THÁNG 8 + 9 MODULE 1 THCS: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (THCS) 1. ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ. 1.1Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển học sinh trung học cơ sở Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “ thời kì quá độ”, “ tuổi khó bảo”, “ tuổi bất trị” hay “ tuổi khủng hoảng” … Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản và sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội… yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập. Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. điều đó quyết định sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ở lứa tuổi này. 1.2 Sự phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở. Sự phát triển cơ thể thiếu niên rất nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối, đặc biệt xem xét những thay đổi về hệ thống thần kinh, liên quan đến nhận thức của thiếu niên và sự trưởng thành về mặt sinh dục, yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên. 1.3 Sự phát triển giao tiếp của học sinh trung học cơ sở. Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh THCS. Lứa tuổi này có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn ngang hàng. Nét đặc trưng trong giao tiếp của học sinh THCS với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Trong giao tiếp với người lớn có thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình. Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn rất mạnh mẽ, giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Khác với giao tiếp với người lớn, giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và mang đặc trưng của quan hệ xã hội giũa các cá nhân độc lập. 1.4 Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở. Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của học sinh THCS là sự hình thành và phát triển của các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề các quá trình nhận thức tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… ở học sinh THCS đều phát triển mạnh, đặc biệt sự phát triển của tư duy hình tượng và tư duy trừu tượng.
Trang 1THÁNG 8 + 9
MODULE 1 THCS: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (THCS)
1 ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi
Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “ thời kì quá độ”,
“ tuổi khó bảo”, “ tuổi bất trị” hay “ tuổi khủng hoảng” … Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em
- Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành Nội dung cơ bản
và sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức Sự xuất hiện những yếu
tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội… yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập
- Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em Do đó sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt điều đó quyết định sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ở lứa tuổi này
1.2 Sự phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở.
Sự phát triển cơ thể thiếu niên rất nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối, đặc biệt xem xét những thay đổi về hệ thống thần kinh, liên quan đến nhận thức của thiếu niên và sự trưởng thành về mặt sinh dục, yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên
1.3Sự phát triển giao tiếp của học sinh trung học cơ sở.
Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh THCS Lứa tuổi này có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn ngang hàng
Nét đặc trưng trong giao tiếp của học sinh THCS với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người
Trang 2lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo Trong giao tiếp với người lớn có thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình
Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn rất mạnh mẽ, giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên Khác với giao tiếp với người lớn, giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và mang đặc trưng của quan hệ xã hội giũa các cá nhân độc lập
1.4 Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở.
Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của học sinh THCS
là sự hình thành và phát triển của các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề các quá trình nhận thức tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… ở học sinh THCS đều phát triển mạnh, đặc biệt sự phát triển của tư duy hình tượng và tư duy trừu tượng
1.5 Sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở.
Ở lứa tuổi học sinh THCS đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, đặc biệt của tự giáo dục Bởi vậy kể từ tuổi này, các em không những là khách thể mà còn là chủ thể của giáo dục Đồng thời đạo đức của học sinh THCS cũng được phát triển mạnh, đặc biệt về nhận thức đạo đức và các chuẩn mực hành vi ứng xử
2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Giáo dục học sinh THCS trong xã hội hiện đại là vấn đề phức tạp và khó khăn Bởi lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng trong sự phát triển đời người cả về thể chất, mặt xã hội và mặt tâm lí Mặt khác điều kiện sống, điều kiện giáo dục trong xã hội hiện đại cũng có những thay đổi so với xã hội truyền thống Để giáo dục học sinh THCS đạt hiệu quả, cần phải tính đến những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi trong sự phát triển
Về thuận lợi, do điều sống trong xã hội được nâng cao mà hiện nay sức khỏe của thiếu niên được tăng cường Hiện tượng gia tốc phát triển ở con người thường rơi vào lứa tuổi này nên sự dậy thì đến sớm và các em được cơ thể khỏe mạnh, sức lực dồi dào Đây là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách của thiếu niên
Mặt khác bước vào thế kỉ XXI, do bùng nổ của khoa học và công nghệ mà lượng thông tin, tri thức đến với các em rất phong phú Đồng thời số con trong mỗi gia đình chỉ có ít nên cha mẹ dễ có điều kiện chăm sóc các em Xã hội, nhà trường và gia đình đều rất quan tâm đến sự phát triển của trẻ em nói chung và học sinh THCS nói riêng Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và
Trang 3xã hội đã giúp cho các em có được cơ hội, điều kiện giáo dục toàn diện hơn.
Về khó khăn, do gia tốc phát triển mà sự dậy thì của thiếu niên đến sớm hơn, cơ thể của các em phát triển mạnh mẽ nhưng mức trưởng thành về xã hội
và tâm lí diễn ra chậm hơn Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh THCS Việc dậy thì sớm cũng ảnh hưởng đến hoạt động học của các em, làm các em bị phân tán trong học tập do có những rung cảm mới, quan hệ mới với bạn khác giới
Do nội dung học tập ngày càng mở rộng, quá tải nên học sinh THCS chủ yếu bận học, ít có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác với gia đình Hơn nữa ở những lớp cuối cấp có thể xuất hiện thái độ phân hóa rất rõ trong học tập dẫn tới việc học lệch, tạo nên sự thiếu toàn diện trong hiểu biết, trong nhận thức của các
em Khó khăn cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS là xây dựng mối quan hệ giữa người lớn với các em sau cho ổn thỏa và xây dựng quan hệ lành mạnh, trong sáng với bạn, đặc biệt là bạn khác giới
Ngoài việc lĩnh hội tri thức trong trường THCS và tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, của gia đình, học sinh THCS còn có thể tìm kiếm nhiều thông tin khác từ bạn bè, từ sách báo, phim ảnh… nếu tiếp nhận những thông tin không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, các em có thể bị ảnh hưởng về cách nghĩ, về lối sống, hình thành những nét nhân cách không phù hợp với chuẩn mực xã hội, không phù hợp với yêu cầu người lớn đặt ra cho các em
3 MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh, tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hóa thái độ đối với môn học, học lệch để các em có sự hiểu biết toàn diện, phong phú
Cần giúp học sinh THCS hiểu được khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục những quan điểm không đúng ở các em
Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh THCS được tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó, để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện
Người lớn (Cha mẹ, thầy cô) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh THCS
và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng mực, tích cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè
Thành lập phòng tâm lí học đường để học sinh THCS được sự trợ giúp thường xuyên về tâm lí và những vấn đề khó khăn của lứa tuổi
Tóm lại:
_ Lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển
Trang 4của trẻ em Vị trí này được phản ảnh bằng các tên gọi: “ thời kì quá độ” ; “ tuổi bất trị” ; “ tuổi khủng hoảng” … Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển
_ Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành Nội dung cơ bản
và sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức Sự xuất hiện những yếu
tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tâp, hoạt động xã hội
_ Quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em Do đó, sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt Có thể chứng minh các lập luận trên qua sự phát triển thể chất của học sinh THCS, hoặc qua sự phát triển giao tiếp của học sinh với người lớn, qua giao tiếp với bạn hay qua sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, của đạo đức và hành vi ứng xử ở học sinh trung học cơ sở
Trang 5Tháng 10
MODULE THCS 11: CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH NỮ, HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG THCS
Nội dung chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số trong trường THCS:
Để sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số người giáo viên cần phải phải nắm được đặc trưng cơ bản của học sinh THCS
a Hỗ trợ tâm lý học sinh nữ :
- Giáo viên phải có kiến thức về điều kiện phát triển tâm lý như:
+ Sự biến đổi về thể chất
+ Sự thay đổi của điều kiện sống
- Giáo viên phải có kiến thức về đặc điểm tâm lý
Qua đó giáo viên có thể chăm sóc hỗ trợ về tâm lí đối với học sinh khi học sinh gặp các trường hợp sau:
- Học sinh gặp sự căng thẳng
- Học sinh gặp rào cản về giới
Giáo viên phải làm cho học sinh cảm thấy an toàn, cảm thấy được yêu thương, nhận thấy được hiểu, được thông cảm, được tôn trọng, học sinh cảm thấy được
có giá trị
b Học sinh dân tộc thiểu số
Học sinh là người dân tộc thiểu số thường có độ nhạy cảm về thính giác và thị giác do đặc thù của tập tục sinh sống đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình học tâp tuy nhiên các em còn gặp khó khăn trong lĩnh vực tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ vì đối với học sinh THCS vốn tiếng phổ thông của các em còn nghèo nàn đây là thiệt thòi lớn đối với các em
Trong quá trình giao tiếp xã hội các em gặp nhiều khó khăn các em muốn thể hiện tình cảm nhưng khó nói thành lời dẫn đến các em thường hay xấu hổ, không mạnh dạn làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như tự học ở nhà
Để giải quyết được những khó khăn trên người giáo viên phải biết tư vấn tâm lý cho học sinh về các mặt như giáo dục giới tính, hỗ trợ cho học sinh vượt qua rào cản về tâm lý và những khó khăn gặp phải như:
- Khuyến khích các em học tập bằng những tác động tích cực
Trang 6- Giúp học sinh tự ý thức về năng lực và khả năng tự học tập của mình.
- Tạo cơ hội cho học sinh chủ động, bình đẳng với các học sinh khác trong học tập
- Tạo cho học sinh có sự gắn bó với tập thể lớp trong quá trình học tập
- Giáo viên cần bộc lộ sự quan tâm và kỳ vọng cao đối với các em để học sinh mạnh dạn trong học tập và trong quan hệ với bạn bè
Trang 7Tháng 11
MODULE 12
KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÍ CĂNG THẲNG TRONG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH THCS
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂNG THẲNG TÂM LÍ (STRESS) VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP.
1 Khái niệm chung về stress
1.1.Khái niệm về stress
Stress trong tiếng Anh có nghĩa là nhấn mạnh Thuật ngữ này còn dùng trong Vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu
Thuật ngữ stress được W Cannon sử dụng lần đầu tiên trong Sinh học, tuy nhiên, người có công lớn trong việc nghiên cứu về stress là Hans Selye, người Canada Ông là người nghiên cứu khá hệ thống về stress Năm 1936, thuật ngữ stress được ông đề cập các công trình nghiên cứu của mình để miêu tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật Trong một số công trình của ông,
ông đã nhấn mạnh “ Stress có tính chất tổng hợp chứ không phải thể hiện trong một trạng thái phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kì tín hiệu nào” Sau
đó ông lại quan niệm: “ Stress là nhịp sống luôn luôn có mặt ở bất kì thời điểm nào của sự tồn tại của chúng ta Một tác động bất kì tới một cơ quan nào đó đều gây ra stress Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: Stress bình thường khỏe mạnh và stress độc hại …”
Tác giả Tô Như Khuê cho rằng: “ Stress tâm lí chính là phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lí xuất hiện trong các tình huống mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về các nhân tố đó.”
Có nhiều quan điểm khác nhau về stress, với các gốc độ khác nhau stress được hiểu theo những cách khác nhau Nhìn chung, các tác giả đều nhìn stress trên gốc độ tiêu cực, chưa nhìn thấy mặt tích cực của nó đối với sự phát triển tâm lí con người
1.2 Nguồn gốc gây ra stress.
Có nhiều căn nguyên dẫn đến stress Các nhà khoa học cho rằng, stress có tính chất tích tụ nên nó xuất hiện thì cần phải kiểm soát và giải tỏa chúng Nếu không, những tác động nhỏ hằng ngày sẽ được dồn nén và khi bùng phát nó sẽ
Trang 8gây ra những tác hại không nhỏ Theo tác giả Võ Văn Bản, có thể chia nguồn gốc gây ra stress như sau:
* Nguồn gốc từ môi trường bên ngoài:
_ Nguồn gốc từ cuộc sống gia đình: Những tác nhân gây stress từ phía gia đình đó là những vấn đề có liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm, những
kì vọng của những người trong gia đình đối với mỗi thành viên
_ Nguồn gốc từ môi trường xã hội: Đó là những yếu tố liên quan đến môi trường sống, học tập và làm việc, những mối quan hệ, ứng xử xã hội, tâm lí xã hội…
_ Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên là những yếu tố như khí hậu, thời tiết, cảnh quan…
* Nguồn gốc từ bản thân:
_ Yếu tố sức khỏe: Những rối loạn bệnh lí mới xuất hiện, những bệnh lí ở
giai đoạn cuối hoặc những bệnh lí mãn tính, sự khiếm khuyết về thực thể
_ Yếu tố tâm lí: Đó là trình độ thích nghi của các thuộc tính tâm lí bao gồm
năng lực, ý chí, tình cảm, nhu cầu, trình độ nhận thức, kinh nghiệm của chủ thể
2 Khái niệm về stress trong học tập.
2.1 Một số đặc điểm tâm lí đặc trưng của học sinh THCS
Học sinh THCS là những lứa tuổi từ 11 đến 15 đang học từ lớp 6 đến lớp 9 Đây
là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là thời kì chuyển từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành Có một số đặc điểm tâm lí cơ bản như sau:
Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, giữa xương ống tay, ống chân, xương ngón tay, ngón chân đã dẫn đến sự thiếu cân đối Các em rất lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ
Sự phát triển về mặt sinh lí cũng như sự biến đổi căn bản về mặt cơ thể, với nét đặc trưng lớn nhất là sự phát dục đã dẫn đến nhiều biến đổi về mặt tâm lí
Điều kiện sống của các em cũng có nhiều thay đổi mạnh mẽ Trong gia đình, các
em có sự tham gia tích cực vào các hoạt động và nhiệm vụ của gia đình giao cho Các em thể hiện sự tích cực, chủ động và độc lập trong khi hoàn thành các nhiệm vụ như một người lớn
Học sinh THCS có nhu cầu muốn mở rộng các mối quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn nhìn nhận mình một cách bình đẳng, không muốn bị coi
là trẻ con như trước đây Bên cạnh đó, nhười lớn lại không coi các em đã trở thành người lớn Điều này có thể gây ra xung đột tạm thời giữa thiếu niên với người lớn
Đời sống tình cảm của học sinh THCS sâu sắc và phức tạp hơn so với học sinh tiểu học Các em rất dễ bị xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm mang tính bồng bột
Trang 92.2 Bản chất của stress trong quá trình học tập ở học sinh THCS
Stress là sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài Trong học tập, học sinh chịu nhiều tác động , áp lực không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn học mà còn ở phương pháp giảng dạy, thái độ của giáo viên… Những điều đó
đã tạo nên stress cho các em
3 Tìm hiểu việc phân loại stress
3.1 Căn cứ vào mức độ stress
Theo Hans Selye, ông phân stress làm hai loại:
_ Stress tích cực: phản ứng thích nghi với những tác động của môi trường
+ Giai đoạn báo động: Theo cơ chế sinh học, khi có kích thích cơ thể sẽ tiếp nhận thông qua sự truyền dẫn của các dây thần kinh lên hệ thần kinh trung ương báo hiệu cho biết là có kích thích đang tác động
+ Giai đoạn kháng cự: Thường xảy ra sau giai đoạn báo động do các tác động của các tác nhân gây stress thông qua hệ thần kinh trung ương, kích thích vùng dưới tuyến yên, tuyến thượng thận… từ đó tác động lên toàn bộ chức năng của cơ thể
_ Stress tiêu cực: Cơ chế diễn ra cũng giống như các giai đoạn của stress tích
cực Tuy nhiên do giai đoạn chống đỡ kéo dài, liên tục thất bại làm cho hệ tiết dịch trong cơ thể hoạt động nhiều dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể
mà suy kiệt
3.2 Phân loại stress dựa trên nguyên nhân.
Stress có thể phân ra làm ba loại cơ bản:
_ Stress sinh thái: Đây là loại stress mà yếu tố gây nên nó có nguồn gốc từ sinh
thái Loại này phát sinh từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và bên ngoài
cơ thể nhằm tạo ra những phản ứng khác nhau với các tình huống nhất định giúp chủ thể có khả năng thích ứng
+ Rối loạn chu kì nhịp sinh học: là loại stress sinh thái cơ bản nhất, nguyên
nhân là do con người không chịu tuân theo những sắp đặt sẵn của tự nhiên Với điều kiện và khả năng của mình, qua việc tổ chức cuộc sống như vậy đã rơi vào trạng thái stress
+ Rối loạn nhịp ăn và ngủ: Đây là loại stress cũng được nghiên cứu nhiều cụ
thể với chế độ lao động nặng kèm với ít ngủ hoặc không ngủ, kèm theo chế độ
ăn giảm calo thì khả năng lao động cũng như trạng thái tâm lí và sinh lí biến đổi, giảm chất lượng do bị stress
+ Stress do chấn thương và bệnh tật: Nó trực tiếp làm tổn hại, suy giảm đến
chức năng hoạt động của thực thể Nếu người bệnh được giải thích và hiểu cặn
kẻ về các triệu chứng của bệnh thì các triệu chứng ấy càng ít gây ra stress và ngược lại
Trang 10+ Stress do tiếng ồn: Nó tác động và gây trở ngại cho các hoạt động cần
thiết cho con người Nếu tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, có cường độ cao, có thể làm tăng huyết áp, giảm trí nhớ
_ Stress tâm lí xã hội: Những tác động của những biến cố được xem là rất lí
tưởng cũng có thể gây ra sự khởi phát stress, cụ thể:
+ Tâm lí xã hội, nhóm xã hội, trình độ tâm lí… Là những yếu tố quan trọng
tạo ra những biến đổi trong đời sống tâm lí con người, gây nên stress tâm lí xã hội
+ Sự thất vọng: Không đạt điều mong muốn sẽ gây nên sự khủng hoảng lòng
tin Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng nhưng nguyên nhân cơ bản là
sự mất ổn định chế độ, sự không phù hợp của chính sách kinh tế - xã hội
4 Xác định những ảnh hưởng của stress đến học tập của học sinh THCS.
4.1 Ảnh hưởng của stress đến con người.
Stress là căn bệnh của thời đại mà xuất phát của nó chủ yếu là từ môi
trường, từ điều kiện, cách thức sinh hoạt và tổ chức cuộc sống của con người Stress có nhiều mức độ khác nhau, sự ảnh hưởng của nó cũng biểu hiện
vô cùng phong phú Mặc dù rất hiếm khi stress gây chết người một cách trực tiếp Nhưng hậu quả của nó gây ra vô cùng to lớn, nó có thể phá vỡ sự cân bằng
Cơ thể, dẫn đến những biến loạn về tâm lí, sinh lí, sinh hóa của cơ thể gây nên nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm như đường máu, bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống con người
Cuộc sống luôn luôn biến động, stress luôn luôn tồn tại trong đời sống hằng ngày trong suốt quá trình phát triển nhân cách mỗi cá thể Cuộc sống văn minh, xã hội càng phát triển thì con người có thể càng gặp nhiều stress hơn Do
đó việc hiểu biết về stress và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người cũng như các biện pháp phòng ngừa stress để có thể sống chung với stress
là việc làm cần thiết và hữu ích nhằm mang lại sức khỏe cho bản thân, cho cộng đồng, giúp con người thích ứng với điều kiện sống tốt hơn
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh
_ Các yếu tố khách quan – môi trường tâm lí _ xã hội.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, kiến thức được cập nhật nhanh chóng, hiện đại Những phát minh khoa học tiên tiến không phải chờ đến khi đưa vào sách học sinh mới biết mà nó đến với các em hằng ngày thông qua mạng thông tin, sách báo điện tử… Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, môi trường xã hội cũng có thể mang đến nhiều bất lợi Những tệ nạn xã hội ở mọi