Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

III. Tác động của các chương trình, dự án ODA đến công tác xoá đó

1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận

dịch vụ công

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của mỗi địa phương. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng luôn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và nhiều khi việc huy động các nguồn lực từ trong nước không thể đáp ứng được

lượng vốn nhiều như vậy. Do đó, chúng ta phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài và hình thức ODA là hình thức có rất nhiều ưu điểm trong lĩnh vực này. Các dự án ODA đầu tư vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như: Giao thông vận tải, xây dựng các nhà máy điện, xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng các bệnh viện…đem lại rất nhiều lợi ích cho các địa phương và người dân ở các địa phương có các công trình kết cấu hạ tầng đó. Chẳng hạn, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao lưu buôn bán với các vùng khác, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, giúp người dân có điều kiện cập nhật thông tin, người dân được hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ v.v.

Có thể thấy được ảnh hưởng của các dự án cơ sở hạ tầng qua việc phân tích một số công trình cơ sở hạ tầng tiêu biểu sau:

Theo phân tích, đánh giá tác động sau khi hoàn thành đường 5 do JBIC tài trợ thì: thời gian đi lại từ Hà Nội đến Hải Phòng giảm một nửa, hàng hoá vận tải qua cảng Hải Phòng tăng lên 1,5 lần thời kỳ 2001 – 2002. Sau năm 2000 lượng vốn FDI vào các khu công nghiệp tăng đáng kể. Đến giữa năm 2003, 4 khu công nghiệp thuộc khu vực đường 5 chiếm 85% vốn FDI của khu vực phía Bắc và thu hút 14000 lao động. Đường 5 cũng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng ở các khu vực lân cận tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở khu vực này.

Về tác động sau khi hoàn thành cầu Mỹ Thuận và nâng cấp quốc lộ 1: thời gian đi lại từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ giảm từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Khối lượng hành khách và hàng hoá chuyên chở tăng gấp đôi. Các khu công nghiệp ở Cần Thơ như Khu công nghiệp Trà Nóc I và II, khu công nghiệp Hùng Phú thu hút được 13000 lao động. Giao thông thuận tiện đã thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đường dây tải điện 500 KV Bắc – Nam hoàn thành đã hỗ trợ 20% nhu cầu điện ở phía nam và đáp ứng khoảng gần 80% nhu cầu điện ở miền Trung. Việc tải điện qua đường dây 500KV giúp điện hoá nông thôn, theo số liệu thống kê năm 2002 ở khu vực phía nam đã có 72% số hộ gia đình thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất đã được sử dụng điện.

Hiện nay, có rất nhiều các công trình hạ tầng cơ sở sử dụng vốn ODA đang được vận hành và phát huy tác dụng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của những người nghèo và đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương được xếp vào loại nghèo trước đây.

Một số dự án lớn sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức

STT Tên dự án Địa điểm Thời gianthực hiện Tổng vốnđầu tư

Dự án vay vốn JBIC

1 Dự án cầu Bính Thành phốHải phòng 1994-2001 176,5

2 Cải tạo nâng cấp quốc lộ 5 1994-2003 215,6

3 Khôi phục cầu quốc lộ 1(giai đoạn 1) 1994-2002 162,2 4 Khôi phục cầu quốc lộ 1(giai đoạn 2) 1995-2004 211 5 Khôi phục cầu đường sắtHà Nội-TP Hồ Chí Minh 1994-2004 119 6 Cải tạo cảng Hải Phòng giaiđoạn khẩn cấp 1994-2002 40 7

Dự án khôi phục 10 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất

1994-2006 1074

8 Dự án cải tạo cảng Sài Gòn 1995-2000 500

9

Dự án khôi phục 9 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất

1995-2001 807

10 Cảng Cái Lân 1996-2004 108,4

11 Hầm đường bộ qua đèo HảiVân 1997-2005 251 12 Hệ thống thông tin duyênhải 1997-2003 34 13 Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 1998-2005 302 14 Cải tạo nâng cấop quốc lộ18 1998-2005 232

15 Mở rộng cảng Tiên Sa 1999-2004 113

16

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội

1999-2004 1933 17 Cầu Thanh Trì &đoạn NamVành đai III Hà Nội 2000-2005 410

18 Cầu Cần Thơ 2000-2006 370

19 Dự án cải tạo cảng HảiPhòng giai đoạn 1 và 2 2000-2007 2540

20 Cầu Bãi Cháy 2001-2005 180

22 Dự án đường Đông Tây 2003-2006 9700 23

Dự án khôi phục 44 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất Tuyến đường sắt Thống Nhất 2004-2010 2472 Dự án vay vốn WB

24 Dự án giao thông nội thị 2 1994-1999 162

25 Dự án hai tuyến đường thuỷ 1996-2001 61

26 Dự án khôi phục quốc lộ 1-WB 1 1997-2003 236,6 27 Dự án khôi phục quốc lộ 1– WB3 1997-2004 89 28 Dự án giao thông nội thị 1 2000-2004 145 29 Dự án khôi phục quốc lộ 1– WB 2 2001-2005 145 30 Dự án giáo dục đại học Các trườngđại học 1998-2005 108 31 Dự án phát triển giáo viêntiểu học (giai đoạn 1) 10 tỉnh, thànhphố 2001-2005 36

Dự án vay vốn ADB

32

Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh

1997-2002 204,9 33 Dự án khôi phục quốc lộ 1đoạn Hà Nội – Lạng Sơn 1999-2005 196,5 34

Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Quảng Ngãi-Nha Trang

1999-2005 189,54

35 Dự án đường xuyên á 2000-2004 46

36 Dự án nâng cấp quốc lộ 9 2001-2005 130

37 Dự án nâng cấp tỉnh lộ 2003-2006 121

38 Dự án giáo dục kỹ thuật vàdạy nghề Cácphương địa 1999-2004 121

39

Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn II)

Các địa

phương 2005-2010 80

40

Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn II)

Các địa

phương 2005-2010 80

Các nước và tổ chức khác

41 Trung tâm sản xuất chương trình - Đài Truyền hình Việt

Hà Nội 1997-2001 2004-2007

nam- Chính phủ Nhật Bản tài trợ

42

Dự án đóng tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển- ORET- Hà Lan tài trợ

Thành phố

Hải Phòng 2002-2005 800

43

Dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1 –CHLB Đức tài trợ

Thành phố

Đà Nẵng 2002-2006 701

44 Dự án 5 trường dạy nghề-Hàn Quốc tài trợ Cácphương địa 2004-2007 43

45 Dự án 10 trường dạy nghề-Đức tài trợ Cácphương địa 2005-2006 12,5

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w