- Trẻ biết cảm nhận và hiểu nội dung câu chuyện: Nói về mèo con bị bỏ đói vì cô chủ quên không cho ăn.. Mèo con cũng không nhớ tiếng kêu của mình.. Nghe thấy Mèo khóc, Lợn, Vịt, Gà, Chó
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG DƯƠNG
Giáo Án Văn học
Đề tài: Kể chuyện Chú mèo con
Loại tiết: Tp trẻ chưa biết
Đối tượng : Trẻ 24-36 tháng tuổi(Lớp D1)
Số lượng trẻ: 15-20 trẻ
Thời gian : 17-20 phút
Ngày dạy:6 /3/2017 Giáo viên: Nguyễn Thị Uyên
Năm học 2016-2017
Giáo Án Văn học
Trang 2Đề tài: Kể chuyện Chú mèo con Loại tiết: Tp trẻ chưa biết
Đối tượng : Trẻ 24-36 tháng tuổi(Lớp D1)
Số lượng trẻ: 15-20 trẻ
Thời gian : 17-20 phút
Ngày dạy:6 /3/2017
Giáo viên: Nguyễn Thị Uyên
I – Mục Đích Yêu Cầu
*Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện “Chú mèo con”, biết tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ biết cảm nhận và hiểu nội dung câu chuyện: Nói về mèo con bị bỏ đói vì cô chủ quên không cho ăn Mèo con cũng không nhớ tiếng kêu của mình Nghe thấy Mèo khóc, Lợn, Vịt, Gà, Chó Cún, Bò, Ngỗng đã bày cho mèo kêu tiếng của chúng, nhưng mèo con thấy đều không ổn Khi Mèo con gặp cô Mèo mướp Cô Mèo Mướp
đã mách cho Mèo con nhớ ra tiếng kêu của mình Nên khi về nhà gặp cô chủ, Mèo con đã kêu meo meo và được cô chủ cho ăn
*Kỹ năng:
- Trẻ nhớ tên câu chuyện “Chú mèo con” và tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô to, rõ ràng
*Thái độ:
- Trẻ thích nghe cô kể chuyện
- Trẻ biết yêu quý chăm sóc vật nuôi, biết cảm ơn khi được mọi người giúp đỡ
II Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô
- Tranh minh họa truyện “ Chú mèo con”, máy tính, giáo án điện tử), Video về câu chuyện “ Chú mèo con”
- Nhạc bài hát “Chú mèo”, tg Chu Minh
2 Đồ dùng của trẻ
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
- Mỗi trẻ một ghế ngồi
III Cách tiến hành
của trẻ 1.Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ ngồi quanh cô
- Cô giới thiệu khách
- Cô cho trẻ nghe hát bài “Là con mèo”, tg Mộng Lân
- Trẻ hát xong, cô hỏi trẻ:
+ Con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát đã nhắc tới con vật nào?
- Cô dẫn dắt giới thiệu NDTT: Kể chuyện Chú mèo con
2.Phương pháp, hình thức tổ chức.
- Quanh cô
- Trẻ chào
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
Trang 3*Cô kể chuyện cho trẻ nghe:
- Lần 1: Cô kể thật diễn cảm kết hợp cử chỉ nét mặt Kể xong cô hỏi
trẻ tên truyện là gì? Cô trích dẫn nội dung: Mèo con bị bỏ đói vì cô
chủ quên không cho ăn Mèo con cũng không nhớ tiếng kêu của
mình Nghe thấy Mèo khóc, Lợn, Vịt, Gà, Chó Cún, Bò, Ngỗng đã
bày cho mèo kêu theo tiếng của mình, nhưng mèo con thấy đều không
ổn Khi mèo con gặp cô Mèo mướp, Cô Mèo Mướp đã mách cho Mèo
con nhớ ra tiếng kêu của mình Nên khi về nhà gặp cô chủ, mèo con
đã kêu meo meo và được cô chủ cho ăn
- Lần 2: Cô kể kết hợp hình ảnh trên máy tính.
* Giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung câu chuyện.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?(Chú mèo con)
+ Trong truyện có những nhân vật nào? ( Cô chủ, Mèo con, bác Lợn,
Gà Trống, bác Bò,Vịt, chó Cún, cô Ngỗng, cô Mèo mướp)
+ Trong câu chuyện, Mèo con đã bị làm sao? (Mèo con bị bỏ đói vì
cô chủ quên không cho ăn Nó cũng chẳng biết kêu đòi nên ra sân
nằm khóc)
+ Khi nghe thấy tiếng Mèo con khóc, Bác Lợn đã khuyên Mèo con
như thế nào?(Cháu cứ kêu eng éc là được)
+ Mèo con tìm gặp Vịt, Vịt đã bày cho mèo kêu như thế nào? (Cạc,
cạc, cạc…)
+ Mèo đi tới đống rơm thì gặp ai?(Gà Trống)
+ Gà Trống bày cho Mèo gáy như thế nào? ( cúc cu, cúc cu, cúc cu)
+ Mèo gặp chó Cún, Chó cún đã bày cho Mèo cách sủa như thế nào
để đòi ăn? (Gâu, gâu…)
+ Mèo gặp bác Bò, bác Bò đã bày cho Mèo kêu thế nào? (Úm bò…
Úm …bò)
+ Còn cô Ngỗng đã bày cho Mèo kêu ra sao? (kíu, kíu)
+ Cuối cùng, mèo con gặp được ai đã giúp mèo con nhớ ra tiếng kêu
của mình? (Cô Mèo Mướp)
+ Khi về nhà, Mèo con gặp ai và kêu thế nào để được cô chủ cho ăn?
- Lần 3: Cô cho trẻ xem đĩa DVD truyện “ Chú Mèo Con”
+ Hỏi trẻ tên câu chuyện
=>Giáo dục: Trẻ yêu quý chăm sóc con vật nuôi, biết cảm ơn khi
được mọi người giúp đỡ
3.Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương trẻ học
- Cô cho trẻ VĐMH bh “Chú mèo”, tg Chu Minh rồi cho trẻ ra chơi
- Cho trẻ chào khách
- Trẻ chú ý lắng nghe
và trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem
- Trẻ nghe
- Trẻ hát
- Trẻ chào