu trong nước 17
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế 17
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về xã hội 21
1.2.3 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về môi trường 23
1.2.4 Các nghiên cứu khác có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường 25
1.3 Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu của luận án 28
1.3.1 Đánh giá chung các nghiên cứu về FDI với PTBV đã được công bố 28
1.3.2 Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
Trang 3CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ 32
2.1 Khái niệm FDI và vai trò của FDI nhìn từ góc độ của một quốc gia đang phát triển 32
2.1.1 Khái niệm FDI 32
2.1.2 Vai trò của FDI 33
2.2 Khái niệm phát triển bền vững và các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế 39
2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững vùng kinh tế 39
2.2.2 Các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế 41
2.3 Đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của một vùng 44
2.3.1 Đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế bền vững và các tiêu chí đánh giá 44
2.3.2 Đóng góp của FDI vào phát triển xã hội bền vững và các tiêu chí đánh giá 48
2.3.3 Đóng góp của FDI vào phát triển môi trường bền vững và các tiêu chí đánh giá 51
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy đóng góp FDI vào phát triền bền vững vùng kinh tế 55
2.4.1 Chiến lược thu hút và sử dụng FDI đóng góp vào PTBV của vùng kinh tế 55
2.4.2 Tiềm năng của vùng 58
2.4.3 Liên kết vùng 60
2.4.4 Chính sách phát triển vùng 62
2.4.5 Tư duy nhận thức của các nhà lãnh đạo ở các địa phương trong vùng.63 2.5 Kinh nghiệm về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững tại một số vùng và bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH 64
2.5.1 Kinh nghiệm về đóng góp FDI vào phát triển bền vững tại một số quốc gia 64
2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho vùng đồng bằng sông Hồng 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
Trang 4CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI
ĐOẠN 2003-2014 76
3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng 76
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến thu hút FDI 76
3.1.2 Chính sách thu hút FDI đóng góp vào PTBV của vùng đồng bằng sông Hồng 83
3.1.3 Tình hình FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng 95
3.2 Thực trạng đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng 106
3.2.1 Về kinh tế 106
3.2.2 Về xã hội 121
3.2.3 Về môi trường 123
3.3 Đánh giá thực trạng FDI với phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Hồng 130
3.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 130
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 140
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 141
4.1 Định hướng và quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng 141
4.1.1 Căn cứ xây dựng định hướng về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng 141
4.1.2 Quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng 152
Trang 54.1.3 Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng
đồng bằng sông Hồng 154
4.2 Một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng 159
4.2.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng 159 4.2.2 Nhóm giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về
kinh tế tại vùng đồng bằng sông Hồng 166 4.2.3 Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về xã hội
tại vùng đồng bằng sông Hồng 172 4.2.4 Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về môi
trường tại vùng đồng bằng sông Hồng 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tốc độ tăng giảm dự án FDI vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn
2007-2015 97 Bảng 3.2: Các tỉnh/thành phố có quy mô vốn FDI bình quân 1 dự án FDI cao
nhất của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1988-2015 100 Bảng 3.3: FDI vào vùng ĐB Sông Hồng theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự
án còn hiệu lực từ 01/01/1988 đến 31/12/2014) 103 Bảng 3.4: Vốn FDI của các tỉnh/thành phố của khu vực đồng bằng sông
Hồng trong 2 năm 2003 và 2014 105 Bảng 3.5: Hệ số ICOR của vốn FDI theo vùng kinh tế 107
đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014 109
vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014 110 Bảng 3.8: Giá trị tăng thêm (VA); Vốn (K) và Lao động (L) của vùng đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 112 Bảng 3.9: Logarit cơ số 10 (Ln) của các yếu tố VA - K và L của vùng đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 113 Bảng 3.10 Tăng trưởng của các yếu tố VA - K và L của FDI vùng đồng bằng
sông Hồng theo 3 giai đoạn 114 Bảng 3.11: Đóng góp của các yếu tố VA - K và L vào tăng trưởng (VA) của
FDI vùng đồng bằng sông Hồng theo 3 giai đoạn 114 Bảng 3.12: Tỷ lệ đóng góp của FDI vùng đồng bằng sông Hồng vào tăng
trưởng của cả vùng và tăng trưởng FDI của Việt Nam giai đoạn 2003-2014 116 Bảng 3.13: Tổng vốn FDI và cả vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 117 Bảng 3.14: Nộp ngân sách địa phương của khu vực FDI và cả vùng đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 2003-2014 118
Trang 7Bảng 3.15: Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của vùng đồng bằng sông
Hồng so với cả nước và các vùng kinh tế khác giai đoạn 2003-2014 119 Bảng 3.16: Thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI của vùng
đồng bằng sông Hồng so với cả nước và các vùng kinh tế khác 120 Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu hiệu quả của khu vực FDI vùng đồng bằng sông
Hồng giai đoạn 2003-2014 121 Bảng 3.18: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) phân
theo 6 vùng kinh tế 123 Bảng 4.1: Giá trị dự báo một số chỉ tiêu cơ bản 151
Trang 8DANH MỤC BIỂU, HÌNH
Biểu đồ 3.1: Số doanh nghiệp FDI chia theo vùng kinh tế giai đoạn 2003 –
2015 79Biểu đồ 3.2 :Số lao động thuộc khu vực FDI chia theo vùng kinh tế giai đoạn
2003 - 2015 80Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký của khu vực đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 2003-2014 95Biểu đồ 3.4: Quy mô vốn thực hiện bình quân 1 dự án FDI của vùng đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 99Biểu đồ 3.5: Cơ cấu vốn FDI theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 2003-2014 101Biểu đồ 3.6: Vốn FDI vào vùng ĐB Sông Hồng phân theo địa phương (lũy kế
các dự án còn hiệu lực từ 01/01/1988 đến 31/12/2014) 104Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động FDI chia theo 3 khu vực của vùng đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 2003-2014 122
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Trong quyết định số 795/QĐ của Thủ tướng Chính phủ về “ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” đã chỉ rõ : Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á
Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đã tạo cho vùng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh
tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước Với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia, Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước
Trong những năm vừa qua, vùng ĐBSH là một trong những vùng kinh tế của
cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án và qui mô vốn đầu tư Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng ĐBSH có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI
và quá trình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng ĐBSH đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự PTBV của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
Mặc dù vậy, kết quả thu hút FDI vào vùng ĐBSH trong những năm qua là rất khả quan, song cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối, tập trung chủ yếu vào những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia công và lắp ráp mà điển hình là: giày da, dệt may, linh kiện điện tử, chưa chú
Trang 10trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp ít gây hại đến môi trường, nhất là ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao Thực tế đã chứng minh, sau nhiều năm thu hút, FDI đã tác động đến tăng trưởng của vùng nhưng chưa thực sự tác động đến PTBV, vùng ĐBSH vẫn chưa thực sự trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, có sức lôi cuốn và tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp của các vùng lân cận cùng phát triển Hầu hết FDI vào các ngành công nghiệp đều
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất, Số lượng và qui mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, cấp nước và xử lý chất thải, y tế và trợ giúp xã hội, còn rất nhỏ bé Bên cạnh đó, sự hoạt động của khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTBV của vùng ĐBSH thể hiện ở các mặt sau:
Về mặt kinh tế: xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗ giả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu ngân sách của Nhà nước, ngoài ra hiện tượng nợ xấu và chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia tăng Khu vực doanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo
Về mặt xã hội: khu vực FDI góp phần tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng, song chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏa đáng
Về mặt môi trường: ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốn FDI chưa tốt với các biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư cho công tác BVMT, cố tình vi phạm pháp luật BVMT đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe của dân cư trong vùng Tất cả những tác động tiêu cực đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ, thách thức to lớn đối với sự PTBV của vùng ĐBSH
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa đóng góp
Trang 11của FDI vào PTBV; đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng FDI với PTBV ở vùng ĐBSH và tìm kiếm các giải pháp thu hút và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI như thế nào để đảm bảo PTBV cho vùng ĐBSH trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường là yêu cầu cấp bách Nhằm hướng đến việc giải
quyết các yêu cầu đó, luận án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền
vững ở vùng Đồng bằng sông Hồng” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng và đề xuất giải pháp nhằm hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp nhiều hơn vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững một vùng kinh tế
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển bền vững vùng
và rút ra bài học cho vùng đồng bằng sông Hồng
- Phân tích thực trạng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
Trang 12bền vững vùng đồng bằng sông Hồng
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
3 Câu hỏi nghiên cứu
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển do đó FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế Tuy nhiên không thu hút FDI bằng mọi giá mà đang có
sự điều chỉnh thu hút chọn lọc hơn nhằm tăng đóng góp của FDI vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Định hướng này cũng cần được thực hiện đối với phát triển vùng kinh tế Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững tại một vùng kinh tế
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, những nội dung cơ bản được nghiên
cứu như sau:
+ Đóng góp của FDI vào một vùng kinh tế thể hiện qua 3 khía cạnh sau đây: + Đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững về kinh tế được thể hiện thông qua các tiêu chí: tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
Trang 13+ Đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững về xã hội được thể hiện thông qua các tiêu chí: chuyển dịch cơ cấu việc làm, thu nhập bình quân đầu người và hệ
số bất bình đẳng thu nhập (GNI)
+ Đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững về môi trường được thể hiện thông qua các tiêu chí: tiêu tốn năng lượng, mức độ ô nhiễm và chất thải
- Về không gian: Luận án nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài với PTBV ở
vùng ĐBSH, trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Vĩnh Phúc nhưng không đi sâu vào từng tỉnh của vùng
- Về thời gian nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu FDI với PTBV tại vùng ĐBSH với số liệu thực tế trong
giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 và đề xuất đến năm 2020 tầm nhìn 2030
5 Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng
trong luận án có thể mô tả qua các bước như như trong Hình 1.1:
Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến FDI với phát triển bền vững và đóng góp của FDI đến phát triển bền vững vùng kinh tế
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích, tổng hợp, kết quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa, những khoảng trống cần nghiên cứu
Trang 14Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của luận án
Để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, luận án cần làm rõ những vấn đề lý luận sau:
Thứ nhất, luận án cần chỉ rõ nội hàm của phát triển bền vững vùng kinh tế
Thứ hai, luận án cần làm rõ khái niệm, vai trò của FDI với phát triển bền vững vùng kinh tế
Phân tích, so
sánh, tổng hợp
Khoảng trống cần bù đắp
Tổng quan nghiên cứu
Phương pháp
Kết quả đạt được
Đóng góp của FDI đến PTBV tại vùng ĐBSH
Phân tích, tổng
hợp
Khung lý thuyết
Kinh nghiệm của các vùng khác
Phân tích, so
sánh, tổng hợp
Bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH
Phân tích và đánh giá thực trạng đóng góp của FDI vào PTBV tại vùng ĐBSH
Phân tích định
tính và định
lượng
Những vấn đề tồn tại, hạn chế
Quan điểm, nội dung
và giải pháp tăng cường đóng góp của FDI vào PTBV vvvvớPTBV
Phân tích, tổng
hợp
Đề xuất quan điểm, giải pháp
Trang 15Thứ ba, luận án cần phân tích đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững vùng kinh tế
Thứ tư, luận án cần làm rõ các tiêu chí để phân tích được đóng góp của FDI với phát triển bền vững vùng kinh tế
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp
Bước 3: Tìm hiểu thực trạng FDI với phát triển bền vững tại các vùng kinh
tế khác và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Đồng bằng sông Hồng
Đối tượng nghiên cứu là các vùng lãnh thổ khác của Việt Nam Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích, tổng hợp, so sánh
Kết quả đạt được là những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở vùng đồng bằng sông Hồng
Bước 4: Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng góp của nó với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Trong bước 4 này, luận án cần đánh giá những vấn đề sau:
Thứ nhất : phân tích thực trạng FDI tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Thứ hai: trên cơ sở phân tích thực trạng, sẽ phân tích đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển bền vững vùng kinh tế
Bước 5: Nêu quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Trong bước này, luận án cần nêu quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững, cụ thể:
Thứ nhất, luận án cần nêu căn cứ xây dựng định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững
Thứ hai, luận án cần nêu ra quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài để nguồn vốn này đóng góp vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng Những quan điểm cần phải được luận giải thuyết phục
Thứ ba, luận án cần đưa ra những định hướng nhằm nâng cao đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng
Trang 16trong thời gian tới
Thứ tư, luận án cần xây dựng và đưa ra bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng Đồng bằng sông Hồng phục vụ cho nghiên cứu, phân tích vĩ mô của vùng
Thứ năm, Đề xuất giải pháp nhằm tăng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bước này là phân tích, tổng hợp,
so sánh
Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu được sử dụng và thu thập từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Viện Công nghệ môi trường Việt Nam, Uỷ ban nhân dân, Sở kế hoạch đầu tư của 11 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng
6 Những đóng góp của đề tài
6.1 Về mặt lý luận
+ Làm rõ nội hàm của phát triển bền vững vùng kinh tế
+ Khái niệm và làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đóng góp vào phát triển bền vững vùng kinh tế
+ Xây dựng khung phân tích đánh giá đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng kinh tế
+ Rút ra những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI với phát triển bền vững vùng từ các vùng kinh tế khác, bổ sung vào lý luận về FDI với PTBV vùng ĐBSH
Trang 177 Kết cấu của luận án
Ngoài lời phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng kinh tế
Chương 2: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững vùng kinh tế
Chương 3: Thực trạng Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003 - 2014
Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học gỉa và tổ chức nước ngoài về vấn đề FDI và đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI Đóng góp cơ bản của FDI vào phát triển bền vững là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện các cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp
Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất và có nhiều công trình nghiên cứu nhất Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao gồm:
Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990 Song, đối với các nước đang phát triển thì FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn
Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn, bao gồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộc Liên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăng
Trang 19trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi" Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn
Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada (2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của Trung Quốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã
sử dụng FDI có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác
Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước đang phát triển thành hai nhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn Ông nhận xét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn Tác giả kết luận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triển nhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới Nói cách khác, mức thu nhập là điều kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế Dưới mức thu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nước đang phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ có ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ của lực lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ số dương và ý nghĩa thống kê Ông kết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầu tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định Dưới mức
đó, FDI hầu như không có tác động đến tăng trưởng kinh tế
Borensztein et al (1995), Hermes và Lensink (2000) lại cho rằng, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ mới Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI là thúc đẩy tiến bộ về công nghệ của nước sở tại Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa hiệu quả của FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính Hệ thống tài chính cần phát triển đến một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các
Trang 20doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ Có như vậy, doanh nghiệp trong nước mới tận dụng được công nghệ từ các doanh nghiệp FDI nhiều hơn
Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượng đóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico giai đoạn 1960 - 1995 Ông thấy rằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mới có thể tiếp nhận được công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý
Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau Theo các tác giả FDI không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI
Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho rằng FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư trong nước của Trung Quốc Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng các nguồn vốn khác trong nước
Bài phân tích của ROBERT E.LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact
of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? ( Tác động của FDI lên nước chủ nhà: Tại sao có những tác động khác biệt?) (2002), đã đề cập đến nhiều tác động của FDI tới nước chủ nhà Theo tác giả, nhìn chung các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiếp cận với công nghệ cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ có giá thành thấp hơn, với năng suất cao hơn và kết quả là phúc lợi tiêu dung cao hơn Một khả năng khác có thể là đầu tư nước ngoài góp phần làm tăng vốn cổ phần của nước chủ nhà, đồng thời thúc đẩy mức sản lượng đầu ra
Trang 21Với những tác động nhất định tất yếu tới sự tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà, Carkovic và Levine (2002) đã chỉ ra rằng không một tác động cụ thể nào của FDI được thể hiện rõ trong thời gian dài, ví dụ như khảo sát trong giai đoạn 1960 –
1995 và chỉ có một số tác động nổi bật nhưng mang tính nhất thời trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp Không có một tài liệu cụ thể nào chỉ ra được những biến số phù hợp hàm chứa tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Javorcik (2004), “Does foreign Direct Investment Increase the Productivity of Domestic Firms? In Search of spillovers through Backward Linkages ’’ (FDI có làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước? Tìm kiếm sự lan tỏa thông qua các liên kết ngược), Tạp chí Kinh tế Mỹ, (3) Tác giả cho rằng, tác động lan tỏa của FDI thường diễn ra khi các DN nước ngoài làm tăng năng suất của các DN trong nước của nước tiếp nhận và các DN nước ngoài không nội địa hóa hoàn toàn giá trị của những lợi ích này Khi các DN lựa chọn đầu tư vào một thị trường một nước thông qua FDI, nó thường mang theo các công nghệ tiên tiến hơn, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý hợp lý hơn bởi vì đây là lợi thế so sánh của nó so với các DN trong nước Trong quá trình hoạt động, công nghệ và các kinh nghiệm của DN nước ngoài có thể sẽ được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất tại nước sở tại Các hoạt động kinh doanh gắn với các DN nước ngoài sẽ là cơ hội học tập quan trọng cho các DN trong nước, từ đó nâng cao năng suất lao động [125] Trong nghiên cứu của Sauwaluck Koojaroenprasit (2012), “The impact of foreign direct investment on economic growth: A case study of South Korea’ ’ (Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu về trường hợp của Hàn Quốc), Tạp chí Quốc tế về Kinh doanh và Khoa học xã hội, (21) Bài viết này là nhằm khám phá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc.Tác giả sử dụng các
dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu trong thời gian từ 1980-2009, tác giả đã cố gắng để xác định tác động thực nghiệm của FDI đến nền kinh tế Hàn Quốc nên đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian về kinh tế vĩ mô hàng năm FDI, đầu tư trong nước, việc làm, xuất khẩu và nguồn nhân lực được coi là các biến nội sinh cho tăng trưởng kinh tế Các đa hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này Nghiên cứu này cho thấy có
Trang 22một tác động mạnh mẽ và tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn con người, việc làm và xuất khẩu cũng
có tác động tích cực và đáng kể, trong khi đầu tư trong nước không có tác động đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc [129]
Như vậy có thể thấy rằng các nghiên cứu nước ngoài về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về kinh tế của các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu đóng góp của FDI vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên phát triển bền vững về kinh tế không chỉ có tăng trưởng kinh tế, do đó vẫn còn thiếu những công trình mang tính toàn diện về đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế bền vững
1.1.2 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về xã hội
Để nghiên cứu về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về xã hội cũng đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến, FDI góp phần tăng trưởng kinh tế trực tiếp bằng cách tạo ra cơ hội việc làm; gián tiếp thông qua việc tạo ra các cơ hội việc làm tại các tổ chức khác, trong đó có thể được nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Mặc dù một trong những mục tiêu thu hút FDI của các nước đang phát triển là nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ thất nghiệp
và thiếu việc làm cao, song các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của FDI đối với tạo việc làm lại không được như mong đợi
Theo UNCTAD (1994), các công ty đa quốc gia đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, trong đó hơn 60% việc làm được tạo ra từ các công ty
mẹ và 40% là từ các chi nhánh tại nước ngoài Tuy nhiên, số việc làm mà các công
ty đa quốc gia tạo ra chỉ chiếm 3% lực lượng lao động của thế giới
Feenstra và Hanson (1995) sử dụng mô hình trao đổi thương mại Bắc-Nam và
mô hình đầu tư để kiểm tra tác động của FDI để nhu cầu lao động có tay nghề tại Mexico trong giai đoạn 1975-1988 Kết quả cho thấy, tăng trưởng FDI làm tăng nhu cầu đối với lao động có tay nghề cao Tại các khu vực FDI tập trung nhiều, các công
ty nước ngoài chiếm trên 50% nhu cầu lao động kỹ thuật của thị trường Tác giả cho rằng, kết quả này phản ánh một thực tế là hầu hết các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng cao
Trang 23Zhao (2001) đưa ra giả thuyết rằng, trong một nền kinh tế đặc trưng bởi phân khúc thị trường lao động và chi phí thay đổi việc làm cao thì FDI có thể làm tăng giá cả của lao động có tay nghề cao Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia đình đô thị ở Trung Quốc năm 1996, ông ước lượng tiền lương tương đối của công nhân lành nghề trong cả khu vực kinh tế nước ngoài (FIEs) và DNNN tại Trung Quốc Những phát hiện của ông chỉ ra rằng, những người có trình độ tay nghề thấp làm việc cho các công ty nước ngoài có thu nhập thấp hơn so với làm việc cho các công ty nhà nước Ông giải thích rằng nền kinh tế Trung Quốc được đặc trưng bởi
"nền kinh tế lưỡng thể", ở đó, lực lượng lao động được tách ra thành khu vực kinh
tế đặc quyền, bao gồm các DNNN và phi nhà nước
Slaughter (2002) đánh giá tác động của các công ty đa quốc gia đến cả cầu và cung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước chủ nhà Ông đã sử dụng một bộ dữ liệu cho giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nước phát triển và đang phát triển để hồi qui mối quan hệ giữa tiền lương và sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài Kết quả cho thấy sự hiện diện của các công ty nước ngoài có tác động tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động Lipsey và Sjoholm (2004) xem xét tác động của FDI vào vốn con người của các nước chủ nhà bằng cách kiểm định sự khác biệt trong mức lương giữa các công
ty trong nước và công ty nước ngoài ở Indonesia Họ thấy rằng mức lương trung bình tại công ty nước ngoài cao hơn các công ty tư nhân trong nước khoảng 50% Ngoài ra, nếu tính cả hình thức trợ cấp như tiền thưởng, quà tặng, an sinh xã hội, bảo hiểm và lương hưu thì các doanh nghiệp nước ngoài phải trả lương cao hơn khoảng 60% so với doanh nghiệp tư nhân sở hữu vốn trong nước Tuy nhiên, sự khác biệt về mức lương một phần là vì các công ty nước ngoài ở Indonesia sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao hơn
Báo cáo tại hội thảo của OECD: OECD-ILO Conference On Corporate Social Responsibility, Report: The impact of Foreign Direct Investment On Wages And Working Conditions ( Tác động của đầu tư nước ngoài lên tiền lương và điều kiện làm việc ) (2008) , đã khẳng định đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một lĩnh
Trang 24vực năng động nhất của nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên kỷ gần đây Cổ phiếu toàn cầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng từ 8% trong năm 1990 lên tới 24% trong năm 2006 Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã được hình thành bởi những thay đổi về chất Mặc dù một số lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào các nước khối OECD, nhưng tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các quốc gia ngoài OECD với đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn gia tăng không ngừng
Luận án tiến sĩ của Faramarz Akaram, Foreign Direct Investment in Developing Countries: Impact on Distribution and Employment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển: Tác động vào phân phối và việc làm) (2008), được thực hiện tại Khoa kinh tế và khoa học xã hội tại Đại học Fribourg, Switzerland Trong luận án đã chứng minh lý thuyết tân cổ điển truyền thống khoog cho phép hiểu hết được những tác động của đầu tư nước ngoài tới nước chủ nhà trong bối cảnh toàn cầu hiện đại đã và đang định hình kể từ khi xã hội chủ nghĩa sụp
đổ Những tác động của FDI tới nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển được thực hiện dựa trên các chi phí và lợi ích của nó FDI có xu hướng đẩy mức lương tăng lên FDI cũng đóng vai trò tháo gỡ những nút thắt do những nguyên nhân về công nghệ tại nước chủ nhà FDI cũng đóng góp hoàn toàn vào nguồn đầu tư nội địa FDI đồng thời chiếm một vai trò không nhỏ trong nguồn tài chính nước ngoài Bài viết Policy Brief: The Social Impact of Foreign Direct Investment ( Chính sách tóm lược: Tác động xã hội của đầu tư nước ngoài) (2008), đã nhấn mạnh vai trò to lớn của FDI tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, từ đó không ngừng gợi mở những kỳ vọng về đóng góp tiềm năng tới sự phát triển FDI có thể mang tới những lợi ích đáng kể bằng việc tạo ra những công việc có chất lượng cao và bằng việc giới thiệu dây chuyền sản xuất cùng với các phương thức quản lý hiện đại Nhiều Chính phủ đã và đang hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
Qua các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về xã hội của một số tổ chức và học giả đã bước đầu chú ý đến đóng góp về mặt xã hội của FDI vào phát triển bền vững qua những khía cạnh riêng lẻ như tạo
Trang 25cơ hội việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cao Vì vậy một trong những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp là phải nghiên cứu thêm các đóng góp khác của FDI vào phát triển bền vững về xã hội xuất phát từ bản chất của FDI
1.1.3 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về môi trường
International Institute for Sustainable Development (3/2010), Attracting and Crowding for Low-carbon Development, Canada Tác giả Oshani Perera, Tổ chức IISD, phân tích các yêu cầu của phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển gắn với giảm thiểu khí thải cácbon, trên cơ sở đưa ra các điều kiện môi trường tại các nước phát triển Tác giả khuyến nghị với các nước đang phát triển cần quan tâm và đẩy mạnh việc giảm thiểu khí thải CO2 trong một số lĩnh vực và phát triển các lĩnh vực ít khí thải để phát triển bền vững môi trường
Hieke Baumuller, tổ chức Chatham House “Xây dựng một tương lai ít các – bon cho Việt Nam, những yêu cầu công nghệ nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu” (2010) Tác giả để cập đến vấn đề phát triển nguồn năng lượng ít các – bon để hạn chế khí thải nhà kính, đặc biệt đề cập đến vấn đề thu hút công nghệ trong phát triển năng lượng đáp ứng cho vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam Trong “Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam có đưa ra nhiều vấn đề cần ưu tiên để thực hiện Phát triển bền vững, trong đó năm lĩnh vực cần được ưu tiên để Phát triển bền vững về kinh tế đó là: duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững, thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch, phát triển nông nghiệp và nông thông bền vững, phát triển bền vững các vùng và các địa phương”
1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế
Xuất phát từ vai trò quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội, ở Việt Nam kể từ năm 1987, khi luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về học thuật và tổng kết thực tiễn về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về kinh tế Những nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
Trang 26Lê Xuân Bá (2006), trong nghiên cứu “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã kết hợp cả ba phương pháp nghiên cứu là phân tích định tính qua số liệu thống kê; điều tra bằng bảng hỏi và phân tích định lượng nhằm đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nước ta thông qua hai kênh quan trọng là vốn đầu tư và tác động tràn Nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp chế biến với ba nhóm ngành là: ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử Đây là ba nhóm ngành có vai trò chủ đạo trong ngành chế biến của Việt Nam và cũng là những ngành thu hút nhiều FDI trong những năm vừa qua Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng của nhóm ngành này
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006), ‘‘Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ’’, Dự án CIEM-SIDA Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Hà Nội Các tác giả đã trình bày nghiên cứu qua 5 chương Chương một
đã trình bày bức tranh tổng quát về FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay và đánh giá sơ bộ vai trò của FDI đến sự phát triển KT-XH Chương hai trình bày phương pháp luận được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và kênh tác động tràn Ở chương này các tác giả đề cập kỹ cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng Từ đó xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư Chương này cũng đề cập đến cơ chế sinh ra tác động tràn, các kênh truyền động và đưa ra khung khổ phân tích các tác động tràn trên cơ
sở tiếp thu một số mô hình đã sử dụng trên thế giới Dựa vào khung khổ phân tích ở chương hai, toàn bộ phần phân tích định lượng tác động của FDI tới tăng trưởng được trình bày ở chương ba Chương bốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của DN; tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của DN trong nước nói chung và trong 3 nhóm ngành lựa chọn nói riêng Trước khi tiến hành phân tích định lượng sử dụng số liệu chính thức từ cuộc điều tra DN năm
Trang 272001 của Tổng cục thống kê, chương bốn còn phân tích kết quả điều tra 60 DN FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến và 33 DN trong nước cùng ngành
do nhóm tác giả thực hiện Kết quả điều tra này nhằm bổ sung cho kết quả phân tích định lượng Chương năm trình bày các phát hiện chính của nghiên cứu, trên cơ sở
đó đưa ra kiến nghị chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích mà FDI mang lại và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam [2]
Tác giả Vũ Văn Hưởng ( 2007) trong nghiên cứu “ Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ mô hình kinh tế lượng” đã sử dụng mô hình kinh tế lượng
để đánh giá tác động của FDI đến GDP bình quân đầu người và tác động của FDI đến xuất khẩu Công trình đã đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến GDP trên đầu người và vốn FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu ở nước ta
Trong khi đó khi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) về “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” đã kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam với nguồn dữ liệu chéo, với các biến được lấy giá trị trung bình từ năm 2003 - 2007 Mối quan hệ này được kiểm định thông qua ước lượng một mô hình kinh tế lượng đồng thời gồm hai phương trình tăng trưởng kinh tế và vốn FDI, với việc sử dụng đồng thời cả ba phương pháp là OLS, TSLS và GMM Kết quả ước lượng đã cho thấy, trong giai đoạn 2003 - 2007, FDI
và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước có mối quan hệ hai chiều tích cực FDI tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành cả nước và tăng trưởng kinh tế cao tại 64 tỉnh, thành là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu
tư đến Việt Nam Tuy nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế Dựa trên kết quả thu được, các tác giả cho rằng để nâng cao năng lực thu hút FDI, Chính phủ cùng với các Bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư lành mạnh nhằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam trước làn sóng cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia thời hậu khủng hoảng
Trang 28- Lê Hữu Nghĩa (2013), ‘‘Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của các công ty ở Việt Nam ’’, Dự án điều tra cơ bản nguồn vốn sự nghiệp kinh tế năm 2013 Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI, trong đó làm rõ khái niệm về FDI, các hình thức đầu tư, đưa ra lý luận về tác động của FDI đến nền kinh tế của nước nhân đầu tư, nêu ra kinh nghiệm thu hút FDI của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam Đề tài đánh giá thực trạng về thu hút FDI ở Việt Nam và cho rằng,
dù đã đạt được những kết quả nhất định trong thu hút FDI nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa hóa được lợi ích mà FDI
có thể mang lại Dòng vốn FDI chảy vào còn bất thường, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ
sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các TNCs có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh về thu hút FDI từ Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam Đề tài tiếp tục đánh giá tác động của FDI đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khung chính sách về FDI ở Việt Nam trong thời gian tới [51]
Tác giả Trần Thị Tuyết Lan (2014) trong luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đây là nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững Trong luận án tác giả đã nêu ra quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm là hoạt động đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm của nước khác, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triển của vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
Trang 29không chỉ đối với vùng kinh tế trọng điểm, mà còn tác động lan tỏa đến các vùng khác cả trong hiện tại và tương lai Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền vững đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đó là: hiện tượng chuyển giá, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước có biểu hiện ngày càng tăng; việc làm tạo ra còn chưa tương xứng; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏa đáng; tranh chấp lao động và đình công có
xu hướng gia tăng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong vùng; hiện tượng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khá phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư Ngoài ra tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng bền vững tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng bền vững về kinh tế đơn thuần chứ không nghiên cứu ảnh hưởng toàn diện của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường
Có thể thấy các công trình trong nước đã luận giải khá rõ về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về kinh tế cũng như vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học – công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên để phát triển bền vững không phải chỉ riêng khía cạnh kinh tế bền vững mà cần phải phát triển bền vững trên
cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường, đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về xã hội
Đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về xã hội là nội dung đã được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu cho những nghiên cứu này bao gồm:
Trang 30Tác giả Trần Thanh Bình (2007), trong nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam” đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI đối với PTBV về xã hội ở Việt Nam, một khía cạnh nghiên cứu mà theo tác giả là chưa có nhiều Trong đề tài, nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến mục tiêu PTBV xã hội ở Việt Nam được tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá một số tác động chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và một số xung đột lợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này Theo tác giả, tác động của khu vực FDI đối với các mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt (bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực) Một mặt, FDI có xu hướng thúc đẩy tăng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho một nhóm người này, nhưng mặt khác, nó lại dẫn đến thất nghiệp cho một nhóm người khác Hay FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên, nhóm dễ tổn thương lại có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hoặc
bị tái nghèo do ít có cơ hội hưởng lợi hoặc gián tiếp chịu thiệt hại
Tác giả Tạ Đình Thi (2007) với luận án tiến sĩ “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam” của trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội đã làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiến liên quan đến cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững; xây dựng được các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh
tế về kinh tế, xã hội, môi trường Bên cạnh đó, luận án cúng đánh giá được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng KTTĐBB trong thời gian gần đây và dự báo cho cả thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 Tác giả cũng đã xây dựng quan điểm, đề xuất được định hướng và các giải pháp chủ yếu bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng
Trang 311.2.3 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về môi trường
PGS TS Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh và Bùi Anh Chinh (2010), Viện nghiên cứu phát triển thành phố HCM trong nghiên cứu “Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững kinh tế Việt Nam” Nhóm tác giả bước đầu đưa ra quan điểm FDI sạch trong FDI, trên cơ sở phân tích tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm FDI sạch tác động đến phát triển kinh tế bền vững ở các nước đang phát triển, do vậy, Việt Nam cần thực hiện thu hút ngay từ bây giờ FDI sạch với một số giải pháp mang tính tạm thời
Trong nghiên cứu của Lê Minh Tú ( 2012) về “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các-bon thấp (Low-carbon FDI) cho triển bền vững ở Việt Nam” Tác giả đã khẳng định: Do quá coi trọng vào việc thu hút FDI mà Việt Nam trong một thời gian khá dài đã chưa quan tâm trong việc đánh giá, thẩm định các dòng vốn FDI Và hậu quả là dòng vốn FDI vào Việt Nam rất đáng kể nhưng chưa bảo vệ môi trường, phần lớn đó là các dự án nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và
có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Hà Nội, Thủ đô của cả nước, Thành phố vì hòa bình là địa phương luôn nằm trong top những địa phương thu hút được
số lượng lớn vốn FDI Phải khẳng định, trong nguồn vốn đó, đã có những dự án LCF được đầu tư tại đây
Tuy nhiên những dự án vào Hà Nội cũng mới tập trung ở những lĩnh vực như kinh doanh bất động sản hay công nghiệp chế biến chế tạo, vẫn chưa có những dự
án nổi bật về những sản phẩm thân thiện với môi trường, hay công nghệ sạch vẫn còn rất hạn chế
Đề tài đã xây dựng các nhận biết về mặt lý thuyết dòng LCF, và kiểm chứng, nhận diện bước đầu trong môi trường Việt Nam, lấy thành phố Hà Nội để nghiên cứu thực nghiệm Một số nhận xét trên về dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài các bon thấp vào Việt Nam nói chung và Thủ đô – Hà Nội nói riêng mới chỉ được phân tích trên góc độ chủ quan của tác giả Dòng LCF được nhận diện và thực hiện trong thực
tế như thế nào thì Đề tài chưa khai thác
Trang 32Trong nghiên cứu “Chính sách thu hút FDI cho phát triển kinh tế có cường độ carbon thấp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh ( 2014) , Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận định: Trong một vài thập kỷ gần đây, các nước có nền kinh tế phát triển kinh tế đều hướng tới một nền kinh tế “xanh” hay còn gọi là “nền kinh tế carbon/carbon thấp”
để đảm bảo phát triển bền vững lâu dài ở cả 3 trụ cột xã hội, kinh tế và môi trường
Do vậy, các nước phát triển đã cam kết cắt giảm khí thải nhà kính tại Nghị định thư Kyoto vì lo ngại về vấn đề biến đổi khí hậu và nhiệt độ trái đất đang tăng lên Nhiều nước còn tự nguyện công bố chiến lược tăng trưởng xanh, ít carbon và
có những biện pháp, thu hút FDI carbon thấp (Low-carbon FDI-LCF), để tận dụng nguồn vốn này cho mục tiêu cắt giảm CO2
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Tuy Việt Nam chưa phải cam kết giảm phát thải CO2, nhưng lại là một trong 5 nước chịu tổn thất lớn do biến đổi khí hậu gây ra Hiện nước ta mới tập trung vào các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng chưa quan tâm sâu sắc vào hạn chế sự nóng lên của trái đất Do đó, nếu không quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn chất lượng dự án đầu tư, không bao lâu nữa Việt Nam sẽ trở thành “bãi đậu” của các dự án phá hoại tầng ô zôn, làm gia tăng nhanh chóng nhiệt độ trái đất Đặc biệt, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra cho Việt Nam
sẽ tăng cao hơn Cho đến khi nước ta tham gia cam kết đối phó với biến đổi khí hậu, thì cái giá phải trả cho việc xử lý các “bãi rác thải” này và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ không hề nhỏ
Với mục đích nghiên cứu chính sách thu hút FDI cho phát triển kinh tế có cường độ phát thải carbon thấp (LCF) của một số nước, từ đó đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam; đề tài đã nghiên cứu chính sách của Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, trong đó tập trung cho chính sách thu hút LCF vào một số lĩnh vực cụ thể Các bài học kinh nghiệm của những nước này qua đó đã được đề tài chỉ rõ Ngoài ra, trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút và chính sách thu hút FDI cho phát triển kinh tế carbon thấp ở Việt Nam giai đoạn 1988-2012, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút LCF vào Việt Nam
Trang 331.2.4 Các nghiên cứu khác có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường
Nghiên cứu “Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam” được thực hiện trong khuôn khổ
dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự thế kỷ 21 của Việt Nam VIE/01/021 do UNDP tài trợ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môi trường điều hành Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và khá toàn diện Nghiên cứu đã phân tích tác động, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững được phân tích một cách toàn diện, chi tiết trên cả ba khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường và được phân tích trên hai góc độ: ảnh hưởng trực tiếp của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tới PTBV ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp qua khả năng bền vững của bản thân nguồn vốn FDI Qua phần phân tích tác động, công trình nghiên cứu cũng kết luận rằng FDI ở nước ta có tác động tích cực và tiêu cực về cả kinh tế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV Trong quá trình hoạt động của các dự án có thể nảy sinh những xung đột về xã hội và môi trường Tuy nhiên, các vấn đề về
xã hội và môi trường không phải là cái giá phải trả để thu hút FDI Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động tích cực của FDI đến vấn đề kinh tế và xã hội là chủ yếu Các tác động tiêu cực về môi trường là do chưa được các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư quan tâm một cách đúng mức, lợi ích ngắn hạn còn được coi trọng hơn lợi ích dài hạn Ngoài ra, đa số các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường không chỉ là do FDI gây ra, mà là hậu quả chung của quá trình phát triển, quá trình CNH đất nước
Các nghiên cứu trong nước viết về FDI và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế rất nhiều, song hầu hết đánh giá FDI có tác động tích cực, số khác lại cho rằng, FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường, nhưng phải có điều kiện Phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ta đều khẳng định mặt tích cực của FDI đến tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, song cũng nêu mặt trái của FDI tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng đều lý giải là do yếu
Trang 34kém trong quản lý của Nhà nước, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, chứ không cho là do bản chất của FDI gây ra
Hai tác giả Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng ( 2006 ) trong nghiên cứu
“Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam” đã phân tích, làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới Những vấn đề nảy sinh trong thu hút FDI được các tác giả đưa ra khá toàn diện và mặc dù, nghiên cứu không đề cập trực diện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững, nhưng những đánh giá về ảnh hưởng của FDI đã được xem xét toàn diện trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường
Tác giả Lê Quốc Hội trong nghiên cứu “Lan tỏa công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: ước lượng và kiểm định ở ngành công nghiệp chế biến” (2008) đã sử dụng mô hình phân tích định lượng của Blomstrom và Sjoholm bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định sự lan toả công nghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến Việt Nam Kết quả ước lượng cho thấy sự tham gia của các doanh nghiệp FDI có tác động tích cực, lan toả công nghệ theo chiều dọc tới các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam Điều này
có nghĩa rằng DNTN nào có càng nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI thông qua cung cấp sản phẩm đầu vào hoặc trao đổi lao động thì doanh nghiệp đó thu được lợi ích nhiều hơn từ sự lan toả công nghệ Tuy nhiên, kết quả ước lượng lại cho thấy không có tác động của lan toả công nghệ theo chiều ngang, mà ngược lại,
sự có mặt của doanh nghiệp FDI lại gây tác động tiêu cực tới DNTN trong cùng một ngành Như vậy, có sự lan toả công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DNTN ở các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam thông qua kênh kết hợp và liên kết sản xuất giữa hai doanh nghiệp này Và, mức độ của sự lan toả công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ công nghệ của các DNTN
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hồng “ Phát triển công nghiệp phụ trợ: Giải pháp quan trọng đối với DNVN trong việc hấp thụ công nghệ từ FDI” (2009) cho
Trang 35rằng đóng góp lớn nhất của FDI đối với các quốc gia đang phát triển, bởi công nghệ
và kỹ năng quản lý hiện đại không chỉ nằm lại trong các doanh nghiệp FDI mà còn
có tác động lan toả sang các doanh nghiệp nội địa thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực, quá trình cạnh tranh, học hỏi và đặc biệt là thông qua quá trình liên kết sản xuất công nghiệp phụ trợ Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam những năm qua, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa thông qua các kênh kể trên chưa được như mong đợi
Tác giả Trần Minh Tuấn (2010) trong nghiên cứu “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam trong những năm qua” thừa nhận tính hai mặt của FDI đối với phát triển kinh tế nước ta trong những năm qua và cho rằng: một mặt, FDI có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng vốn đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu; tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy chuyển giao công nghệ Bên cạnh đó, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN không thực hiện cam kết xuất khẩu hàng hoá, chuyển sang tiêu thụ nội địa, dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại; nhiều dự án FDI có trình độ công nghệ trung bình thậm chí thấp, nên không thực hiện được mục tiêu chuyển giao công nghệ và FDI đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường
Tác giả Phan Minh Ngọc trong nghiên cứu “Vai trò của FDI trong phát triển
kỹ thuật và công nghệ”, cho rằng có sự khác biệt giữa mức lương và các loại chi phí khác, trả cho công nhân ở các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân Tác giả giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp FDI trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng công nghệ hiện đại hơn và tuyển dụng lao động lành nghề hơn so với các DNTN Do đó, tiền lương phải trả cho công nhân trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn các DNTN khác Thứ hai, các doanh nghiệp FDI buộc phải trả một mức lương cao hơn tương
Trang 36đối nhằm hạn chế tình trạng bỏ việc của người lao động Mức chênh lệch này đôi khi là cao hơn mức cần có, nếu xét đơn thuần đến chất lượng lao động Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI buộc phải trả lương tối thiểu cao hơn do quy định của pháp luật nước sở tại Thứ ba, do các doanh nghiệp FDI có những đặc tính khác biệt với các DNTN mà nhờ đó, họ có khả năng đem vốn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh một cách có lãi hơn
Cũng theo tác giả Phan Minh Ngọc, một mặt, FDI tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn (cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp) cho lực lượng lao động dư thừa tại khu vực thành thị, mặt khác, với những ưu thế của mình, các doanh nghiệp FDI có khả năng tuyển mộ, thu hút những nhân viên ưu tú, những lao động có trình độ cao
ở các doanh nghiệp nhà nước Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các DNNN, tạo thêm nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, và do đó, gián tiếp gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng ở thành thị
Trong khi đó tác giả Nguyễn Minh Tuấn trong nghiên cứu “Tác động ngược của hoạt động ĐTNN tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam” (2010), một mặt, thừa nhận những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế và cho rằng vốn FDI là một phần quan trọng đối với kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và đối với các nước thế giới thứ 3, các nước đang phát triển như Việt Nam - nơi mà khả năng tích luỹ vốn còn rất hạn chế Mặt khác, tác giả cũng đi sâu phân tích những tác động ngược lại Những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư và cho rằng nguồn vốn này không phải lúc nào cũng đảm bảo tính bền vững trong phát triển Để chứng minh cho nhận định này, tác giả liên hệ trường hợp của Việt Nam bằng cách xem xét tính bền vững của nguồn vốn FDI trên ba vấn đề lớn là kinh tế,
xã hội và môi trường
1.3 Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu của luận án
1.3.1 Đánh giá chung các nghiên cứu về FDI với PTBV đã được công bố
Qua nghiên cứu vấn đề FDI và đóng góp của FDI vào PTBV, một số tổ chức
và học giả đã bước đầu khẳng định FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội
Trang 37Hầu hết các công trình khoa học đều khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, luôn thiếu vốn và "khát" vốn đầu tư nhằm thúc đẩy CNH đất nước
Đã có không ít tác giả cho rằng FDI chỉ tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường với những điều kiện cụ thể Có nghĩa là, các nước đang phát triển, khi tiếp nhận FDI phải đảm bảo sự phát triển tương đối về hệ thống kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, ổn định chính trị
và khá hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường
Hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của FDI đến từng khía cạnh đơn lẻ của phát triển bền vững Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cả định tính và định lượng về đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường
Vì vậy một trong những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp là phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về đóng góp của FDI vào PTBV trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay
Bên cạnh việc nghiên cứu về đóng góp của FDI vào PTBV trên bình diện quốc gia, đã có không ít công trình đề cập đến đóng góp của FDI vào PTBV ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, thành phố ở Việt Nam Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung làm rõ đóng góp của FDI đến từng khía cạnh riêng biệt của PTBV, vấn đề làm thế nào để có thể gia tăng đóng góp của FDI vào PTBV trên phạm vi một vùng kinh tế một cách toàn diện và sâu sắc vẫn đang là khoảng trống
về khoa học, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết
1.3.2 Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
Về mặt lý luận: Cho đến nay, đã có công trình nghiên cứu, luận giải về cơ sở
lý luận về đóng góp của FDI vào PTBV tuy nhiên vẫn chưa thực sự đầy đủ chuyên sâu và những công trình đó đa phần đều phân tích định tính, chưa có công trình nào kết hợp cả phân tích định tính và định lượng để nghiên cứu toàn diện về đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng kinh tế
Trang 38Theo hướng này, luận án sẽ:
(i) Xây dựng khái niệm, cấu thành nội dung phát triển bền vững vùng kinh tế (ii) Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế
(iii) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế
(iv) Đúc rút những bài học kinh nghiệm về FDI với PTBV của một số vùng lãnh thổ có thể vận dụng vào điều kiện của vùng ĐBSH
Về mặt thực tiễn: Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án có rất ít công trình nghiên cứu sâu về đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh
tế trên cả ba trụ cột Đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện trên cả hai khía cạnh định tính và định lượng về đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế cụ thể là tại vùng ĐBSH Do
đó vấn đề luận án lựa chọn làm đề tài nghiên cứu vẫn là khoảng trống lớn trong khoa học cần được lấp đầy Những vấn đề cơ bản cần tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm:
(i) Làm rõ thực trạng đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong việc đóng góp FDI vào PTBV ở vùng (ii) Xây dựng những mô hình định lượng để đánh giá đóng góp của FDI vào PTBV vùng ĐBSH
(iii) Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH trong thời gian tới
Trang 402.1.1 Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác” Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 nêu “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI
Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động
sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”