1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học

153 3,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 766,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌCGIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Được thẩm định tại Hội đồng khoa học theo Quyết định số 170A mg

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

(Được thẩm định tại Hội đồng khoa học theo Quyết định số 170A mgày 20 tháng 5 năm 2006 của Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 –

Giáo trình "Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc ở trường mầm non" chứa đựng không chỉ những thông tin cập nhật về cơ

sở và cách thức vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ làmquen với văn học còn còn cả những hoạt động để giúp bạn từng bước tựmình nắm bắt nội dung bài học

Giáo trình gồm hai phần với tổng số 10 bài học Mỗi bài học là một đơn

vị trọn vẹn, được bắt đầu bằng những nhục tiêu cần đạt Bạn có thể căn cứnhững mục tiêu bài học để tự mình đánh giá kết quả học tập của bản thânsau mỗi bài

Mục THỰC HÀNH là hoạt động dành cho bạn Những bài tập nhỏ sẽgiúp bạn tích cực đồng hành cùng tác giả, từng bước đi tới nhục tiêu bài học

Trong mục TÌM ĐỌC là những tài liệu rất cần cho bạn Hãy đừng bỏ quatài liệu nào trước khi chuyển qua phần sau cùng của bài

Trang 2

Ở hầu hết các bài, trong mục CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP, ngoài câu hỏinâng cao là bài tập với yêu cầu lập dàn ý Khi thực hiện bài tập này, bạn cốgắng nhớ lại bài học Thực hiện đúng, không chỉ giúp bạn nắm chắc bài học

mà còn tạo cơ hội để bạn tự rèn miện tự nhớ và nâng dần khả năng khái quáthoá Nếu có thể, bạn đừng ngần ngại làm cho sơ đồ thêm chi tiết

Chúng tôi rất vui ngừng nhận được những ý kiến xây dựng của bạn.Xin chân thành cảm ơn và chúc bạn thành công!

TÁC GIẢ

MỤC TIÊU CHUNG

Khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ nắm được những kiến thức

và kĩ năng về phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với TPVH trong trường

4 Lựa chọn, phối hợp, lồng ghép các hoạt động thích hợp cho trẻ trongquá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học

5 Lập được kế hoạch tổ chức và thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ làmquen TPVH đảm bảo tính thẩm mĩ, khích lệ và tạo điều kiện để trẻ nângcao khả năng cảm thụ và khả năng tham gia vào quá trình khám phá,thể nghiệm về TPVH ở trường MN

6 Tự trau dồi năng lực cảm thụ văn học và khả năng diễn đạt bằng ngônngữ truyền cảm

Trang 3

7 Có năng lực quan sát, phân tích và đánh giá trẻ trong quá trình làmquen với TPVH Từ đó, có thể vận dụng, đề ra kế hoạch và phươngpháp để xử lí nhằm dạt được yêu cầu kích thích tính tích cực và nângcao khả năng cảm thụ văn học, khả năng sử dụng ngôn ngữ văn họctrong các hoạt động (giao tiếp, kể chuyện ) cho trẻ MN.

8 Hình thành và phát triển lòng say mê, ham thích học hỏi, tìm tòi khámphá cái mới trong học tập để nắm vững và vận dụng được các hìnhthức, phương pháp, biện pháp tổ chức môi trường và quá trình cho trẻ

MN làm quen với văn học Tin tưởng vào sự thành công của bản thântrong học tập và nghề nghiệp

Trang 4

1 Hiểu được vai trò cửa văn học và nhiệm vụ của việc cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN.

2 Hiểu được những tri thức khoa học về đặc điểm cảm thụ văn học và khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình làm quen với TPVH

3 Trình bày được những tri thức khoa học về các phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ làm quen vô TPVH ở trường MN.

Bài 1: Ý NGHĨA CỦA VĂN HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ -

NHIỆM VỤ CỦA VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TPVH

“Chắc chắn tôi không thể nào truyền đạt lại cho được thật đầy đủ và rõràng nỗi kinh ngạc của tôi lớn lao như thế nào, khi tôi cảm thấy rằng hầu nhưmỗi quyển sách mở ra trước mắt tôi cánh cửa nhìn vào một thế giới lạ kì,chưa từng biết, kể cho tôi nghe về những con người, những tình cảm, nhữngsuy nghĩ và những mối quan hệ mà xưa nay tôi chưa từng thấy, từng hay.”

(A.M Gorki, "Tôi đã học như thế nào?")

Văn học với sức hấp dẫn hì lạ mà A.M Gorhi nói tới trên đây sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ thơ; Nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN là gì?

Bài này sẽ giúp bạn:

1 Trình bày và lấy được ví dụ ninh hoạ về vai trò của văn học trong sựphát triển toàn diện của trẻ

2 Trình bày và giải thích được các nhiệm vụ cơ bản của việc tổ chứchoạt động cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN

Ý NGHĨA CỦA VĂN HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ

Trang 5

THỰC HÀNH

Từ những kiến thức về đặc điểm tâm lý của trẻ MN và kiến thức văn học đã biết của bản thân, theo bạn, văn học có thể mang lại cho trẻ thơ những lợi ích gì?

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ thơ Mỗi TPVH: vớinội dung lí thú cùng những hình tượng nghệ thuật trong sáng, luôn có sức lôicuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ, đồng thời cũng mang lạinhững tác dụng giáo dục lớn lao Vì thế, từ lâu, văn học được xem như là mộttrong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, đạođức và thẩm mĩ

Văn học góp phần giáo dục nhận thức cho trẻ

Văn học là tấm gương phản ánh muôn mặt hiện thực cuộc sống Cuộcsống ấy bao gồm cả thế giới tự nhiên và xã hội Những chuyện kể, truyện dângian, những bài thơ hiện thực vừa sức là một trong các hình thức nhận thứcthế giới của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh

Ở tuổi nhà trẻ, thông qua việc làm quen với các tác phẩm có nội dungđơn giản, gần gũi, trẻ nhỏ sẽ được cung cấp một số kiến thức đơn giản vềthiên nhiên và sinh hoạt xã hội xung quanh, củng cố và tổng hợp những kiếnthức của các bài học khác Từ đó, vốn hiểu biết và vốn từ của trẻ ngày càngđược phong phú và chính xác hơn Ví dụ: trứng vịt thì nở ra vịt con ("Quảtrứng"), lửa thì ấm áp ("Thồ ngoan), trái thị thì có mùi thơm ("Quả thị"), Vịt thìbiết bên, gà thì dùng chân bới được đất ("Đôi bạn khô"), chim thì có cánh vàbay trên trái, cá thể bơi dưới tước (chim và cá), gà thì ăn thóc (thơ "Con gà")hoa cà thì có màu tim tím, hoa huệ có màu trắng ("Hoa nở")

Ở tuổi mẫu giáo, ý nghĩa của việc mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về vănhọc ở mỗi lĩnh vực bao gồm việc trang bị một số kiến thức như sau:

Về tự nhiên:

Các tác phẩm viết về đề tài này đã thông qua các hình tượng nghệthuật có khi là nhỏ bé, ngộ nghĩnh, có lúc là kì ảo, bất ngờ để giúp trẻ:

Trang 6

+ Làm quen và có được những hiểu biết ban đầu một cách khoa học,chính xác theo quan niệm duy vật biện chứng về các hiện tượng thiên nhiên,

về đặc điểm thời tiết và các mùa trong năm

+ Cung cấp, củng cố, mở rộng sự hiểu biết về tên gọi, đặc điểm màusắc, hình dáng, đặc điểm thức ăn, môi trường sống và quá trình sinh trưởngcủa các loài cây và con trong thế giới động vật và thực vật

THỰC HÀNH

Bạn hãy kể tên các TPVH viết về đề tài thiên nhiên về súc vật và cỏ cây

có trong chương trình Chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi mà bạn biết và xác định ý nghĩa của chúng trong việc mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về thế giới thiên nhiên?

Về xã hội:

Thần thoại và truyền thuyết cùng các bài đồng dao dân gian, với nhữngnhững hình tượng bay bổng, kì vĩ sẽ đem lại cho trẻ sự hiểu biết về cuộcsống lao động và đấu tranh chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, cùng cácphong tục, tập quán của cha ông ta từ xa xưa Truyện đồng thoại, truyện ngắn

và các bài thơ viết về đề tài sinh hoạt xã hội sẽ cung cấp những hiểu biết vềcác chuẩn mực đạo đức của con người và hiện thực cuộc sống sôi động đangdiễn ra trong xã hội của chúng ta

THỰC HÀNH

Bạn hãy thử nêu ý nghĩa của việc mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về xã hội qua các truyện "Thánh Gióng", "Sơn Tinh Thuỷ Tinh, "Sự tích bánh chưng bánh dày", "Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ", "Chú Dê Đen" (Chương trình CSGD từ từ 3 đến 6 tuổi)

Về ngôn ngữ và các quá trình tâm lí

Có thể nói rằng, việc cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN mang lại

ý nghĩa lớn lao trong việc góp phần phát triển năng lực nhận thức cho trẻ Bởi

Trang 7

vì, quá trình này góp phần phát triển ngôn ngữ và phát triển các quá trình tâm

lí của trẻ

Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng các hình tượngnghệ thuật phản ánh hiện thực của cuộc sống Trẻ nhỏ do chưa biết chữ nênviệc tiếp nhận TPVH phải thông qua người lớn Khi nghe đọc, kể TPVH, trẻcần phải tưởng tượng tái tạo các hình ảnh được ngôn ngữ thể hiện, phải sắpxếp, phân tích các hình ảnh đã tường tượng ra để hiểu và đánh giá đúng vềcác hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Vì thế, có thể nói rằng, quá trìnhtiếp nhận, lĩnh hội giá trị của TPVH sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội pháttriển khả năng chú ý, xúc cảm tướng tượng, tư duy, trí nhớ Trong quá trìnhnày, trẻ cũng được phát triển khả năng nghe, nói và phát triển vốn từ cả về sốlượng và chất lượng Đồng thời, trẻ cũng học được nhiều mẫu câu, nhiềucách diễn đạt súc tích, mạch lạc Các nhà giáo dục từ lâu đã khẳng định rằng,ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hướng lớn lao đến sự phát triển ngôn ngữ (baogồm cả phát âm, ngữ pháp và vốn từ) của trẻ

Văn học có vai trò quan trọng trong việc góp phần mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, đồng thời góp phần phát triển năng lực nhận thức cho trẻ.

Văn học góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ

TPVH luôn mở ra trước mắt trẻ một thế giới tâm hồn phong phú, khơigợi và kích thích trẻ đến với những đặc tính riêng biệt của nhân cách và bướcvào thế giới nội tâm của các nhân vật Chính trong quá trình làm quen với cácTPVH, trẻ sẽ làm quen và học cách biết đồng cảm với các nhân vật trong mỗitác phẩm, đồng thời, bắt đầu chú ý tới thái độ, linh cảm của những người gầngũi xung quanh Đây chính là cơ sở để dần hình thành những xúc cảm, tìnhcảm lành mạnh ở trẻ "Thực tế đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được giáo dụcdựa trên những tấm gương thông qua những hình tượng nhân vật văn họcđiển hình, mẫu mực về tính nhân văn thì trong các câu chuyện của mình, trẻluôn thể hiện mình là người công bằng, hay bảo vệ những người bị xúc phạm,yếu đuối và lên án những kẻ độc ác "

Trang 8

Việc cho trẻ làm quen với văn học thường được bắt đầu bằng cáchhướng dẫn trẻ làm quen với các TPVH dân gian, như ca dao, tục ngữ, cáctruyện thần thoại và cổ tích Sau đó là những truyện ngắn, những bài thơphù hợp, gần gũi với trẻ Các TPVH dân gian mang đến cho trẻ nhỏ nhữngbài học gì?

Thần thoại, thể loại văn học ra đời sớm nhất của con người, với nhữnghình tượng kì vĩ, bay bổng, giàu tính thẩm mĩ, cùng các vị thần và bán thần sẽgóp phần chắp cánh cho trí tưởng tượng và nuôi dưỡng ước mơ của trẻ

Truyền thuyết, với những nhân vật lịch sử trong đấu tranh của dân tộcchống giặc ngoại xâm, là một trong những phương tiện giáo dục truyền thốngyêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn, cảm phục của trẻ nhỏ với cácanh hùng có công trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc

Truyện cổ tích dân gian, với lối kết thúc có hậu cùng những nhân vậtchính diện luôn chăm chỉ lao động, giàu lòng dũng cảm, luôn bảo vệ nhữngngười bất hạnh, nghèo khổ, và với nội dung tư tưởng sâu sắc, sẽ mang lạicho trẻ nhỏ những bài học về lòng nhân hậu, về tình bạn chân thành, lòngdũng cảm và sự lạc quan Những nội dung này sẽ góp phần hình thành ở trẻthái độ biết chia sẻ, cảm thông, đồng tình, yêu mến cái thiện, lên án và phảnđối sự bất công

Ca dao dân gian luôn ngợi ca lao động và cảnh đẹp của quê hương đấtnước, ngợi ca tình cảm yêu thương, gắn bó của mọi người trong gia đình vàcộng đồng sẽ mang lại cho trẻ những bài học đầu tiên, cần thiết về tình yêuquê hương, tình yêu lao động, tình yêu cha mẹ, ông bà và những người thân

Qua bao nhiêu thế kỉ, truyện kể và thơ ca dân gian đã khéo léo và tình cảm giúp cho trẻ nhỏ gần gũi với vốn văn hoá cao quý của dân tộc.

THỰC HÀNH

Bạn hãy nêu một TPVH dân gian Việt Nam có thể kể cho trẻ nghe mà bạn yêu thích Theo bạn tác phẩn đó mang lại ý nghĩa gì về việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ?

Trang 9

Các TPVH viết dành cho trẻ em mang lại ý nghĩa gì? Các bài thơ, câuchuyện viết về đề tài sinh hoạt, về người thật việc thật, về lãnh tụ luôn thểhiện những mong muốn chân thành của các nhà văn, nhà thơ đối với trẻ Họmong sao cho trẻ nhỏ lớn lên sẽ là những người khoẻ mạnh, có những phẩmchất tốt đẹp của con người mới theo năm điều Bác dạy, biết yêu kính và nhớ

ơn các anh hùng và lãnh tụ của dân tộc

Các tác phẩm viết về súc vật, cỏ cây mang lại cho trẻ những bài học vềtình yêu và thái độ biết chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên cùng súc vật, cỏ câytrong thế giới xung quanh

Có thể nói rằng, " TPVH thiếu nhi giúp trẻ xác lập một thái độ đối vớicác hiện tượng của cuộc đời xung quanh, đối với các hành vi của con người

và giúp cho việc giáo dục những cơ sở về đạo đức cộng sản chủ nghĩa (V.VSeptsenko - "Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ") Cùng với ý nghĩa to lớntrong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt đẹp, cần có của mỗi conngười, việc tiếp nhận TPVH còn giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp ngân vang

về âm thanh và ý nghĩa của từ, của câu trong ngôn ngữ dân tộc Từ đó gópphần hình thành ở trẻ tình cảm yêu mến, trân trọng và giữ gìn tiếng Việt Vì thế, cầngiáo dục lòng yêu ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ nhỏ từ tuổi ấu thơ Đây chính là cơ sở giúp trẻgiữ mãi tình yêu đối với văn học nước nhà Nhiều nhà giáo dục MN đã nhận định rằng, tìnhyêu thiên nhiên vốn là khởi điểm của lòng yêu nước, còn tình yêu tiếng mẹ đẻ sẽ có vai trò tolớn trong việc giáo dục tình yêu Tổ quốc cho trẻ

Bằng tiếng nói riêng của mình, văn học tác động vào trái tim giàu tình cảm của trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng sâu sắc để rồi dạy trẻ bao điều hay và lẽ phải Đó chính là những bài học đầu tiên về đạo đức nhưng cơ bản, cần có ở mỗi con người trong suốt cuộc đời.

Văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Văn học ảnh hưởng to lớn đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Trước hết, thông qua việc làm quen với các TPVH, trẻ cảm nhận được

vẻ đẹp ngân vang cả về âm thanh và ngữ nghĩa của ngôn ngữ văn học, cảmnhận được vẻ đẹp trong các những hình tượng nghệ thuật tươi sáng, trong

Trang 10

những vần thơ giàu nhạc điệu và chuẩn xác, biểu cảm Từ đó, trẻ cảm nhậnđược vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên và hành vi ứng xử của conngười trong giao tiếp trong cuộc sống nói chung Đồng thời văn học cũng giúptrẻ nhận ra được và phê phán, tránh xa những điều chưa hay, chưa đẹp trongtình cảm, trong cách cư xử hằng ngày của con người.

Có thể bắt gặp hàng loạt những bài thơ, câu chuyện có trong chươngtrình truyện - thơ như "Hoa kết trái", "Trăng ơi từ đâu đến", "Trăng sáng",

"Bác Gấu đen và hai chú Thỏ", "Củ cải trắng" tạo được sức hấp dẫn và lôicuốn trẻ bởi những hình ảnh trong sáng, từ ngữ giàu âm thanh và nhịp điệu,bởi những hình tượng nhân vật vừa quen thuộc vừa lạ lẫm Và rồi từ đó, bằngchính trái tim mình, trẻ sẽ tiếp nhận vẻ đẹp của sự phong phú về tên gọi vàmàu sắc của các loại hoa trong thiên nhiên, vẻ đẹp của ánh trăng, vẻ đẹp củalòng tết và sự vị tha, của sự quan tâm và thái độ ân cần biết chia sẻ và sẵnsàng giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn

Khẳng định ý nghĩa giáo dục thẩm mĩ của văn học, A.B Zapadogiet,nhà tâm lí học trẻ em (người Nga) đã viết: "ý nghĩa to lớn của giáo dục thẩm

mĩ hợp lí thông qua việc cho trẻ làm quen với văn học không chỉ ở chỗ nóhình thành ở trẻ kiến thức, kĩ năng hoặc quá trình tâm lí riêng lẻ mà ở chỗ nóthay đổi thái độ của trẻ đối với hiện thực khách quan, tác động đến sự hìnhthành các động cơ hoạt động cao hơn "

Văn học là phương tiện giao tiếp, giải trí và liệu pháp y tế

Nội dung của các TPVH được làm quen cùng nhưng cảm xúc dâng trào

về các hình tượng nhân vật trong tác phẩm có tác dụng giải toả những khóchịu, buồn bực trước đó, đồng thời thúc đẩy trẻ có nhu cầu chia sẻ, tròchuyện cùng cô và bạn bè Vì thế, có thể nói rằng, văn học là phương tiệngiao tiếp, giải trí và liệu pháp y tế của trẻ

THỰC HÀNH

Bạn hãy trao đổi và chia sẻ cách hiểu của bạn về các ý nghĩa này một cách cụ thể với các bạn trong lớp Lấy ví dụ minh hoạ nề các ý nghĩa đó.

Trang 11

Văn học không đem lại những kiến thúc cụ thể, chính xác như các môn khoa học cơ bản Thông qua các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ, văn học góp phần mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và hành vi cư xử của con người Đồng thời văn học làm phong phú thêm cho biểu tượng về cuộc sống xung quanh, phát triển khả năng tưởng tượng, tư duy, trí nhớ ngôn ngữ của trẻ, từ

đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, súc vật cỏ cây và yêu quí tiếng mẹ đẻ.

NHIỆM VỤ CỦA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TPVH

Truyền cho trẻ cảm xúc và tình yêu văn học

Trẻ nhỏ vốn giàu cảm xúc Văn học, do đặc trưng riêng của mình, đếnvới con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng bằng con đường tình cảm, bằng

sự cảm nhận từ trái tim Vì thế, việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen vớiTPVH, nhất thiết phải tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tích cực, tự tin, phải tạonhiều cơ hội để trẻ bộc lộ cả cảm xúc bên trong lẫn cảm xúc bên ngoài về cáchình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm Từ đó, người dạy văn học cần tạo

ra ở trẻ một mong muốn được nghe đọc, kể TPVH, được tham gia vào cáchoạt động nghệ thuật ở trường mẫu giáo như đóng kịch, kể chuyện, đọc thơcho cô và các bạn nghe Đó chính là giáo dục về tình yêu đối với văn học

Giúp trẻ tiếp nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của TPVH

Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống Vì thế, văn học là một trongnhững hình thức nhận thức thế giới hấp dẫn của trẻ Khi cho trẻ làm quen vớimỗi TPVH cụ thể, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cácphương pháp, biện pháp dạy học để giúp trẻ nắm bắt được các nhân vậtcùng những hành động và động cơ hành động của nhân vật được thể hiệntrong các câu chuyện, nắm bắt được hình ảnh trung tâm cùng các hình ảnhtiêu biểu trong các bài thơ được làm quen Thông qua văn học, giáo viên phải

Trang 12

giúp trẻ nhận ra những hình thức biểu đạt tinh tế, giàu hình ảnh và sống độngcủa câu, của từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ, góp phần mở rộng sự hiểu biết về thếgiới xung quanh, bồi dưỡng năng lực nhận thức, giáo dục những phẩm chấtđạo đức, ước mơ cao đẹp và tình cảm thẩm mĩ lành mạnh cho trẻ.

Hình thành và phát triển khả năng cảm thụ văn học cho trẻ

Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, chúng

ta cần tạo điều kiện để từng bước hình thành và rèn luyện cho trẻ nhỏ khảnăng biết rung cảm, khả năng tự cảm nhận và tự lĩnh hội cái hay, cái đẹp,nhất là cái đẹp trong tâm hồn con người trong quá trình trẻ được nghe và tiếpnhận tác phẩm Nhiệm vụ này gắn liền với yêu cầu mở rộng vốn từ và kinhnghiệm sống cho trẻ, bởi vì, sự phong phú về vốn từ và kinh nghiệm sống là

cơ sở để trẻ tưởng tượng tái tạo và tư duy trong quá trình tiếp nhận giá trị củaTPVH

“Khi đứa trẻ tự cảm nhận được những ngôn từ thì chính những ngôn từ

đó đã giải thích cho đứa trẻ về thiên nhiên mà không cần bất kỳ lối diễn giải nào khác Những ngôn từ đó cũng sẽ giúp trẻ làm quen với những đặc tính về con người, về thế giới xung quanh, về xã hội mà chúng ta đang sống, về lịch

sử cũng như về những thành quả của con người mà không một nhà lịch sử nào có thể ghi chép được.” (K.Đ Usinxki)

Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ

Trong quá trình tham gia vào hoạt động làm quen với văn học, dưới sựdẫn dắt của giáo viên, trẻ sẽ lắng nghe và thảo luận cùng cô và bạn về cáchình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm và bày tỏ nhưng suy nghĩ của bảnthân Chính trong quá trình này, giáo viên cần chú ý hướng dẫn và hình thành

ở trẻ khả năng biết sử dụng ngôn ngữ văn học trong việc bày tỏ cảm xúc vàsuy nghĩ của cá nhân một cách biểu cảm và mạch lạc, trong việc kể chuyện

về các hiện tượng, cảnh vật xung quanh

Hình thành ở trẻ khả năng hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

Trang 13

Nhiệm vụ này yêu cầu giáo viên giúp trẻ rèn luyện khả năng hoạt độngđộc lập (biết tự lựa chọn các phương tiện, đồ dùng và vật liệu để thể hiệncảm nhận của cá nhân về TPVH) Đồng thời cần hình thành ở trẻ kĩ năng phốihợp, hợp tác trong các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm (biết thực hiệnnhiệm vụ của mình và chia sẻ khó khăn với bạn trong nhóm, biết đánh giá khảnăng thể hiện nghệ thuật của bản thân và người khác khi tham gia hoạt độnglàm quen với TPVH ).

Các nhiệm vụ của việc cho trẻ làm quen với TPVH trình bày trên đây cómối quan hệ chặt chẽ Tạo lập cảm xúc và tình yêu văn học là nội dung củanhiệm vụ đầu tiên, nhưng cũng là kết quả có được của việc thực hiện tết cácnhiệm vụ sau Ngược lại; quá trình giáo dục việc tiếp nhận giá trị nội dung vànghệ thuật của TPVH sẽ đòi hỏi và tạo ra những cơ hội cho trẻ trải nghiệm,thực hành các kĩ năng hoạt động độc lập và phối hợp cùng cô và các bạn,thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ , từ đó hình thành tình yêu với vănhọc

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu và là một trong những cách thức nhận biết thế giới hấp dẫn của trẻ thơ Vì thế, trường MN cần phải

tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học Tuy nhiên, văn học chỉ

có thể là món ăn tinh thần và hấp dẫn trẻ khi mỗi giáo viên MN có ý thức rằng, trẻ nhỏ không chỉ cần học thuộc những ngôn từ có trong các TPVH, mà còn cần có cách học chúng, tin tưởng vào lời nói cua giáo viên - người không cho dạy chúng nhiều điều hay, mà còn giúp chúng hiểu được tác phẩm một cách dễ dàng và thoải mái.

CÂU HỎI

1 Hãy phân tích một vài TPVH dành cho trẻ MN, và chỉ ra các ý nghĩa cơbản của tác phẩm đó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về các mặtnhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, phương tiện giao tiếp, giải trí và liệupháp y tế

Trang 14

2 Hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để xác định mối quan hệ giữacác nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH.

3 Theo bạn, ngoài các nhiệm vụ trên đây trong tổ chức hoạt động cho trẻlàm quen với TPVH, có cần đưa thêm nhiệm vụ nào không? Nếu có,hãy chia sẻ cùng các bạn trong nhóm học tập của bạn

TÌM ĐỌC

1 M.K Bogoliupxkaia và V.V Septsenko, "Đọc và kể chuyện văn học ởvườn trẻ", NXB Giáo dục, 1978, trang 3 -15

2 Nhiều tác giả, "Văn học trẻ em", NXB Kim Đồng, 1986

3 Ngô Thị Thái Sơn (sưu tầm và giới thiệu), "Những bài viết về văn họcdành cho trẻ thơ", Trường CĐSPMGTW3, 2004 - Lưu hành nội bộ

4 Nguyễn Thu Thuỷ, "Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ", NXBGiáo dục, 1986, trang 5 - 13

5 Nguyễn Ánh Tuyết, "Giáo dục mầm non - những vấn đề lí luận và thựctiễn", Phần V, "Giáo dục thẩm mĩ", NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,

2004, trang 233 - 274

Bài 2: ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH

Bài này sẽ giúp bạn:

1 Trình bày được các giai đoạn của quá trình cảm thụ văn học và các yếu

tố định hướng đến khả năng cảm thụ văn học của trẻ MN.

2 Trình bày và lấy được ví dụ ninh hoạ về đặc điểm chung và những biểu hiện cảm thụ văn học của trẻ MN.

3 Giải thích được một số nguyên tắc cơ bản cần chú ý của việc vận dụng các phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH.

Trang 15

4 Trình bày được cơ sở, mức độ và những biểu hiện sáng tạo của trẻtrong hoạt động làm quen với TPVH.

CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CẢM THỤ VĂN HỌC

THỰC HÀNH

Chắc chắn bạn đã từng đọc không ít các TPVH và tiếp nhận được điều

gì đó từ chính các trang viết ấy Vậy theo bạn cảm thụ văn học là gì?

Cảm thụ văn học là gì?

Cảm thụ văn học là một hoạt động có cấu trúc tâm lí phức tạp, bao gồmtưởng tượng, tư duy, xúc cảm và mang tính độc đáo riêng ở từng người Từnhững góc độ khác nhau, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cảm thụ vănhọc

Ở góc độ tâm lí, cảm thụ văn học là hình ảnh tâm lí được tạo ra bởicảm xúc bên trong và sự rung cảm của cá nhân con người trước TPVH

Ở góc độ giáo dục, cảm thụ văn học là sự tiếp nhận mang tính chủquan của cá nhân con người những tác động của TPVH

THỰC HÀNH

Bạn hãy gạch chân cụm từ hoài toàn giống nhau trong hai cách định nghĩa trên Cụm từ đó có gợi cho bạn suy nghĩ gì về đặc điểm của cảm thụ học không?

Các giai đoạn của cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học là quá trình trọn vẹn dựa trên mến quan hệ qua lạigiữa hai yếu tố nhận thức và cảm xúc Nghiên cứu quá trình đọc và cảm thụvăn học của đã giả, nhiều nhà tâm lí cho rằng, quá trình này được cho làm bagiai đoạn:

Giai đoạn tri giác trực tiếp TPVH

Trang 16

Đây là giai đoạn mà người lớn biết chữ sẽ trực tiếp đọc tác phẩm còntrẻ nhỏ chưa biết chữ sẽ nghe cô giáo hoặc người lớn đọc, kể tác phẩm.

Trong giai đoạn này, người lớn cũng như trẻ nhỏ sẽ đặt mình vào vị trícủa nhân vật chính diện để dõi theo và hình dung, tái tạo ra các hình ảnhriêng lẻ mà ngôn ngữ của tác phẩm thể hiện Vì thế, ở giai đoạn này, tưởngtượng giữ vai trò chủ đạo Gắn liền với mỗi hình ảnh được tưởng tượng sẽ lànhững xúc cảm tương ứng Từ đó mà người đọc, người nghe có được nhữngcảm nhận chung nhất về TPVH Các nhà tâm lí cho rằng, đây chính là giaiđoạn độc giả chuyển lời văn thành hình ảnh

THỰC HÀNH

Theo bạn, ở giai đoạn 1, trẻ nhỏ sẽ tiếp nhận TPVH thông qua các giác quan nào? Tại sao?

Giai đoạn hiểu TPVH

Đây là giai đoạn mà độc giả sẽ đánh giá chung về tác phẩm đã đọc(hoặc đã nghe), suy ngẫm về chủ đề tư tưởng của tác phẩm đối với xã hội vàđối với bản thân Vì thế, ở đây tư duy khái quát bằng hình ảnh giữ vai trò chủđạo Tuy nhiên, tư duy được dựa trên cơ sở của tình cảm và ngược lại, quátrình tư duy để thấu hiểu tác phẩm sẽ củng cố và làm phong phú hơn, sâu sắchơn tình cảm của độc giả

Cùng với tri giác trực tiếp (giai đoạn 1) và sự đánh giá tác phẩm (giaiđoạn 2) là việc thấu hiểu giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ trong TPVH ở các mức

độ khác nhau Trong giai đoạn 1, đó là sự thấu hiểu ở dạng xúc cảm trực tiếpmang tính đạo đức thẩm mĩ (cảm xúc trước cái tết cái xấu cái đẹp) ở giaiđoạn 2, sự thấu hiểu ngôn ngữ của tác phẩm lại ở dạng suy ngẫm trên cơ sở

so sánh, phân tích, đối chiếu các sự kiện, đã tưởng tượng được ở giai đoạn

1 Để giúp trẻ tiếp nhận tốt TPVH được làm quen, ở giai đoạn này, giáo viêncần trò chuyện với trẻ bằng một hệ thống câu hỏi có mục đích

THỰC HÀNH

Trang 17

Theo báo, vì sao ở giai đoạn này để giúp trẻ tiếp nhận tôi TPVH, giáo viên cẩn trò chuyện với trẻ bằng một hệ thống câu hỏi có mục đích? Tại sao không để trẻ tự tiếp nhận TPVH?

Giai đoạn ảnh hưởng của TPVH đến độc giả

Ở giai đoạn này, trên cơ sở đã hiểu nội dung của tác phẩm, người đọc,người nghe sẽ tự rút ra kết luận và sự đánh giá chung về giá trị giáo dục củatác phẩm Với ý nghĩa giáo dục này, những TPVH chân chính luôn tạo ranhững biến đổi nhất định trong nhân cách của người thưởng thức

Ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng của TPVH thường được thể hiện trong các sảnphẩm của hoạt động tạo hình, trong nội dung của trò chơi và trong nội dungcâu chuyện trẻ kể lại sau khi được làm quen với TPVH

“Trẻ mẫu giáo yêu thích chuyện kể về những điều tốt ý nghĩa và xúc cảnh về câu chuyện không dứt ngay sau khi được nghe kể thà còn tiếp tục xuất hiện trong các hành động kế tiếp của trẻ như kể lại truyện, chơi và vẽ.” (A.B Zapadogiet)

Bạn hãy đọc kì các ví dụ sau đây:

Tại lớp cơm thường (từ 24 đến 36 tháng tuổi), bọn trẻ đang nghe cô giáo đọc bài thơ "Con voi Tất cả đều tỏ rõ sự thích thú, cười và đưa tay chỉ chỉ hoặc nhịp nhịp theo nhịp câu thơ giống như cô giáo Thậm chí có bé còn ngả cả người ra sau thành ghế và giậm chân rất mạnh khi thấy cô giáo giậm nhẹ hai chân khi đọc câu thơ "Hai chân sau đi sau”…

Trang 18

Ở một lớp học khác, bọn trẻ (từ 3 đến 4 tuổi đang chăm chú nghe cô giáo kể câu chuyện “Heo con học nói” Mỗi khi cô kể tới đoạn văn được áp đi lặp lại nhiều lần: "Heo con lại nói: "ụt ịt! ụt ịt tư là bọn thổ lại tỏ ra thích thú nhìn nhau cười vang Một số bé gái vừa cười vừa lắc đầu qua lại và thậm chí

là kẻo cả vạt váy đang mặc đội lên đầu".

Bé Hà (4 tuổi) đang nghe mẹ kể chuyện “Tích Chu” Suốt đoạn đầu câu chuyện, bé yên lặng và chăm chú Khi nghe tới đoạn Tích Chu hốt hoảng gọi: "Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu, cháu sẽ lấy nước cho bà uống, bà ơi!” thì bé kéo tay mẹ, giữ lại rồi thở dài nét mặt tỏ rõ sự lo lắng rồi hỏi cắt ngang lời kể của mẹ: "Mẹ ơi, bà có về nhà nữa không?”…

Tại lớp học, bọn trẻ (từ 4 đến 5 tuổi) đang chăm chú nghe cô kể chuyện "Thỏ và Nhím Mỗi khi cô kể tới câu nói của Nhím với Thỏ "Ta đây cơ mà!" là chúng tỏ rõ sự vui sướng, cười và vỗ tay tán thưởng (cho dù cô giáo luôn "tặc lưỡi" yêu cầu trẻ phải im lặng).

- Trẻ tiếp nhận TPVH một cách hồn nhiên, bộc phát, ngây thơ, không

bị ràng buộc bởi lí trí, kinh nghiệm và khuôn mẫu

- Tưởng tượng phát triển mạnh và thường bộc lộ đồng thời cả cảmxúc bên trong lẫn cảm xúc bên ngoài

THỰC HÀNH

Trang 19

Từ những đặc điểm chung về cảm thụ văn học của trẻ trên đây, theo bạn, giáo viên có thể yêu cầu trẻ phải ngồi im lặng để chú ý nhìn trà nghe cô trong suốt quá trình tham gia hoạt động khám phá và tiếp nhận TPVH được không Những biểu hiện bên ngoài nào ở trẻ giúp nhà giáo dục xác định được

sự tích cực tiếp nhận văn học khi nghe cô đọc, kể TPVH?

Đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ MN

Trẻ từ 24 đến 36 tháng

Bé Quốc Anh (34 tháng) đã đầy tự tin nói như sau khi trả lời câu hỏi:

"Tại sao con lại ghét con Cáo (Truyện "Đôi bạn nhỏ - chương trình GDMN từ

24 đến 36 tháng): vì con Cáo nó ăn thịt gà con và hôm trước nó còn đến nhàcon và ăn thịt con nữa đó "

THỰC HÀNH

Hãy đọc lại câu chuyện "Đôi bạn nhỏ và theo bạn, câu trả lời của bé Quốc Anh có đúng không? Nguyên nhân nào khiến bé Quốc Anh trả lời như trên? Tại sao bạn nghĩ như vậy?

Dưới sự giúp đỡ của cô nhằm giúp cho trẻ nhớ, nói một câu dài và cócảm xúc khi kể lại câu chuyện "Thỏ ngoan (Chương trình CSGD trẻ từ 24 đến

36 tháng), giáo viên kẻ một chiếc ghế bên cạnh chậu bông để làm nhà choThỏ, nhà của Cáo là một chiếc thùng giấy lớn đựng ti vi được cắt một lỗ làmcửa sổ có thể đóng mở được khi chơi, tất cả các bé đều thích làm con Cáogian ác không thích đóng làm Thỏ, dù Thỏ là nhân vật mà bé rất yêu thích khinghe cô kể chuyện

THỰC HÀNH

Theo bạn, trong ví dụ liêu trên vì sao trẻ lại thích đóng trai Cáo? Có phải vì trẻ thích tính cách của nhân vật hay không? Từ đó, có thể nhận xét gì đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ từ 24 đến 36 tháng?

Do vốn từ và kinh nghiệm sống còn rất hạn chế, trẻ 24 - 36 tháng tuổichưa có khả năng phân biệt được hiện thực và hiện thực được phản ánh

Trang 20

trong các TPVH Vì thế, trẻ có biểu hiện thích thú với những câu chuyện kể vềcác nhân vật có nhiều hành động cụ thể (đi, chạy, nhảy ).

Khi làm quen với truyện, trẻ chủ yếu tri giác từ vựng và hành động củacác nhân vật trong truyện, chưa xác định được thời gian ở quá khứ và tươnglai Cụ thể:

- Hiểu được nghĩa của từ, nắm bắt được tên cùng hành động chínhcủa các nhân vật

- Bộc lộ cảm xúc mạnh nhưng không bền, dễ mất và đôi khi liêntưởng quá xa

- Cảm nhận được tính cách (hiền - dữ, ngoan - hư ) của nhân vậtdựa trên các hành động, việc làm cụ thể của nhân vật được nêutrong truyện, thái độ, tình cảm của trẻ đối với nhân vật dễ bị thay đổi

- Về ngôn ngữ, ở độ tuổi này, trẻ rất thích được nghe các truyện cónhiều các từ tượng hình, tượng thanh Vì chưa có khả năng nói vàhiểu câu dài, trí nhớ ngôn ngữ còn rất hạn chế nên trẻ chưa có khảnăng kể lại nội dung các câu chuyện đã được nghe cô kể mặc dùcâu chuyện không dài

Đây là cuộc trò chuyện giữa cô và trẻ sau khi trẻ được nghe câu chuyện "Thỏ ngoan" (chương trình CSGD trẻ từ 24 đến 36 tháng):

+ Con yêu ai trong câu chuyện này?

Trang 21

Cô hỏi lại: "Con yêu Cáo hả? Sao lại yêu Cáo?.

Bé P.K đáp lí nhí: Con yêu Thỏ

THỰC HÀNH

Dựa vào đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ từ 24 đến 36 tháng trên đây, hãy trao đổi cùng các bạn trong nhóm và thứ giải thích nguyên nhân dẫn tới các câu trả lời của trẻ trong cuộc trò chuyện giữa cô và trẻ trên đây.

Bước qua tuổi mẫu giáo, phạm vi giao lưu của trẻ được mở rộng Vìthế, có thể thấy rằng, khả năng ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của trẻ cũngtrở nên phong phú hơn kéo theo tưởng tượng tái tạo khi tiếp nhận TPVH cũng

dễ dàng hơn Về tư duy, ở trẻ mẫu giáo cũng có bước phát triển mới: chuyển

từ tư duy trực quan hành động (tư duy diễn ra trong tình huống được tri giácmột cách trực quan và được thực hiện nhờ những hành động định hướng bênngoài với các đối tượng) sang tư duy trực quan hình tượng (tư duy được thựchiện nhờ những hành động định hướng bên trong với các hình ảnh) Nhờ vậy,trẻ mẫu giáo đã có khả năng cảm thụ tốt các hình tượng nghệ thuật được xâydựng trong các TPVH Tuy nhiên, cảm thụ văn học ở từng độ tuổi cũng cónhững được biểu hiện vội những mức độ khác nhau

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi

Khi nghe kể chuyện, trẻ ở độ tuổi này thường đặt mình vào vị trí củanhân vật chính diện, tin tưởng dõi theo và chia sẻ những buồn vui của nhânvật một cách chân thành, không có những thắc mắc trước các tình huống đặcbiệt

 Có thể nắm bắt dễ dàng các sự kiện riêng lẻ, nhận biết được các mốiquan hệ đơn giản như quan hệ không gian (nơi xảy ra sự việc), quan hệ thờigian (chuyện gì xảy ra trước, chuyện gì xảy ra sau) của TPVH Tuy nhiên, khảnăng sắp xếp các chi tiết, sắp xếp các sự kiện riêng lẻ vào hệ thống để sosánh, phân tích và hiểu sâu nội dung của truyện thì còn khó khăn

 Về nhân vật: Trẻ dễ dàng nắm bắt được tên, hành động chính của cácnhân vật Khi đánh giá về nhân vật trẻ thường dựa vào lời nói, việc làm cụ thể

Trang 22

của chính nhân vật được nêu trong tác phẩm mà chưa chú ý đến nguyênnhân và động cơ sâu xa của hành động Vì thế, quan hệ tình cảm của trẻ vớicác nhân vật đôi khi không bền vững.

 Về ngôn ngữ: Trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của các từ trừu tượng

và một số thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong các TPVH như so sánh,

ẩn dụ , chưa có khả năng nhớ và tự kể lại trọn vẹn nội dung câu chuyện đãđược làm quen và cũng như trẻ từ 24 đến 36 tháng, trẻ ở độ tuổi này thườngtrả lời không chính xác câu hỏi về tựa đề đối với những truyện có tựa đề làtên các nhân vật trong truyện

Trả lời câu hỏi: "Cô vừa kể truyện gì?" sau khi nghe kể truyện "Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ, bé T.H (3 tuốt rưỡi): "Truyện bác Gấu; Bé A.V.: "Truyện Thỏ Trắng; Bé P.K.: "Truyện Thỏ Nâu, Thỏ Trắng".

THỰC HÀNH

Hãy trao đổi với người bạn cùng nhóm và thử giải thích vì sao bé T lại lợi với bạn như vậy khi đang nghe câu chuyện

Bé H.L (5 tuổi rưỡi) từ trường MN trở vẽ đã "tâm sự" với mẹ như sau:

"Mẹ ơi, con không thích cô Tâm đâu vì lúc nào cô ấy cũng khóc lóc, khóc lóc

để chờ Bụt lên xin cái này các nọ!" (Nhân vật Tâm trong truyện cổ tích “TấmCám” - Chương trình GDMN từ 5 đến 6 tuổi

Trang 23

Sau khi nghe cô kể truyện cổ tích "Tấm Cám, bé Từ.V (5 tuổi rưỡi) đãtrả lời câu hỏi "Con yêu ai trong câu chuyện như sau: con thích cô Cám vì côCám không phải làm gì thà chỉ đi chơi thôi "

Bé A.Q (5 tuổi) sau khi nghe kể câu chuyện "Chú Dê Đen" (Chươngtrình GDMN từ 5 đến 6 tuần đã nói với cô giáo là: "Con thích Chó Sói vì ChóSói khoẻ mạnh, làm cho Dê Trắng phải run sợ"

THỰC HÀNH

Từ những ví dụ trên, theo bạn, có thể nói gì vẽ thái độ tình cảm của trẻ (từ 5 đến 6 tuồn đối với các nhân vật trong các chuyện kể mà trẻ được làm quen?

Theo bạn, nguyên nhân nào khiến trẻ ở độ tuổi này đôi khi lại thích các nhân vật phản diện có trong các câu chuyện được làm quen?

Ở độ tuổi này, khi nghe cô kể chuyện, về cơ bản, trẻ cũng đặt mình vào

vị trí của nhân vật chính diện để dõi theo và chia sẻ tất cả những buồn vui củanhân vật một cách chân thành nhưng đôi lúc ở trẻ còn nảy sinh những thắcmắc trước những tình huống đặc biệt, không phù hợp với kinh nghiệm mà trẻ

đã có và cố gắng lí giải chúng theo cách "suy luận" của mình

Trẻ có khả năng nắm bắt được trình tự diễn biến của truyện, nắm bắtđược các sự kiện, các tình tiết quan trọng của truyện, nắm được các mốiquan hệ đa dạng hơn của TPVH (quan hệ nhân - quả, quan hệ cư xử )

 Có khả năng nắm bắt được tính cách và mối quan hệ qua lại giữa cácnhân vật Đặc biệt, ở độ tuổi này, trẻ còn cảm nhận được tính cách, tâm trạngcủa các nhân vật qua việc nghe giọng người khác đọc hoặc kể tác phẩm, biết

sử dụng ngữ điệu phù hợp với tính cách của nhân vật

 Khi đánh giá về nhân vật, trẻ đã không chỉ dựa vào những hành động,lời nói cùng những cư xử của chính nhân vật được nêu trong tác phẩm màcòn chú ý đến nguyên nhân, động cơ trực tiếp và sâu xa bên trong, chú ý đếnsuy nghĩ, tâm trạng và tình cảm đa dạng của nhân vật Trẻ MGL còn có khảnăng cảm nhận được tính cách nhân vật trong các TPVH khi nghe ngữ điệu

Trang 24

giọng nói của nhân vật được cô giáo thể hiện khi đọc, kể Vì thế, thái độ tìnhcảm của trẻ đối với nhân vật đã bền vững hơn và không dễ bị thay đổi Tuynhiên, ở độ tuổi này, thái độ tình cảm đối với nhân vật của trẻ đã tương đốiphức tạp và đôi khi không theo đúng tư tưởng chủ đề của tác phẩm bởi vì,thái độ, tình cảm này còn được xác định dựa trên những yếu tố chủ quannhư: mong muốn và sở thích của cá nhân trẻ, kết quả tiếp thu các bài họcgiáo dục trong quá trình sống ở gia đình và trường mẫu giáo

 Trẻ có khả năng đặt mình vào vị trí của nhân vật nhưng không phảilúc nào cũng đồng ý với cách giải quyết của nhân vật mà tự đưa ra cách giảiquyết của chính mình

Ví dụ: tự đặt mình vào vị trí của cậu bé Tích Chu trong truyện Tích Chu

và nghĩ là nếu bé là Tích Chu bé sẽ không bỏ đi chơi xa, bé sẽ chăm sóc khi

bà bị ốm Hoặc đặt mình vào vị trí của cô Tấm trong truyện Tấm Cám và nghĩ

là sẽ bỏ đi xem hội mà không làm theo yêu cầu của dì ghẻ là ngồi ở nhà đểnhặt thóc và gạo đã bị bà ta trộn lẫn vào nhau như nhân vật Tấm trong truyện

đã làm

THỰC HÀNH

Từ những ví dụ trên đây, theo bạn, giáo niên nên đặt câu hỏi như thế nào để giúp trẻ (từ 4 đến 6 tuổi tiếp nhận được những bài học giáo dục đạo đức mà TPVH mang lại một cách sâu sắc hơn).

Để trẻ tiếp nhận được những bài học đạo đức trong TPVH một cáchsâu sắc hơn, giáo viên nên đặt câu hỏi giúp trẻ có khả năng phân biệt (bằngkinh nghiệm) các thể loại văn học (truyện cổ tích, truyện ngắn, ); phân biệtđược các sự kiện có thực và các tình tiết được hư cấu trong TPVH; nhận biếtđược từng phần khác nhau của truyện (phần mở đầu, phần nội dung chính,phần kết thúc) Hiểu được một số thủ pháp nghệ thuật như so sánh, miêu tả được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm

Hãy nghe bé T.H (5 tuổi rưỡi) kể lại câu chuyện "Chú Dê Đen"(Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ từ 5 đến 6 tuổi): "Vào buổi sáng thì chú

Trang 25

Dê Trắng vào rừng để ăn cỏ Có một con Chó Sói hung dữ bỗng xuất hiện.

"Mày đi đâu đấy? " - Dê Trắng sợ quá nói: "Tôi đi đi ăn cỏ." - Sói lại quát

"Tim mày thế nào? - "Ôi, tôi sợ quá! " - Ha, ha Thế là Sói ăn thịt chú DêTrắng rồi! - Một lúc sau thì chú Dê Đen xuất hiện, Sói lại nói "Dê Đen đi đâu?"

- "Tôi đi tìm kẻ gây sự đây? - "Chân mày đâu? - Dê đen không sợ nói: "Chântao bằng đồng " - "Tim mày thế nào? " - Dê Đen nói: "Tao sẽ cắm đôi sừngvào bụng mày đây Mày lại đây!" Thế là con Sói sợ quá chạy ngay vào trongrừng

ý đến phần mở đầu, phần kết thúc và các điệp khúc hay của tác phẩm

ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ THƠ CỦA TRẺ MN

THỰC HÀNH

Đã bao giờ bạn đọc thơ cho trẻ nghe chưa? Theo bạn thơ và truyện có những khác nhau cơ bản nào? Yếu tố nào kích thích sự chú ý của trẻ khi nghe đọc thơ?

Thơ khác truyện ở chỗ, thơ ngắn gọn, có nhịp và vần Quan sát trẻ MNkhi tiếp nhận thơ, các nhà tâm lí đều có chung một nhận định là, nhìn chungtrẻ nhỏ rất nhạy cảm với vần và nhịp của thơ

Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Trang 26

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh đầu tiên, thích lặp đilặp lại một số từ hoặc âm theo một nhịp điệu nào đó (Ma ma ma Măm mămmăm ) Đây là một trong những đặc điểm nhận thức đầu tiên về âm thanhngôn ngữ của trẻ Thời gian này trẻ cũng dễ dàng bắt chước nhắc lại những

từ, những âm thanh được lặp đi lặp lại theo một nhịp điệu vui tai nhất định.Đặc điểm này có ảnh hưởng tới việc cảm thụ thơ nhưng chưa phải là cảm thụthơ đích thực mà mới chỉ là tri giác về nhịp điệu của thơ

Trẻ 2-3 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này khi nghe thơ cũng chỉ dừng ở mức bị cuốn hút bởinhịp và vần của thơ mà chưa chú ý đến tri giác nội dung, chưa hiểu nội dungcủa bài thơ Trẻ ở độ tuổi này có thể đọc thuộc một bài thơ khoảng từ 4 đến 8hàng nhưng do chưa chú ý đến nội dung của bài thơ và bộ máy phát âm củatrẻ cũng chưa hoàn chỉnh nên trẻ chưa có khả năng thể hiện cảm xúc về bàithơ bằng giọng đọc của chính mình

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA TRẺ MN

THỰC HÀNH

Trang 27

Theo bạn, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nông thôn và một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố có thể tiếp nhận giá từ của TPVH giống nhau không? Vì sao?

Theo bạn, những yếu tố nào có ảnh hướng đến khả năng cảm thụ văn học của trẻ?

Môi trường

Môi trường xã hội

Môi trường xã hội ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ văn học của trẻ

MN bao gồm môi trường gia đình và môi trường giáo dục ở trường MN

 Môi trường gia đình: Thông thường, những đứa trẻ sinh ra trong giađình mà cha mẹ và những người thân xung quanh có thói quen và yêu thíchđọc sách, kể chuyện, làm thơ và biết chia sẻ sự yêu thích đó cùng trẻ thìkhả năng cảm thụ văn học của những trẻ đó sẽ tốt hơn

 Môi trường giáo dục ở trường MN: môi trường giáo dụ bao gồm:

+ Môi trường không gian: môi trường trong lớp họ và ngoài lớphọc cần hài hoà, gợi được cảm xúc thẩm mĩ ở trẻ

+ Môi trường vật chất trang thiết bị: đồ dụng, giát cụ đồ chơi,tranh ảnh phải đa dạng, phong phú sinh động, phải được sắp xếp mộtcách hài hoà phù hợp, có tính thẩm mĩ để gợi ở trẻ mong muối khámphá, thể hiện cảm nhận về TPVH

+ Môi trường tâm lí: thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa cô vàtrẻ và giữa trẻ và các bạn Cần tạo ra mối quan hệ thân thiện, cùng hợptác, chia sẻ giúp trẻ thể hiện được cái "tôi" của bản thân trong quá trìnhlàm quen với TPVH Môi trường tâm lí tốt sẽ tạo ra ở trẻ sự nhạy cảmtrong cảm thụ văn học và sự tự tin trong quá trình khám phá, tiếp nhậnTPVH

Môi trường tự nhiên

Trang 28

Môi trường tự nhiên bao gồm phong cảnh, các hiện tượng tự nhiên, thếgiới động thực vật nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên.

Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến khả năng cảm thụ nghệthuật nói chung và khả năng cảm thụ văn học nói riêng của trẻ Môi trường tựnhiên càng phong phú và đa dạng thì sự nhạy cảm trong cảm thụ văn họccàng tốt Thường thì, trẻ sinh ra và lớn lên ở các vùng miền khác nhau sẽ cókhả năng cảm thụ văn học khác nhau Vì thế, thông thường những đứa trẻlớn lên ở thành thị khả năng tiếp nhận văn học sẽ không giống với những trẻlớn lên ở nông thôn hoặc ở miền núi

THỰC HÀNH

Bạn thử lấy ví dụ chứng minh cho tác động của môi trường tự nhiên nơi con người sinh ra và lớn lên, có ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ văn học của trẻ.

Cô giáo MN có vai trò là người tổ chức, gợi mở và dẫn dắt trẻ khámphá và tiếp nhận TPVH một cách tích cực và có xúc cảm Để thực hiện được

Trang 29

vai trò này, người giáo viên cần rèn luyện và học tập hướng tới có đượcnhững năng lực về chuyên môn và sư phạm cần thiết.

Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên

- Nhận thức được vai trò của văn học trong sự phát triển toàn diệncủa trẻ

- Hiểu rõ được đặc trưng của văn học và đặc điểm cảm thụ văn họccủa trẻ MN

- Yêu thích và có khả năng cảm thụ sâu TPVH dành cho trẻ nhỏ vànăng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ

- Biết lựa chọn và vận dụng tốt các phương pháp, biện pháp, hìnhthức tổ chức và lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ làm quenvới TPVH một cách phù hợp

- Có khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá khả năng tiếp nhận TPVHcủa trẻ và xây dựng được môi trường giáo dục kích thích, khuyếnkhích trẻ hoạt động khám phá TPVH

Năng lực cá nhân của trẻ

Năng lực của trẻ bao gồm cả yếu tố bẩm sinh di truyền và cả sự pháttriển năng lực bên trong của cá nhân đứa trẻ (ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng,trí nhớ, xúc cảm, tình cảm ) Năng lực này phụ thuộc vào kinh nghiệm của

cá nhân trẻ thu nhận được qua những trải nghiệm của bản thân trong môitrường giáo dục ở gia đình và trường MN Thông thường, những đứa trẻ sinh

ra trong gia đình có truyền thống về văn học và nghệ thuật, những đứa trẻcoó khả năng ngôn ngữ, phẩm chất tư duy tốt, những đứa trẻ được học tậptrong môi trường giáo dục tốt thì khả năng tiếp nhận văn học khá hơnnhững trẻ khác

THỰC HÀNH

Trang 30

Theo bạn, gia đình và nhà trường có ý nghĩa và ảnh hưởng đến năng lực của trẻ không? Ảnh hưởng như thế nào? Hãy trao đổi với nhóm và đưa ra một vài dẫn chứng minh hoạ.

KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH

đỏ mang bánh đến cho bà Bạn ấy đi trong rừng Thế là gặp con chó sói Này

cô bé đi đâu đấy Ôi sợ quá! Thật đấy, bạn ấy sợ lắm nhưng vẫn cứ đi Bà

ơi, cháu đến rồi nè! Ôi, thế là bà biến thành con chim Bà ơi, bà đi đâuđấy? Con chim không trả lời Thế là bạn ấy đi về nhà Thế là hết câuchuyện! Mẹ ơi, có hay không?"

Một lần khác, bé lại kể: "Mẹ ơi, hôm qua con nhìn thấy một con ma đấy!

Nó to lắm, nó mắc áo đen, nó bay đi rất nhanh Thế là nó vào nhà mình Con

ma đi vào đôi dép của con nhưng có một con chuột chạy ra Thế là con ma sợquá (Bé làm động tác co hai vai lại tỏ sự sợ hãi nhưng chợt dừng lại và thởdài khi thấy mẹ tỏ ý không tin.) Con nói thật đấy Mẹ có tin không? Mẹ gật đầu

và động viên bé kể tiếp nhưng bé nói: “Thôi, con không kể nữa đâu, hếtchuyện rồi!”

THỰC HÀNH

Theo bạn, các chi tiết trong câu chuyện của bé Hà có phải hoàn toàn

do bé tự nghĩ, tự tưởng tượng ra không? Vì sao bạn cho là như vậy? Thử đưa

Trang 31

ra những giả thuyết của việc "xây dựng" chi tiết về con ma và con chuột trong câu chuyện thứ hai của bé Hà?

Câu chuyện của bé Hà có thể gọi là một sản phẩm của sáng tạo chưa? Tại sao?

Có nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo Nhiều người cho rằng,sáng tạo là lĩnh vực dành riêng cho các thiên tài và sản phẩm của sự sáng tạophải là những phát minh khoa học hoặc những tác phẩm nghệ thuật vĩ đạiđược cả thế giới công nhận Tuy nhiên, Vưgotxky - nhà tâm lí học nổi tiếngngười Nga, quan niệm rằng “ sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nên

nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại mà ở khắp nơi nào con người tưởngtượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, dù cho cái mới ấy nhỏ béđến đâu chăng nữa so với những sáng tạo của các bậc thiên tài Từ quanniệm này, ông cũng cho là, "quá trình sáng tạo đã biểu lộ với tất cả sức mạnhcủa nó ngay trong tuổi ấu thơ " và sự sáng tạo của tuổi ấu thơ, cũng theoVưgotxky, có thể dễ đàng nhận thấy trong các trò chơi của trẻ "Trò chơi củađứa trẻ không phải là hồi ức đơn giản về những gì nó đã trải qua, mà là sựgia công sáng tạo những ấn tượng đã được tiếp nhận, sự phối hợp những ấntượng ấy và từ đó cấu tạo nên một thực tế mới đáp ứng nhu cầu và hứng thúcủa bản thân đứa bé."

Tuy nhiên Vưgotxky cũng cho rằng, ở tuổi mẫu giáo, vẽ chính là hoạtđộng sáng tạo tiêu biểu và "đứa bé phải đủ trình độ mới có thể sáng tác vănhọc" Vì thế, “khả năng biết xây dựng một hệ thống bằng các yếu tố, biết phốihợp cái cũ lại thành những kết hợp mới chính là tạo nên cơ sở của sự sángtạo.”

Trang 32

Cơ sở của sáng tạo

Cơ sở của sáng tạo là tưởng tượng Khẳng định vai trò của tưởngtượng trong sáng tạo, Timiriazep, nhà tâm lí học người Tiệp đã từng nói: "Conngười không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện Nhưng nếukhông có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ khôngphát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần."

Tuy nhiên không phải lúc nào con người cũng có thể tưởng tượng

"Quá trình nhận thức lí tính phải trải qua quá trình tư duy Nhưng tư duykhông thể đáp ứng được mọi đòi hỏi phức tạp do thực tiễn cuộc sống đặt ra

Có những tình huống có vấn đề con người khổ có thể dùng tư duy mà giảiquyết được Khi đó, con người phải dùng đến một quá trình nhận thức caocắp khác đó là tưởng tượng." (PTS Nguyễn Chu Phác)

Ở trẻ mẫu giáo, phần lớn tưởng tượng của trẻ là tưởng tưởng tượngtuỳ ý, tưởng tượng không chủ định Những gì làm trẻ xúc động mạnh sẽ trởthành đối tượng của tư tưởng tượng nơi trẻ

Như vậy, không phải chỉ ở người lớn mà cá với trẻ nhỏ, tưởng tượngcũng chỉ nảy sinh trong tình huống có vấn đề

Hãy đọc kĩ các ví dụ sau đây:

Một lần bé T.H (5 tuổi rưỡi) được ba mẹ cho đến chơi nhà bạn là béT.V Được người lớn khuyến khích, hai cô bé thi nhau kể chuyện Lúc đầu, cảhai bé lần lượt thay nhau kể rất trôi chảy Thế rồi, bé T.H sau khi đã nhanhchóng đứng vào vị trí để kể chuyện lại cứ lúng túng nhìn mẹ Thấy vậy mọingười cổ vũ bé: "Im lặng để T.H kể chuyện nào!" Và rồi bé bắt đầu nhìnlên trần nhà và say sưa kể: Ngày xửa, ngày xưa có một bạn Thỏ con Mộthôm, Thỏ con thấy đói bụng quá và mặc áo vào để để kiến ăn Bỗng Thỏ contìm được hai củ cà rốt ở trong vườn rau Ôi ngon quá! Thế là bạn ấy ăn một

củ và nhớ đến bạn Hươu con Trời lạnh thế này, chắc Hươu con không cócác ăn Phải đem cho Hươu một củ cà rốt mới được! (Toàn bộ nội dung ở

Trang 33

phần sau, bé kể giống với truyện "Củ cải trắng" - Chương trình CSGD trẻ từ 5đến 6 tuổi, đã được nghe cô kể ở lớp).

Tại một lớp học nọ, sau khi kể và trò chuyện với bọn trẻ (từ 5 đến 6tuổi) về nội dung truyện cổ tích "Ba cô gái", cô giáo hỏi:

 Nếu con là cô chị út, con có cứu các chị mình trở lại thành ngườikhông?

 Cứu bằng cách nào?

 Khi các chị trở lại thành người, con sẽ khuyên họ điều gì?

Kết thúc, cô đề nghị trẻ: "Hãy kể về một kết cục khác cho câu chuyệnnào" Và kết quả là bọn trẻ đưa ra một kết thúc khác với câu chuyện mà cô đã

kể như sau: "Cô chị út về thăm mẹ Mẹ cô mừng lắm Sau đó cô út xin bà tiêngiúp đỡ Bà tiên liền hoá phép cho cô Cả và cô Hai trở lại thành người Gặplại các chị, cô út khuyên các em phải yêu thương mẹ Hai người chị hối hậnlắm và đã về thăm mẹ ngay."

THỰC HÀNH

Đọc kĩ các ví dụ trên và chỉ ra những chi tiết mà bạn cho là sáng tạo.

Từ hai ví dụ trên, theo bạn, sáng tạo ở trẻ có thể được nảy sinh trong những tình huống như thế nào?

Trong quá trình làm quen với TPVH, trẻ MN có khả năng sáng tạo Tuy nhiên, sáng tạo ở trẻ chỉ bộc lộ trong những điều hiện nhất định Đó

là sự gợi mở, dẫn dắt, khuyến khích của người lớn, là sự định hướng và việc sử dụng một cách phù hợp các phương pháp, biện pháp dạy học trong quá trình cho trẻ làm quen với TPVH.

Khả năng sáng tạo của trẻ trong làm quen với TPVH

Từ quan điểm của Vưgotxky, có thể khẳng định rằng, trẻ mẫu giáo cókhả năng sáng tạo Đặc điểm sáng tạo của trẻ dưới 6 tuổi là tự nhiên, hứngkhởi, không bị ràng buộc theo khuôn mẫu và có nét riêng mang tính tự phát

Trang 34

Trong hoạt động làm quen với văn học, những biểu hiện sáng tạo củatrẻ thể hiện ở cách lựa chọn từ, cách diễn đạt câu văn, thể hiện ở ngữ điệucủa giọng khi nói Từ 4 tuổi trẻ đã biết phối hợp các kĩ năng thể hiện của cácloại hình nghệ thuật khác nhau Cụ thể như:

 Diễn tả cảm xúc văn học thông qua các sản phẩm của hoạt động tạohình (vẽ, nặn, tô màu, xé dán các nhân vật, cảnh vật trong TPVH được làmquen)

Hãy xem "sản phẩm" của bé T.H (4 tuổi) vẽ bác Gấu Đen với chiếc nónđội trên đầu sau khi nghe kể chuyện "Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ" (Chươngtrình CSGD trẻ từ 3 đến 4 tuổi)

Bé T.H.: “Phải cho bác Gấu chiếc nón thôi, không thì bác bị ướt đấy”

THỰC HÀNH

Hãy đọc kĩ lời giải thích của bé T.H trong các ví dụ trên Theo bạn, bức tranh vế bác Gấu và tranh vẽ bác Gấu cùng Thỏ Nâu nới củ cà rốt của bé T.H giúp người giáo viên nhận biết được cảm xúc gì của các bé đối với các nhân vật của truyện?

 Xem tranh vẽ và "sáng tác" nội dung truyện kể Thường các câuchuyện bé "sáng tác" dựa vào nội dung tranh vẽ luôn có bóng dáng của các

sự kiện, của các chi tiết trong các câu chuyện bé được nghe kể trước đó hoặcđược dựa trên các sự việc xảy ra trong gia đình, xảy ra với chính bé hoặctrong khi vui chơi với bạn bè

 Dưới sự giúp đỡ của cô, từ 4 tuổi, trẻ có thể nghĩ và thay đổi phần mởđầu, phần kết thúc của câu chuyện đã được nghe kể trước đó Cuối 4 tuổi, trẻcòn có khả năng kể lại sáng tạo trong vai một nhân vật của truyện

Trong vai nhân vật Dê Trắng, bé T.H (5 tuổi rưỡi) đã kể lại phần đầutruyện "Chú Dê Đen" (chương trình CSGD trẻ từ 5 đến 6 tuổi) như sau: hômnay tôi đi vào rừng để ăn cỏ Đang đi thì tôi gặp Chó Sói Ôi, tôi sợ quá! ConChó Sói hung dữ lắm Con Chó Sói quát to lên: Mày đi đâu? Dê Trắng sợ

Trang 35

quá định bỏ chạy Con Sói xông tới: Tim mày thế nào? Tôi muốn xỉu nhưngtrả lời: Tim tôi run sợ! Thế là Sói hung ác ăn thịt tôi vào bụng.

THỰC HÀNH

Bạn hãy chỉ ra những từ và câu văn khác nhau giữa truyện chú Dê Đen" trong bản gốc của chương trình CSGD trẻ từ 5 đến 6 tuổi mà cô giáo đã

kể cho trẻ nghe và đoạn kể lại của bé T.H trên đây.

Đoạn truyện kể lại trên đây của bé T.H có ẩn chứa sự sáng tạo không? Nếu có, sự sáng tạo ở đây là gì?

Sự sáng tạo ở đây là thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật bằngvận động có xúc cảm của cơ thể

Từ 5 tuổi, nét tự phát của trẻ giảm dần, thay vào đó trẻ có mong muốnđược thể hiện giống như mẫu (giống cô giáo hoặc giống nhân vật trong TPVH

mà bé yêu thích )

Đặc điểm cảm thụ văn học và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm quen với TPVH là những cơ sở cần thiết và quan trọng để xác định và lựa chọn hình thức, phương pháp và biện pháp do học phù hợp Cần chú ý rằng, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi phải có xúc cảm Vì thế, để đạt hiệu quả cao và kích thích tính tích cực và sáng tạo của trẻ khi tham gia vào hoạt động tiếp nhận TPVH, các giáo viên MN cần phải tôn trọng sự tự do và không được gò ép trẻ.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Trình bày các giai đoạn của cảm thụ văn học Các giai đoạn của cảmthụ văn học có gợi ý gì cho bạn về các bước tiến hành tổ chức hoạtđộng cho trẻ làm quen với TPVH

2 Trình bày đặc điểm chung về cảm thụ văn học của trẻ MN Từ đó, nêunhững điều cần chú ý khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVHnhằm kích thích được sự tích cực và hứng thú của trẻ

2.1 Hãy trình bày đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ MN theo bảng sau:

Trang 36

Mức độ cảm thụ Nhà trẻ MGB MG nhỡ - lớnQuan hệ không gian, thời

gian

Nhân vật

Ngôn ngữ

Đánh giá nhân vật

2.2 Tự lập bảng so sánh đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ MN

3 Để tác động vào giai đoạn thứ nhất của quá trình cảm thụ văn học khicho trẻ MGB làm quen với truyện "Chú Thỏ tinh khôn" (Chương trìnhCSGD trẻ từ 3 đến 4 tuổi), một giáo viên MN đã tiến hành kể chuyệncho trẻ nghe hai lần như sau:

 Lần 1: kể toàn bộ truyện kết hợp cho xem tranh minh hoạ nội dungtruyện

 Lần 2: vừa kể vừa dừng lại hỏi trẻ như sau:

+ "Có một lần Thỏ đến bên bờ sông": Thỏ làm gì?

+ Cá Sấu ở gần đồ làm gì?

+ "Cá Sấu không nhìn thấy": Thỏ lúc đó như thế nào?

+ "Thỏ yên trí bò đến bên thỏ": Rồi đột nhiên Cá Sấu làm gì? + "Cá Sấu kêu lên tìm kế thoát thân": Thỏ tìm kế như thế nào? + … thì tôi chẳng sợ đâu!": Cá Sấu có nghe lời thỏ không?

+ … ra khỏi miệng Cá Sấu”: Sau khi nhảy ra khỏi miệng Cá Sấu,Thỏ đã làm gì?

+ Bạn Thỏ trong câu chuyện là người thế nào?

Theo bạn, cách làm của giáo viên có hợp lí không? Tại sao?

4 Để chuyển từ bước kể chuyện qua bước đàm thoại khi tổ chức cho trẻlớp chồi (từ 4 đến 5 tuổi) làm quen với truyện "Dê con nhanh trí"(Chương trình CSGD trẻ từ 4 đến 5 tuổi), một cô giáo đã cho trẻ chơi

Trang 37

trò chơi "Chó Sói và Dê con" như sau: 1 bé đội mũ đóng Chó Sói, các

bé còn lại đóng làm Dê con Tất cả các chú Dê con vận động tự do đikiếm ăn, vừa đi vừa kêu "Be! Be! Be " Khi nghe cô nói: "Có Chó Sói!",

bé đóng Chó Sói xông ra còn các bé đóng vai Dê con bỏ chạy - Tròchơi tiến hành ba lần, sau đó cô cho trẻ ngồi xuống và tiến hành đàmthoại

Dựa vào các giai đoạn của cảm thụ văn học, bạn thử nhận xétxem thời điểm tiến hành trò chơi này có hợp lí không? Vì sao?

5 Theo bạn các câu hỏi sau đây có phù hợp với đặc điểm cảm thụ truyệncủa trẻ ở mỗi độ tuổi không? Vì sao?

 Tại sao bác Gấu lại phải đến trú nhờ nhà Cáo và nhà Thỏ? (Truyện

"Thỏ ngoan" chương trình CSGD trẻ từ 24 đến 36 tháng)

 Theo con, nhân vật Thỏ Nâu là người như thế nào?

 Con yêu ai nhất trong câu chuyện này? (Truyện "Bác Gấu Đen và haichú Thỏ" chương trình CSGD trẻ từ 3 đến 4 tuổi)

 Nếu con là cô bé quàng khăn đỏ con sẽ làm gì khi gặp con Chó Sói?(Truyện "Cô bé quàng khăn đỏ" chương trình CSGD trẻ từ 3 đến 4 tuổi)

6 Để tác động vào giai đoạn thứ hai của quá trình cảm thụ văn học, côgiáo có thể luôn giữ vai trò chủ đạo để nêu ra các câu hỏi về nội dungcủa tác phẩm và lần lượt gọi trẻ trả lời được không? Vì sao?

7 Trình bày quan điểm về sáng tạo của Vưgotxky và những biểu hiệnsáng tạo của trẻ MN trong hoạt động làm quen với TPVH

TÌM ĐỌC

1 Hà Nguyễn Kim Giang, "Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần

kì cho trẻ mẫu giáo", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

2 V.X Mukhina, "Tâm tí học mẫu giáo", Tập II, NXB Giáo dục, 1981

3 Ngô Thị Thái Sơn, "Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc", Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường CĐSPMGTW3, 1998

Trang 38

4 Nguyễn Ánh Tuyết, "Giáo dục mầm non - những vấn đề lí luận và thựctiễn", NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004.

5 L.V Vưgotxky, "Trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo ở lứa tuổi thiếunhi NXB Phụ nữ, 1985

Bài 3: LỰA CHỌN TPVH CHO TRẺ MN

Văn học phản ánh muôn mặt của đời sống hiện thực Vì thế, từ lâu, văn học đã được sử dụng như một trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện Tuy nhiên, không phải TPVH nào cũng có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ và có thể cho trẻ làm quen Bài này sẽ giúp bạn:

1 Trình bày được cơ sở của việc lựa chọn TPVH dành cho trẻ MN

2 Trình bày được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức cửa TPVH dành cho trẻ MN.

CƠ SỞ LỰA CHỌN TPVH CHO TRẺ MN

Cơ sở tâm lí

Tưởng tượng và tưởng tượng trong cảm thụ văn học

“Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm, bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh (biểu tượng) đã có.” (Nguyễn Chu Phác)

Như vậy, tưởng tượng có mối liên hệ và có cơ sở là hiện thực

Tưởng tượng trong cảm thụ văn học là tưởng tượng tái tạo Nhờ vậykhi nghe hoặc đọc TPVH, độc giả sẽ có được những biểu tượng về các nhânvật, về tình huống hành động của các nhân vật và về cuộc sống nói chung.Biểu tượng là quá trình làm sống lại các dấu vết của cảm giác và tri giáctrước đó Những kinh nghiệm trong quá khứ được tích luỹ và biến đổi cùng

Trang 39

với sự phát triển của con người Vì thế, trẻ càng lớn, càng có nhiều hiểu biết

về cuộc sống thì biểu tượng của trẻ càng rõ nét và chính xác cảm thụ văn họccần có nguồn dự trữ các biểu tượng đúng và sự phát triển của tưởng tượng

Phần lớn tưởng tượng của trẻ mẫu giáo là tưởng tượng tuỳ ý tưởngtượng không chủ định Những gì làm trẻ xúc động mạnh sẽ trở thành đốitượng của trí tưởng tượng nơi trẻ Tuy nhiên, "vai trò của tư tưởng tượngtrong đời sống của trẻ em lớn hơn trong đời sống của người lớn, nó biểu hiệnthường xuyên hơn, bay bổng hơn và vi phạm hiến thực nhiều hơn Sự làmviệc không mệt mỏi của tư tưởng tượng là một trong những con đường dẫntrẻ em đến chỗ nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh vượt ra khỏi giớihạn kinh nghiệm cá nhân chật hẹp." (V.X Mukhina)

Xúc cảm của trẻ trong cảm thụ văn học

Cảm thụ nghệ thuật, trong đó có cảm thụ văn học phải thông qua xúccảm Nói cách khác, không có xúc cảm thì không có cảm thụ nghệ thuật Xúccảm trong cảm thụ văn học xuất hiện khi trẻ đặt mình vào vị trí của nhân vật

và hành động có ý thức cùng với nhân vật Qua nhân vật trẻ nhìn thấy nhữngcon người thật, tin vào số phận của họ và cùng chia sẻ với những số phận đó.Thường thì trong quá trình tiếp nhận TPVH, trẻ dễ dàng ghi nhớ các tình tiếtgây cho chúng xúc động mạnh, buộc chúng phải đồng cảm cùng nhân vật

Xúc cảm xuất hiện trong quá trình cảm thụ văn học có thể khác nhau vềmức độ, về tính chất và nội dung Ở trẻ nhỏ, xúc cảm trong cảm thụ vãn học

sẽ khác nhau dựa trên cơ sở là hành động, lời nói của các nhân vật trongTPVH phù hợp hay không phù hợp với những chuẩn mực hành vi mà trẻ tiếpthu được từ cuộc sống hằng ngày Tuy nhiên, M.A Seprioghina - nhà tâm líhọc người Nga - cho rằng năng lực rung cảm trước các hình tượng văn họckhông có sẵn Năng lực này được hình thành dần dần dưới tác động của giáodục Quá trình giáo dục đó phải được bắt đầu từ tuổi bé thơ Đó là việc nghe

kể chuyện ở trường mẫu giáo và đọc TPVH ở trường tiểu học Bà cũng chorằng, việc xây đắp xúc cảm ở trẻ xuất phát từ những trải nghiệm hằng ngàycủa trẻ ở gia đình và trường MN

Trang 40

THỰC HÀNH

Từ đặc điểm về tưởng tượng và xúc cảm trong cảm thụ văn học của trẻ trên đây, theo bạn, nội dung của TPVH lựa chọn cho trẻ MN có thể đề cập, phản ánh tất cả mọi mặt của hiện thực cuộc sống được không? Tại sao? Những vấn đề những mẫu nhân vật nào trong tác phẩm có thể cho trẻ làm quen?

Khả năng ngôn ngữ và sự thông hiểu ngôn ngữ trong cảm thụ văn học của trẻ

Tri thức về tiếng và sự phong phú về vốn từ là những yếu tố ảnh hưởngtới hiệu quả cảm thụ văn học của độc giả nói chung và của trẻ nhỏ nới riêng

Tuổi nhà trẻ, vốn từ của trẻ mới dừng ở khoảng 500 dấn 600 từ và chủyếu là các danh từ và động từ

Bước qua tuổi mẫu giáo, phạm vi giao lưu của trẻ mở rộng Vì thế vốn

từ của trẻ được tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Trẻ hiểuđược ý nghĩa của từ, hiểu được các từ láy, nghĩa đen và nghĩa bóng của từ,hướng tới thực tại dược biểu hiện bằng từ và chú ý đến hình thức âm thanhcủa từ, Dù vậy, qua nghiên cứu, các nhà tâm lí học trẻ em cũng chỉ ra rằng,không chỉ là trẻ nhỏ mà ngay cá học sinh tiểu học, đôi khi cũng gặp khó khăntrong việc suy ngẫm về các từ vựng mới và khó Tuy nhiên, điều này khôngphá vỡ quá trình hiểu lời văn nói chung Khi gặp từ mới, cũng như người lớn,trẻ sẽ đoán nghĩa của từ Việc đoán nghĩa của từ đúng hay sai hoàn toàn làtình cờ vì vốn từ của trẻ còn ít ỏi Vì thế, đôi khi trẻ cũng đoán sai nghĩa của

từ dẫn tới hiểu sai cả đoạn văn

THỰC HÀNH

Từ đặc điểm về ngôn ngữ có liên quan đến khả năng tiếp nhận TPVH của trẻ trên đây, theo bạn, dung lượng câu chữ trong một TPVH cho trẻ ở tất

cả các độ tuổi có thể bằng nhau được không? Nên chú ý sử dụng những loại

từ nào trong sáng tác TPVH dành cho trẻ MN?

Tư duy trong cảm thụ văn học của trẻ

Ngày đăng: 15/04/2017, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w