CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊNKIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN
4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM
Qua khảo sát và đánh giá HT KSNB tại các trường CĐCL trên địa bàn TP HCM nhận thấy: Việc kiểm soát nội bộ của các trường còn lỏng lẻo, hầu hết vẫn còn chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả kiểm tra thực trạng hệ thống KSNB trong các trường Cao đẳng công lập TP.HCM sau khi thu thập từ 150 phiếu điều tra được lập thành bảng thống kê chung các phiếu như sau
Bảng 4.2: Thống kê theo giới tính
Đo lường Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 55 36.67%
Nữ 95 63.33%
Tổng 150 100%
Bảng 4.3: Thống kê theo số năm làm việc
Đo lường Tần số Tỷ lệ (%)
Dưới 1 năm 5 3.3
Từ 1 đến 3 năm 30 20
Lớn hơn 3 năm 115 76.7
Tổng 150 100.0
4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát MTKS Descriptive Statistics
N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
MT1 150 3 5 3.77 .440
MT2 150 2 5 3.75 .570
MT3 150 2 5 3.76 .587
MT4 150 2 5 3.59 .625
MT5 150 2 5 3.85 .501
Valid N (listwise) 150
( Nguồn : Phụ lục 2 bảng 3) Nhìn vào kết quả khảo sát, với kết quả thống kê điểm trung bình khoảng từ 3.59 đến 3.85. Có thể nhận thấy sự đồng tình nhất định của các thầy cô về việc nhà trường đã tạo dựng được một môi trường kiểm soát trong sạch, đồng thời là một môi trường giáo dục với các chuẩn mực giá trị đạo đức của các nhân viên và thầy cô trong trường tốt. Các nhân viên trong trường, từ các phòng ban, phòng tài chính kế toán đáp ứng được khả năng công việc và công việc được giao phù hợp với khả năng bản thân. Các quy định về phẩm chất đạo đức nói chung đều được nhà trường thực hiện quy củ, ban hành bằng văn bản và bằng các quy định cụ thể, được gửi về các khoa và dán bảng tin trường nên việc chấp hành các quy định của nhà trường là điều bắt buộc với các cán bộ nhân viên, giảng viên trong trường. Tuy nhiên với số điểm trung bình thấp 3.59, việc tạo cơ hội cho nhân viên có cơ hội được phát triển cần được các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM chú ý nhiều hơn 4.2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát đánh giá rủi ro
Descriptive Statistics
N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
RR1 150 2 5 3.43 .639
RR2 150 2 5 3.37 .538
RR3 150 2 5 3.36 .594
RR4 150 2 5 3.39 .590
RR5 150 2 5 3.36 .583
Valid N
(listwise) 150
( Nguồn : Phụ lục 2 bảng 4) Số điểm trung bình khoảng từ 3.36 đến 3.43 phản ánh thực tế rằng các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM chưa thực sự coi trọng vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nên việc đánh giá rủi ro tại các trường phản ánh mức độ bình thường. Điều này sẽ nguy hiểm đến tình hình tài chính các trường khi có rủi ro xảy ra. Một vấn đề nữa là do các trường chưa chú trọng đến công tác đánh giá rủi ro nên khi có biến động bởi các yếu tố bên ngoài, nhiều trường lúng túng và khó bắt kịp để ứng phó khi xảy ra rủi ro bất ngờ. Nhìn vào kết quả khảo sát ý kiến mọi người đều đánh giá về công tác đánh giá rủi ro tại các trường chưa được lưu tâm, các mức điểm đều rơi vào khung điểm thể hiện ý kiến trung lập. Thực tế cho thấy do đặc trưng hoạt động của các trường thuộc lĩnh vực giáo dục nên công tác đánh giá rủi ro còn qua loa không khắt khe như trong doanh nghiệp. Các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM thực chất không có bộ phận đánh giá rủi ro riêng biệt mà trách nhiệm được phòng tài chính kế toán kiêm nhiệm luôn. Kéo theo đó nhà trường cũng không có bộ phận dự báo rủi ro riêng biệt mà đó là nhiệm vụ của bên kế toán.
Thực tế ngoài đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng và các phương tiện giảng dạy thì các khoản chi phí trong trường cũng không nhiều và phức tạp như tại doanh nghiệp nên nhìn chung việc rủi ro trong hệ thống kiểm soát dường như ít khả năng xảy ra, chính vì vậy đó là nguyên nhân mà các nhà trường ít khi quan tâm đến việc đánh giá rủi ro.
4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát (HĐKS) trong các trường Cao đẳng
công lập trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát HĐKS Descriptive Statistics
N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
HD1 150 2 5 3.55 .641
HD2 150 2 5 3.39 .897
HD3 150 2 5 3.59 .707
HD4 150 2 5 3.61 .826
Valid N (listwise) 150
( Nguồn : Phụ lục 2 bảng 5) Với số điểm trung bình nhận được khoảng từ 3.55 đến 3.61 Hoạt động kiểm soát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM nhìn chung khá tốt, từ việc Nhà trường thiết lập các thủ tục cần thiết để kiểm soát mỗi hoạt động, thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên trong các việc: xét duyệt, thực hiện, ghi chép và bảo vệ tài sản. Tuy nhiên khi đánh giá “Phòng kế toán xử lý và ghi chép các nghiệp vụ theo quy trình”
số điểm trung bình tương đối thấp 3.39. Do số lượng phiếu đánh giá nhỏ, công tác xử lý trong phòng kế toán có đặc thù riêng nên đáp án chủ yếu rơi vào mức không có ý kiến.
4.2.4 Thực trạng thông tin truyền thông trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát thông tin truyền thông Descriptive Statistics
N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
TT1 150 2 5 3.63 .607
TT2 150 2 5 3.60 .786
TT3 150 2 5 3.69 .655
TT4 150 3 5 3.55 .681
Valid N (listwise) 150
( Nguồn : Phụ lục 2 bảng 6) Thông tin của hệ thống các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM là bao gồm nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài trường. Thông tin của các trường sử dụng chủ yếu là dưới dạng văn bản, có thể là văn bản do trường ban hành, cũng có thể là văn bản của Bộ, Sở, hay các ban ngành liên quan ban hành. Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các thông tin, văn bản pháp luật liên quan tới lĩnh vực này luôn được các trường cập nhật một cách kịp thời, thường xuyên và liên tục. Theo điều tra ý kiến từ các nhân viên cho thấy thông tin truyền thông của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM được thực hiện khá tốt, hiện nay nhờ sự phát triển của internet, mạng xã hội, thông tin gần như được cập nhật liên tục đến người học cũng như nhân viên, giảng viên trong trường, nhà trường cũng có các kênh phản hồi ý kiến nhanh chóng và chính xác tới từng đối tượng.
4.2.5 Thực trạng giám sát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM
Khảo sát tình hình giám sát tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ta nhận thấy, đối với hoạt động kế toán quá trình kiểm tra, kiểm soát được tiến hành tương đối chặt chẽ, thường xuyên và toàn diện. Các trường đều thành lập phòng thanh tra khảo thí để tiến hành kiểm soát hoạt động đào tạo của trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hoạt động giám sát được thực hiện theo nhiều hình thức. Ví dụ thông qua việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của các cá nhân, bộ phận, sinh viên trong trường. Định kỳ đều tổ chức, đánh giá, bình chọn lao động. Tuy nhiên, công tác lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy chưa thực sự được tiến hành ở hầu hết các trường. Phòng Khảo thí chủ yếu nhằm quản lý đề thi, bài thi, có sự kiểm tra giám sát chéo giữa các đơn vị, các phòng ban chức năng nhưng còn ít …. Giám sát chất lượng giáo dục là nội dung quan trọng
nhưng các trường đều ít chú trọng, ít có hoạt động kiểm tra nội dung bài giảng, dự giờ đột xuất.
Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát giám sát N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
GS1 150 2 5 3.68 .736
GS2 150 2 5 3.51 .766
GS3 150 2 5 3.71 .771
GS4 150 2 5 3.35 .777
GS5 150 2 5 3.35 .760
GS6 150 2 5 3.46 .924