Thông qua thực trạng việc nắm giữ vàng trong dân ở Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế lượng vốn chết dưới dạng vàng trong dân thông qua hệ thống tài chính. Đồng thời qua đó cũng thấy được các đặc điểm cũng như chức năng của hệ thống tài chính.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LƯỢNG
VỐN “CHẾT” DƯỚI DẠNG VÀNG TRONG
DÂN THÔNG QUA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Người thực hiện: Phạm Thị Hương
Trang 2Mục lục
1.1 Các quan điểm về HTTC
1.2 Tổ chức HTTC Việt Nam hiện nay
1.3 Vai trò HTTC
1.3.1 Huy động vốn bằng nội tệ
1.3.2 Huy động vốn bằng ngoại tệ
1.3.3 Huy động vốn bằng vàng
Phần II : Thực trạng việc nắm giữ vàng trong dân ở Việt Nam 9 2.1 Thực trạng vốn trong dân
2.1.1 Lượng vốn trong dân
2.1.2 Các hình thức sử dụng vốn trong dân
2.2 Thực trạng nắm giữ vàng trong dân
2.2.1 Lượng vàng nắm giữ trong dân
2.2.2 Tình hình huy động vàng thông qua HTTC trước đây
2.3 Nguyên nhân cuả tình trạng vốn “chết” dưới dạng vàng trong dân
Phần III : Giải pháp nhằm hạn chế lượng vốn “chết” dưới dạng vàng trong dân
3.1 Dự báo xu hướng nắm giữ vàng trong dân
3.2 Giải pháp huy động vốn qua HTTC nhằm hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàng
Trang 33.2.1 Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng
3.2.2 Ổn định kinh tế vĩ mô
3.2.3 Phát động chứng chỉ tiền vàng, trái phiếu huy động vàng
3.2.4 Thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia
3.2.5 Cấm mua bán vàng miếng
Phần I : Lý luận chung về HTTC
Trang 41.1 Các quan điểm về HTTC
Tài chính là hệ thống các quan điểm trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế Tuy nhiên, đó không phải là môtj hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó có những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc nhau và tạo thành hệ thống tài chính Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính mà ở đó các hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trong cắc lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính( dẫn vốn) Với các lĩnh vực hoạt động này , toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội
1.2 Tổ chức HTTC Việt Nam hiện nay
Hiện nay, tại Việt Nam, HTTC được phân chia thành 4 phần đó là:
1 Thị trường tài chính
2 Các định chế tài chính trung gian
3 Cơ sở hạ tầng pháp lý-kĩ thuật
4 Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính
Trong đó:
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng tài chính hay là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính Tại đây có sự xuất hiện của nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà môi giới,và các cơ quan quản lý Theo đó, người thiếu vốn đóng vai trò là nhà phát hành sẽ tạo lập công cụ tài
Trang 5chính rồi bán ra thị trường, thông qua môi giới người có vốn chính là nhà đầu tư
sẽ mua công cụ tài chính này , kèm theo một xác nhận quyền đòi Các công cụ tài chính này là trái phiếu, cổ phiếu, tín phiế, thương phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi…
Trung gian tài chính là tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính , làm trung gian giữa nhiều chủ thể có vốn và thiếu vốn, giúp cho đồng vốn được sử dụng hiệu quả Khác với nhà môi giới trên thị trường tài chính thì trung gian tài chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối vốn Các trung gian tài chính hiện nay:
Trung gian nhận tiền gửi: nổi bật nhất là Ngân hàng thương mại
Trung gian đầu tư: chủ yếu là Ngân hàng đầu tư, công ty tài chính
Ngoài ra là các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
Cơ sở hạ tầng pháp lý kỹ thuật bao gồm hệ thống pháp luật như lật ngân hàng, luật bảo hiểm, luâtj chứng khoán: nguồn lực cơ chế giám sát và hệ thống cung cấp thông tin như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm moody’s, S&P
Các tổ chức điều hành và giám sát hệ thống bao gồm Ngân hàng nhà nước,
bộ tài chính, ủy ban chứng khoán quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế như
WB, ADB, IMF
Theo hướng tiếp cận HTTC là tổng thể các hoạt động tài chính thì hệ thống tài chính của Việt Nam bao gồm một số chủ thể chính là: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách nhà nước, tài chính dân cư và các tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội tài chính đối ngoại
Tài chính doanh nghiệp: chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đay cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, trong hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp được coi như những tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính Do vậy nó có khả năng tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển suy thoái của nền sản xuất Tài chính
Trang 6doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khác
Ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước gắn liền với các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính của mình trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ
mô của nền kinh tế-xã hội Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Để thực hiện được các vai trò đó, ngân sách Nhà nước phair có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp Các mối quan hệ kinh tế giữa một tụ điểm vốn quan trọng : Ngân sách Nhà nước với các bộ phận khác của HTTC
Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội: đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong HTTC Hoạt động tài chính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài chính ở nước ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng: Nếu có những biện pháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng
1.3 Vai trò HTTC
Thị trường tài chính trong nền kinh tế là nơi phân bổ vốn tiết kiệm một cách hệu quả cho người sử dụng cuối cùng Tính hiệu quả là yếu tố đưa người đầu
tư cuối cùng và người tiết kiệm cuối cùng gặp nhau với chi phí thấp nhất và sự thuận lợi nhất có thể
Thị trường tài chính không phải là một không gian vật lý mà đó là một cơ chế chuyển tiền từ người tiết kiệm đến với người đầu tư cuối cùng Chúng ta có thể thấy được vị trí thống trị của các tổ chức tài chính trong việc dịch chuyển dòng vốn trong nền kinh tế Thị trường thứ cấp, trung gian tài chính và môi giới tài chính là những tổ chức thúc đẩy sự lưu thông của các dòng vốn
Trang 7Do đó, thị trường tài chính có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường tài chính:
Đối với cá nhân: giúp các cá nhân có cơ hội đầu tư từ những khoản tiền nhàn rỗi, tạo điều kiện cho các cá nhân có thể luôn chuyển vốn đầu tư dễ dàng, sự phát triển của HTTC cho phép tất cả cá nhân đa dạng hóa đầu tư phân tán rủi ro
Đối với các doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp hút vốn và tăng vốn, cho phép doanh nghiệp xác định giá trị liên tục các tài sản qua sự đánh giá của thị trường Từ đó thúc đẩy công ty không ngừng hoàn thiện các phương trình kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn
Đối với Nhà nước: giúp Nhà nước huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của Nhà nước trong thời kỳ thiếu vốn đầu tư, tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công
cụ nợ khác để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông
Đối với nền kinh tế: thị trường tài chính đa dạng hóa phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, qua đó sẽ thu hút những công nghệ mowisw cho nền kinh tế, điều hòa lãi suất tài trợ cho nền kinh tế thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các phương thức huy động vốn; giữ vai trò như một loại cơ sở hạ tầng
về mặt tài chính của nền kinh tế, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển thông qua cơ chế thu hút vốn, định hướng, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi sử dụng vốn có hiệu quả cao
1.3.1 Huy động vốn bằng nội tệ
Tiền gửi bằng nội tệ của các tầng lớp dân cư: đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn này có quy mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệ nhưng tăng trưởng không ổn định Nhược điểm huy động tiền gửi có lãi suất huy động bình quân cao, kì hạn gửi tiền danh nghĩa của người dân thường ngắn ( nhỏ hơn 12 tháng) Điều này ảnh hưởng tới khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kì hạn nợ, kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các Ngân hàng
thương mại
Trang 8Tiền gửi bằng nội tệ của các tổ chức kinh tế xã hội: nguồn tiền này cũng có quy mô, cơ cấu lớn trong nguồn huy động Tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc có kì hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp Nếu ngân hàng huy động được nhiều để cho vay và đầu tư thì không những kéo dài đượ chênh lệch lãi suất hai đầu trần và sàn mà còn giảm được chi phí vốn bình quân, tăng lợi nhuận
Tiền gửi bằng nội tệ của các tổ chức khác: tiền này có quy mô, cơ cấu nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi bằng nội tệ Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác thường có mức độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, ngân hàng cũng không sử dụng nguồn này để cho vay và đầu tư
Đi vay bằng nội tệ: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM, tuy nhiên khi cần ngân hàng có thể vay mượn thêm Việc đi vay bằng đồng nội tệ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt dự trữ
1.3.2 Huy động vốn bằng ngoại tệ
Để đáp ứng hu cầu hoạt động kinh doanh các NHTM không chỉ huy động vốn bằng đồng VND mà còn huy động vốn bằng ngoại tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM nhưng trong thời gian gần đây nguồn vốn này ngày càng càng cho thấy các vai trò quan trọng của mình Các NHTM có thể huy động vốn này qua các cách sau:
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư: tiền gửi huy động vốn của các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ Việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế vầ tình trạng khan hiếm VND Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế xã hội: đây chủ yếu lầ các khoản tiền gửi trong thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng khác: nguồn tiền này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ Tại Việt Nam đối tượng cho vay chủ yếu là NHNN
Trang 9Tiền vay bằng ngoại tệ: cũng giống tiền vay bằng nội tệ, chỉ khi thật sự cần thiết NHTM mới đi vay nhất là ngoại tệ thì lãi suất luôn cao và đầy biến động Do vậy lượng vốn vay thường nhỏ
1.3.3 Huy động vốn bằng vàng
Là các hình thức mà các tổ chức tín dụng huy động vàng dưới hình thức phát hành chứng chỉ huy động vàng có kỳ hạn; huy động vàng bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn hoặc phát hành chứng chỉ Đây là hình thức mà ngân hàng Nhà nước đã thực hiện như năm 2010 Hiện nay huy động vốn bằng vàng đang là vấn đề rất nóng trong xã hội khi chúng ta đang
để lãng phí hàng trăm tấn vàng trong dân mà chưa được đưa ra để phục vụ sẩn xuất kinh doanh
Phần II: Thực trạng việc nắm giữ vàng trong dân ở Việt Nam
2.1 Thực trạng vốn trong dân
2.1.1 Lượng vốn trong dân
Ngoại hối: Theo ADB, mức dự trữ ngoại hối của quốc gia của Việt Nam năm
2014 ở mức gần 34 tỷ USD Tất nhiên con số này đã bao gồm cả lượng ngoại hối của cả chính phủ và gười dân cùng nắm giữ Như vậy có một lượng lớn vốn ngoại
tệ đang nằm trong tay người dân
Nguồn vốn dưới dạng vàng: Theo con số do Hiệp hội Kinh doanh vàng thế giới công bố, lượng vàng trong dân tại Việt Nam là khoảng 500 tấn-tương đương
20 tỷ USD( hay 13,3 triệu lượng vàng)
Nguồn vốn dưới dạng đất đai và bất động sản con số là rất lớn Đặc biệt là nguồn vốn tín dụng, theo thống kê cho thấy tại Hà Nội là 20% các khoản vay liên quan đến bất động sản, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 50%
2.1.2 Các hình thức sử dụng vốn trong dân
Trang 10Báo cáo khảo sát quý 4/2014 của Nielsen cho biết, 77% người Việt Nam có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, chỉ 18% người có tiền đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm…
Theo khảo sát về xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi cuẩ người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á và toàn cầu quý 4/2014 của Công ty nghiên cứu thị trường
Nielsen thì tỷ lệ người Việt Nam có tiền nhàn rỗi gửi vào tiết kiệm đạt 77%, trong khi chỉ số này ở toàn cầu là 43% Các nước ASEAN, tỷ lệ người dân có tiền gửi vào tiết kiệm từ 63%-70%
Các khoản tiết kiệm chủ yếu của người Việt Nam được chỉ ra chủ yếu là gửi ngân hàng, tích trữ vàng, bất động sản Các kênh đầu tư khác như chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) của người Việt Nam có tiền nhàn rỗi đật thấp nhất trong khu vực ASEAN và thấp hơn tỷ lệ đàu tư vào các kênh huy động vốn
Tỷ lệ người Việt Nam có tiền nhà rỗi đàu tư chứng khoán, quỹ mạo hiểm chỉ đạt 18% trong khi các nước ASEAN tỷ lệ người dân dừng tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán, quỹ mạo hiểm đạt từ 26%- 32%, tỷ lệ này trung bình toàn cầu là 21%
2.2 Thực trạng nắm giữ vàng trong dân
2.2.1 Lượng vàng nắm giữ trong dân
Những tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập khoảng 50 tấn vàng Bình quân mỗi tấn là 30 triệu USD thì đã có 1,5 tỷ USD được chi ra để nhập vàng
Những năm trước, số vàng đã nhập cũng không kém Theo một thành viên của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hiện các ngân hàng có huy động vốn bằng vàng cũng chỉ thu hút được 1-1,5 triệu lượng vàng miếng, số còn lại chủ yếu nằm trong dân Cũng trong những đầu năm 2008, đã có gần 40 tấn vàng được dập thành trên 1 triệu lượng vàng SJC tung ra thị trường
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Thế giới công bố cũng như thống kê sơ bộ hiện nay 2016, người dân Việt Nam đang nắm giữ ít nhất 500 tấn vàng- tương đương 22 tỷ USD( hay 13,3 triệu lượng vàng), đây là vấn đề đang rất nóng được
Trang 11cả nhà kinh doanh và giới chuyên gia đang rất quan tâm trong thời hugian gần đây
2.2.2 Tình hình huy động vàng thông qua HTTC trước đây
Theo quy định tại Nghị định mới thay thế Nghị định 174 về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam đang được NHNN trình Chính phủ, Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu, quyền tích trữ, quyền mua bán vàng của người dân Thực tế, các tổ chức tín dụng trước đây đã tiến hành huy động vàng và cho vay bằng vàng Theo đánh giá của NHNN, thời gian qua, đaqực biệt là trong năm 2010 và 2011, sựu biến động quá lđềớn của giá vàng làm cho việc huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng gặp nhiều rủi ro, do vậy, hoạt động này chưa phát huy được hiệu quả
“Trong đề án huy động vàng, thời gian tới, Nhà nước sẽ đứng gia huy động vàng thông qua các tổ chức tín dụng, hay nói cách khác, các tổ chức tín dụng sẽ làm đại lý cho NHNN trong việc huy động vàng Với hình thức này, Nhà nước
không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian, ở đây là các tổ chức tín dụng Mặt khác, với nhiều công cụ khác nhau, ví dụ kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế, Nhà nước sẽ bảo hiểm được rủi ro do biến động của giá vàng thế giới, do đó đảm bảo giá trị tài sản của người dân mà vẫn có thể sử dụng số vàng đó quy đổi thành ngoại tệ để phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH” – Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết
Theo đánh giá của các chuyên gia, với hình thức huy động này, các tổ chức tín dụng không lo khi giá vàng biến động, tuy nhiên, cũng có ý kiến tỏ ra băn
khoăn về hình thức huy động này, bởi bấy lâu nay các tổ chức tín dụng vẫn huy động vàng nhưng vẫn có một lượng vàng lớn “đắp chiếu” trong dân Mặt khác, khi giá vàng tăng đột biến người dân đổ xô rút bán chốt lời, rất có thể nhà nước sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn
2.3 Nguyên nhân của tình trạng vốn “chết” dưới dạng vàng trong dân