-Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ, tg nói về tình cảm yêu thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ và các bạn nhỏ cũng rất yêu quý cô giáo.. Muốn biết tác giả kể về cô giáo như thế nà
Trang 1Thứ 2/14/11/2016
Văn học
Dạy trẻ đọc thuộc,
diễn cảm bài thơ
“Cô giáo của con”
(t/g Hà Quang)
(Tp trẻ chưa biết)
Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài thơ “
Cô giáo của con”, tác giả Hà Quang
-Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ, tg nói
về tình cảm yêu thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ và các bạn nhỏ cũng rất yêu quý cô giáo
Kĩ năng
- Trẻ nhớ lời bài thơ
- Bước đầu trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu
3, Thái độ
- Trẻ thích đọc lại bài thơ
- Trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo
- Địa điểm : Trong lớp
- Đội hình : Trẻ ngồi theo hình chữ U
1.Đồ dùng của cô.
- Nhạc bài hát cô
và mẹ
- Tranh minh họa bài thơ
- Giáo án điện tử bài thơ “ Cô giáo của con”
- Máy tính
2.Đồ dùng của trẻ
- Trang phục của trẻ gọn gàng
- Mỗi trẻ một ghế ngồi
1.Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ xúm xít
- Chào mừng các bé đến với trương trình “Bé yêu thơ” ngày hôm nay
- Đến dự với chương trình “Bé yêu thơ”, còn có các cô trong BGH và các cô giáo trong trường nữa đấy Các con khoanh tay đẹp chào các cô nào
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về lớphọc của bé:
+ Con học ở lớp nào?
+ Lớp con có những cô nào? Hàng ngày các cô làm gì?
=> Hàng ngày các con đến lớp được chơi cùng cô và các bạn Cô yêu thương chăm sóc các con từ bữa ăn đến giấc ngủ Vì vậy các con phải ngoan và vâng lời cô nhé
- Cô có biết một bài thơ nói về cô giáo Muốn biết tác giả kể về cô giáo như thế nào, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Cô giáo của con” do bác Quang Hà sáng tác nhé
2.Phương pháp, hình thức tổ chức.
*Cô đọc bài thơ 3lần:
- Cô đọc lần 1: Kết hợp nét mặt, cử chỉ động tác.
- Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh minh họa
+ Cô trích dẫn nội dung: Bài thơ nói về tình cảm yêu thương của cô giáo dành cho các bạn nhỏ Các bạn cũng rất quý cô giáo
* Đàm thoại, giảng giải nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Mỗi khi vào lớp, các con thấy cô giáo như thế nào?
Trang 2+ Khi giảng bài thì giọng của cô giáo như thế nào?
=>Mỗi khi đến lớp, cô luôn nở nụ cười thật tươi để đón các bạn vào lớp Bằng giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp cô
đã đọc thơ, kể truyện cho các bạn nghe rất say sưa Được thể hiện qua khổ thơ:
“Mỗi khi đến lớp
Cô cười thật tươi
Say sưa giảng bài
Giọng cô ấm áp”
+ Cô giải thích từ: “Say sưa” tức là tập trung, hứng thú vào việc giảng bài
+ Cô giải thích từ: “ấm áp” tức là giọng nói của cô khi phát ra có hơi ấm và có cảm giác dễ chịu
+ Ở lớp cô giáo không thích những bạn nào?
+ Những bạn chăm ngoan, nghe lời cô giáo thì như thế nào?
=>Khi vào lớp, cô không thích các bạn nghịch ngợm
Cô yêu quý các bạn chăm ngoan, học giỏi Được thể hiện qua các câu thơ:
“Bạn nào hay nghịch
Cô chẳng thích đâu Bạn nào chăm ngoan
Cô yêu lắm đấy”
+ Tác giả Hà Quang đã ví cô giáo cần như cái gì? Đẹp như cái gì?
+ Tình cảm của mọi người giành cho cô giáo như thế nào?
=> Hàng ngày cô làm rất nhiều việc như: dạy các con học, chăm các con từng bữa ăn, giấc ngủ, cô yêu thương các con rất nhiều Nên nhà thơ đã nhận ra rằng cô giáo rất cần như những hạt muối, đẹp như những đóa hoa rừng Vì vậy mà mọi người cũng rất yêu quý cô giáo
Trang 3của mình Được thể hiện qua các câu thơ:
“Cần như hạt muối
Đẹp như hoa rừng
Cô giáo của con
Ai mà chẳng quý”
- Con có yêu cô giáo của mình không?
- Yêu cô thì con phải làm gì?
=> GD trẻ biết yêu quý và vâng lời cô giáo
- Cô đọc thơ lần 3: kết hợp với giáo án điện tử.
- Đọc xong cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
*Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc 3-4 lần.( Cô bao quát và chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời)
- Cô mời tổ, nhóm , cá nhân
- Cô cho cả lớp đọc lại lần cuối
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
3 Kết thúc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ học
- Cô cho trẻ hát bài “Cô và mẹ”
- Cho trẻ chào khách ra chơi