CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊNKIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN
4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu
4.3.6 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy
Khi quyết định sử dụng mô hình hồi quy bội, chúng ta phải kiểm tra các giả định cần thiết của nó xem kết quả có tin cậy được không (Trích Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kiểm tra các giả định sau: Phương sai của sai số (phần dư) không đổi; Các phần dư có phân phối chuẩn; Không có mối tương quan giữa các biến độc lập.
Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008).
4.3.6.1 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity)
Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ phân tán giữa 2 giá trị này đã được chuẩn hóa (standardized) với phần dư trên trục tung và giá trị dự đoán trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn, thì ta sẽ không nhận thấy có mối quan hệ gì giữa các giá trị dự đoán với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên. (Trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 224).
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán
(Nguồn: Theo kết quả phân tích phần dư và giá trị dự đoán ở phụ lục 2, hình 2) Qua đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào, như vậy mô hình hồi quy phù hợp. Mặt khác, hệ số kiểm định Durbin Watson = 1.745 (Bảng 4.22) trong khoảng [1 < D=1.745 < 3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008).
Bảng 4.22: Bảng hệ số kiểm định Durbin Watson Model Summaryb
Model R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của đo lường Durbin-Watson
1 .745a .555 .540 .402 1.745
a. Predictors: (Constant), TT3, RR4, HD3, GS2, MT3 b. Dependent Variable: HTKSNB
(Nguồn: Theo kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và hệ số Durbin – Waston ở phụ lục 2, bảng 26) 4.3.6.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do sau: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích,… Vì vậy, chúng ta nên thử nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách khảo sát đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư. (Trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 228). Biểu đồ tần số Histogram, Q-Q plot, P-P plot của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.
Chúng ta cũng chỉ kỳ vọng phần dư phân phối gần chuẩn vì luôn có sự chênh lệch do lấy mẫu. Có 2 cách thường sử dụng để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư. Cách thứ nhất là vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa, nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số và có trung bình xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem như phần dư có phân phối gần chuẩn.
Cách thứ hai là vẽ đồ thị P-P plot, đồ thị này thể hiện các giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn.
Ở nghiên cứu này, đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, Theo hình biểu đồ trên, ta có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn: trị trung bình gần bằng 0 (Mean = -1.66E-16) độ lệch chuẩn gần bằng 1 (Std.Dev. = 0.983). Và trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn. Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3: Đồ thị P-Plot
(Nguồn: Theo kết quả phân tích ở phụ lục 2, hình 3)
Hình 4.4: Đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: Theo kết quả phân tích ở phụ lục 2, hình 1) Kết luận chương 4
Chương này tác giả tập trung đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM, phân tích 5 thành phần cốt lõi của hệ thống KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Bằng phương pháp định tính và định lượng - thống kê mô tả, tác giả đã tiến hành thống kê, so sánh để đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các câu trả lời. Qua đó rút ra các kết luận cần thiết, nhất là những mặt đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân.
Đây là cơ sở khoa học để tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện HTKSNB trong chương 5.