Mục đích cơ bản của luận án này là xây dựng CSDL chất lượng đất để tích hợp, hoàn thiện CSDL đất đai góp phần tăng cường năng lực QLSD đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng đất. Xây dựng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cho huyện Đoan Hùng.
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHAN VĂN KHUÊ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
Trang 2Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Văn Dung
2 TS Nguyễn Xuân Thành
Phản biện 1: PGS.TS Chu Văn Thỉnh
Hội Khoa học đất Việt Nam
Phản biện 2: TS Trần Quốc Vinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS Trần Thùy Dương
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trang 3Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013)
Quản lý đất đai (QLĐĐ) được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai Hệ thống QLĐĐ gồm các thành phần: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai,
hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT) đất đai Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và HTTT đất đai là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007) Hiện tại HTTT trong QLĐĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập: Bản đồ địa chính (BĐĐC) chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi đã có thì không đồng nhất về hệ tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách không đầy đủ và phần lớn ở dạng giấy; công tác QLĐĐ mới chỉ tập trung vào công tác địa chính, chưa quan tâm hoặc thiếu thông tin về chất lượng đất; chưa chú ý đến các thông tin và dữ liệu đặc thù đối với mỗi loại đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu QLĐĐ theo hướng chính quy, hiện đại
Nhận thức rõ tầm quan trọng trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước Ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đặt ra
“Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên đất đai ”
và “đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL) và HTTT đất đai”
Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì nhiều địa phương trong đó có huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ công tác quản lý dữ liệu đất đai của huyện còn chưa đồng bộ, các tư liệu đất đai chủ yếu là tư liệu địa chính ở dạng giấy,
tư liệu về chất lượng đất và các cơ sở dữ liệu khác được sử dụng theo kiểu phân tán, không có hệ thống; việc tra cứu thông tin về đất đai rất hạn chế nên khả năng hỗ trợ ra quyết định cũng như khai thác thông tin đất đai chưa được hiệu quả
Để hoàn thành mục tiêu trên cũng nhu nâng cao năng lực của hệ thống QLĐĐ, phục vụ tra cứu thông tin đối với người sử dụng đất, hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà chuyên môn trong hoạch định chính sách, định hướng QLSD đất đai một cách hiệu quả nhất, thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của địa phương cần thiết đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống QLĐĐ, trong đó việc xây dựng HTTT đất đai theo hướng đa mục tiêu và chia sẻ thông tin là việc làm quan trọng Vì vậy, cần phải hoàn thiện CSDL với đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng đất và quản lý các thông tin trong một hệ thống phục vụ QLSD đất
Trang 41.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng CSDL chất lượng đất để tích hợp, hoàn thiện CSDL đất đai góp phần tăng cường năng lực QLSD đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng đất
- Xây dựng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cho huyện Đoan Hùng
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ diện tích đất SXNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ;
- Hệ thống CSDL phục vụ quản lý diện tích, chất lượng đất SXNN huyện Đoan Hùng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong phạm vi địa giới huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp vào CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Cơ sở dữ liệu đất đai gồm ba phân hệ CSDL: CSDL địa chính; CSDL chất lượng đất; và CSDL HTSD đất
1.3.3 Một số câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng?
- Tình hình QLSD đất và HTSD đất SXNN của huyện?
- Thực trạng HTTT đất đai và công tác QLSD đất SXNN của huyện?
- Để phục vụ QLSD đất SXNN trên địa bàn huyện Đoan Hùng, cần thiết phải xây dựng HTTT đất đai như thế nào? Cơ sở dữ liệu cần những thông tin gì? Hệ thống thông tin đất SXNN sẽ phục vụ cho đối tượng nào?
- Giải pháp để triển khai HTTT đất SXNN trên địa bàn huyện?
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng HTTT đất đai tích hợp CSDL địa chính, CSDL HTSD đất và CSDL chất lượng đất SXNN nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả đối với đất SXNN quy mô cấp huyện, góp phần QLĐĐ theo hướng đa mục tiêu và định hướng xây dựng Chính phủ điện tử
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp với CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cấp huyện
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng ArcGIS và WebGIS để tích hợp CSDL và vận hành HTTT đất đai phục
vụ QLSD đất SXNN tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và khả năng áp dụng đối với cấp huyện của các địa phương có điều kiện tương tự
Trang 5Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP
Các vấn đề về đất đai và QLĐĐ, tư liệu và CSDL phục vụ QLSD đất đai; Đất SXNN và các yếu tố tác động đến QLSD đất SXNN; Quản lý nhà nước đối với đất
SXNN; Chất lượng đất SXNN, đánh giá chất lượng đất SXNN, CSDL chất lượng đất 2.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
Khái quát về HTTT đất đai trên cơ sở các nội dung về cấu trúc HTTT đất đai, yêu cầu đối với HTTT đất đai, vai trò của HTTT đất đai trong QLSD đất; Quản lý đất đai trên cơ sở HTTT đất đai;
Khái quát HTTT đất đai của một số nước trên thế giới như: Thụy Điển, Úc, Malaysia, Trung Quốc
Khái quát về CSDL đất đai và hạ tầng HTTT đất đai của Việt Nam; Các công trình nghiên cứu ứng dụng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất ở Việt Nam; Định hướng
phát triển HTTT đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước lợi ích và vai trò của HTTT đất đai thì xây dựng HTTT đất đai được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia (Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2012) nhằm QLĐĐ theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu, từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai Phát triển HTTT đất đai sẽ giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ QLĐĐ, cải thiện năng suất nghiệp vụ hành chính và đóng góp vào quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí cũng như cần có sự chuẩn bị
về nhân sự để vận hành hệ thống thì trước mắt cần xây dựng HTTT đất đai tại các địa phương
Hiện nay, mô hình QLĐĐ ở nước ta được lập ở 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện và
xã Trong đó cấp huyện là nơi tiếp nhận và xử lý rất nhiều các thủ tục chuyên môn về đất đai cũng như công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, vì vậy nghiên cứu xây dựng HTTT phục vụ QLĐĐ cả về số lượng và chất lượng áp dụng tại quy mô cấp huyện là vấn đề cấp thiết
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đoan Hùng;
- Thực trạng HTTT đất đai huyện Đoan Hùng;
- Xây dựng HTTT đất phục vụ QLSD đất SXNN nghiệp huyện Đoan Hùng;
- Giải pháp hoàn thiện HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Trang 63.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
3.2.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung đề tài, bao gồm: tài liệu về kinh
tế - xã hội; tài liệu về HTSD đất, cơ cấu sử dụng đất SXNN, tình hình SXNN; tài liệu về khí tượng, các loại bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ HTSD đất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, BĐĐC và các số liệu thống kê khác theo yêu cầu của đề tài với các thời điểm khác nhau
3.2.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Điều tra, phúc tra bản đồ đất, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Điều tra thực địa để xác định các loại sử dụng đất (LUT) trên địa bàn huyện Đoan Hùng để lựa chọn các LUT chính
- Điều tra phỏng vấn về tình hình sử dụng đất Nội dung điều tra được xây dựng trên phiếu điều tra thông qua bảng câu hỏi in sẵn
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu chọn 3 xã điểm đó là xã Vân Du, Chí Đám và Phong Phú Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu: (1) các xã đặc trưng về các loại đất, các LUT và tình hình sử dụng đất SXNN của huyện; (2) là các xã có điều kiện về tư liệu để thực hiện việc xây dựng hệ thống CSDL đất đai và HTTT đất đai
3.2.3 Phương pháp thiết kế mô hình hệ thống
3.2.3.1 Khởi đầu hệ thống
Khởi đầu của hệ thống là việc xác định yêu cầu của hệ thống, đánh giá các yêu cầu để đưa ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của việc phát triển hệ thống Giai đoạn này gồm các công đoạn: (1) Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu; (2) Làm
rõ yêu cầu; (3) Đánh giá khả năng thực thi
3.2.3.2 Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu Các giai đoạn phân tích chi tiết gồm: (1) Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại; (2) Nghiên cứu hệ thống thực tại; (3) Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp; (4) Đánh giá lại tính khả thi; (5) Thay đổi đề xuất của dự án
Trang 7b Thiết kế vật lý ngoài
Thiết kế vật lý bao gồm: (1) Tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; (2) Tài liệu cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và những giao diện với những phần tin học hoá
Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài: (1) Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài; (2) Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ra); (3) Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá; (4) Thiết kế các thủ tục thủ công; (5) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài
3.2.3.4 Triển khai kỹ thuật hệ thống
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của HTTT, có nghĩa là phần mềm Các hoạt động triển khai: (1) Lập kế hoạch thực hiện
kỹ thuật; (2) Thiết kế vật lý trong; (3) Lập trình; (4) Thử nghiệm hệ thống; (5) Chuẩn
bị tài liệu
3.2.3.5 Cài đặt và khai thác hệ thống
Cài đặt hệ thống là thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, để người sử dụng làm việc được trong hệ thống Gồm: (1) Lập kế hoạch cài đặt; (2) Cài đặt phần mềm ứng dụng; (3) Thiết lập thông số cấu hình của hệ thống; (4) Thiết lập quyền sử dụng; (5) Khai thác và bảo trì
3.2.4 Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin
Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và phiếu điều tra từ các phương pháp được được dùng trong luận án
3.2.5 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất
3.2.5.1 Phương pháp xây dựng bản đồ đất
Phúc tra bản đồ đất để xác định các loại đất chính của huyện theo tiêu chuẩn
TCVN 8409-2010 về xây dựng bản đồ đất cấp huyện và TCVN 9487-2012 về xây dựng
bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn Việc phúc tra bản đồ đất huyện Đoan Hùng được thực hiện trên bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 được lập năm 2008
Căn cứ vào kết quả phân loại đất, bản đồ đất cũ và bản chú giải kèm theo để xác định phẫu diện bổ sung và vị trí khảo sát Kết quả khảo sát tại 11 phẫu diện phẫu diện chính; vị trí các điểm lấy phẫu diện được định vị bằng GPS phục vụ cho việc chính lý và kiểm tra các tính chất đất Các chỉ tiêu phúc tra: pHKCl; OC; P2O5 tổng số; P2O5 dễ tiêu;
K2O tổng số; K2O dễ tiêu; CEC; TPCG
3.2.5.2 Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Trên địa bàn nghiên cứu, chọn 6 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, gồm: loại đất, TPCG, độ dầy tầng đất, chế độ tưới, địa hình tương đối, độ dốc và độ phì của đất
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS
- Sử dụng phần mềm ArcGIS, Microsoft Access để quản trị CSDL
Trang 83.2.5.3 Phương pháp đánh giá mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất
Xác định mức độ thích hợp cho các LUT theo yêu cầu sử dụng đất trên địa
bàn nghiên cứu được thực hiện theo FAO-UNESCO
Trong điều kiện cụ thể của huyện Đoan Hùng, mức độ tích hợp của các LUT theo yêu cầu sử dụng đất được phân thành các mức: Đất rất thích hợp (S1); Đất thích hợp (S2); Đất ít thích hợp (S3); và đất không thích hợp (N)
3.2.5.4 Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu MCE
Sử dụng để đánh giá phân cấp độ phì đất
3.2.5.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Theo cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009)
3.2.6 Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu
3.2.6.1 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu đất SXNN huyện Đoan Hùng được xây dựng bằng các phần mềm GIS Quá trình xây dựng được thực hiện theo trình tự sau:
- Xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ thu thập đã thu thập;
- Xây dựng CSDL: (1) Chuẩn hóa định dạng dữ liệu; (2) Thiết kế cấu trúc dữ liệu; (3) Nhập các thông tin thuộc tính; (4) Tích hợp các lớp thông tin
3.2.6.2 Phương pháp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
Việc chuẩn hóa phải dựa trên các tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai Thứ tự ưu tiên như sau: (1) Các quy chuẩn trực tiếp liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai; (2) Các quy định thành lập các nguồn tư liệu hiện hành và các quy định hướng dẫn cụ thể của thông tư Sau khi hoàn thành công tác chuẩn hóa, toàn bộ CSDL đất đai đảm bảo tính đồng
bộ về nội dung, mô hình, cấu trúc dữ liệu của CSDL đất đai
3.2.6.3 Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất SXNN huyện Đoan Hùng được quản lý thông qua HTTT đất đai được xây dựng và quản lý bằng ArcGIS trên cơ sở thiết kế và lập trình các modul quản
lý phù hợp, phục vụ cho tra cứu, cập nhật và biên tập các dữ liệu đất đai trong hệ thống
Mô hình HTTT đất đai huyện Đoan Hùng được xây dựng theo mô hình tập trung tại huyện, kết nối với các đơn vị máy tính thông qua mạng LAN Các dữ liệu được cập nhật theo định kỳ
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐOAN HÙNG
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 01 thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.285,20 ha, trong đó chủ yếu là đất nông
Trang 9nghiệp (85,66% diện tích tự nhiên) Thị trấn Đoan Hùng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện
Khí hậu của huyện mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái trong nông nghiệp và cảnh quan đặc trưng của vùng trung du đồi núi
Theo kết quả đánh giá phân hạng đất đai năm 2008, đất của huyện Đoan Hùng được chia làm 2 nhóm chính: (1) Nhóm đất đồng bằng chiếm 18,64% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các xã dọc theo hai bên sông Lô và sông Chảy; (2) Nhóm đất đồi núi chiếm 66,33% diện tích tự nhiên của huyện
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất trong từng khu vực khác nhau Toàn huyện có 107.646 người với 29.981 hộ, mật độ dân số 365 người/km2; dân số trong độ tuổi lao động là 58.300 người, lao động chủ yếu là SXNN; Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,28%/năm Bên cạnh đó tăng trưởng các ngành sản xuất theo giá trị tăng thêm: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 5,00%; Sản xuất công nghiệp, xây dựng 7,50%; Sản xuất dịch vụ - thương mại 6,00%
4.1.3 Công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Công tác QLĐĐ trên địa bàn huyện luôn được chính quyền quan tâm, đảm bảo thực hiện đúng các văn bản pháp luật về đất đai và các văn bản do UBND tỉnh ban hành Huyện đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, thị trấn và các đơn vị QLSD đất trên địa bàn huyện, nhờ đó công tác QLĐĐ của huyện ngày càng tốt hơn; Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất của huyện được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành Việc đánh giá, phân hạng đất đã được thực hiện trên hầu hết diện tích đất nông nghiệp tạo cơ
sở cho việc định giá, thu thuế, đền bù, bồi thường về đất đai
Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Đoan Hùng năm 2015 là 30.285,21
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 25.872,37 ha; chiếm 85,43% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 4.317,10 ha; chiếm 14,25% tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 95,75 ha; chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên Đến nay huyện đã giao QLSD 30.285,21 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên
Diện tích đất nông nghiệp của huyện rất lớn (chiếm 85,43% tổng diện tích tự nhiên) Cơ cấu sử dụng các loại đất SXNN đa dạng: Đất trồng lúa 4.218,52 ha, chiếm 33,55% diện tích đất SXNN; đất trồng cây hàng năm 5.366,85 ha, chiếm 42,69% diện tích đất SXNN; đất trồng cây lâu năm 7.206,07ha, chiếm 57,31% diện tích đất SXNN Với sự đa dạng trong sử dụng đất nông nghiệp đã đem đến cho Đoan Hùng lợi thế phát triển một nền nông nghiệp bền vững Tuy nhiên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp cũng chính là quỹ đất tiềm năng dành cho phát triển cơ sở kinh tế - kỹ thuật – hạ tầng phi nông nghiệp Vì vậy cần xác định nguồn đất nông nghiệp còn lại phục vụ SXNN sao cho hiệu quả
Trang 104.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐOAN HÙNG 4.2.1 Cơ sở dữ liệu đất đai
4.2.1.1 Cơ sở dữ liệu địa chính
a Tư liệu bản đồ
Hiện nay trên địa bàn huyện và tại các xã đang sử dụng hệ thống BĐĐC được lập
từ năm 1992 và hệ thống bản đồ được số hóa từ bản đồ giải thửa Ngoài ra, tại một số xã
có BĐĐC tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/5000 được lập cho các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất Trong quá trình sử dụng, bản đồ ít được cập nhật chỉnh lý biến động Các bản đồ sử dụng tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các xã chủ yếu ở dạng giấy, công tác cập nhật biến động về đất đai mới được thực hiện từ khi thành lập Văn phòng Đăng
ký đất đai và nhu cầu chỉnh lý biến động từ chính người dân trong thời gian gần đây
b Hệ thống sổ sách
Hiện nay, hệ thống sổ mục kê, sổ địa chính và sổ cấp GCNQSD trên địa bàn huyện Đoan Hùng được lập đầy đủ ở tất cả các xã, thị trấn Tuy nhiên sổ đăng ký biến động chưa được lập đầy đủ và việc quản lý để theo dõi biến động ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế
Hệ thống sổ sách trong hồ sơ địa chính tất cả vẫn ở dạng giấy, chưa được số hóa
c Công tác đăng ký đất đai
Việc đăng ký cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện được thực hiện trên đất ở, đất SXNN của hộ gia đình, cá nhân; đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất dự án của các tổ chức được giao đất, thuê đất Việc đăng ký kê khai được tiến hành theo Nghị định 64/CP, việc cấp GCN QSDĐ ở hầu hết các xã dựa trên bản đồ đo đạc 299 Toàn huyện đã kê khai đăng ký cấp GCN QSD đất ở cho 698,37 ha, đạt tỷ lệ 94,81%; đất nông nghiệp đã cấp được 19.437,58 ha, đạt tỷ lệ 89,64% diện tích cần cấp (Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Đoan Hùng, 2015)
4.2.1.2 Cơ sở dữ liệu hiện trạng
- Bản đồ HTSD đất các cấp (xã, huyện) năm 2014 được lập từ nguồn BĐĐC, được lưu trữ dạng số (định dạng file dgn); Bản đồ HTSD đất năm 2015 được thành lập
từ kết quả hiện chỉnh bản đồ HTSD đất năm 2014 Tuy nhiên, số liệu thống kê đất đai hiện trạng còn có sự sai lệch với số liệu tổng hợp từ bản đồ HTSD đất dạng số
- Bảng biểu, số liệu thống kê đất đai 2015 được lập và lưu trữ trên phần mềm Tool, nội dung các bảng, biểu được xây dựng và tổng hợp theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
TK-4.2.1.3 Cơ sở dữ liệu chất lượng đất
Hiện nay, tư liệu về chất lượng đất đai đang sử dụng tại huyện là bản đồ đất tỷ lệ 1/25000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 2008 (tư liệu ở dạng giấy) Nguồn gốc của tư liệu này được xây dựng trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ cùng với các tư liệu khác như bản đồ HTSD đất, bản đồ quy hoạch SXNN kết hợp với quá trình điều tra thực địa, lấy mẫu và phân tích đất
Điểm hạn chế trong khai thác tư liệu chất lượng đất tại huyện là do tư liệu chỉ có ở dạng giấy, các số liệu thuộc tính của các đơn vị đất đai được quản lý trên phần mềm
Trang 11Excel, trong khi các tư liệu khác như bản đồ HTSD đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện đã được xây dựng và quản lý trên máy tính, nên việc tra cứu thông tin, xác định vị trí, diện tích và phạm vi dự án gặp nhiều bất tiện Vì vậy cần thiết phải số hóa, chuẩn hóa tư liệu này để quản lý trên cùng hệ thống CSDL cùng với các CSDL đất đai khác để tiện lợi cho quá trình cập nhật và khai thác thông tin đất đai của huyện
4.2.2 Hạ tầng thông tin và công nghệ phục vụ công tác quản lý đất đai
Mạng máy tính trang bị cho 04 phòng làm việc của phòng Tài nguyên và Môi trường được kết nối mạng Internet ADSL tốc độ cao thiết lập kết nối đến 10 máy tính thông qua 2 modern ADSL, 2 Hub, 01 đường leased line 1.5Mbs
- Phần mềm chuyên ngành đang được trang bị trên các hệ thống máy tính gồm có: Phần mềm MicroStations phục vụ quản lý dữ liệu thông tin BĐĐC, bản đồ HTSD đất; Phần mềm Autocad phục vụ quản lý các bản đồ, bản vẽ chuyên ngành xây dựng và cơ
sở hạ tầng; Phần mềm hệ điều hành và một số phầm mềm văn phòng thông dụng khác
- Hệ thống mạng LAN tại phòng Tài nguyên và Môi trường
Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường còn nhiều hạn chế, các thiết bị phục vụ nghiệp vụ chuyên môn như máy scan, xử lý văn bản
số thì còn thiếu và chưa đủ điều kiện phục vụ công việc Hiện tại Phòng chỉ có 04 máy
in A4 và 03 máy in A3; 01 máy scan A4
Với thực trạng cơ sở vật chất, các trang thiết bị còn hạn chế Việc ứng dụng tin học vào công tác QLĐĐ, xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung cấp thông tin đất đai trên địa bàn huyện chỉ tập trung ở Văn phòng Đăng ký đất đai, chưa được kết nối
và hỗ trợ thông tin đến các cơ quan khác trong huyện, cũng như ở Phòng Tài nguyên và Môi trường và các xã/thị trấn trong huyện Việc kết nối CSDL đất đai với hệ thống Internet để cung cấp thông tin rộng rãi chưa thực hiện được, thông tin cũng như CSDL đất đai chưa được tổ chức thành hệ thống nên việc khai thác và sử dụng còn rất hạn chế
4.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐOAN HÙNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
4.3.1 Cấu trúc mô hình hệ thống thông tin và mô hình cơ sở dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
4.3.1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp
Mô hình cấu trúc HTTT đất đai huyện Đoan Hùng được chúng tôi đề xuất ở hình 4.1
Sơ đồ mức ngữ cảnh thể hiện tổng quan về HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, thể hiện mối tương tác với các tác nhân quản trị và sử dụng hệ thống, bao gồm:
Chức năng của hệ thống: HTTT đất đai của huyện Đoan Hùng sau khi được xây
dựng không chỉ phục vụ cho mục đích QLSD đất SXNN nói riêng mà còn hướng tới phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng đất và trong tương lai hệ thống còn được tích hợp thêm các thông tin cần thiết khác để hướng tới phục vụ đa mục tiêu, hỗ trợ cho các công tác quản lý nhà nước khác như quản lý hành chính, tư pháp, tài chính, xây dựng
Tác nhân của hệ thống: bao gồm người quản trị hệ thống và người dùng
Trang 12Ở mức ngữ cảnh, các sơ đồ chỉ thể hiện mối tương tác giữa các tác nhân với hệ thống, thể hiện các nhiệm vụ của hệ thống, các loại thông tin được lưu trữ và khai thác trong hệ thống
Hình 4.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất SXNN huyện Đoan Hùng
4.3.1.2 Mô hình cấu trúc dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
Trên cơ sở đặc điểm và yêu cầu QLSD đất SXNN của huyện, chúng tôi đề xuất
mô hình cấu trúc dữ liệu cho hệ thống với 3 phân hệ gồm: CSDL địa chính; CSDL chất lượng đất; CSDL HTSD đất Phân hệ CSDL khác được đề xuất cho tương lai nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng nhiều thông tin về đất đai như thông tin về giá đất, thông tin
về quy hoạch sử dụng đất
4.3.2 Phân hệ cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
4.3.2.1 Phân hệ cơ sở dữ liệu địa chính
Phân hệ này có nhiệm vụ lưu trữ và cập nhật dữ liệu địa chính, bao gồm dữ liệu không gian (BĐĐC, bản đồ giải thửa ) và dữ liệu thuộc tính Sự cần thiết đối với các dữ liệu trong phân hệ này là chuẩn hóa tất cả dữ liệu bản đồ theo chuẩn hệ tọa độ VN-2000 để
có thể kết nối với CSDL địa chính quốc gia và CSDL địa chính của các địa phương khác, làm cơ sở cho việc khai thác, trao đổi thông tin địa chính Đối với dữ liệu thuộc tính, các dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được chuyển đổi, lưu trữ dưới dạng các file, có thể được nhập vào CSDL và đồng bộ dữ liệu với CSDL bản đồ trong hệ thống thông qua phần mềm chuyên dụng Phân hệ này hỗ trợ người dùng các chức năng thống kê, tìm kiếm để phục vụ cho các nhu cầu tra cứu thông tin đối với thửa đất, báo cáo, thống kê diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính xã/thị trấn
Hình 4.2 Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống
Trang 134.3.2.2 Phân hệ cơ sở dữ liệu chất lượng đất
Trong HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, phân hệ chất lượng đất được xây dựng và lưu trữ trong hệ thống CSDL đất đai nhằm xác định chất lượng đất cho mỗi khoanh đất, thửa đất một cách chi tiết và đầy đủ về tính lý hóa học Các thông tin về chất lượng đất
sẽ hỗ trợ việc xác định các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ liên quan đến đất đai như xác định mức thuế, giá trị cho thuê khi căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng đất Bên cạnh
đó, phân hệ này sẽ liên kết với các phân hệ CSDL khác để cung cấp thông tin đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng theo mỗi yêu cầu cụ thể
Để thực hiện được các yêu cầu trên, trong HTTT đất đai của huyện, đề tài đã xây dựng các module thực hiện các chức năng quan lý để lưu trữ, cập nhật các thông tin về diện tích, chất lượng đất và sự phân bố của các loại đất theo mỗi tờ bản đồ của mỗi đơn
vị hành chính xã và trong toàn huyện
4.3.2.3 Phân hệ cơ sở hiện trạng sử dụng đất
Phân hệ này được xây dựng và lưu trữ trong hệ thống CSDL đất đai nhằm xác định LUT, loại đất (theo mục đích sử dụng) cho mỗi khoanh đất, phục vụ công tác thống kê đất đai theo ranh giới hành chính xã và toàn huyện Bên cạnh đó, phân hệ này
sẽ liên kết với các phân hệ CSDL khác để cung cấp thông tin chất lượng đất cho LUT hiện tại, mức độ thích hợp đối với LUT hiện tại và các mức độ thích hợp khác theo yêu cầu sử dụng đất để có thể chuyển đổi LUT sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
4.3.3 Triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng
Trên cơ sở kinh nghiệm các nước trên thế giới, tình hình phát triển công nghệ GIS, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu đất đai, tổ chức và nguồn nhân lực hiện tại, HTTT đất đai của huyện cần triển khai như sau:
- Trách nhiệm cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL: Trong điều kiện hiện tại, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện chịu trách nhiệm cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL
Khi đã có đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thông suốt từ cấp xã đến cấp Trung ương và hình thành được kho CSDL thì trách nhiệm cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL được thực hiện thống nhất