Về môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ, hồng lam (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI

5.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

5.2.5 Về môi trường kiểm soát

Là một yếu tố có mức độ quan trọng được đánh giá là 0.149 đối với HT KSNB. Điều đó cho thấy môi trường kiểm soát không ảnh hưởng nhiều đến HT KSNB của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Tuy vậy ban Giám hiệu cũng cần đánh giá cao vai trò của kiểm soát nội bộ, coi kiểm soát nội bộ là vấn đề quan trọng để đảm bảo trường hoạt động tốt, minh bạch. Để đạt được điều đó tác giả đề xuất các giải pháp sau :

Thứ nhất; Tiếp tục tổ chức các phong trào thi đua, thôi thúc cán bộ công nhân viên trong các trường rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Môi trường kiểm soát tốt trong các trường đại học cao đẳng nói chung và các trường cao đẳng ngoài công lập nói riêng trước tiên phải là một môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh, mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, chuyên môn cho các sinh viên. Cần phải tiếp tục phát huy, nhắc nhở các cán bộ công nhân viên trong trường về những phẩm chất cao đẹp, đáng quý đó.

Muốn vậy, các trường phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua. Thời gian qua, vào các dịp lễ lớn như khai giảng năm học, ngày 20.11 hay ngày bế giảng năm học, các trường đều tổ chức các buổi mitting trọng thể, đánh giá tổng kết, đề xuất phương hướng cũng như ôn lại truyền thống quý báu của ngành giáo dục. Tuy nhiên, phong trào thi đua lại chưa thực sự được nhân rộng trong phạm vi các trường. Các trường cần định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc thi, phong trào dạy tốt, học tốt như thi giáo viên dạy giỏi,… vừa đánh giá năng lực, trình độ của giảng viên,

vừa tạo phong trào thi đua sôi nổi. Các giảng viên được giải thưởng sẽ được vinh danh, nêu điển hình tấm gương tiêu biểu.

Song song với việc tổ chức các phong trào thi đua về trình độ chuyên môn, giảng dạy, các trường cần tổ chức các phong trào rèn luyện đạo đức các chương trình hành động về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

trong toàn thể CBGV nhà trường hoặc có thể bằng các hình thức thi viết, hội diễn, văn nghệ,… để lôi cuốn CBGV tham gia. Vừa giúp CBGV tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, vừa nâng cao tinh thần đoàn kết cho CBGV trong các trường.

Thứ hai; Các trường cần có các biện pháp cụ thể nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của CBGV trong trường Chất lượng đào tạo tốt thì CBGV phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giảng dạy tốt. Muốn vậy, CBGV phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm. Muốn vậy, các trường phải tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ. Hỗ trợ một phần về kinh phí

và tạo điều kiện về thời gian làm việc cho CBGV học tập, nâng cao trình độ như học cao học hay làm luận án tiến sỹ. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn kỹ năng giảng dạy. Đề ra quy chế cụ thể, bắt buộc CBGV phải nâng cao trình độ chuyên môn, ví dụ như quy định trong thời gian 7 năm kể từ ngày tuyển dụng phải hoàn thành xong chương trình cao học, phải có bằng tiếng anh, bằng tin học.

Thứ ba; Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo các trường về hệ thống kiểm soát nội bộ Tính cho tới nay, các trường đều chưa có phòng ban chuyên môn về kiểm soát nội bộ. Nhận thức của ban lãnh đạo cũng như CBGV trong trường còn hạn chế về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do vậy, trong thời gian tới, ban lãnh đạo nhà trường cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thứ tư; Cải thiện đời sống cho CBGV trong trường. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, đời sống của CBGV trong trường lại chưa được cải thiện, thậm chí tình hình tuyển sinh của các trường cao đẳng ngoài công lập trong những năm trở lại đây hết sức khó khăn. Do vậy, ảnh hưởng lớn tới đời sống, thu nhập của CBGV trong các trường. Trong thời gian tới, một mặt các trường phải tiết kiệm chi phí tối đa, một mặt phải nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao sức cạnh tranh của mình để thu

hút sinh viên, học sinh nhằm cải thiện đời sống cho CBGV.

Thứ năm; Minh bạch hóa cơ chế tuyển dụng CBGV của các trường CĐCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhân tố con người là nhân tố quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động giảng dạy đào tào nói riêng. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng của CBGV phải không ngừng gia tăng. Chất lượng nhân lực phải được kiểm soát đầu tiên ở khâu tuyển dụng. Cần minh bạch hóa, công khai hóa các chỉ tiêu, nhu cầu, tiêu chí tuyển dụng. Quá trình đánh giá, thi tuyển dụng đầu vào phải nghiêm túc. Ví dụ phải quy định rõ, CBGV phải tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ưu tiên những ứng viên tuyển dụng có bằng cấp cao được tính theo số điểm quy đổi, các ứng viên có kinh nghiệm,…..

Kết luận chương 5

Chương này tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và là câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM.

Một hệ thống KSNB luôn được xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán, trên một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản lý tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992 và INTOSAI 1992 (Cập nhật năm 2013) vận dụng phù hợp đối với các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM.

KẾT LUẬN CHUNG

Theo chuẩn mực quốc tế và ứng dụng ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới về hệ thống KSNB nói chung là lý thuyết COSO 1992, và vận dụng lý thuyết này trong lĩnh vực hoạt động công là lý thuyết INTOSAI 1992 cập nhật năm 2013. Luận văn hệ thống hóa lý luận hai cơ sở lý thuyết nêu trên kết hợp với đặc điểm các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM để hệ thống hóa trong chương lý luận của luận văn, làm cơ sở khoa học lý thuyết.

Các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM, chịu tác động bởi các chính sách hệ thống KSNB trong ngành giáo dục nói chung. Hệ thống KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM tổ chức và vận hành hiệu quả sẽ giúp các trường chống thất thoát, sai phạm, và hoạt động tốt. Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM, theo 5 yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống, được tác giả thống kê thành bảng: Thực trạng môi trường kiểm soát, thực trạng công tác đánh giá rủi ro, thực trạng hoạt động kiểm soát, thực trạng công tác giám sát. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra kết luận về thực trạng của HT KSNB tại các trường Cao Đẳng công lập trên địa bàn TP HCM.

Từ thực trạng khách quan đó, tác giả phân tích số liệu để đưa ra các trọng số tác động của các yếu tố đến HT KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Từ đó tác giả đóng góp các giải pháp hoàn thiện nhằm tổ chức và thực thi hiệu quả hệ thống KSNB,

Tác giả đã thực hiện tương đối đầy đủ các bước cần thiết của một nghiên cứu.

Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận văn này là một đóng góp mới và đã được hoàn thành một cách khoa học.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Ngoài năm yếu tố tác động đến HTKSNB mà luận văn nêu ra thì còn có những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến HTKSNB mà luận văn chưa đề cập tới có thể tác giả đã bỏ qua những thang đo quan trọng vì thế cần có những nghiên cứu tiếp theo với các yếu tố khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề

Mẫu nghiên cứu bảng khảo sát còn nhỏ, trong khi số lượng trường Cao Đẳng công lập trên địa bàn TP HCM nhiều, chưa phản ánh hết tình hình chung. Vì vậy kết quả phân tích còn hạn chế trong các nghiên cứu tiếp theo cần có số lượng mẫu lớn hơn để hản ánh hết các vấn đề của HTKSNB

Kết quả nghiên cứu của đề tài được giá trị R2 = 0.555 và R2 hiệu chỉnh = 0.54 còn nhỏ cho thấy mức độ giải thích của biến độc lập đối với biến phụ thuộc còn yếu, qua đó cho thấy thang đo của nghiên cứu chưa được hoàn thiện. Phần còn lại là 0.46 chính là mức độ giải thích của những yếu tố chưa được đề cập đến trong đề tài này, đây chính là hướng nghiên cứu của những đề tài tiếp theo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ, hồng lam (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w