1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

luận văn thạc sĩ, hồng lam

118 706 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

luận văn thạc sĩ Hutech, đề tài kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng giao thông 3, luận văn xây dựng mô hình dựa vào intosai 2004. các mục tiêu của đề tài Tổng hợp cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ở khu vực công theo INTOSAI. Tìm hiểu thực trạng, đặc điểm hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu. Tìm hiểu thực trạng và khảo sát đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nghiên cứu. Đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nghiên cứu.

Trang 1

LÊ THỊ HỒNG LAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM

Trang 2

-o0o -KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

TS DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày

… tháng … năm …Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Trang 3

3 Phản biện 2

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã sửa chữa

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Lê Thị Hồng Lam Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 15-5-1988 Nơi sinh: Phú Yên

I- Tên đề tài:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM

II- Nhiệm vụ và nội dung:

 Tác giả tìm hiểu về thực trạng hệ thống KSNB tại các trường caođẳng công lập trên địa bàn TP HCM

 Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện

hệ thống KSNB với mục đích quản lý chống thất thoát và hạn chế rủi ro có thể xảy

ra đối với đơn vị, cũng như giúp các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM hoạt động tốt hơn

III- Ngày giao nhiệm vụ: …………

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: …………

Trang 4

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

TS: DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồngốc

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2016

Trân trọng

LÊ THỊ HỒNG LAM

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Dương Thị Mai Hà Trâm người đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này,cũng như đã giúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học – Đào tạosau đại học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Phòng Tổ chức – Hành chính vàtoàn thể các Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy của trường Đại học Công nghệ Tp.HCM đã quản lý, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi tham gia khóahọc và đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát số liệu thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cám ơn Quý Lãnh đạo và các cán bộ, giảng viên, công nhânviên chức tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đặcbiệt là trường Cao đẳng giao thông vận tải III nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập và làm luận văn này, cũng như đã giúp đỡtôi rất nhiều trong quá trình khảo sát bảng câu hỏi, thu thập thông tin thực hiện luậnvăn

Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhậnđược những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn

Trang 7

* Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động (sai sót vô tìnhgây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, giảm chất lượng đàotạo ),

* Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, trộm cắp

* Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính

* Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của đơn vị cũng như các quy địnhcủa luật pháp

* Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra

Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác KSNB tại cáctrường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM Vì vậy, nghiên cứu xây dựng tổchức hệ thống KSNB áp dụng vào các khối trường Cao đẳng nói chung và cáctrường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM nói riêng, một loại hình đơn vị sựnghiệp mang tính đặc thù, góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở cácđơn vị này cũng như đáp ứng các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo là sự cầnthiết khách quan Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tạicác trường Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứunhằm góp phần giải quyết những vẫn đề đặt ra trong thực tiễn giúp cho các trườngkiểm soát được tình hình tài chính, chống thất thoát Đồng thời cũng tạo tiền đề chocác nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn khi có điều kiện

Đề tài dựa trên nền tảng lý thuyết COSO 1992 và INTOSAI đưa ra năm yếu tố

cơ bản có tác động đến việc nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB trong các trườngCao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM Sau khi thiết kế thang đo có tham khảo ýkiến của nhóm thảo luận, 25 câu hỏi được đặt ra theo thang đo likert để kiểm tra sựtác động của các nhân tố Sau kiểm định độ tin cậy – Cronbach’s Alpha và phân tíchEFA, kết quả cho thấy có 5 yếu tố cơ bản tác động cùng chiều đến việc hoàn thiện

hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM, đó là: môitrường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,giám sát Trong đó yếu tố Thông tin và truyền thông có tác động mạnh nhất

Trang 8

Dựa trên kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB tại các trường Cao Đẳng công lậptrên địa bàn TP HCM Các kiến nghị này được trình bày ở chương 5 theo từng nhân

tố tác động lên hệ thống KSNB

Cuối cùng, tác giả đưa ra những hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứutiếp theo Phần cuối của luận văn là tài liệu tham khảo và các phụ lục phục vụ đềtài

ABSTRACT

Trang 9

Establishing an Internal Control System is setting up a monitoring mechanism

in which management method is not by faith, but by the explicit provisions to:

* Reduce the danger of potential risks during operations (errors causingdamage inadvertently, the risks make the plan to be slow, increasing costs, reducingquality of training ),

* Protect property from damage, loss, diminution, fraud, theft

* Ensure the accuracy of the accounting data and financial statements

* Ensure that all members comply with the rules of the unit as well as theprovisions of the law

* Ensure optimal use of resources and achieve the goals set out

However, now there is no topic which research on the work of Internal Control

at public colleges in HCM City area So, researching building organization InternalControl System applied to the College blocks in general and public Colleges inHCM City in particular, a type of business units with specific characteristics,contributing improve the quality of financial management in these units as well assatisfy the requirements of educational and training innovation is an objectivenecessity The theme "The solutions for improving the effectiveness of internalcontrol systems at public Colleges in Ho Chi Minh City" researching to contribute

to solve the problems which posed in practical help schools to control the financialsituation and avoid loss It also creates the premise for studies in a wider rangewhen there is condition for studying

The theme is based on COSO 1992 and INTOSAI theory offers five basicfactors, impacting on improving the efficiency of the Internal Control System ofpublic Colleges in HCM City area After designing the scales which is consulted bythe discussion group, 25 questions were posed under Likert scale to test the impact

of these factors After testing the reliability - Cronbach's Alpha and analyze EFA,the result shows that there are 5 basic factors affecting the same way to improve theInternal Control System at the public Colleges in HCM City area, they are:Controlling environment, risk assessment, controlling activities, information and

Trang 10

communication, monitoring Among them, element of Information andCommunication is the strongest impact.

Based on the analytical results of the research model, the authors give thepetitions to improve the efficiency of Internal Control Systems at public Colleges inHCM City area These petitions are presented in Chapter 5 for each factor impacts

on Internal Control System

Finally, the author gives the limitations of the theme and the next researchdirections The last part of the thesis is reference documents and appendixes servingthis subject

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

Trang 11

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xv

I: Tính cấp thiết của đề tài xix

II Mục tiêu của đề tài xx

III Nội dung nghiên cứu xxi

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xxi

VI Phương pháp nghiên cứu xxii

VII: Đóng góp mới của đề tài xxii

VIII: Cấu trúc của luận văn xxii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 1

1.1.1 Nghiên cứu trong nước 2

1.2 Tổng quan các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM 4

1.3 Kết luận chương 1 6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7

2.1 Giới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ 7

2.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ 9

2.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 10

2.4 Một số mục tiêu của KSNB 15

Trang 12

2.5 Đặc điểm tổ chức KSNB trong hoạt động ngành giáo dục 17

Kết luận chương 2 18

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài 21

3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 22

3.3.1 Dữ liệu sơ cấp 22

3.3.2 Dữ liệu thứ cấp 24

3.4 Xây dựng thang đo 25

3.4.1 Xây dựng thang đo biến phụ thuộc 28

Kết luận chương 3 28

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 29

4.1 Giới thiệu sơ lược các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 29 4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 30

4.1.2 Cơ cấu tổ chức 31

4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 35

4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 36

4.2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 36

Trang 13

4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát (HĐKS) trong các trường Cao

đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 37

4.2.4 Thực trạng thông tin truyền thông trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 38

4.2.5 Thực trạng giám sát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 39

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 61

5.1 Quan điểm hoàn thiện 61

5.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 62

5.2.1 Về thông tin và truyền thông 62

5.2.2 Về đánh giá rủi ro 63

5.2.3 Về hoạt động kiểm soát 64

5.2.4 Về công tác giám sát 67

5.2.5 Về môi trường kiểm soát 68

Kết luận chương 5 70

Trang 14

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT T

T

Ký hiệu, chữ

(Hội kế toán Hoa Kỳ )

2 AICPA American Institute of Certified Public Accountants

(Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ )

5 CĐNCL Cao đẳng ngoài công lập

6 COSO The Committee of Sponsoring Organizations of the

Treadway Commission

9 FEI Financial Executive Institute.

(Hiệp hội các nhà quản trị tài chính)

Trang 15

14 KSNB Kiểm soát nội bộ

16 INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions

( Hiệp hội kiểm toán nhà nước quốc tế )

17 IMA Institute of Management Acountants (Hiệp hội kế toán viên)

Trang 16

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xv

I: Tính cấp thiết của đề tài xix

II Mục tiêu của đề tài xx

III Nội dung nghiên cứu xxi

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xxi

VI Phương pháp nghiên cứu xxii

VII: Đóng góp mới của đề tài xxii

VIII: Cấu trúc của luận văn xxii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 1

Trang 17

1.1.1 Nghiên cứu trong nước 2

1.2 Tổng quan các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM 4

1.3 Kết luận chương 1 6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7

2.1 Giới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ 7

2.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ 9

2.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 10

2.4 Một số mục tiêu của KSNB 15

2.5 Đặc điểm tổ chức KSNB trong hoạt động ngành giáo dục 17

Kết luận chương 2 18

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài 21

3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 22

3.3.1 Dữ liệu sơ cấp 22

3.3.2 Dữ liệu thứ cấp 24

3.4 Xây dựng thang đo 25

3.4.1 Xây dựng thang đo biến phụ thuộc 28

Kết luận chương 3 28

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 29

4.1 Giới thiệu sơ lược các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 29 4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 30

Trang 18

4.1.2 Cơ cấu tổ chức 31

4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 35

4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 36

4.2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 36

4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát (HĐKS) trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 37

4.2.4 Thực trạng thông tin truyền thông trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 38

4.2.5 Thực trạng giám sát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 39

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 61

5.1 Quan điểm hoàn thiện 61

5.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 62

5.2.1 Về thông tin và truyền thông 62

5.2.2 Về đánh giá rủi ro 63

5.2.3 Về hoạt động kiểm soát 64

5.2.4 Về công tác giám sát 67

5.2.5 Về môi trường kiểm soát 68

Kết luận chương 5 70

Trang 19

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xii

Trang 20

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xv

I: Tính cấp thiết của đề tài xix

II Mục tiêu của đề tài xx

III Nội dung nghiên cứu xxi

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xxi

VI Phương pháp nghiên cứu xxii

VII: Đóng góp mới của đề tài xxii

VIII: Cấu trúc của luận văn xxii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 1

1.1.1 Nghiên cứu trong nước 2

1.2 Tổng quan các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM 4

1.3 Kết luận chương 1 6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7

2.1 Giới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ 7

2.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ 9

2.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 10

2.4 Một số mục tiêu của KSNB 15

2.5 Đặc điểm tổ chức KSNB trong hoạt động ngành giáo dục 17

Kết luận chương 2 18

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Phương pháp nghiên cứu 19

Trang 21

3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài 21

3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 22

3.3.1 Dữ liệu sơ cấp 22

3.3.2 Dữ liệu thứ cấp 24

3.4 Xây dựng thang đo 25

3.4.1 Xây dựng thang đo biến phụ thuộc 28

Kết luận chương 3 28

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 29

4.1 Giới thiệu sơ lược các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 29 4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 30

4.1.2 Cơ cấu tổ chức 31

4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 35

4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 36

4.2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 36

4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát (HĐKS) trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 37

4.2.4 Thực trạng thông tin truyền thông trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 38

4.2.5 Thực trạng giám sát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 39

Trang 22

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 61

5.1 Quan điểm hoàn thiện 615.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳngngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 62

5.2.1 Về thông tin và truyền thông 625.2.2 Về đánh giá rủi ro 635.2.3 Về hoạt động kiểm soát 645.2.4 Về công tác giám sát 675.2.5 Về môi trường kiểm soát 68 Kết luận chương 5 70

Trang 23

PHẦN MỞ ĐẦU

I: Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính đối với cácđơn vị sự nghiệp có thu để tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn Vì vậy, nhiệm vụ củanhà quản lý trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng nhiều, không chỉ làmnhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý nhân lực, tàichính

Thiết lập một HT KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đóphương pháp quản lý không phải bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràngnhằm:

* Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động (sai sót vô tìnhgây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, giảm chất lượng đàotạo ),

* Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, trộm cắp

* Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính

* Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của đơn vị cũng như các quyđịnh của luật pháp

* Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra

Các trường Cao đẳng công lập nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo, tuynhiên các trường hiện đang chuyển dần sang tự chủ về tài chính, tự lấy thu bù đắpchi và tạo lợi nhuận,hoạt động theo loại hình doanh nghiệp Việc đổi mới cơ chếquản lý tài chính theo phương thức trao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sựnghiệp có thu nói chung và các trường Cao đẳng công lập nói riêng đã và đang đượcthực hiện theo các văn bản nhà nước qui định, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng

hệ thống quản lý đang vận dụng trong các trường còn bộc lộ một số hạn chế trong

Trang 24

quản lý thu, chi cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính, chất lượngđào tạo…

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các trường Cao đẳng hiện đangđào tạo nhiều chuyên ngành với các hình thức đào tạo đa dạng và ngày càng phongphú nên thu hút được lượng sinh viên, học sinh khá đông Việc huy động, sử dụng

và quản lý nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập đang đặt ra nhiềuthách thức Vì vậy nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB áp dụngvào các khối trường Cao đẳng nói chung và các trường Cao đẳng công lập nói riêng,một loại hình đơn vị sự nghiệp mang tính đặc thù riêng, góp phần nâng cao chấtlượng quản lý tài chính ở các đơn vị này cũng như đáp ứng các yêu cầu về đổi mớigiáo dục và đào tạo là sự cần thiết khách quan

Trong những năm gần đây, công tác kiểm soát nội bộ đã từng bước đi vào nềnếp, ổn định và chất lượng, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các đơn vịNhà nước có rất nhiều công trình và nhiều tác giả nghiên cứu xây dựng hệ thốngKSNB trong các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các trường Cao đẳng, Đại họccông lập, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ tập trung vào các trường riêng lẻ, chưa cócông trình nào đánh giá tình hình chung của các trường Cao đẳng công lập trên địabàn Thành phố Hồ Chí Minh Với lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Giảipháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lậptrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyếtnhững vấn đề đặt ra trong thực tiễn giúp cho các trường kiểm soát được tình hình tàichính, đạt được mục tiêu về chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý, đồng thời cũngtạo tiền đề cho các nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn khi có điều kiện

II Mục tiêu của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng, mức ảnh hưởng của từngyếu tố lên hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh, nhận diện những thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức và duytrì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả Dựa trên kết quả khảo sát thực tế, phân tích

Trang 25

những yếu tố ảnh hưởng, đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội

bộ tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:

- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ

- Thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hệ thống kiểm soát nội bộ

- Đề xuất giải pháp để vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả

III Nội dung nghiên cứu

Để đạt mục tiêu trên, luận văn bao gồm các nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ tại các trường Caođẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hệ thống kiểm soát nộibộ

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trên đối với việc đến kiểm soát nội bộ tạicác trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại cáctrường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tạicác trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM, cụ thể:

- Không gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát thực trạng và hoàn thiện hệ thốngKSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Giới hạn của đề tài

+ Đề tài không nghiên cứu tại các trường Cao đẳng ngoài công lập

+ Đề tài chỉ khảo sát và thể hiện hệ thống KSNB theo cách đánh giá chungkhông tiếp cận KSNB theo từng chu trình nghiệp vụ

Trang 26

VI Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.Nghiên cứu định tính: Tiến hành khảo sát các thông tin nhằm hoàn thiện hệthống KSNB bộ của các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng công cụ toán thống kê với sự hỗ trợ

từ phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định sự ảnh hưởngcủa các nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm tra như dùng phươngpháp thống kê mô tả đánh giá bảng câu hỏi khảo sát và số liệu thứ cấp để đưa ra cáckết luận cần thiết Số liệu thu thập từ 160 phiếu điều tra phát ra, 150 phiếu thu vềhợp lệ trong nội bộ các trường CĐCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Ước lượng hàm hồi quy với biến phụ thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ tại cáctrường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Biến độc lập gồm những yếutố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyềnthông, giám sát

VII: Đóng góp mới của đề tài

Thứ nhất: Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng cônglập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thông qua việc lượng hóa các yếu tố ảnhhưởng đến HT KSNB

Thứ hai: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường hiệuquả hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố HồChí Minh

VIII: Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần tóm tắt, danh mục và phụ lục, phần mở đầu luận văn bao gồm 5chương:

Chương 1- Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2- Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ

Chương 3- Phương pháp nghiên cứu

Trang 27

Chương 4-Thực trạng và kết quả nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tạicác trường Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 5- Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng cônglập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 28

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Có thể nói KSNB đã đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, các nhàquản lý trong các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng như các nhà quản lý tư nhân,

vì vậy việc xây dựng hệ thống KSNB là vấn đề mà hầu hết các các quốc gia trên thếgiới đều quan tâm đến

Tại Mỹ vào năm 1992 Ủy ban COSO được thành lập dưới sự bảo trợ của 5 tổchức : Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA); Hội kế toán Mỹ (AmericanAccounting Association); hiệp hội quản trị viên tài chính (The Financial ExecutivesInstitute – FEI); Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of ManagementAccountants- IMA); Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (The Institute of InternalAuditor IIA) Một trong những kết quả quan trọng nhất trong hoạt động này đãđược ban hành vào năm 1992 [24] của một tập hợp các tài liệu KSNB – tích hợpkhuôn khổ bởi COSO Từ đó mô hình này được biết đến như là một báo cáo KSNBtheo COSO Năm 2001 COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi

ro doanh nghiệp (ERM) trên cơ sở COSO 1992 Bản dự thảo đã hình thành và đượccông bố vào tháng 7 năm 2003 [25] Trong bản dự thảo, ERM được định nghĩa gồm

8 bộ phận : Môi trường nội bộ; thiết lập mục tiêu; nhận diện sự kiện; đánh giá rủiro; đối phó rủi ro; các hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát Đếnnăm 2004 ERM được chính thức ban hành, theo đó ERM không nhằm thay thế chobáo cáo COSO 1992 mà chỉ được xem là cánh tay nối dài của báo cáo này Đếnnăm 2013 COSO đưa ra báo cáo về KSNB theo đó hê thống KSNB gồm có 5 yếu tốcấu thành cơ bản và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: Môi trườngkiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giámsát [25]

Trong khu vực công tại Mỹ đã có những công bố chính thức về áp dụngKSNB: Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng Kế toán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO)

Trang 29

(1999) ra công bố về KSNB đặc thù trong tố chức lĩnh vực công GAO cũng đưa ranăm yếu tố về KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt độngkiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

Trên bình diện quốc tế,với vai trò tiên phong trong kiểm toán khu vực công Hệthống kiểm toán Nhà nước do Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao(INTOSAI) [23] cũng ban hành hướng dẫn quốc tế về hệ thống KSNB trong khuvực công tương tự cũng như báo cáo của COSO tuy nhiên khía cạnh giá trị đạo đứcđược nhấn mạnh nhằm ngăn chặn sự gian dối và tham nhũng trong khu vực công

1.1.1 Nghiên cứu trong nước

Mặc dù đã được Bộ tài chính ban hành các chuẩn mực, thông tư hướng dẫnnhư: Chuẩn mực kiểm toán 400, Chuẩn mực kiểm toán 315 kèm theo thông tư214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012…Nhưng trên thực tế vai trò củaKSNB trong các đơn vị ở Việt Nam, đặc biệt là trong khu vực hành chính công vẫncòn khá mờ nhạt Theo tìm hiểu của tác giả cũng đã có một số công trình nghiêncứu về KSNB trong đơn vị hành chính công được đề cập dưới đây:

Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại

Trường Cao đẳng GTVT Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)", luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Luận văn đã vận dụng lý thuyết về kiểm soát nội

bộ, theo hướng dẫn của INTOSAI 2004 để tìm hiểu, đánh giá những ưu điểm và hạnchế còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng GTVTTp.HCM từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạitrường Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoànthiện hệ thống kiểm soát nội bộ chung của toàn trường chứ không đi sâu vào nghiêncứu và đưa ra giải pháp hoàn thiện chung Phương pháp nghiên cứu của tác giả làphương pháp định tính, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng việc thực hiệnkiểm soát nội bộ tại trường; sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ; trao đổi với lãnh đạo các phòng ban và Ban giám hiệu đểđịnh hướng giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường

Trang 30

Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại

trường Đại học Bạc Liêu", luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Luận

văn đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị công, đã cậpnhật INTOSAI 2013, đưa ra được bài học kinh nghiệm từ các sự kiện có liên quanđến hệ thống kiểm soát nội bộ trong nước ở đơn vị công; tác giả sử dụng phươngpháp khảo sát, quan sát kết hợp phỏng vấn để đánh giá thực trạng hệ thống kiểmsoát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu với những mặt chưa làm được, tìm ranguyên nhân tồn tại; từ đó đưa ra được giải pháp đề nghị giải quyết, xây dựng biểumẫu, tiêu chí cụ thể để ứng dụng ngay cho nhà trường

Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường

Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế

Tp.HCM Luận văn đã khái quát được lý luận kiểm soát nội bộ theo INTOSAI Tácgiả nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính, thông qua khảo sát, thống kê dữliệu thực tế tại trường kết hợp lý thuyết đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá,giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Các giảipháp được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng Bên cạnh đó, luận văn đã thiết lập lạicác quy trình kiểm soát còn nhiều thiếu sót, đồng thời thiết lập các quy trình kiểmsoát mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường

Tác giả Bùi Thành Huyền (2012), luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hệ

thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 TPHCM” Trong nghiên cứu

này, tác giả đã xây dựng được mô hình về hệ thống KSNB tại kho bạc, đánh giá vàđưa ra những mặt hạn chế trong KSNB tại Kho bạc quận 10 TP.Hồ Chí Minh

Trong nghiên cứu này tác giả đã khảo sát tình hình KSNB tại các trường Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM Tuy nhiên hạn chế là tác giả không định

lượng được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến HT KSNB tại cáctrường Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM

Trang 31

1.2 Tổng quan các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM

Trường CĐCL là đơn vị đào tạo nhân lực cho xã hội, Các trường CĐCL được

sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợpvới điều lệ trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam

Hiện nay trên địa bàn TP HCM có 17 trường Cao đẳng thuộc hệ thống trườngcông lập Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các trường CĐ CL thường có gồm:Ban giám hiệu, Các tổ chức Đảng, Đoàn thể và Công Đoàn, Hội sinh viên, PhòngĐào tạo, Phòng quản lý sinh viên, Phòng Quản Trị Cơ sở vật chất, Phòng kế toán -Tài chính, Phòng Thanh tra, Phòng Tổ chức- Hành Chính, Các Khoa, bộ môn

Mối quan hệ giữa các bộ phận:

- Ban Giám Hiệu: phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Giáo dục

và Đào tạo về mọi mặt hoạt động của Nhà trường Trực tiếp phụ trách công tácthuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

- Các tổ chức Đảng, Đoàn thể và Công Đoàn, Hội sinh viên: Tổ chức Đảng cộngsản Việt Nam lãnh đạo toàn diện Nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ chỉ thị, Nghị quyết của Đảng Cácđoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên cótrách nhiệm thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục, phù hợp với tôn chỉ mụcđích, chức năng, nhiệm vụ của trường, của đoàn thể và hoạt động theo quy định củapháp luật

- Phòng Đào tạo: Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng, quản lí,

tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo, bao gồm kế hoạch, chương trình, họcliệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ và quyđịnh của Trường đã ban hành

- Phòng quản lý sinh viên: Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tácthực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của Trường liên quan đến họcbổng, học phí, khen thưởng, kỷ luật sinh viên; tư vấn sinh viên (học tập, đời sống,chỗ ở, việc làm ); Chăm sóc sức khỏe; Quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú trongthời gian học tập tại Trường

Trang 32

- Phòng Quản Trị Cơ sở vật chất : Tham mưu cho Ban Giám Hiệu trong công tácquy hoạch, quản lý sử dụng cơ sở vật chất trong Trường; quản lý và giám sát việcsữa chữa thường xuyên các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước

- điện thoại; quản lý các nhà học dùng chung, cảnh quan môi trường; theo dõi, quản

lý mua sắm, xử lý tài sản, công cụ và vật liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập vàNCKH trong trường

- Phòng Kế Hoạch - Tài chính: Tham mưu cho Hiệu trưởng phương hướng, biệnpháp, qui chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Hiệu trưởng

và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, đúng qui chế Thực hiện cácthủ tục giao dịch tài chính với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Trường; kiểmtra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính và chế độ tài chính;

- Phòng Thanh tra: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện quyền thanh tra nhànước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi Nhà trường nhằm tăng cường hiệu lựcquản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường Tổ chứcviệc tự kiểm tra, thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Trường theo qui định củapháp luật về thanh tra Bảo đảm cho Nhà trường hoạt động theo pháp luật và thựchiện nguyên tắc pháp chế

- Phòng Tổ chức- Hành Chính: Giúp các cấp quản lý trong công tác quản lý, quyhoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, kiện toàn tổ chức bộ máy;đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ; thực hiệncông tác bảo vệ an toàn cơ quan, an ninh trật tự trong Trường

- Các Khoa, bộ môn: Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành thuộckhoa đào tạo; Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo cao đẳng; Tổng hợp kế hoạch củacác bộ môn thuộc khoa, phối hợp với phòng TC-HC lập kế hoạch xin tuyển dụng,

bổ sung, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, các công chức khác để báo cáo; Phối hợp vàtạo điều kiện để các tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên trong khoa thực hiện tốtchức năng nhiệm vụ của các tổ chức đó;

Trang 33

1.3 Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu khái quát chung về các nghiên cứu trong

và ngoài nước, những lý thuyết đã nghiên cứu về HTKSNB, những mặt được vànhững hạn chế của các đề tài nghiên cứu trước đây Tác giả cũng nêu tổng quan vềcác trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM để từ đó có cái nhìn tổng quát

về cách vận hành của các trường Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày về cơ

sở lý luận của hệ thống KSNB và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất

Trang 34

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.1 Gi ới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Năm 1929, khái niệm về KSNB và công nhận vai trò của hệ thống KSNBtrong doanh nghiệp được đưa ra trong các văn bản hướng dẫn của các tổ chức nghềnghiệp và quản lý công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa kỳ Năm 1934, Ủy banChứng khoán Hoa kỳ vận dụng khái niệm về KSNB để soạn thảo pháp luật về giaodịch chứng khoán Hoa kỳ Năm 1936, viện Kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (AICPA) đãxác định KSNB có tác dụng bảo vệ tiền và tài sản cũng như kiểm tra tính chính xáctrong ghi chép của sổ sách từ đó cung cấp các số liệu kế toán tin cậy, thúc đẩy hoạtđộng có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý Năm

1958, trong tài liệu qui định phạm vi của kiểm toán viên độc lập xem xét KSNB,trong đó lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán

Đến năm 1970, khi thiết kế hệ thống kế toán và kiểm toán, người ta đặc biệtchú ý đến KSNB tại doanh nghiệp và coi việc hoàn thiện nó là công việc của kiểmtoán viên Năm 1977, lần đầu tiên khái niệm về hệ thống KSNB xuất hiện trong mộtvăn bản pháp luật của Hạ viện Hoa Kỳ, nó được đúc rút từ sau vụ bê bối với cáckhoản thanh toán bất hợp pháp cho chính phủ nước ngoài Đến thập niên 80 (1980-1988), với sự sụp đổ hàng loạt các công ty cổ phần tại Hoa kỳ, các nhà lập phápbuộc phải quan tâm đến KSNB và ban hành nhiều quy định hướng dẫn như: Quiđịnh về các qui tắc đạo đức, kiểm soát và làm rõ chức năng của KSNB; Qui định vềphòng chống gian lận báo cáo tài chính; Các nguyên tắc về báo cáo trách nhiệm vàđánh giá hiệu quả của KSNB Như vậy, từ trước năm 1929 đến năm 1992, lý luận

về KSNB không ngừng được mở rộng, tuy nhiên KSNB vẫn chỉ dừng lại là mộtphương tiện phục vụ cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán báo cáo tàichính, có nhiều quan điểm không đồng nhất về KSNB, do đó dẫn đến yêu cầu phảihình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB

Đến năm 1992, các công ty ở Hoa kỳ phát triển rất nhanh, kèm theo đó là tình

Trang 35

trạng gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Do đó, nhiều uỷ ban ra đời để tìmcách khắc phục và ngăn chặn các gian lận, hỗ trợ phát triển kinh tế trong đó có Uỷban COSO (Committee Of Sponsoring Organizations) là một uỷ ban gồm 5 tổ chứcnghề nghiệp: Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ(AAA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ(IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA) đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩncho kiểm soát nội bộ Báo cáo của COSO gồm 4 phần và là tài liệu đầu tiên trên thếgiới nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống về KSNB, làm nền tảng cho lý thuyết

về KSNB hiện đại sau này Điểm mới của báo cáo là đã đưa ra được các bộ phậncấu thành của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt độngkiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát), các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệthống KSNB cho mục tiêu báo cáo thông tin tài chính, đưa ra được các công cụđánh giá hệ thống KSNB, KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáotài chính mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ Như vậy có thể nóibáo cáo của COSO là một khung lý thuyết căn bản để các nhà nghiên cứu sau nàyphát triển khung lý thuyết đó và hoàn thiện nó hơn trong những điều kiện và môitrường kinh doanh cụ thể

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công.

Trong lĩnh vực công, kiểm soát nội bộ rất được xem trọng, là một đối tượngđược quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước Một số quốc gia như Mỹ,Canada đã có những công bố chính thức về kiểm soát nội bộ áp dụng cho các cơquan hành chính sự nghiệp (Phan Nam Anh, 2013) Chuẩn mực về kiểm toán củaTổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề kiểm soát nội bộđặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp GAO đưa ra 5 yếu tố về kiểm soát nội:Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin - truyềnthông và Giám sát

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ra đời vào năm

1953 Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI),

Trang 36

INTOSAI đã góp phần quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm

vụ của mình Ngoài ra, INTOSAI còn là diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trêntoàn thế giới, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mớinhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp cũng như thông

lệ tốt nhất (Phan Nam Anh, 2013)

Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI đãhình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực kiểm soát nội bộ,

hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá kiểm soát nội bộ

Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩnmực kiểm soát nội bộ để phù hợp với tất cả đối tượng và phù hợp với sự phát triểngần đây trong kiểm soát nội bộ, và công bố năm 2004 Tài liệu này đã tích hợp các

lý luận chung về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO Năm 2013, INTOSAI tiếptục được cập nhật và công bố áp dụng vào năm 2014

Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa kiểm soát nội bộ và xây dựng một sự hiểubiết thông thường về kiểm soát nội bộ, tài liệu của INTOSAI trình bày những vấn

đề đặc thù của khu vực công

2.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ

Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB đã dẫn đến

sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau :

KSNB theo quan điểm của AICPA: Kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp

và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền vàcác tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách ”

KSNB theo quan điểm của IFAC: “ KSNB là một hệ thống gồm các chínhsách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin,đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động ”

KSNB theo COSO đưa ra 1992 [24]: “ KSNB là một quá trình do ngườiquản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập đểcung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:

Trang 37

• Báo cáo tài chính đáng tin cậy

• Các luật lệ và quy định được tuân thủ

• Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”

Theo Tổ chức INTOSAI [23]: “ KSNB là cơ cấu của một tổ chức bao gồmnhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảođảm sự hợp lý để đạt được các mực tiêu của tổ chức”

Như vậy trong định nghĩa trên của COSO và INTOSAI đã nhấn mạnh vào 4 nộidung cơ bản là : quá trình, con ngưởi, đảm bảo hợp lý và mục tiêu Chúng đượchiểu như sau :

 Kiểm soát nội bộ là một quá trình

 Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người

 Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý

 Kiểm soát nội bộ giúp hoàn thành các mục tiêu đề ra

2.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB

Tương tự như Báo cáo COSO 1992, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNBbao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin

và truyền thông và giám sát Tuy nhiên, có những khác biệt nhất định về chi tiết

2.3.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là văn hóa của một tổ chức, nó tác động đến ý thức kiểmsoát của toàn bộ cán bộ công chức trong một đơn vị, các nhân tố chính của môitrường kiểm soát bao gồm:

Tính chính trực và giá trị đạo đức, thể hiện ở việc nhà quản lý phải làm gương

cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, đạo đức, lối sống, cư xử đúng đắn,phải xây dựng được văn hóa trong đơn vị lành mạnh, chuẩn mực và tuyên truyềnphổ biến đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp;

Đảm bảo về năng lực, nhà quản lý phải tuyển dụng những nhân viên công

chức có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, từ đó mới pháthuy được hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ;

Trang 38

Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo, thể hiện ở tư cách và thái độ của nhà

lãnh đạo khi điều hành Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thìnhững thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó

mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB, tinh thần này biểu hiện ra thành những quyđịnh đạo đức ứng xử trong cơ quan;

Cơ cấu tổ chức, là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận

trong đơn vị, cơ cấu tổ chức thể hiện qua sơ đồ tổ chức của mỗi đơn vị Mỗi mộtđơn vị hành chính công có qui mô và đặc thù hoạt động khác nhau nên cơ cấu tổchức cũng khác nhau, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộphận cũng khác nhau Do đó mỗi một đơn vị cần phải cụ thể hóa bằng văn bản vềnhững quyền hạn và trách nhiệm cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong một

tổ chức Mỗi cá nhân, bộ phận trong một tổ chức cần phải nỗ lực hết mình trongmối quan hệ thống nhất để đạt được mục tiêu chung của đơn vị;

Chính sách nhân sự, thể hiện ở việc nhà quản lý cần phải có một qui trình

tuyển dụng chặt chẽ (quy chế tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, đãingộ ) đảm bảo nhà quản lý lựa chọn được những nhân viên có đủ năng lực, kinhnghiệm và đạo đức tốt làm tiền đề cho việc xây dựng một môi trường kiểm soáthiệu quả

2.3.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro, không lệ thuộc vào qui mô, cấu trúc loại hình của bất kỳ tổchức nào, tất các loại hình tổ chức khi hoạt động đều phải đối mặt với các rủi ro, đểhạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra, các nhà quản lý cần tuân thủ qui trình đánhgiá rủi ro được thể hiện theo từng bước như sau: Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi ro

và Các biện pháp đối phó Vì vậy nhà quản lý cần phải nhận dạng mục tiêu, mụctiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro, xác định rủi ro làm cho mục tiêu đókhó thực hiện được, nhận dạng rủi ro bao gồm rủi ro từ bên ngoài và bên trong, rủi

ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị Bước tiếp theocần phải nhận dạng rủi ro, rủi ro xuất hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động (lĩnh vựchành chính sự nghiệp, quản lý công, lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật hay đối thủ cạnh

Trang 39

tranh…) Để nhận dạng được rủi ro cần phải sử dụng các phương pháp khác nhau(dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát thường xuyên, họp, trao đổi ) Cuối cùng là biệnpháp đối phó với rủi ro, trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử lý hạnchế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp Các biện pháp xử lý hạn chếrủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạngđược và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn.

2.3.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thịcủa nhà quản lý được thực hiện thể hiện ở việc phân chia trách nhiệm, kiểm soát quátrình xử lý thông tin, bảo vệ tài sản, phân tích và rà soát để từ đó phát hiện nhữngđiều bất thường kịp thời điều chỉnh Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt độngkiểm soát phòng ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro

Một khi các nhà quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc nhận diện rủi ro đốivới các hoạt động của doanh nghiệp, họ cũng chính là người có trách nhiệm chínhtrong việc thiết kế, triển khai và giám sát các hoạt động kiểm soát để ngăn chặnhoặc giảm các rủi ro đó

Các yếu tố của hoạt động kiểm soát bao gồm:

+ Thủ tục phân quyền và xét duyệt: Tuỳ theo cách điều hành của các nhà

quản lý mà họ có thể quy định thẩm quyền hay thủ tục phê chuẩn khác nhau Sựphân quyền cho các cấp và xác định rõ thẩm quyền phê chuẩn của từng người đượcxuất phát từ nguyên nhân là các nhà quản lý không thể hoặc không nên quyết địnhtrực tiếp mọi vấn đề Nhờ đó người quản lý vẫn kiểm soát và hạn chế sự tuỳ tiện khigiải quyết công việc Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi ngườiđược ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ Các thủ tục ủy quyền phải đượctài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện củ thể

Theo sự phân công chi tiết và ủy quyền nói trên, người được uỷ quyền thựchành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định uỷ quyền của người lãnhđạo và theo quy định của luật pháp

+ Phân chia trách nhiệm: Nguyên tắc này được thực hiện thông qua việc

Trang 40

phân chia trách nhiệm cho nhiều người, nhiều bộ phận cùng tham gia, với mục đích

là không để một bộ phận nào hoặc một cá nhân nào có thể kiểm soát được mọi mặtcủa một vấn đề (hay nghiệp vụ) Khi đó thông qua cơ cấu tổ chức, công việc củamột nhân viên này được kiểm soát bởi một nhân viên khác Việc phân chia tráchnhiệm như vậy sẽ giảm bớt được các rủi ro, xảy ra các sai sót nhầm lẫn và hành vigian lận Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai vàrủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao mộtcông việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc Trách nhiệm phải được giao một cách

có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả Năm trách nhiệmchủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ.Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB

+ Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách: Biện pháp quan trọng để bảo

vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác là phải áp dụng những thể thứckiểm soát vật chất Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những

cá nhân mà họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản Trách nhiệmcủa người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách.Hạn chế việc tiếp cận tài sản, sổ sách khi chưa được phép của người quản lý, để làmgiảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước

+ Kiểm tra, đối chiếu: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước

và sau khi xử lý Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách định

kỳ Ví dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng

+ Rà soát việc thực hiện các hoạt động: Việc thực hiện các hoạt động được

rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả vàtính hữu hiệu Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợpvới mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mụctiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết

Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuânthủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác

Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ

Ngày đăng: 18/04/2017, 11:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Hữu Đức (2003), Tổng quan về kiểm soát nội bộ, NXB Thống Kê, Hà Nội 2. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS”, NXB Hồng Đức, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Hữu Đức (2003), "Tổng quan về kiểm soát nội bộ", NXB Thống Kê, Hà Nội"2." Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), "“Phân tích dữ liệu nghiên cứu"với SPSS”
Tác giả: Vũ Hữu Đức (2003), Tổng quan về kiểm soát nội bộ, NXB Thống Kê, Hà Nội 2. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
3. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thọ (2011). "Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong KinhDoanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội
Năm: 2011
4. Lê Nghiêm (2007), Kiểm soát nội bộ- nhà quản trị cần biết, Thời báo kinh tế, số 28, trang 23-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Nghiêm (2007), "Kiểm soát nội bộ- nhà quản trị cần biết
Tác giả: Lê Nghiêm
Năm: 2007
5. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012). "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trườngĐại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Anh
Năm: 2012
6. Nguyễn Thị Cảnh (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Cảnh (2004), "Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiêncứu khoa học kinh tế
Tác giả: Nguyễn Thị Cảnh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia TP HCM
Năm: 2004
7. Lê Thị Thúy Hằng (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Bình phước, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thúy Hằng (2015), "Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế GTGT trênđịa bàn tỉnh Bình phước
Tác giả: Lê Thị Thúy Hằng
Năm: 2015
8. Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu", luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đạihọc Bạc Liêu
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hậu
Năm: 2014
9. Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Hoàng (2013), "“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Caođẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”
Tác giả: Phạm Thị Hoàng
Năm: 2013
10. Hồ Thị Thanh Ngọc, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Xây Dựng số 2. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Thị Thanh Ngọc, 2010. "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nộibộ tại trường Cao đẳng Xây Dựng số 2
11. Nguyễn Thị Phương Trâm (2009). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Phương Trâm (2009). "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trườngCao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Trâm
Năm: 2009
12. Nguyễn Thị Thanh Thúy (2015). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận Tân Phú. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Thúy (2015). "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong côngtác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận Tân Phú
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thúy
Năm: 2015
13. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013). Hoàn thiện công tác KSNB tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013). "Hoàn thiện công tác KSNB tại các trường caođẳng ngoài công lập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2013
21. Serkan Narli (2010), “An alternative evaluation method for Likert type attitude scales: Rough set data analysis”, Scientific Research and Essays, Vol.5 (6), pp. 523- 524 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Serkan Narli (2010), “An alternative evaluation method for Likert type attitudescales: Rough set data analysis
Tác giả: Serkan Narli
Năm: 2010
24. COSO (1992), Internal Control: Integrated Framework, Evaluation Tools – COSO 25. http://www.coso.org/documents/cososurveyreportfulll-xebr6finalforwebposting111710.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: COSO (1992), Internal Control: Integrated Framework, Evaluation Tools – COSO"25
Tác giả: COSO
Năm: 1992
26. Conor O’leary ( 2004). Developing a standardized model for internal control evaluation. Queensland University of Technology, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conor O’leary ( 2004). "Developing a standardized model for internal controlevaluation
15. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ Khác
17. Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Khác
18. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khác
19. Mai Đức Nghĩa (1992), Tài liệu COSO 1992, NXB Thống Kê, Hà Nội, Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực kế toán số 400, QĐ số 143/2001/QĐ-BTC Khác
20. Deloitte & Touche LLP.Deloitte & Touche refers to Deloitte & Touche LLP and related entities (2003), The Growing Company’s Guide to COSO,The Tre Publisher, New York Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w