Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ, hồng lam (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊNKIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN

4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu

4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0.7. Thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy), tuy nhiên không được quá 0.95 vì nó cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt. Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình bày sau đây.

4.3.1.1 Môi trường kiểm soát

Từ khảo sát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM về thực trạng môi trường kiểm soát, với thang đo Likert 5 mức độ, yếu tố MTKS được đo lường qua 5 biến quan sát MT1, MT2, MT3, MT4, MT5. Bằng phần mềm SPSS 20.0 phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, tác giả được kết quả như sau:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0.

599 < 0.7 và có 2 biến quan sát là MT1 và MT5 có tương quan biến tổng < 0.3.

(Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 8)

Trong lần thứ 2, tác giải loại biến MT1 và MT5, kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo. Kết quả Cronbch’s Alpha bằng 0.719 > 0.7. Kiểm tra cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 đồng thời Cronbch’s Alpha nếu loại biến bé hơn Cronbach’s Alpha của nhóm biến. Như vậy, thang đo nhân tố MTKS đã đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 4.9:Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của nhân tố Môi trường kiểm soát Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.719 3

Item-Total Statistics Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

MT2 7.35 1.049 .568 .598

MT3 7.34 1.085 .496 .682

MT4 7.51 .963 .557 .610

(Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 9) Đồng thời, ta thấy chỉ số trung bình của câu hỏi MT3 ” Quyền hạn và trách nhiệm được nhà trường phân chia rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản.” là cao nhất 3.76 ( bảng 4.4) , điều này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường đã xây dựng được quy trình làm việc tốt.

Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức công việc là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Vậy nên mọi hoạt động đều phải thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy tắc ứng xử của Nhà nước. Tuy nhiên ta cũng phải ý thức được rằng xây dựng một môi trường làm việc chuẩn mực nó là nền tảng cho việc xây dựng một môi trường quản lý hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra trong tổ chức một môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên và bộ phận sẽ hoạt động và tương tác với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho mối quan hệ giữa các nhân viên và giữa cấp trên, cấp dưới có sự tương quan mật thiết chặt chẽ. Riêng đối với các nhà quản trị thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, họ còn

phải có một sự công minh trong công việc. Không gây bất bình trong nội bộ các nhân viên. Như vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho các trường hoạt động hiệu quả hơn, có sự tương quan chặt chẽ hơn. Và đó là cơ sở để có thể xây dựng một môi trường quản lý hiệu quả.

Tuy nhiên, chỉ số trung bình ở câu hỏi MT4: “Cán bộ nhân viên, giảng viên luôn có cơ hội để phát triển” là thấp nhất ( bảng 4.4), điều này chứng tỏ việc tạo môi trường cho sự phát triển trong sự nghiệp của nhân viên, giảng viên còn chưa thật sự tốt, khiến cho nhà trường thiếu đi động lực phát triển.

Các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM đang trong giai đoạn khó khăn, tâm lý người học không ưa chuộng trường Cao đẳng. Trường ĐH mở ra nhiều và tuyển sinh dễ phần nào tạo ra khó khăn cho các trường Cao đẳng trong giai đoạn hiện nay. Nhưng với sự tích cực trong công tác quản lý của lãnh đạo các trường trong việc tạo ra môi trường làm việc, học tập tốt, thu hút được cán bộ giảng viên và học sinh vào học, tin chắc các trường sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Điều cần thiết là các trường cần tạo được môi trường và cơ hội để nhân viên, giảng viên cảm thấy mình được phát huy năng lực, có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, từ đó thu hút được nhân tài đến và ở lại làm việc

4.3.1.2 Đánh giá rủi ro

Từ khảo sát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM về thực trạng đánh giá rủi ro, với thang đo Likert 5 mức độ, yếu tố RR được đo lường qua 5 biến quan sát RR1, RR2, RR3, RR4, RR5. Bằng phần mềm SPSS 20.0 phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, tác giả được kết quả như sau:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0. 627 <

0.7 và có 1 biến quan sát là RR1 có tương quan biến tổng = 0.141 < 0.3. (Nguồn:

Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 10). Như vậy thang đo Đánh giá rủi ro không đáp ứng độ tin cậy.

Trong lần phân tích thứ 2, tác giả loại biến RR1, kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo, kết quả Cronbch’s Alpha bằng 0.695 < 0.7. và có 1 biến quan sát là RR2 có tương quan biến tổng = 0.285 < 0.3. (Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 11) Loại tiếp biến RR2, kiểm tra lại độ tin cậy của thang

đo, kết quả lần phân tích này có Cronbch’s Alpha =0.738 > 0.7 và 3 biến quan sát RR3, RR4, RR5 đều có tương quan biến tổng > 0.3, Như vậy thang đo Đánh giá rủi ro đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố đánh giá rủi ro Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.738 3

Item-Total Statistics Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

RR3 6.75 1.073 .505 .720

RR4 6.72 1.008 .584 .627

RR5 6.75 1.006 .601 .607

(Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 12).

Kiểm tra thống kê mô tả tác giả thấy chỉ số mean của biến quan sát RR5:

“Nhà trường có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro” có giá trị thấp nhất 3.36, điều này chứng tỏ nhà trường chưa xây dựng được biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro có thể xảy ra đối với sinh viên, nhân viên trong trường

4.3.1.3 Hoạt động kiểm soát

Từ khảo sát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM về thực trạng hoạt động kiểm soát, với thang đo Likert 5 mức độ, yếu tố HĐKS được đo lường qua 4 biến quan sát HD1, HD2, HD3, HD4. Bằng phần mềm SPSS 20 phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, tác giả được kết quả như sau:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0. 634 <

0.7. Biến quan sát HD2 có tương quan biến tổng bằng 0.251 < 0.3. (Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 13). Như vậy thang đo Hoạt động kiểm soát không đáp ứng độ tin cậy.

Vì vậy tác giả loại biến HD2 và tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha lần 2.

Kết quả Cronbch’s Alpha lần 2 bằng 0.701 > 0.7. Kiểm tra cả 3 biến quan sát HD1, HD3, HD4 đều có tương quan biến tổng > 0.3, đồng thời Cronbch’s Alpha nếu loại

biến bé hơn Cronbach’s Alpha của nhóm biến. Như vậy, thang đo nhân tố HDKS đã đáp ứng độ tin cậy .

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố hoạt động kiểm soát Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.701 3

Item-Total Statistics Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

HD1 7.20 1.718 .508 .625

HD3 7.16 1.625 .476 .656

HD4 7.13 1.230 .584 .521

(Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 14) Biến HD1. “Nhà trường thiết lập các thủ tục cần thiết để kiểm soát mỗi hoạt động. “ nhận được sự đánh giá thấp nhất trong các biến quan sát về HDKS điều đó cho thấy nhà trường cần phải quan tâm hơn tới việc ban hành các thủ tục kiểm soát đối với các hoạt động trong trường

4.3.1.4 Thông tin truyền thông

Từ khảo sát tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM về thực trạng thông tin truyền thông, với thang đo Likert 5 mức độ, yếu tố thông tin truyền thông được đo lường qua 4 biến quan sát TT1, TT2, TT3, TT4. Bằng phần mềm SPSS 20 phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, tác giả được kết quả như sau:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0. 528 <

0.7 và biến TT2 có tương quan biến tổng bằng 0.037< 0.3. (Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 15). Như vậy thang đo yếu tố thông tin truyền thông không đáp ứng độ tin cậy.

Lần chạy thứ 2 tác giả loại biến TT2, kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 2 là 0. 713 > 0.7 và cả 3 biến quan sát TT1, TT3, TT4 đều có tương quan biến tổng > 0.3. đồng thời Cronbch’s Alpha nếu loại biến bé hơn

Cronbach’s Alpha của nhóm biến. Như vậy, thang đo yếu tố thông tin truyền thông đã đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha yếu tố thông tin và truyền thông lần 2

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

.713 3

Item-Total Statistics Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

TT1 7.25 1.301 .529 .628

TT3 7.19 1.186 .551 .598

TT4 7.33 1.174 .517 .643

(Nguồn: Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 16).

4.3.1.5 Giám sát

Từ khảo sát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM về thực trạng công tác giám sát, với thang đo Likert 5 mức độ, yếu tố GS được đo lường qua 6 biến quan sát GS1, GS2, GS3, GS4, GS5, GS6. Bằng phần mềm SPSS 20 phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, tác giả được kết quả như sau:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0. 645 <

0.7 . trong đó biến GS3 và GS5 có tương quan biến tổng < 0.3 (Nguồn: Theo kết quả

phân tích Cronbach’s Alpha ở phụ lục 2, bảng 17). Như vậy Thang đo yếu tố giám sát không đáp ứng độ tin cậy.

Trong lần chạy thứ 2 tác giả loại biến GS3 và GS5, phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha). Kết quả Cronbach’s Alpha đạt được là 0.717 > 0.7 và cả 4 biến quan sát GS1, GS2, GS4,GS6 đều có tương quan biến tổng > 0.3 chứng tỏ các biến quan sát đáp ứng độ tin cậy

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của biến Giám sát Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.717 4

Item-Total Statistics Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

GS1 10.32 3.561 .538 .639

GS2 10.49 3.580 .493 .662

GS4 10.65 3.731 .420 .703

GS6 10.54 2.908 .582 .606

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ, hồng lam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w