Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận án
Phan Văn Khuê
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Dung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và
TS Nguyễn Xuân Thành, Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất, Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; UBND, Ban địa chính các xã Vân Du, Chí Đám và Phong Phú, huyện Đoan Hùng; Trung tâm Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Nghiên cứu sinh
Phan Văn Khuê
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
Trích yếu luận án xii
Thesis abstract xiii
Phần 1 Mở đầu 1
Phần 2 Tổng quan tài liệu 5
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 5
2.1.1 Khái quát về đất đai và quản lý đất đai 5
2.1.2 Đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 10
2.1.3 Chất lượng đất sản xuất nông nghiệp 16
2.2 Hệ thống thông tin đất đai 21
2.2.1 Khái quát về hệ thống thông tin đất đai 21
2.2.2 Quản lý đất đai trên cơ sở hệ thống thông tin đất đai 25
2.2.4 Hệ thống thông tin đất đai việt nam 29
2.3 Định hướng nghiên cứu của đề tài 45
Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 47
3.1 Nội dung nghiên cứu 47
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đoan Hùng 47
3.1.2 Thực trạng hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 47
3.1.3 Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 47
3.1.4 Xây dựng chương trình quản lý thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 47
3.1.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 48
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
Trang 63.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu 48
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 49
3.2.3 Phương pháp thiết kế mô hình hệ thống 50
3.2.4 Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin 52
3.2.5 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất 53
3.2.6 Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu 60
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 64
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng 64
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 64
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế và xã hội 67
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 69
4.1.4 Công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng 70
4.1.5 Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện 75
4.2 Thực trạng hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 76
4.2.1 Cơ sở dữ liệu đất đai 76
4.2.2 Hạ tầng thông tin và công nghệ phục vụ công tác quản lý đất đai 81
4.3 Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống 82
4.3.1 Cấu trúc mô hình hệ thống thông tin và mô hình cơ sở dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 82
4.3.2 Phân hệ cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 85
4.3.3 Triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 87
4.3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 89
4.4 Xây dựng chương trình quản lý thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 119
4.4.1 Mô hình hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 119
4.4.2 Lựa chọn hệ thống phần mềm và thiết kế các modul chương trình 122
4.4.3 Cập nhật cơ sở dữ liệu cho hệ thống 124
Trang 74.4.4 Khai thác các chức năng của hệ thống phục vụ quản lý sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng 125
4.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 135
4.5.1 Giải pháp về chính sách 135
4.5.2 Giải pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin 136
4.5.3 Giải pháp về tài chính 137
4.5.4 Giải pháp về nhân lực và tổ chức thực hiện 137
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 139
5.1 Kết luận 139
5.2 Kiến nghị 140
Danh mục công trình đã công bố 142
Tài liệu tham khảo 143
Phụ lục 151
Danh mục phụ lục 152
Trang 8CNTT Công nghệ thông tin
CPTG Chi phí trung gian
FIG Liên đoàn Trắc địa quốc tế
(Federation Internationnal des Geometres)
GIS Hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Information System) GTGT Giá trị gia tăng
Trang 9LIS Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System) LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type)
NTTS Nuôi trồng thủy sản
PTNT Phát triển nông thôn
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TNMT Tài nguyên môi trường
VN-2000 Hệ tọa độ Việt Nam - 2000
Trang 10DANH MỤC BẢNG
3.1
3.2
3.3
3.4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
Chỉ tiêu và phương pháp phân tích tính chất đất 53
Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất 55
Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 59
Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 59
Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Đoan Hùng năm 2015 68
Biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015 74
Đánh giá hệ thống hồ sơ địa chính của huyện Đoan Hùng 77
Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Đoan Hùng (đến 31/12/2015) 78
Danh mục dữ liệu bản đồ địa chính huyện Đoan Hùng 90
Đặc tính, tính chất của đất phù sa glây (Pg) - Gleyic Fluvisol (Flg) 95
Đặc tính, tính chất của đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) 96
Đặc tính, tính chất của đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 97
Đặc tính, tính chất của đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 98
Đặc tính, tính chất đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) 98
Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 100
Chỉ tiêu phân cấp xây dựng đơn vị chất lượng đất đai huyện Đoan Hùng 102
Tổng hợp diện tích các đơn vị đất đai 105
Hiện trạng các LUT huyện Đoan Hùng năm 2015 108
Yêu cầu sử dụng của các LUT huyện Đoan Hùng 109
Trang 114.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
Diện tích mức độ thích hợp về yêu cầu sử dụng đất của các
LUT 110
Hiệu quả kinh tế của các LUT huyện Đoan Hùng (tính trên 1ha) 111
Mức độ sử dụng phân bón trên địa bàn huyện Đoan Hùng 114
Mức độ che phủ của các LUT 115
Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất huyện Đoan Hùng 116
Kết quả thống kê diện tích của các LUT theo đơn vị hành chính 130
Kết quả thống kê diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính 131
Tổng hợp mức thích hợp của LUT chuyên lúa trên các loại đất 135
Trang 12DANH MỤC HÌNH
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
Sơ đồ vị trí chọn điểm nghiên cứu 49
Sơ đồ xây dựng cơ sở dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 62
Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng 64
Diễn biến lượng mưa trung bình tháng (trạm Phú Hộ) 65
Cơ cấu sử dụng đất huyện Đoan Hùng năm 2015 72
Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Đoan Hùng năm 2015 73
Mô hình cấu trúc HTTT đất SXNN huyện Đoan Hùng 83
Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống 84
Cấu trúc CSDL đất SXNN huyện Đoan Hùng 84
Mô hình hoàn thiện CSDL đất đai 85
Sơ đồ triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 88
Bản đồ địa chính sau chuẩn hóa trên MicroStation 94
Sơ đồ loại đất chính huyện Đoan Hùng 101
Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Đoan Hùng 107
Mức sử dụng lao động của các LUT 112
Thông tin chất lượng đất trong CSDL 118
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất SXNN năm 2015 huyện Đoan Hùng 119
Mô hình hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 120
Mô hình quan hệ dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 121
Sơ đồ các chức năng của hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 123
Giao diện hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 124
Trang 134.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
Giao diện cập nhật dữ liệu cho hệ thống 124
Giao diện tra cứu thông tin đất đai trên hệ thống 125
Giao diện và phiếu kết quả tra cứu thông tin địa chính 126
Giao diện và phiếu kết quả tra cứu thông tin chất lượng đất 127
Kết quả tra cứu thông tin chất lượng đất của thửa đất 128
Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp bằng hệ thống 128
Thống kê theo theo đơn vị hành chính 129
Tổng hợp diện tích và mức độ thích hợp các LUT toàn huyện 133
Thống kê mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất 133
Kết quả thống kê loại đất và các LUT trên hệ thống 134
Trang 14TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Phan Văn Khuê
Tên luận án: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 62 85 01 03
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) chất lượng đất để tích hợp, hoàn thiện CSDL đất đai góp phần tăng cường năng lực quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng đất
- Xây dựng hệ thống thông tin (HTTT) đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, sử dụng 3 nhóm phương pháp chính: (i) phương pháp thu thập tài liệu số liệu; (ii) phương pháp xử lý số liệu và xây dựng CSDL; (iii) phương pháp quản lý CSDL Các phương pháp được sử dụng theo các giai đoạn nghiên cứu:
- Sau khi thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp tiến hành phân loại tài liệu
số liệu, xác định các số liệu điều tra bổ sung, khu vực điều tra về quản lý sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đối với đất sản xuất nông nghiệp Điều tra 90 hộ sản xuất nông nghiệp trên 03 xã điểm về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; phúc tra chất lượng đất sản xuất nông nghiệp với 11 phẫu diện, 38 mẫu phân tích
- Sử dụng các phương pháp phân tích, xử lý số liệu, chuẩn hóa dữ liệu để xây dựng CSDL đất sản xuất nông nghiệp với các phân hệ CSDL địa chính, CSDL chất lượng đất và CSDL hiện trạng sử dụng đất Tích hợp CSDL chất lượng đất lên CSDL địa chính và CSDL hiện trạng sử dụng đất để hình thành CSDL đất SXNN huyên Đoan Hùng, có khả năng truy vấn thông tin về số lượng, chất lượng đất đến từng thửa đất
- Xây dựng mô hình quản lý CSDL đất SXNN huyện Đoan Hùng bằng HTTT đất đai trên nền ArcGIS và WebGIS phục vụ: (i) Truy vấn thông tin chất lượng thửa đất và các mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất; (ii) Tổng hợp diện tích, chất lượng, vị trí phân bố các loại đất; diện tích, chất lượng, loại hình
sử dụng đất hiện tại, các mức độ thích hợp khác và chỉ ra vị trí phân bố của chúng đến mỗi đơn vị hành chính cấp xã/thị trấn và đến cụ thể thửa đất
Trang 15Kết quả chính và kết luận
1) Huyện Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và
01 thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.285,20 ha, trong đó chủ yếu
là đất nông nghiệp (chiếm 85,66% diện tích tự nhiên); Toàn huyện có 107.646 người với 29.981 hộ, mật độ dân số 365 người/km2; dân số trong độ tuổi lao động là 58.300 người, lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,28%/năm
2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông tin và tư liệu phục vụ công tác quản
lý đất đai của huyện còn nhiều hạn chế, đó là HTTT đất đai chưa được thiết lập; các tư liệu đất đai thiếu đồng bộ cả về dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính đã làm giảm khả năng tra cứu, khai thác thông tin đất đai
3) Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng CSDL đất đai phục vụ QLSD đất SXNN huyện Đoan Hùng: (i) Mô hình HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN huyện Đoan Hùng được thiết kế theo mô hình tập trung tại huyện Cơ
sở dữ liệu gồm ba phân hệ: CSDL địa chính; CSDL chất lượng đất; và CSDL hiện trạng sử dụng đất; (ii) Xây dựng CSDL địa chính, CSDL hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở chuẩn hóa tư liệu địa chính, tư liệu HTSD đất; (iii) Xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp vào CSDL đất đai Cơ sở dữ liệu chất lượng đất được xây dựng từ dữ liệu phúc tra hoàn thiện bản đồ đất, các dữ liệu về yêu cầu
sử dụng đất, mức độ thích hợp và hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất trên cơ sở các chỉ tiêu và bộ chỉ tiêu phân cấp đánh giá chất lượng đất Các dữ liệu được phân theo các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất Cơ sở dữ liệu chất lượng đất gồm bản
đồ chất lượng đất và các thông tin thuộc tính thể hiện chất lượng đất được chuẩn hóa theo quy chuẩn hiện hành của CSDL đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Tích hợp CSDL chất lượng đất với CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất SXNN huyện Đoan Hùng
4) Xây dựng mô hình HTTT đất đai và CSDL trên hệ thống phần mềm ArcGIS, các modul chương trình được thiết kế thuận tiện cho việc cập nhật, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai, phù hợp với điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin của huyện Thông qua hệ thống, yêu cầu tra cứu thông tin về địa chính của thửa đất; thông tin về chất lượng đất của thửa đất hoặc khoanh đất được cung cấp một cách nhanh chóng, đơn giản trên ArcGIS và mạng WebGIS
5) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTT đất đai góp phần tăng cường năng lực quản lý sử dụng đất SXNN tại huyện Đoan Hùng, bao gồm: (1) Giải pháp về chính sách; (2) Giải pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin; (3) Giải pháp
về tài chính; (4) Giải pháp về nhân lực và tổ chức thực hiện
Trang 16THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Phan Van Khue
Thesis title: Study to build land information system for agricultural land use management in Doan Hung district, Phu Tho province
Major: Land management Code: 62 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives
- Build soil quality database to integrate and complete land database to contribute to strengthening agricultural land use administrative capability adequately in land quantity and quality
- Build land information system to serve agricultural land use management for Doan Hung district
Materials and methods
There are 3 major method groups in the thesis: (i) method of collecting data and document; (ii) method of data processing and data building; (iii) method of data management Methods are used according to study stages:
- After collecting secondary and primary documents and data, we classify data and document, identify additional survey data and regions for investigation
of land use management, efficiency of agricultural land utilization Survey 90 agricultural households in 03 key communes of agricultural land use efficiency; revise of agricultural land quality with 11 soil profiles, 38 soil samples be analyzed
- Use methods for data analysis and processing, data standardization to build agricultural land database with database administration modules, soil quality database, and land use status database Integrate soil quality database to administration database and land use status database to form agricultural land database of Doan Hung district, with the ability to query information about the land quantity and quality of each parcel
Main results and conclusions
1) Doan Hung district is located in the northwest of Phu Tho province, including 27 communes and 01 town Total natural area is 30,285.20 hectares, which is mainly agricultural land (85.66% of the natural area); The district has 107,646 people with 29,981 households, population density of 365 people per
Trang 17km2; the population of working age is 58,300 people, mainly works in agricultural sector; Annual economic growth reached 5.28% / year.
2) The study results showed that the land management of the district still had many limitations: Land Information System was not established; materials serving land management lack of synchronization of both spatial and attribute data; the search and extraction information is very limited
3) Design the model of systematic structure and build land database to serve agricultural land use management in Doan Hung district: (i) Model of land information system to serve in gathered model in the district Land database consisted of three basic database modules: the cadastral database; Soil quality database; and the current land use database (ii) The cadastral database, current land use database was built on the base of standardization cadastral and current land use document (iii) Build soil quality database integrated to land database Soil quality database was built from the revised data of soil map, land utilization requirements, suitable degree, and land utilization effect of land utilization types
on criteria and criteria set for soil quality evaluation The data are classified according to the thematic layers of soils, topography, water regime, soil fertility, and land use situation Soil quality database includes soil quality map, attribute information showing soil quality, which is standardized according to the current regulations of the land database issued by Ministry of Natural Resources and Environment Soil quality database is integrated with land database in land information system to serve agricultural land management and utilization in Doan Hung district
4) Build land information system and database on ArcGIS software system Modules of the program were designed comfortably for update, exploitation, and share land information, suitable with terms of information technology infrastructure of the district From the system, request cadastral information on land parcels; information on the soil quality of land plots or land parcel will be provided quickly, simply on ArcGIS and WebGIS network
5) Proposed solutions to complete land information system to contribute to enhancing agricultural land management and utilization capacity in Doan Hung district, include: (1) Solution of policy; (2) Solution on information infrastructure, technology; (3) Solution of finance; (4) Solution for manpower and organizing operation
Trang 19Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013)
Quản lý đất đai được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh
tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai Hệ thống quản lý đất đai gồm các thành phần: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai, hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT) đất đai Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007) Hiện tại hệ thống thông tin trong quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều bất cập: Bản đồ địa chính (BĐĐC) chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi đã có thì không đồng nhất
về hệ tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách không đầy đủ và phần lớn ở dạng giấy; công tác quản lý đất đai mới chỉ tập trung vào công tác địa chính, chưa quan tâm hoặc thiếu thông tin về chất lượng đất; chưa chú ý đến các thông tin và dữ liệu đặc thù đối với mỗi loại đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai theo hướng chính quy, hiện đại Nhận thức rõ tầm quan trọng trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước Ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đặt ra “Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên đất đai ” và “đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai”
Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì nhiều địa phương trong đó có huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ công tác quản lý
dữ liệu đất đai của huyện còn chưa đồng bộ, các tư liệu đất đai chủ yếu là tư liệu địa chính ở dạng giấy, tư liệu về chất lượng đất và các cơ sở dữ liệu khác được sử dụng theo kiểu phân tán, không có hệ thống; việc tra cứu thông tin về đất đai rất hạn chế nên khả năng hỗ trợ ra quyết định cũng như khai thác thông tin đất đai chưa hiệu quả
Trang 20Để hoàn thành mục tiêu trên cũng nhu nâng cao năng lực của hệ thống quản lý đất đai, phục vụ tra cứu thông tin đối với người sử dụng đất, hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà chuyên môn trong hoạch định chính sách, định hướng quản
lý sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất, thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của địa phương cần thiết đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý đất đai, trong đó việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hướng tới phục vụ đa mục tiêu và chia sẻ thông tin là việc làm quan trọng Vì vậy, cần phải hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) với đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng đất và quản lý các thông tin trong một hệ thống phục vụ quản
lý sử dụng đất
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất để tích hợp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai góp phần tăng cường năng lực quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng đất
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ;
- Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý diện tích, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong địa giới của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai trong hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Mô hình hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng theo mô hình tập trung tại huyện Cơ sở dữ liệu đất đai gồm ba phân
hệ cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu chất lượng đất; và cơ sở
dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đối với đất sản xuất nông nghiệp, tích hợp cơ sở dữ liệu này vào hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai để hoàn thiện hệ thống
Trang 21thông tin đất đai của huyện nhằm hướng tới xây dựng “hệ thống thông tin đa mục tiêu” và “Chính phủ điện tử” ở Việt Nam Cơ sở dữ liệu đất đai sẽ tập trung vào
cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất sản xuất nông nghiệp, gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu chất lượng đất và cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất Do thời gian nghiên cứu và hạn chế về tài chính, nên phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu chất lượng đất sẽ tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng đất nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của địa phương đối với công tác quản lý sử dụng đất
1.3.3 Một số câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng?
- Tình hình quản lý sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện?
- Thực trạng hệ thống thông tin đất đai và công tác quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng?
- Để phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng, cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai như thế nào? Cơ
sở dữ liệu cần những thông tin gì? Cơ sở dữ liệu chất lượng đất đưa vào hệ thống thông tin ra sao? Hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
sẽ phục vụ cho đối tượng nào?
- Định hướng và giải pháp để triển khai hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cho hiện tại và trong tương lai?
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở
dữ liệu hiện trạng sử dụng đất và cơ sở dữ liệu chất lượng đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả đối với đất sản xuất nông nghiệp quy mô cấp huyện, góp phần quản lý đất đai theo hướng đa mục tiêu và định hướng xây dựng Chính phủ điện tử
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về xây dựng cơ sở
dữ liệu chất lượng đất tích hợp với cơ sở dữ liệu đất đai trong hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện
Trang 221.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng ArcGIS và WebGIS để tích hợp CSDL và vận hành hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và khả năng áp dụng đối với cấp huyện của các địa phương
có điều kiện tương tự
Trang 23Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1 Khái quát về đất đai và quản lý đất đai
2.1.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, nước mặt (hồ, sông), nước ngầm, thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả do hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (dẫn theo Nguyễn Đình Bồng, 2010) Theo
Lê Quý Đôn trích trong Phủ biên tạp lục “Từ khi có trời đất là có núi sông, kinh thành dẫu có khác mà núi sông không đổi” (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000) Theo Phan Huy Chú (1961), của báu của một nước không gì quý bằng đất đai, nhân dân và mọi của cải đều do đấy mà sinh ra Theo Petty (1962), lao động là cha, đất đai là mẹ sinh sản ra mọi của cải vật chất trên thế giới này
Vũ Ngọc Tuyên (1994) nêu rõ: “lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là thổ nhưỡng, thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thuỷ quyển), sinh vật (sinh quyển), đá mẹ (thạch quyển), qua thời gian lâu dài Thổ nhưỡng là một hỗn hợp gồm các khoáng vật do đá mẹ phong hoá dưới tác động của các nhân tố vật lý, hoá học và chất mùn do xác động thực vật phân huỷ tạo thành Chất mùn làm cho đất có độ phì nhiêu, đó là đặc tính đặc trưng của đất mà đá không có; chất mùn còn làm tăng độ đệm của đất, làm giảm hữu hiệu những thay đổi đột ngột của môi trường bảo vệ cho các sinh vật sống và phát triển”
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý đất đai
Quản lý đất đai là các hoạt động quản lý gắn liền với đất đai mà đất được coi như một nguồn tài nguyên cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế QLĐĐ là một ngành khoa học có truyền thống lâu đời và ngày nay càng có vai trò quan trọng, mang tính liên tục theo thời gian và không gian QLĐĐ bao gồm các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua bán, cho thuê, hoặc thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở
Trang 24hữu (QSH) và quyền sử dụng (QSD) đất đai Quản lý đất đai là quá trình điều tra
mô tả, những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền, các thuộc tính của đất, lưu giữ, cập nhật, cung cấp những thông tin về sở hữu, giá trị,
sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan Quản lý đất đai liên quan đến
cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), định giá đất, giám sát, quản lý sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý (Tommy, 2011)
Theo Tommy (2011), một số khái niệm khác liên quan đến quản lý đất đai bao gồm:
- Quản lý hành chính về đất đai liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy QLĐĐ hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản
- Quản trị đất đai thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong QLĐĐ thông qua việc tập trung vào các vấn đề chính sách và tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả Quản trị đất đai có thể được hiểu là cách Chính phủ điều hành cơ chế quản lý đất đai
- Quản lý Nhà nước về đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau Quản lý Nhà nước về đất đai có thể đồng nghĩa với QLĐĐ, tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng, thực hiện các chính sách đất đai và QLĐĐ cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước QLĐĐ thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích
sử dụng khác nhau
2.1.1.3 Hệ thống quản lý đất đai
Hệ thống quản lý đất đai là một hệ thống xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất, giá trị đất, sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan đến đất Đất đai là tài nguyên thiên nhiên và là tài sản quý giá của mỗi quốc gia; bất động sản (BĐS) là một tài sản cố định, không thể di dời, BĐS bao gồm đất và các tài sản gắn liền với đất; BĐS có thể bao gồm một hoặc một số thửa đất
Hệ thống QLĐĐ bao gồm những đối tượng, đơn vị cơ bản khác nhau, nhưng thửa đất vẫn là đối tượng cơ bản nhất, phổ biến nhất Ở các nước phát triển việc đăng ký nhà, đất theo một hệ thống thống nhất, mã số giấy chứng nhận (GCN) được cấp duy nhất cho thửa đất chung cho cả nhà và đất, không loại trừ việc cho phép đăng ký nhà, một phần của toà nhà cùng những cấu trúc trên mặt đất hoặc dưới mặt đất gắn liền với thửa đất Theo United Nations (1996), hệ
Trang 25thống QLĐĐ tốt sẽ góp phần: đảm bảo quyền sở hữu và an toàn quyền hưởng dụng; hỗ trợ cho các chính sách về thuế đất; đảm bảo an toàn tín dụng; phát triển
và giám sát thị trường đất đai và BĐS; giảm thiểu tranh chấp đất đai; thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ thống QLĐĐ; tăng cường công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ quản lý môi trường và phát hành các tài liệu thống kê đất đai phục vụ các mục tiêu KTXH
Trong công tác quản lý đất đai, Nhà nước đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống QLĐĐ bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai Đồng thời, Nhà nước phải xác định một số nội dung chủ yếu như: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tập trung và phân cấp; vị trí của cơ quan ĐKĐĐ; vai trò của tổ chức công và đơn vị
tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính; quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu, đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế (United Nations, 1996)
Cấu trúc của hệ thống quản lý đất đai gồm: (i) Nội dung chính để quản lý đất đai (pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai); (ii) Cơ sở hạ tầng để quản lý đất đai (hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, HTTT đất đai) (Nguyễn Đình Bồng, 2005)
2.1.1.4 Tư liệu đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
a Tư liệu đất đai
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2009) thì tư liệu đất đai và các thông tin trong nguồn tư liệu đất đai bao gồm:
Tư liệu đất đai là tất cả những gì thuộc lĩnh vực đất đai phục vụ cho sản xuất và quản lý của con người Nguồn tư liệu đất đai là các tài liệu dưới dạng các văn bản (các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai ), các tài liệu dưới dạng tài liệu bản đồ (Tài liệu khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ) và các dạng tài liệu khác dưới dạng hồ sơ, biểu mẫu, sổ sách phục vụ công tác quản lý (hồ sơ Đăng ký QSD đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ); CSDL đất đai
Nguồn tư liệu đất đai rất đa dạng và phong phú song đều có những đặc trưng nhất định Xét trong phạm vi tư liệu đất đai phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai, có thể chia thành 2 loại Thứ nhất là các dạng quản lý thông tin về
Trang 26đất đai dưới dạng thuộc tính, thứ hai là các dạng tư liệu quản lý thông tin về đất đai dưới dạng không gian:
- Thông tin tư liệu thuộc tính: gồm thông tin về thửa đất, chủ sử dụng (quản lý) đất, QSD đất, sở hữu tài sản trên đất thể hiện trong hồ sơ địa chính (sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, bản lưu GCN), bộ hồ sơ gốc cấp GCNQSD đất; thông tin về chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai, khoanh đất hiện trạng trong hồ sơ thống kê, kiểm kê đất đai (biểu thống kê, kiểm kê đất đai); thông tin về đối tượng quy hoạch sử dụng đất theo các hệ thống biểu quy hoạch trong hồ sơ quy hoạch (hệ thống biểu mẫu, thuyết minh); thông tin về vị trí, giá đất, khu vực trong hồ sơ giá đất (khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể)
- Thông tin tư liệu không gian: gồm bản đồ (BĐĐC, bản đồ quy hoạch, bản
đồ hiện trạng ), các sơ đồ, trích lục Các thông tin đặc trưng mô tả mỗi đối tượng của tư liệu không gian bao gồm: Thông tin tư liệu theo dạng không gian được thể hiện bằng các kiểu đối tượng dạng điểm (point), đường (line, polyline), vùng (shape, polygon), chữ viết (text); Thông tin hình học về vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ, diện tích (đối với đối tượng dạng vùng), chiều dài (đối với đối tượng dạng đường), ký hiệu (đối với đối tượng dạng điểm), kiểu chữ (đối với đối tượng dạng chữ viết); Thông tin về thuộc tính không gian của đối tượng như số
tờ bản đồ, số thứ tự thửa đất, loại đất, diện tích thửa đất
b Cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)
- Thành phần CSDL đất đai quốc gia bao gồm: Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; Cơ sở dữ liệu địa chính; Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.Trong đó CSDL địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các CSDL thành phần khác (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013b)
- Nội dung, cấu trúc CSDL đất đai: Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin CSDL địa chính được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Nội dung, cấu trúc, kiểu
Trang 27thông tin của CSDL quy hoạch sử dụng đất, CSDL giá đất và CSDL thống kê, kiểm kê đất đai vẫn đang trong quá trình xây dựng
2.1.1.5 Quản lý sử dụng đất
Quản lý sử dụng đất là sự tập trung vào đất và những cách thức mà đất được sử dụng cho mục đích sản xuất, bảo tồn và cảnh quan (Verheye, 2010) Quản lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định và được xác định bởi mục đích sử dụng để tạo ra các giá trị khác nhau và được xác định bởi bản chất và giá trị của đất Trước đây quản lý sử dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp Ngày nay, quản lý đất đai còn phải giải quyết nhu cầu về đất phục vụ công nghiệp hóa,
đô thị hóa, bảo tồn, khai khoáng (Preu and Ferber, 2008; Ferber, 2009)
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được
sử dụng bởi chính quyền để quản lý cách mà đất được sử dụng và phát triển (Peter, 2008; World Bank, 2010), bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, QSD đất, định giá đất và thông tin đất đai
Quản lý sử dụng đất có thể được hiểu là quá trình kết hợp tất cả các công cụ
và kỹ thuật để đảm bảo về luật pháp cho việc sử dụng, khai thác và phát triển quỹ đất, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai Các nội dung chính về quản
lý sử dụng đất bao gồm: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng đất; lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc thực hiện QSD đất; định giá đất và thông tin đất đai
* Một số đặc điểm chính trong quản lý sử dụng đất:
Hệ thống quản lý sử dụng đất đề cập đến tất cả các hoạt động mà chính quyền địa phương yêu cầu để quản lý đất Hệ thống quản lý sử dụng đất sẽ xác định QSD cho phép hoặc thừa nhận có tương quan đến vùng
Theo Đặng Kim Sơn và Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2011): chính sách đất đai là hành động và hoạt động, thông qua đó Chính phủ xác định cho các cá nhân và các nhóm người trong xã hội phạm vi quyền của họ đối với đất đai, cụ thể hóa những trường hợp mà trong đó quyền về đất đai được chuyển nhượng, xây dựng
cơ chế để bảo vệ những quyền lợi đó và định hướng xử lý các tranh chấp có liên quan Chính sách đất đai của Việt Nam được phản ánh chính thức thông qua Luật Đất đai, các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Có nhiều nguyên tắc cơ bản khi xây dựng và vận dụng các chính sách đất đai Nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất là tính hiệu quả, công bằng, bền vững và
Trang 28hiệu lực Các nguyên tắc này là nền móng cho nỗ lực của đất nước nhằm tạo ra những tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia
Chủ thể của quản lý sử dụng đất là “người sử dụng đất” bao gồm: Các tổ chức kinh tế (trong nước, nước ngoài) sử dụng đất vào mục đích kinh doanh trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản; xây dựng, công nghiệp, dịch vụ; các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an: sử dụng đất làm trụ sở, doanh trại; các tổ chức chính trị, xã hội sử dụng đất làm trụ sở; hộ gia đình, cá nhân: sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp, dịch vụ, nhà ở
Khách thể của quản lý sử dụng đất là đất đai bao gồm các loại đất đã được xác định mục đích sử dụng, gồm: Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
2.1.2 Đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm Quá trình sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng cần đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì của đất, quản lý sử dụng đất cần quản lý cả về số lượng và chất lượng đất Cây trồng trực tiếp hấp thu nước và thức ăn trong đất để sinh trưởng và phát triển sẽ làm tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ trong đất, do vậy coi trọng việc duy trì độ phì nhiêu trong đất là rất có lợi cho sản xuất Sức sản xuất của đất hay gọi là độ phì nhiêu của đất, bao gồm cả các tính chất vật lý đất như: kết cấu thổ nhưỡng ảnh hưởng đến tính thoát nước
và thông khí, tầng đất dày mỏng ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ, tính chất hoá học đất như: hàm lượng các chất chua, kiềm đều làm cho đất có độ phì cao thấp khác nhau (Nhan Ái Tĩnh, 2002)
Mặt khác, độ phì nhiêu của đất luôn thay đổi, nếu dùng quá liều lượng phân hoá học sẽ làm cho chất đất chai cứng Nếu dùng phương pháp canh tác theo hình thức “bóc lột” sẽ làm cho độ phì nhiêu bị tổn thất, biến ruộng tốt thành đất cằn
Do đó duy trì và làm tăng độ phì nhiêu của đất là nhiệm vụ cấp bách của sản xuất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp khác nhau theo vùng: Do việc sử dụng đất nông nghiệp chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát triển của kinh tế
xã hội, nên sự khác biệt theo khu vực là rất rõ ràng Có thể thấy rõ sự khác nhau
Trang 29giữa các khu vực về mức độ tác động của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, gió, địa hình, vị trí đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ nào
2.1.2.2 Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
a Điều kiện tự nhiên của việc sử dụng đất nông nghiệp
Trong một lượng đầu tư lao động và vốn nhất định, lượng sản phẩm nông nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, độ màu mỡ của đất, địa hình, khí hậu có thuận lợi hay không Nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo (1821) đã sớm đề xuất quan điểm rằng giá cả ruộng đất là do độ phì nhiêu của đất quyết định; khi đất càng có sức sản xuất thì nông dân càng dễ chấp nhận chi tiền (trả giá) để được sử dụng đất nông nghiệp (dẫn theo Nhan Ái Tĩnh, 2002)
b Quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Nghiên cứu mô hình phân vùng kinh tế sử dụng đất nông nghiệp có thể thấy rằng loại sử dụng đất quyết định địa tô nhiều hay ít; Trên thực tế việc cải thiện điều kiện giao thông vận tải (như xây dựng đường sắt, đường bộ ) sẽ có thể hạ giá thành vận chuyển trong kinh doanh nông nghiệp của những vùng lân cận, mở rộng thêm khu vực cung ứng nông phẩm, đồng thời, do phí vận chuyển giảm sẽ khuyến khích nông dân đi sâu vào việc sử dụng tập trung ruộng đất, một khi hệ thống giao thông được cải thiện toàn diện sẽ tạo ra khả năng ở các vùng khác nhau, do phù hợp về điều kiện tự nhiên, về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn
c Tiến bộ kỹ thuật đối với việc sử dụng đất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đến tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sẽ cho ra sản phẩm mới hoặc nâng cao sản xuất “Tiến bộ kỹ thuật” được hiểu là trong điều kiện không thay đổi loại hình sản phẩm và giá cả đầu vào mà
sử dụng một phương thức sản xuất mới làm giảm giá thành bình quân của đơn vị sản phẩm hoặc nâng cao sức sản xuất của một loại tư liệu sản xuất nào đó (như đất đai, lao động); có thể gọi đó là “đổi mới quá trình sản xuất”
d Cơ chế chính sách
Chính sách đất đai luôn là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết và phân bổ đất đai, đưa đất đai vào sử dụng hiệu quả, nhằm sử dụng hợp lý và khai thác hết công năng của đất đai Thực tế chính sách đất đai ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện nhằm trợ giúp cho việc quản lý và sử dụng đất được tốt hơn Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, lỏng lẻo và chồng chéo trong cơ chế
Trang 30và chính sách, chính những bất cập này làm hạn chế vai trò quản lý của nhà nước, gây lãng phí, thất thoát đất và bức xúc trong nhân dân Vì vậy, chính sách đất đai cần đáp ứng các yêu cầu sau: (1) phải phù hợp với thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế; (2) phải đảm bảo tính nhất quán của quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai; đồng thời mở rộng quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất trên cơ sở hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; (3) phải mang tính chiến lược thể hiện tầm vóc của một chính sách lớn; (4) phải xuất phát
từ quy luật hình thành và phân phối địa tô của đất đai (Nguyễn Văn Sửu, 2009) Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề và thách thức cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đất đai ở Việt Nam Câu hỏi được đặt ra là, phải làm sao
có được nhiều nghiên cứu và giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những đòi hỏi của thực tế, đồng thời dự đoán được xu thế và tác động của quá trình đổi mới chính sách đất đai trong tương lai phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn của Việt Nam Tuy nhiên việc thực hiện hiệu quả chính sách đất đai có liên quan rất nhiều đến chính sách hỗ trợ (chính sách hỗ trợ giá cho vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ vật tư đầu vào, khuyến nông, khuyến lâm) và các chính sách xã hội khác của nhà nước (chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo vệ rừng đầu nguồn, quỹ gien, đa dạng sinh học)
2.1.2.3 Vai trò của đất nông nghiệp
a Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế
Trong nông nghiệp, đất đai đóng vai trò quan trọng hàng đầu Nó không chỉ đơn giản là địa điểm, là chỗ đứng để lao động sản xuất mà còn là tư liệu sản xuất đồng thời là đối tượng lao động Hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt chính là quá trình con người tác động vào ruộng đất một cách trực tiếp hay gián tiếp nhằm làm thay đổi độ phì nhiêu của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển Khi tác động vào đất mục tiêu cuối cùng của con người là nâng cao năng suất cây trồng Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng chủ yếu dựa vào thuộc tính tự nhiên của đất đó là độ phì nhiêu Bởi vậy, con người luôn áp dụng kỹ thuật mới kết hợp với các biện pháp bón phân, làm đất, bố trí cây trồng hợp lý với từng loại đất nhằm cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đất Trong quá trình này ruộng đất đóng vai trò là đối tượng lao động
Bên cạnh đó, con người còn sử dụng đất như là một công cụ để tác động lên cây trồng, con người làm tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu được khối lượng sản phẩm lớn hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Khi đó, ruộng đất được coi là tư liệu sản xuất
Trang 31Như vậy, trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất Với ý nghĩa này, đất nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội
b Đất nông nghiệp là nguồn cung cấp đất đai cho các ngành kinh tế khác
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong quỹ đất đai Năm 2014, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam là 262.805 km2 chiếm 79,4% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2 (Tổng cục Quản lý đất đai, 2014) Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp được sử dụng chưa hiệu quả, năng suất thấp dẫn đến thu nhập không cao trên một đơn vị diện tích
Trong quá trình đô thị hoá, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là một xu thế tất yếu đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, mặc dù Luật Đất đai Việt Nam đã có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt trong việc chuyển mục đích sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp nhưng tình trạng chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác không theo quy hoạch, không đúng pháp luật vẫn xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước Một vấn đề cấp bách hiện nay là phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn để sử dụng hợp lý và hiệu quả đất nông nghiệp Việc sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng với nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực Để thực hiện được nhiệm
vụ này, trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cần phải chú ý giữ một diện tích đất nông nghiệp phù hợp, không để việc chuyển đổi diễn
ra tự phát
c Đất nông nghiệp là yếu tố quyết định bảo vệ môi trường sinh thái
Đất đai là yếu tố quan trọng cấu thành môi trường, gắn liền với môi trường tự nhiên và điều kiện sinh thái Nếu đất bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái Đất đai bị ô nhiễm, hậu quả tất yếu là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi và chất lượng nông sản Tuy nhiên, tình trạng khai thác đất đai một cách kiệt quệ,
sử dụng đất không hợp lý đang diễn biến hết sức phức tạp Người sử dụng đất chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ tài nguyên đất Thực tế đó đã dẫn đến những thảm họa môi trường vô cùng nghiêm trọng như lở đất, lũ quét, đang hàng ngày đe dọa tính mạng và cuộc sống của con người ở các tỉnh vùng đồi núi
Trong sử dụng đất nông nghiệp, con người đã và đang có những hành vi làm thay đổi môi trường đất như: lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, chỉ
Trang 32quan tâm đến khai thác đất mà không chú ý đến bồi dưỡng đất Nghiêm trọng hơn là những hành vi huỷ hoại môi trường như: chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy Những việc làm đó đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng rất có ảnh hưởng lớn tới môi trường và hệ sinh thái Bởi vậy, khai thác và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý không những tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp mà còn tạo điều kiện để đảm bảo tính bền vững môi trường sinh thái
2.1.2.4 Quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp
a Yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó đặc biệt quan trọng đối với đất nước nông nghiệp như Việt Nam Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những vấn đề vô cùng phức tạp liên quan đến đất đai Mặc dù vấn
đề sử dụng đất nông nghiệp không quá bức xúc như đất ở nhưng trong xu thế dân
số tăng nhanh sẽ khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp Thực tế đó đặt ra bài toán khó cho mọi quốc gia Diện tích đất nông nghiệp liên tụcgiảm do chuyển mục đích sử dụng đất, mặt khác do việc khai thác, sử dụng không khoa học làm cho đất bị thoái hoá mất sức sản xuất, vì vậy việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp càng trở nên cấp bách
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (1996), tại các nước đang phát triển trong thế kỷ XX có đến một nửa số người nghèo sống ở đô thị trong tình trạng sửc khoẻ và cuộc sống bị đe doạ Mặc dù vậy, đô thị hoá vẫn đang là giải pháp cho sự phát triển Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng Chính vai trò của đất nông nghiệp và những nguy cơ đang tiềm ẩn đối với đất nông nghiệp mà các quốc gia trên thế giới cần phải có biện pháp quản lý đất nông nghiệp hợp lý và chặt chẽ hơn, Nhà nước cần phải đặt ra những quy tắc quản lý quỹ đất nông nghiệp phù hợp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
Ở Việt Nam, sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách đổi mới, phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tổng kết sau 30 năm đổi mới cho thấy thành tựu mà Việt Nam đã đạt được là không nhỏ, đặc biệt tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định, đưa đất nước lên một tầm cao mới Đất đai được xác định là nguồn lực quan trọng, đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đang vận động theo hướng đất đai được phép thay đổi mục đích sử dụng để mang lại hiệu quả kinh tế
Trang 33cao hơn; chuyển đổi về chủ sử dụng theo hướng chuyển sang chủ sử dụng mới có khả năng sử dụng đất hiệu quả hơn; chuyển đổi về giá trị theo hướng giá trị ngày càng tăng lên Đó là sự vận động hoàn toàn phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy, cần phải quản lý nhà nước về đất đai để điều phối một cách hợp lý quỹ đất đai cho từng mục đích sử dụng Mặt khác, dân số Việt Nam đang tăng khá nhanh khiến Việt Nam vốn là quốc gia “đất chật người đông” nay càng đông hơn tạo nên áp lực cho mọi lĩnh vực như văn hoá, y tế, giáo dục, hệ thống cung cấp thương mại dịch vụ, và đặc biệt là đất ở Điều đó dẫn đến hậu quả tất yếu là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các loại đất khác làm cho quĩ đất này liên tục giảm qua từng năm Hơn nữa, trong thời gian qua, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tự phát diễn ra phổ biến, việc sử dụng đất tuỳ tiện không theo qui hoạch, các vi phạm đất đai ngày càng nghiêm trọng Như vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp thực sự cấp thiết và quan trọng
b Cơ sở pháp lý trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai, trong đó có đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp không chỉ
là nguồn tài nguyên khan hiếm mà đã trở thành nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải tương xứng với yêu cầu đó Điều này được thể hiện cụ thể trong Luật đất đai hiện hành
Luật Đất đai năm 2013, tại điều 22 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nói chung trong đó đã bao hàm tất cả các nội dung của quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, đất nông nghiệp là một nhóm đất có những đặc thù riêng do đó cần ưu tiên những nội dung mang tính đặc thù trong quản lý nhóm đất này Cụ thể một số nội dung sau: (1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó;
(2) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;
(3) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
(4) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
(5) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
(6) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Trang 34Thực tế, những nội dung quản lý này đã và đang được thực hiện khá đồng
bộ, các cấp quản lý từ Trung ương đến cơ sở đã và đang có nhiều biện pháp tích cực trong triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng
2.1.3 Chất lượng đất sản xuất nông nghiệp
2.1.3.1 Khái quát về chất lượng đất
Chất lượng đất là một trong các thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 - 30; > 3 - 80;…),… (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2010, 2010)
Theo Viê ̣n Chất lượng đất thuộc Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên - Bô ̣ Nông nghiê ̣p Hoa Kỳ (2001), chất lượng đất là khả năng thực hiê ̣n chức năng của từng loại đất riêng biê ̣t trong các giới ha ̣n của hê ̣ sinh thái nhân ta ̣o hoă ̣c tự nhiên để: (1) Duy trì năng suất của cây trồng và vâ ̣t nuôi; (2) Duy trı̀ hoă ̣c cải thiện chất lượng không khı́ và nước; (3) Hỗ trợ sức khỏe và nơi sống của con người
Theo Seyboll et al (1998), các khả năng thực hiê ̣n các chức năng của đất
biến đổi mô ̣t cách tự nhiên, do đó chất lượng đất được đánh giá tùy theo từng loa ̣i đất Chất lươ ̣ng đất đươ ̣c chia làm hai phần riêng rẽ nhưng có quan hê ̣ chă ̣t chẽ với nhau: chất lượng tự nhiên và chất lượng đô ̣ng Các đă ̣c điểm như thành phần
cơ giới, khoáng vật học là các tı́nh chất nô ̣i sinh của đất, được quyết đi ̣nh bởi các yếu tố hı̀nh thành đất - khı́ hậu, đi ̣a hı̀nh, thực vâ ̣t, đá me ̣ và thời gian Nói chung, các tính chất này quyết định chất lượng tự nhiên của đất Chúng giúp so sánh một loa ̣i đất này với loa ̣i đất khác và đánh giá đất cho các mu ̣c đı́ch sử du ̣ng riêng Vı́ dụ, nếu các tı́nh chất khác là như nhau, thı̀ đất thi ̣t có khả năng giữ nước tốt hơn đất cát; do đó, đất thi ̣t có chất lươ ̣ng tự nhiên tốt hơn đất cát Chất lượng đất, về tổng quát, thường được xem như khả năng của đất Các mô tả theo đơn vi ̣ trên bản đồ của các báo cáo điều tra dựa trên sự khác nhau giữa các đă ̣c tı́nh tự nhiên của đất Gần đây, chất lươ ̣ng đất thường được xem như chất lượng đô ̣ng của đất, được định nghĩa như sự thay đổi tự nhiên các tı́nh chất đất do các hoa ̣t
đô ̣ng của con người Một số hoa ̣t đô ̣ng, như dùng cây che phủ, làm tăng vật chất hữu cơ và có tác đô ̣ng tı́ch cực đến chất lượng đất Các hoa ̣t đô ̣ng khác, như cày bừa khi đất ướt, tác động bất lợi đến chất lượng đất do nó làm tăng độ chă ̣t đất
Do đó, đánh giá chất lượng đất thường là đánh giá các tác đô ̣ng của các hoa ̣t
đô ̣ng của con người đến “độ phì” đất
Viê ̣c xác định chất lươ ̣ng đất đươ ̣c căn cứ vào các chı̉ tiêu đánh giá Các chı̉ tiêu có thể là các tı́nh chất vâ ̣t lý, hóa ho ̣c, sinh ho ̣c, các quá trı̀nh hoă ̣c các đă ̣c
Trang 35điểm của đất Các chı̉ tiêu chất lượng đất được lựa cho ̣n do chúng có quan hê ̣ với các đă ̣c tı́nh và chất lượng của đất Vı́ du ̣, chất hữu cơ trong đất là mô ̣t chı̉ tiêu đươ ̣c sử du ̣ng phổ biến vì chỉ tiêu này bao gồm các thông tin đầy đủ các tı́nh chất đất như dinh dưỡng đất, cấu trúc đất, đô ̣ bền của đất và khả năng giữ dưỡng chất của đất Tương tự như vâ ̣y, các chı̉ tiêu về cây trồng, như đô ̣ ăn sâu của rễ có thể cung cấp các thông tin về dung tro ̣ng hoă ̣c đô ̣ chă ̣t của đất Các chı̉ tiêu có thể đươ ̣c đánh giá bởi các kỹ thuâ ̣t đi ̣nh tı́nh hoă ̣c đi ̣nh lượng
2.1.3.2 Đánh giá chất lượng đất để xác định tiềm năng đất đai
Khi nghiên cứu về tài nguyên đất đai không chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng và chất lượng đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai đề xuất SDĐ hợp lý phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững (FAO, 1992) Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất, liên quan đến mục đích của đất được sử dụng Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa trên cơ sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005)
Đánh giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng đất gắn với mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bố, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch định phát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng, miền Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành (nông - lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, du lịch ) (Bùi Văn Sỹ, 2012)
- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người
+ Đối với mỗi mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ thích hợp và hiệu quả như thế nào cho mục đích đó
+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn + Đánh giá mức độ thích hớp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai đai (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005)
Trang 36Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc sử dụng đất nông nghiệp là hướng nghiên cứu trọng tâm về tiềm năng đất Vì vậy,
nó sử dụng những phương pháp đánh giá tiềm năng đất
2.1.3.3 Đánh giá chất lượng đất theo FAO
Để có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất dối với tài nguyên đất đai, tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp quốc (FAO) đã đề ra phương pháp đánh giá đất dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu
Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp của FAO (1976) là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên đất đai và phát triển nông nghiệp Nguyên tắc đề ra là: mức độ thích hợp đất đai được đánh giá cho các LUT, việc đánh giá phải có sự gắn kết với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu Đồng thời đánh giá đất phải dựa trên quan điểm sinh thái và đề xuất được các loại sử dụng đất duy trì được khả năng
sử dụng trên quan điểm phát triển bền vững
Theo FAO (1976), phân hạng thích hợp đất đai được phân thành 2 bộ: thích hợp và không thích hợp
- Thích hợp gồm 3 cấp: Rất thích hợp - ký hiệu S1: là những vùng đất cho
là đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của sử dụng đất (đối tượng cây trồng, vật nuôi
cụ thể; Thích hợp - ký hiệu S2: là những vùng đất cho là đáp ứng khá những yêu cầu của mục đích sử dụng đất; Ít thích hợp - ký hiệu S3: là những vùng đất cho là kém đáp ứng những yêu cầu của mục đích sử dụng đất
- Hạng không thích hợp - ký hiệu N: là những vùng đất cho là không đáp ứng những yêu cầu của mục đích sử dụng đất
Quá trình đánh giá mức độ thích hợp, các điều kiện ưu tiên cho từng lĩnh vực được tập trung vào các điều kiện:
- Tính chất thổ nhưỡng (đặc tính lý hóa, dinh dưỡng đất) ưu tiên cho đánh giá phân hạng trong trồng trọt
- Khả năng cung cấp nước (điều kiện thủy lợi) ảnh hưởng nhiều đến không chỉ trồng trọt mà cả chăn nuôi và NTTS
- Những yếu tố khí tượng thủy văn đặc biệt ảnh hưởng đến trồng trọt, NTTS, chăn nuôi cũng như lâm nghiệp
Trang 37- Điều kiện về vị trí đất đai, cơ sở hạ tầng giao thông là những căn cứ quan trọng để bố trí vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở chế biến, dịch vụ bao tiêu sản phẩm
- Điều kiện kinh tế xã hội: liên quan đến hiệu quả sử dụng, đầu tư chi phí, khả năng lao động và thị trường tiêu thụ
- Điều kiện môi trường: liên quan đến các vấn đề môi trường sinh thái, tác động ảnh hưởng của thoái hóa đất trong sử dụng và các biện pháp bảo vệ môi trường trong sử dụng đất
Đánh giá đất đai cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở để ra quyết định trong quản lý sử dụng đất Tổ chức FAO (1976) đã đưa ra phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên có xem xét thêm về yếu tố kinh tế Đến năm 1993, trên
cơ sở kế thừa phương pháp cũ, FAO phát triển phương pháp đánh giá đất đai cho quản lý sử dụng đất bền vững trên cơ sở đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường (FAO, 1976, 1993)
Bên cạnh đó, FAO cũng đã đưa ra một số hướng dẫn khác về đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho từng đối tượng: Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 1983); đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984); đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (FAO, 1985); đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (FAO, 1989);đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch
sử dụng đất (FAO, 1993), khung đánh giá đất đai phục vụ quản lý bền vững (FAO, 1993)
Đánh giá đất đai theo FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt Nam, phục
vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng như cho các dự án quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương Vũ Năng Dũng và Nguyễn Hoàng Đan (1996) đã có nghiên cứu “Ứng dụng kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá tài nguyên đất đai vùng Trung du miền núi phía Bắc để xây dựng cơ sở dữ liệu, xác định các đơn vị đất đai, các kiểu sử dụng đất đai, phân hạng đánh giá đất đai, thành lập bản đồ thích hợp và đề xuất
sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Trung du miền núi phía Bắc” Việc phân cấp các yếu tố tự nhiên xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (như các chỉ tiêu thổ nhưỡng, độ sâu tầng đất, độ dốc, lượng mưa, ngập lụt, tưới tiêu, tổng tích ôn) Việc đánh giá tính thích hợp dựa vào đặc điểm tự nhiên (trong đó 3 yếu tố chi phối nhiều là thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước) và được phân cấp theo 4 mức độ từ rất thích hợp (S1) đến không thích hợp (N)
Trang 38Ở Việt Nam, đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất - nước - khí hậu - sinh vật), kinh tế - xã hội và đánh giá tác động môi trường, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện được thực hiện theo các nội dung:
(1) Đánh giá thực trạng tài nguyên đất (số lượng và chất lượng đất);
(2) Đánh giá tài nguyên khí hậu và sử dụng nước trong nông nghiệp;
(3) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
(4) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động môi trường của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
(5) Phân hạng đánh giá thích hợp của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
(6) Đề xuất sử dụng đất SXNN phục vụ quy hoạch sử dụng đất
2.1.3.4 Cơ sở dữ liệu chất lượng đất
Cơ sở dữ liệu chất lượng đất là một phân hệ CSDL thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai, là tập hợp thông tin có cấu trúc, được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013) CSDL chất lượng đất được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất
Hiện nay các CSDL thành phần gồm: CSDL địa chính; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm
kê đất đai đã có quy định kỹ thuật về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêu dữ liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày dữ liệu; trao đổi và phân phối (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) Nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin của CSDL chất lượng đất và các CSDL khác vẫn đang trong quá trình xây dựng
Để xây dựng CSDL chất lượng đất, các tư liệu, dữ liệu dạng số của các bản
đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề về tình hình sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, chế độ nước, thoái hóa đất, có định dạng khác nhau được chuẩn hóa về định dạng thống nhất; Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề Các lớp thông tin thiết kế bao gồm:
(1) Lớp thông tin địa hình (độ dốc, địa hình tương đối);
Trang 39(2) Loại đất (loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới ); (3) Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất (loại đất theo mục đích sử dụng, tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác sử dụng đất, mức đầu
tư, diễn biến năng suất);
(4) Lớp thông tin về khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, số tháng khô hạn); (5) Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, ngập úng );
(6) Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất;
(7) Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất;
(8) Lớp thông tin về hiệu quả sử dụng đất
Trên cơ sở các lớp thông tin trên, tùy thuộc vào đặc điểm khu vực, quy mô khu vực có thể lựa chọn các lớp thông tin và các thông tin cho phù hợp với vùng nghiên cứu
2.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
2.2.1 Khái quát về hệ thống thông tin đất đai
2.2.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai được áp dụng cho phạm vi rộng của thông tin không gian bao gồm CSDL về môi trường, KT-XH cũng như những dữ liệu liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng và địa chính Khác với địa chính pháp lý, tài chính hoặc địa chính đa mục đích, HTTT đất đai không nhất thiết phải căn cứ vào thửa đất HTTT đất đai có thể liên quan đến điều tra tài nguyên rừng, thổ nhưỡng hoặc địa chất và có thể bao gồm những dạng khác nhau của dữ liệu (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007)
Đến nay có nhiều định nghĩa về HTTT đất đai, tuy nhiên định nghĩa được
sử dụng rộng rãi nhất được chấp nhận bởi Liên đoàn Trắc địa quốc tế (FIG- Federation International des Geometres) như sau: “HTTT đất đai (Land Information System - LIS) là một công cụ cho việc tạo quyết định về mặt pháp luật, hành chính, kinh tế, trợ giúp cho công tác quy hoạch và phát triển Nó bao gồm một mặt là CSDL lưu trữ những dữ liệu không gian tham chiếu có liên quan đến đất đai trong một vùng địa lý nhất định và một mặt là một tập hợp các quy trình và công nghệ để thu thập, cập nhật, xử lý và phân phối dữ liệu một cách có
hệ thống Cơ sở cho mọi HTTT đất đai là một hệ thống tham chiếu không gian cho dữ liệu trong hệ thống đồng thời có khả năng liên kết với các dữ liệu có liên quan đến đất đai trong các hệ thống khác” (UNECE, 1996)
Trang 40Theo UNECE (1996), HTTT đất đai là công cụ phục vụ cho quản lý và sử dụng tài nguyên đất, bao gồm:
- Một CSDL lưu trữ các dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất của một vùng hay lãnh thổ trong một hệ qui chiếu thống nhất;
- Một tập hợp các qui trình, thủ tục, công nghệ để thực hiện việc thu thập, cập nhật, xử lý và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống;
Với những thế mạnh của công nghệ GIS trong việc lưu trữ, truy xuất, cập nhật, phân tích, thống kê các thông tin địa lý và thông tin khác có liên quan đến hệ thống dữ liệu, HTTT đất đai là HTTT được xây dựng trên nền của công nghệ GIS
Hệ thống thông tin đất đai là một công cụ có chức năng hỗ trợ ra quyết định
về mặt pháp lý, hành chính, kinh tế và hỗ trợ cho việc quy hoạch và phát triển bao gồm một CSDL chứa dữ liệu tham chiếu đất đai cho một khu vực xác định
và các công nghệ cho một hệ thống thu thập, cập nhật, xử lý và phân bố dữ liệu
đó (Rowton, 1976)
Hệ thống thông tin đất, đặc biệt trong quản lý tài nguyên đất và các dự án phát triển liên quan tới chính sách đất đai, đăng ký đất đai đang trở thành công cụ hữu hiệu và không thể thiếu cho các nhà lập kế hoạch ở Châu Âu và Bắc Mỹ Khi
áp lực về đất đai ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển và hệ thống quản
lý đất đai hiện tại và trước đây dần bộc lộ nhiều bất cập thì việc xây dựng một HTTT đất đai là vô cùng cần thiết Các cơ quan quản lý đất đai các cấp tại mỗi địa phương ở các nước đang phát triển đã nhận ra điều này và đang bắt tay vào quá trình xây dựng HTTT đất đai (Ruoff, 1957)
Hệ thống thông tin đất còn được coi là công cụ có thể chứa các thông tin hữu ích, như các thông tin về đặc tính vật lý của đất, địa chất thủy văn, lượng mưa hoặc các thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương hoặc vùng nào đó
Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng hoàn chỉnh sẽ trở thành công cụ
mà hầu hết các quốc gia đều mong muốn Trong đó hệ thống thống tin đất đai phản ánh đầy đủ các thông tin của một thửa đất, bao gồm: (i) các yếu tố về hình dạng và ranh giới của thửa đất; (ii) các yếu tố pháp lý xác định các quyền và lợi ích hợp pháp có trên thửa đất; (iii) các giá trị có khả năng sinh lợi từ thửa đất như giá trị nông nghiệp, sản xuất kinh doanh…; (iv) các mục đích sử dụng đối với thửa đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một HTTT đất đai hoàn chỉnh cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý hoạch định các chính sách phát triển, phục vụ công tác quản lý và phát triển nông nghiệp bền vững