Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng
4.1.4. Công tác quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng
Thực hiện Luật Đất đai 2013, dưới sự chỉ đạo của UBND các cấp, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đã đi vào nề nếp, bộ máy quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường được kiện toàn, công tác quản lý đất đai của huyện đã đạt được những kết quả sau:
Huyện đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, thị trấn và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên
địa bàn huyện. Các văn bản được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.
Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất của huyện được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của Ngành. Việc đánh giá, phân hạng đất đã được thực hiện trên hầu hết diện tích đất nông nghiệp tạo cơ sở cho việc định giá, thu thuế, đền bù, bồi thường về đất đai.
Năm 2015, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành bảng giá đất đến năm 2019 cho toàn tỉnh, là cơ sở cho các địa phương tính thuế chuyển QSD đất, thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Đến năm 2015, huyện đã hoàn thành công tác lập hồ sơ địa giới hành chính cho 28 đơn vị hành chính cấp cơ sở. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, năm 2015 cấp xã, huyện; bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện và các xã; biên tập các bản đồ chuyên đề cho các ngành:
Nông, Lâm, Thuỷ sản; Hoàn thành đo đạc lập BĐĐC tỷ lệ 1/500 các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích là 9,36 ha; tỷ lệ 1/1000 là 4.320,7 ha (chủ yếu ở thị trấn Đoan Hùng, xã Chí Đám, Vân Du, Hùng Quan, Nghinh Xuyên, Phú Thứ và Phong Phú) và tỷ lệ 1/5000 là 25.931,91 ha.
Năm 2015, huyện đã giao quản lý sử dụng 30.285,21 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Tổng diện tích đất giao cho hộ gia đình cá nhân là 21.627,57 ha - Tổ chức kinh tế 2.174,75 ha
- Cơ quan đơn vị của nhà nước 1.251,61 ha - Tổ chức sự nghiệp công lập: 1.067,44 ha - Tổ chức, cá nhân nước ngoài 1.071,65 ha - UBND xã Quản lý, sử dụng 1.486,16 ha - Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo: 19,61 ha - Cộng đồng dân cư và tổ chức khác 1.586,42 ha.
Việc thực hiện trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất, chỉnh lý GCN khi người sử dụng đất thực hiện các quyền đã được quy định của pháp luật về đất đai; việc trao GCN đến tay người sử dụng đất thực hiện vẫn còn chậm; hệ thống hồ sơ địa chính các cấp vẫn chưa đầy đủ theo các quy định của pháp luật về đất đai hiện hành. Các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của Luật Đất đai còn thiếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác hồ sơ địa chính.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về luật đất đai, giúp các nhà nghiên cứu chính sách hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn quản lý. Hàng năm trên địa bàn huyện trung bình xảy ra từ 20 - 30 vụ khiếu nại tố cáo về đất đai với nội dung chủ yếu về chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng và tranh chấp đất đai của các hộ gia đình cá nhân và đã được giải quyết triệt để.
4.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng năm 2015 là 30.285,21 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 25.872,37 ha; chiếm 85,43% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 4.317,10 ha; chiếm 14,25% tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 95,75 ha; chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên (Hình 4.3).
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đoan Hùng năm 2015
Qua hình 4.3 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện rất lớn (chiếm 85,43% tổng diện tích tự nhiên). Trong tổng số 25.872,37 ha đất nông nghiệp thì đất SXNN 48,60%; đất lâm nghiệp chiếm 50,09% và đất NTTS 1,31%. Đây là lợi thế phát triển tiềm năng nông nghiệp đồng thời cũng là thách thức đặt ra làm thế nào để huyện có thể quản lý và sử dụng quỹ đất nông nghiệp được hiệu quả.
Cơ cấu sử dụng các loại đất sản xuất nông nghiệp đa dạng: Đất trồng lúa 4.218,52 ha, chiếm 33,55% diện tích đất SXNN; đất trồng cây hàng năm 5.366,85 ha, chiếm 42,69% diện tích đất SXNN; đất trồng cây lâu năm
7.206,07ha, chiếm 57,31% diện tích đất SXNN. Với sự đa dạng trong sử dụng đất nông nghiệp đã đem đến cho Đoan Hùng lợi thế phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp cũng chính là quỹ đất tiềm năng dành cho phát triển cơ sở kinh tế - kỹ thuật - hạ tầng phi nông nghiệp. Vì vậy cần xác định nguồn đất nông nghiệp còn lại phục vụ sản xuất nông nghiệp sao cho hiệu quả. Theo số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng (2015) thì chúng tôi tổng hợp được bảng 4.2.
Hình 4.4. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Đoan Hùng năm 2015 Qua bảng 4.2 cho thấy diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 25.872,9 ha, tăng 1.124,4 ha so với năm 2010. Trong cơ cấu tăng tổng thể thì đất sản xuất nông nghiệp tăng nhiều, tiếp đó là đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp giảm.
Diện tích tăng và giảm do nguyên nhân chính là sự tính toán lại số liệu kiểm kê các năm 2010 và 2014, bên cạnh đó là diện tích được chuyển mục đích sử dụng theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện đến năm 2015.
- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích đất trồng cây hàng năm chủ yếu là trồng lúa và cây hàng năm khác. Diện tích đất trồng lúa phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Bằng Luân là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất (1.622,15 ha) nhưng đơn vị có diện tích đất trồng lúa lớn nhất là xã Vân Đồn (274,75 ha), đơn vị có diện tích đất nông nghiệp và đất trồng lúa nhỏ nhất là Thị trấn Đoan Hùng (diện tích đất nông nghiệp 256,24 ha, diện tích đất trồng lúa 66,83 ha). Khả năng khai thác đối với đất trồng cây hàng năm được xác định chủ yếu dựa vào việc đầu tư khoa học, công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Trong những năm qua, UBND huyện chỉ đạo các xã nâng cấp hệ thống thủy lợi, cải tạo đất, chuyển đất lúa một vụ sang đất chuyên trồng lúa với diện tích gia tăng ở các xã: xã Đông Khê (2,25 ha), xã Ngọc Quan (2,25 ha), xã Chí Đám (2,05 ha), xã Ngọc Quan (2,45 ha), xã Sóc Đăng (2,65 ha), xã Vân Đồn (15,25 ha).
Bảng 4.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015
STT Mục đích sử dụng Mã
Diện tích năm 2015
(ha)
So với năm 2010 Diện tích
năm 2010
Tăng (+) giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5)
1 Đất sản xuất nông nghiệp
SXN 12.572,92 11.565,03 1.007,89 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.366,85 5.167,41 199,44 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.218,52 4.188,31 30,21 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
khác
HNK 1.148,33 979,10 169,23 1.1 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.206,07 6.397,62 808,45 2 Đất lâm nghiệp LNP 12.958,20 12.995,20 -37,00 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 12.086,40 12,201.10 -114,70
2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 262,7 193,5 69,2
2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 609,1 600,6 8,5
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 340,0 186,7 153,2
4 Đất làm muối LMU - - -
5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,3 1,0 0,3
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất này chủ yếu là đất trồng cây chè, cây bưởi, chanh… phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Các xã có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn như Tây Cốc (519,78 ha), Tiêu Sơn (366,29 ha), Quế Lâm (521,35 ha), Chí Đám (241,18 ha). Điều kiện thổ nhưỡng của huyện để phát triển cây lâu năm được đánh giá là khá phù hợp.
- Đất lâm nghiệp: Đến năm 2015 huyện Đoan Hùng có 12.958,21 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,27%, rừng phòng hộ chiếm 2,03%
và rừng đặc dụng chiếm 4,70% diện tích đất lâm nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao chất lượng rừng trồng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, cải thiện môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt người dân miền núi.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện không nhiều (339,96 ha). Vì vậy huyện nên tiến hành thâm canh các loài thủy sản
có hiệu quả cao. Ngoài ra những vùng có địa hình trũng trồng lúa kém hiệu quả có thể kết hợp trồng lúa với nuôi cá.
Bên cạnh những thuận lợi về tiềm năng phát triển nông nghiệp, Đoan Hùng là huyện trung du miền núi nên địa hình tương đối dốc, gây khó khăn cho việc sử dụng đất nông nghiệp. Từ đó dẫn đến sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa sẽ gặp khó khăn.