Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ, hồng lam (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.4 Xây dựng thang đo

3.4.1 Xây dựng thang đo biến độc lập

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại các trường CĐCL trên địa ban TP HCM. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo định danh và thang đo Likert năm mức độ: (1) – Rất không đồng ý, (2) – Không đồng ý, (3) – Không ý kiến/trung bình, (4) – Đồng ý và (5) – Rất đồng ý. Trong bảng câu hỏi, thang đo định

danh được sử dụng để phân chia các lớp đối tượng, các đặc trưng của từng đối tượng như: giới tính, nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc… Thang do Likert dùng khảo sát mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại các trường CĐCL trên địa ban TP HCM.

Để thu thập những bằng chứng về mức độ đồng ý đối với ảnh hưởng của các yếu tố đến HTKSN tại các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM, cũng như tạo cơ sở để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra trên, tác giả đã thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo sát với các biến quan sát:

Môi trường kiểm soát: được đo lường bởi 5 biến quan sát là MT1, MT2, MT3, MT4, MT5

Bảng 3.2: Thang đo biến môi trường kiểm soát Biến độc lập Mã

biến Biến Quan sát

Môi trường kiểm soát

MT1 BGH đánh giá cao vai trò của kiểm soát nội bộ

MT2 Lãnh đạo trường thường xuyên tiếp xúc trao đổi với cán bộ giảng viên

MT3 Quyền hạn và trách nhiệm được nhà trường phân chia rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản.

MT4 Cán bộ NV, giảng viên luôn có cơ hội để phát triển MT5 Cán bộ NV, giảng viên được phân công công việc đúng

chuyên môn.

Đánh giá rủi ro: được đo lường bởi 5 biến quan sát là RR1, RR2, RR3, RR4, RR5

Bảng 3.3: Thang đo biến đánh giá rủi ro Biến độc lập Mã

biến Biến Quan sát

Đánh giá rủi ro

RR1 Nhà trường có bộ phận dự báo rủi ro riêng biệt

RR2 Nhà trường thường xuyên nhận dạng và phân tích rủi ro trong hoạt động

RR3 Các phòng, Khoa, Tổ thường xuyên có tư vấn rủi ro cho BGH RR4 Nhà trường có truyền đạt rủi ro đến CBVC NLĐ

RR5 Nhà trường có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro

Hoạt động kiểm soát: được đo lường bởi 4 biến quan sát là HD1, HD2, HD3, HD4

Bảng 3.4: Thang đo biến hoạt động kiểm soát Biến độc lập Mã

biến Biến Quan sát

Hoạt động kiểm soát

HD1 Nhà trường thiết lập các thủ tục cần thiết để kiểm soát mỗi hoạt động.

HD2 Phòng kế toán xử lý và ghi chép các nghiệp vụ theo quy trình

HD3 Nhà trường thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát

HD4

Nhà trường phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên trong các việc: xét duyệt, thực hiện, ghi chép và bảo vệ tài sản.

Thông tin truyền thông: được đo lường bởi 4 biến quan sát là TT1, TT2, TT3, TT4

Bảng 3.5: Thang đo biến Thông tin truyền thông Biến độc lập Mã

biến Biến Quan sát

Thông tin truyền thông

TT1 Nhà trường có thiết lập kênh truyền thông để trao đổi với bên ngoài

TT2 Nhà trường có thường xuyên tiếp nhận thông tin từ người học, nhân viên, giảng viên

TT3

Người học, nhân viên, giảng viên được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để thực hiện nhiệm vụ của mình

TT4 Các thông tin về kết quả hoạt động được báo cáo kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý

Giám sát: được đo lường bởi 6 biến quan sát là GS1, GS2, GS3, GS4, GS5, GS6

Bảng 3.6: Thang đo biến Giám sát Biến độc

lập

biến Biến Quan sát

Giám sát GS1 19.Nhà trường có bộ phận phụ trách làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của đơn vị

GS2 20.BGH thường xuyên kiểm tra hoạt động của các Phòng, Khoa, Tổ

GS3 21.Trưởng các phòng, Khoa, Tổ có thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhân viên

GS4 22.CBVC và NLĐ có sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ

GS5 23.Nhà trường có thường xuyên theo dõi hoạt động của các đơn vị liên kết đào tạo

GS6 24.Kết quả kiểm tra, giám sát được công bố công khai 3.4.1 Xây dựng thang đo biến phụ thuộc

Để đo lường Kết quả thu thuế GTGT(results VAT), tác giả dùng thang đo tỷ lệ 5 điểm để đo lường mức độ hiệu quả như sau: 1 -rất không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- Không có ý kiến, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý.

Bảng 3.7: Thang đo biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc Mã biến Biến Quan sát

Hệ thống kiểm soát nội tại các trường Cao Đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh

HTKSNB

Giả sử như hệ thống kiểm soát nội tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hoàn hảo đạt điểm 5. Theo anh/chị, hệ thống kiểm soát nội bộ trường mình đang làm việc đạt bao nhiêu điểm.

Bảng 3.8:Thống kê dự liệu thu thập

Mô tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ (%)

Số bảng câu hỏi phát ra 160 -

Số bảng câu hỏi thu về 160 100

Trong đó

Số bảng câu đáp viên trả lời hợp lệ 150 93.75 Số bảng câu đáp viên trả lời không hợp lệ 10 6.25 Kết luận chương 3

Trong chương 3 này tác giả đã xây dựng được khung mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố tác động đến HT KSNB của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM dựa trên cơ sở lý thuyết COSO 1992 và INTOSAI 1992 cập nhật năm 2013.

Tác giả đã đưa ra được 5 câu hỏi nghiên cứu và phương pháp xử lý 5 câu hỏi đó.

Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu, cách thức thiết kế câu hỏi, thang đo và đối tượng được lựa chọn khảo sát. Trong chương 4 tiếp theo, tác giả sẽ mô tả chi tiết về kết quả khảo sát và phân tích kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ, hồng lam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w