Bài luận văn thạc sĩ Y tế chuyên ngàng Da liễu gồm 89 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. ..1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. ..3 1.1. Đặc điểm cấutạo và quá trình sinh trường của tóc ................................ ..3 1.1.1. Cấu trúc của Sợi tóc trường thành ................................................... ..3 1.1.2. Quá trình sinh trường của tóc .......................................................... ..4 1.2. Phân Ioạỉ rụng tóc ................................................................................... ..5 1.2.1. Phân Ioạỉ rụng tóc theo hậu quả ...................................................... ..5 1.2.2. Phân Ioạỉ rụng tóc theo căn nguyên ................................................ ..6 1.3. Căn sinh bệnh học của rụng tóc tùng Vùng ............................................ ..6 1.3.1.Tựmỉễn dịch ................................................................................... ..6 1.3.2. Yếu tế di truyền ............................................................................... ..8 1.3.3. Yếutổ cơđịa ................................................................................... ..9 1.3.4. Yếu tố nhiễm trùng ........................................................................ ..10 1.3.5. Sang chấntâm 1ý ........................................................................... ..10 1.4. Triệu chứng Iâm sảng ........................................................................... .. 11 1.4.1. Lâm sáng của RTTV ...................................................................... ..11 1.4.2. Phương pháp đánh giá mức độ rụng tóc từng vùng ...................... ..13 1.4.3. Các thể1âm sáng của RTTV .......................................................... ..14 1.5. Mô bệnhhọc ......................................................................................... ..15 1.6. Chẩn đoán xác định .............................................................................. .. 15 1.6.1. Triệu chứng Iâm sảng .................................................................... ..15 1.6.2. Mô bệnhhọc .................................................................................. ..15 1.7. Chẩn đoán phân biệt ............................................................................. ..16 1.7.1. Rụng tóc do androgen ................................................................... ..16 1.7.2. Tật nhổ tóc ..................................................................................... ..16 1.7.3. Rụng tóc do bệnh giang maị .......................................................... ..16 1.8. Điều trị .................................................................................................. ..16 1.9. Tác dụng củatacrohmus trong điều trị RTTV ...................................... ..18 1.9.1. CƠ chế tác dụng của tacrohmus .................................................... ..18 1.9.2. Tác dụng của tacrohmus trong điều trị RTTV .............................. ..20 1.10. Tác dụng của deXpanthenoI trong điều trị RTTV ............................... ..21 1.11. Tác dụng của Lcystỉne trong điều trị RTTV ..................................... ..22 1.111 CƠ chế tác dụng củaLcystỉne .................................................. ..22 1.112. Tác dụng của L cystỉne Vớí rụng tóc ......................................... ..23 1.12. Tìnhhìnhnghiên cúu rụng tóc từng vùng trênthệ giỏi và ở ViệtNam.....23 1.121. Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc tùng Vùng trên thể giới ...... ..23 1.122. Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc tùng Vùng ở Việt Nam ....... ..24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. ..25 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... ..25 2.1.1.Đốỉtượng ...................................................................................... ..25 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ........................................................... ..25 2.1 .3. Tiêu chuẩn Ioạị trừ bệnh nhân ....................................................... ..26 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... ..26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... ..26 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... ..26 2.2.3. Vật hệu nghiên cứu ....................................................................... ..27 2.2.4. Các bước tiến hành .................................................................. ..28 2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................... ..29 2.2.6. Địa điểm nghiên cứu ............................................................... ..30 2.2.7. Thời gian nghiên cứu .............................................................. ..30 2.3. Phân tích và xử 1ý số hệu ............ .. 2.4. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. ..31 2.5. Hạn chế nghiến cứu .............................................................................. ..31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... ..32 3.1. Các yếutố hến quan và đặc địệm Iâm sáng của bệnh RTTV ............... ..32 3.1.1. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố hến quan đến bệnh rụng tóc từng vùng ............................................................................................... ..32 3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc địệm Iâm sảng bệnh rụng tóc từng vùng. .37 3.2. Kết quả điều trị ..................................................................................... ..41 3.2.1. Kết quả điều trị của nhóm bôi tacrohmus kết hợp với uổng đeXpanthenoI Vả LcystỈne .............................................................. . . 41 3.2.2. Kết quả điều trị của nhóm Tacrohmus kết hợp với thuốc uống.. . ..43 3.2.3. So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm theo SALT ....................... ..45 3.2.4. SO sánh tác dụng không mong muốn của 2 nhóm sau điều trị ...... ..47 3.2.5. Sự xuất hiện tổn thương mới trong điều trị của 2 nhóm ............... ..48 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ ..50 4.1. Các yếutố hến quan và đặc địệm Iâm sáng của bệnh RTTV ............... ..50 4.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi .................................................................. ..50 4.1.2. Phân bố bệnh theo giới .................................................................. ..51 4.1.3. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp .................................................... ..52 4.1.4. Tiến sử gia đình bị rụng tóc từng Vùng ......................................... ..53 4.1.5. Tiện sú: cá nhân bị rụng tóc từng vùng .......................................... ..54 4.1.6. Yếu tố sang chấn tâm 1ý (stress) .................................................... ..54 4.1.7. Tiện sử các bệnh phối họp ............................................................. ..55 4.1.8. Biểu hiện Iâm sáng của RTTV ...................................................... ..55 4.2. Hịệu quả điều trị bệnh rụng tóc bằng bôi tacrohmus 0,1% kết hợp với uông đeXpanthenoI Vả LcystỈne ......................................................... ..59 4.2.1. Kết quả của nhóm nghiên cứu đánh giá trến1âm sảng .................. ..60 4.2.2. Kết quả của nhóm nghiên cứu đánh giá theo SALT của Hoa Kỳ. ...60 4.2.3. Kết quả điều trị nhóm nghiên cứu sau 3 tháng theo thời gian mắc bệnh.. 61 4.2.4. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu sau 3 tháng điều trị theo mức độ rụng tóc .................................................................................... ..61 4.3. Hiệu quả điều trị của nhóm bôi tacrohmus 0,1 % với thuốc uống ........ ..61 4.3.1.Kếtquảcủanhóm đốichúngđánhgỉátrếnIâmsảng ........................... ..61 4.3.2. Kết quả của nhóm chúng đánh giá theo SALT của Hoa Kỳ ......... ..62 4.4. SO sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm ................................................. ..62 4.4.1. SO sánh kết quả điều trị của 2 nhóm dựatrên SALT ..................... ..62 4.4.2. SO sánh tác dụng không mong muốn sau điều trị của 2 nhóm ...... ..63 4.4.3. Sự xuất hiện thêm tổn thương mới trong điều trị của 2 nhóm ...... ..64 4.5. SO sánh kết quả nghiến cứu với các nhóm nghiến cứu khác ................ ..65 KẾT LUẬN ................................................................................................... ..66 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. ..67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Đặt vấn đề rụng tóc từng vùng (a10pecia areặtặ) 1ả bệnh thường gặp trong đa 1iễu và các bệnh 1ý về tóc. Bệnh ít ảnh hưởng đến sức khỏe (trừ những trường hợp rụng tóc do bệnh toàn thân) nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh, iảm bệnh nhân 10 1ắng, mặc cảm thiếu tư tin khi giao tiếp với mọi người. Vì vậy, rụng tóc từng vùng sẽ gây ảnh hưởng đến chất 1ương cuộc sống của người bệnh. Rụng tóc tùng vùng gặp ở mọi 1ưa tuổi (cả ở trẻ em và người 1ơn). Hiện nay, ở việt nam chưa có thống kê nào nói về tỷ 1ệ rụng tóc từng vùng của người dân. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu, nhưng cặn sinh bệnh học và các yếutố thuận 1ơi gây rụng tóc từng vùng cũng chưa xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, từ các kết quả nghiên cứu, người ta đã thấy có một số yếu tố hện quan đến quá trình phát sinh và phát triển của bệnh rụng tóc tùng vùng như yếu tế di truyền, nhiễm trùng, tư miễn dịch, sang chấn tâm 1ý vả rụng tóc đơ mắc các bệnh da và các bệnh toàn thể khác. Do căn nguyên của bệnh rụng tóc tưng vùng phức tạp nên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Người ta có thể dùng một số thuốc điều trị tại chỗ như bối cơrticơiđ, xịt minơxiđii, các iơặi dầu gội đầu và các thuốc bôi khác có tác dụng kich thích mọc tóc hoặc dùng các thuốc điều trị toàn thân như methotrexat, cơrticơiđ, tacrơiimus, cyiơspơrin, puva, đexpanthenơi, vitamin h, l cystine, hoặc phối hợp cả các thuốc điều trị tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân. Mỗi phương pháp đều có những hiệu quả và những hạn chế nhất định. Hiệu quả điều trị của mỗi phương pháp được đánh giá bằng thời gian mọc tóc sớm hay muộn, thời gian tái phát, và những tác dụng không mong muốn của thuốc.
Trang 1BN :Bệnh nhân
CD4 : Dấu ấn của tế bào lympho T giúp đỡ
CD8 :Dấu ấncủa tế bào T ức chế
CYP 3A : Cytochrome P-450 3A (tên enzym chuyển hóa thuốc ở gan)DEBR : Dundee experimental bald rat (chuột hói Dundee thử nghiệm)FKBP 12 : Protein đặc hiệu ở trong nguyên sinh chất của tế bào T
RTTV : Rụng tóc từng vùng
HLA : Human leukocyte antigen (kháng nguyên bạch cầu người)
NK : Natural killer (tế bào diệt tự nhiên)
IFN : Interferon (kháng thể)
IgE : Immunoglobulin E
PUVA :Psoralene + ultraviolet A (psoralene kết hợp tia cực tím dải A)SALT : Severity of alopecia tool (bộ công cụ đánh giá mức độ rụng tóc)
UV : Ultraviolct (tia tử ngoại)
PUVA :Psoralene + ultraviolet A (psoralene kết hợp tia cực tím dải A)UVA, UVB :Ultraviolet A, Ultraviolet B
(Tia cực tím dải A, tia cực tím dải B)
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm cấu tạo và quá trình sinh trưởng của tóc 3
1.1.1 Cấu trúc của sợi tóc trưởng thành 3
1.1.2 Quá trình sinh trưởng của tóc 4
1.2 Phân loại rụng tóc 5
1.2.1 Phân loại rụng tóc theo hậu quả 5
1.2.2 Phân loại rụng tóc theo căn nguyên 6
1.3 Căn sinh bệnh học của rụng tóc từng vùng 6
1.3.1 Tự miễn dịch 6
1.3.2 Yếu tố di truyền 8
1.3.3 Yếu tố cơ địa 9
1.3.4 Yếu tố nhiễm trùng 10
1.3.5 Sang chấn tâm lý 10
1.4 Triệu chứng lâm sàng 11
1.4.1 Lâm sàng của RTTV 11
1.4.2 Phương pháp đánh giá mức độ rụng tóc từng vùng 13
1.4.3 Các thể lâm sàng của RTTV 14
1.5 Mô bệnh học 15
1.6 Chẩn đoán xác định 15
1.6.1 Triệu chứng lâm sàng 15
1.6.2 Mô bệnh học 15
1.7 Chẩn đoán phân biệt 16
1.7.1 Rụng tóc do androgen 16
Trang 31.8 Điều trị 16
1.9 Tác dụng củatacrolimus trong điều trị RTTV 18
1.9.1 Cơ chế tác dụng của tacrolimus 18
1.9.2 Tác dụng của tacrolimus trong điều trị RTTV 20
1.10 Tác dụng của dexpanthenol trong điều trị RTTV 21
1.11 Tác dụng của L-cystine trong điều trị RTTV 22
1.11.1 Cơ chế tác dụng của L - cystine 22
1.11.2 Tác dụng của L - cystine với rụng tóc 23
1.12 Tình hình nghiên cứu rụng tóc từng vùng trên thế giới và ở Việt Nam 23
1.12.1 Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc từng vùng trên thế giới 23
1.12.2 Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc từng vùng ở Việt Nam 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng 25
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 26
2.2.3 Vật liệu nghiên cứu 27
2.2.4 Các bước tiến hành 28
2.2.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 29
2.2.6 Địa điểm nghiên cứu 30
2.2.7 Thời gian nghiên cứu 30
2.3 Phân tích và xử lý số liệu 30
2.4 Đạo đức nghiên cứu 31
Trang 43.1 Các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh RTTV 32
3.1.1 Kết quả nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng 32
3.1.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh rụng tóc từng vùng .37 3.2 Kết quả điều trị 41
3.2.1 Kết quả điều trị của nhóm bôi tacrolimus kết hợp với uống dexpanthenol và L-cystine 41
3.2.2 Kết quả điều trị của nhóm Tacrolimus kết hợp với thuốc uống 43
3.2.3 So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm theo SALT 45
3.2.4 So sánh tác dụng không mong muốn của 2 nhóm sau điều trị 47
3.2.5 Sự xuất hiện tổn thương mới trong điều trị của 2 nhóm 48
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1 Các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh RTTV 50
4.1.1 Phân bố bệnh theo tuổi 50
4.1.2 Phân bố bệnh theo giới 51
4.1.3 Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 52
4.1.4 Tiền sử gia đình bị rụng tóc từng vùng 53
4.1.5 Tiền sử cá nhân bị rụng tóc từng vùng 54
4.1.6 Yếu tố sang chấn tâm lý (stress) 54
4.1.7 Tiền sử các bệnh phối hợp 55
4.1.8 Biểu hiện lâm sàng của RTTV 55
4.2 Hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc bằng bôi tacrolimus 0,1% kết hợp với uống dexpanthenol và L-cystine 59
4.2.1 Kết quả của nhóm nghiên cứu đánh giá trên lâm sàng 60
4.2.2 Kết quả của nhóm nghiên cứu đánh giá theo SALT của Hoa Kỳ 60
4.2.3 Kết quả điều trị nhóm nghiên cứu sau 3 tháng theo thời gian mắc bệnh 61
Trang 54.3 Hiệu quả điều trị của nhóm bôi tacrolimus 0,1% với thuốc uống 61
4.3.1 Kết quả của nhóm đối chứng đánh giá trên lâm sàng 61
4.3.2 Kết quả của nhóm chứng đánh giá theo SALT của Hoa Kỳ 62
4.4 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm 62
4.4.1 So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm dựa trên SALT 62
4.4.2 So sánh tác dụng không mong muốn sau điều trị của 2 nhóm 63
4.4.3 Sự xuất hiện thêm tổn thương mới trong điều trị của 2 nhóm 64
4.5 So sánh kết quả nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu khác 65
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 3.1 Phân bố bệnh theo tuổi 32
Bảng 3.2 So sánh tuổi trung bình giữa 2 giới 33
Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh RTTV có sang chấn tinh thần 34
Bảng 3.4 Tiền sử gia đình bị rụng tóc 35
Bảng 3.5 Tiền sử cá nhân bị rụng tóc 35
Bảng 3.6 Thời gian mắc bệnh 37
Bảng 3.7 Thương tổn phối hợp trong RTTV 37
Bảng 3.8 Tỷ lệ bệnh nhân có sợi tóc dấu “chấm than” 38
Bảng 3.9 Tỷ lệ diện tích thương tổn da đầu 39
Bảng 3.10 Mức độ bệnh 40
Bảng 3.11 So sánh diện tích rụng tóc trung bình giữa 2 giới nam và nữ 40
Bảng 3.12 Kết quả điều trị nhóm nghiên cứu đánh giá trên lâm sàng 41
Bảng 3.13 Kết quả điều trị nhóm nghiên cứu đánh giá theo SALT của Hoa Kỳ .42 Bảng 3.14 Kết quả điều trị nhóm đối chứng đánh giá trên lâm sàng 43
Bảng 3.15 Kết quả điều trị nhóm chứng đánh giá theo SALT của Hoa Kỳ 44
Bảng 3.16 So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm sau 1 tháng điều trị 45
Bảng 3.17 So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm sau 2 tháng điều trị 45
Bảng 3.18 So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm sau 3 tháng điều trị 46
Bảng 3.19 Kết quả điều trị nhóm nghiên cứu sau 3 tháng theo thời gian mắc bệnh 46
Bảng 3.20 Kết quả điều trị nhóm nghiên cứu sau 3 tháng điều trị theo mức độ rụng tóc 47
Bảng 3.21 Tác dụng không mong muốn của nhóm nghiên cứu sau điều trị 47 Bảng 3.22 Tác dụng không mong muốn của nhóm đối chứng sau điều trị 48
Bảng 3.23 Tỷ lệ xuất hiện tổn thương mới trong điều trị của nhóm nghiên cứu 48
Bảng 3.24 Tỷ lệ xuất hiện tổn thương mới trong điều trị của nhóm đối chứng 49
Trang 7Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh theo giới tính 33 Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nghề nghiệp 34 Biểu đồ 3.3 Các bệnh khác phối hợp 36
Trang 8Hình 1.1 Hình ảnh cấu tạo sợi tóc trưởng thành 4
Hình 1.2 Chu kỳ phát triển của sợi tóc 5
Hình 1.3 Sợi tóc dấu “chấm than” 12
Hình 1.4 Ảnh bộ công cụ đánh giá mức độ rụng tóc theo SALT 13
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Rụng tóc từng vùng (Alopecia areata) là bệnh thường gặp trong da liễu
và các bệnh lý về tóc Bệnh ít ảnh hưởng đến sức khỏe (trừ những trường hợprụng tóc do bệnh toàn thân) nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tinh thần củangười bệnh, làm bệnh nhân lo lắng, mặc cảm thiếu tự tin khi giao tiếp với mọingười Vì vậy, rụng tóc từng vùng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngcủa người bệnh
Rụng tóc từng vùng gặp ở mọi lứa tuổi (cả ở trẻ em và người lớn) Hiệnnay, ở Việt Nam chưa có thống kê nào nói về tỷ lệ rụng tóc từng vùng củangười dân Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu, nhưng căn sinh bệnh học vàcác yếu tố thuận lợi gây rụng tóc từng vùng cũng chưa xác định được rõ ràng.Tuy nhiên, từ các kết quả nghiên cứu, người ta đã thấy có một số yếu tố liênquan đến quá trình phát sinh và phát triển của bệnh rụng tóc từng vùng nhưyếu tố di truyền, nhiễm trùng, tự miễn dịch, sang chấn tâm lý và rụng tóc domắc các bệnh da và các bệnh toàn thể khác
Do căn nguyên của bệnh rụng tóc từng vùng phức tạp nên việc điều trịcòn gặp nhiều khó khăn và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu Người ta
có thể dùng một số thuốc điều trị tại chỗ như bôi corticoid, xịt minoxidil, cácloại dầu gội đầu và các thuốc bôi khác có tác dụng kích thích mọc tóc hoặcdùng các thuốc điều trị toàn thân như methotrexat, corticoid, tacrolimus,cylosporin, PUVA, dexpanthenol, vitamin H, L- cystine, hoặc phối hợp cả cácthuốc điều trị tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân Mỗi phương pháp đều cónhững hiệu quả và những hạn chế nhất định Hiệu quả điều trị của mỗiphương pháp được đánh giá bằng thời gian mọc tóc sớm hay muộn, thời giantái phát, và những tác dụng không mong muốn của thuốc
Trang 10Dexpanthenol khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển thành acidpantothenic trong tế bào sừng, là yếu tố chủ yếu trong chu trình Krebs, thamgia vào việc tổng hợp acetylcholin và corticoid thượng thận Đó là những chất
có tác dụng chuyển hóa lipip, glucid và protid cần thiết cho sự tái tạo các biểu
mô, tóc, lông và móng Bepanthene có thể dùng phối hợp với vitaminH có tácdụng chống tăng tiết bã nhờn
L-Cystine là một acid amin tự nhiên, làm tăng chuyển hóa protein Cấutạo của L-Cystine có chứa gốc -SH, có tác dụng khử các gốc tự do là tác nhânđóng vai trò chủ yếu trong nhiều bệnh thoái hóa và lão hóa da L-cysteine chiếm hơn 5‰ trong thành phần của tóc, nên có tác dụng làm tócchắc và khỏe, chống rụng và chống khô giòn L-cystin còn đóng vai trò trong
sự tạo ra collagen làm cho da mềm mại và mịn màng hơn, giảm tiết bã nhờn,
có tác dụng chống sự tăng tiết chất nhờn
Để có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng Dexpanthenol và L-cystinkết hợp với bôi tacrolimus trong điều trị rụng tóc từng vùng, cũng như gópphần làm tăng thêm sự lựa chọn các phương pháp điều trị cho thầy thuốc lâm
sàng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng bôi Tacrolimus 0,1% kết hợp với uống Dexpanthenol
và L - cystine’’ với các mục tiêu:
1 Khảo sát yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng của bệnh rụng tóc từng vùng tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ 10/2015 - 9/2016.
2 Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng thể nhẹ và vừa bằng bôi Tacrolimus 0,1% kết hợp uống Dexpanthenol và L-cystine.
Trang 11Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm cấu tạo và quá trình sinh trưởng của tóc
1.1.1.Cấu trúc của sợi tóc trưởng thành
Sợi tóc trưởng thành gồm 2 thành phần: phần gốc và thân tóc [3], [7]
Phần gốc tóc hay nang tóc là phần bầu hình túi nằm ở dưới da đầu Cácmao mạch và thần kinh đi vào bầu này, chất dinh dưỡng sẽ theo những maomạch để đi nuôi tóc giúp tóc dài da Các tế bào ở trung tâm của bầu đượcphân chia, các tế bào mới đẩy các tế bào tóc trước đó dần di chuyển ra phíangoài, các tế bào này chết đi tạo thành phần thân tóc [4]
Thân tóc được chia làm 3 lớp:
Biểu bì (Cuticle) là lớp ngoài cùng của thân tóc, bảo vệ các lớp bêntrong Lớp này gồm 5 - 10 lớp keratin trong suốt chồng lên nhau như vảy cá
có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi hóa chất hoặc ảnh hưởng bên ngoài giúp sợitóc bóng mượt và óng ả Giữa các vảy keratin có một chất kết dính Lớp biểu
bì còn được bao phủ bởi một màng lipid mỏng để tóc không thấm nước
Vỏ (Cortex) là phần giữa của thân tóc, chiếm 80% cấu tạo của sợi tóc,gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa các hạt sắc tố melanin, tạo màu chosợi tóc Lớp giữa quyết định độ chắc khỏe cũng như màu tóc Melanin gồm 2loại là eumelanin (sắc tố tự nhiên từ màu nâu đến đen), và pheomelanin (sắc
tố đỏ), nếu càng có nhiều eumelanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại Tỷ lệmelanin cũng thay đổi theo thời gian nên màu tóc cũng thay đổi theo tuổi.Càng về già các hạt sắc tố giảm nên màu tóc nhạt dần Nếu không còn sắc tốnữa tóc sẽ bạc [5]
Trang 12Lớp tủy (Medulla) là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các chất béo vàkhông khí Nếu sợi tóc mỏng sẽ không có lớp tủy [6].
Hình 1.1 Hình ảnh cấu tạo sợi tóc trưởng thành 1.1.2 Quá trình sinh trưởng của tóc
Bình thường sợi tóc phát triển tuần hoàn qua 3 giai đoạn [3],[8],[9]
Giai đoạn phát triển (anagen) là pha mọc tóc có hoạt động gián phân
mạnh, những tế bào nang sẽ gia tăng sừng hóa để tạo nên những sợi tóc đangphát triển Có 80 - 90% các sợi tóc ở giai đoạn này Giai đoạn phát triển củatóc kéo dài từ 2 - 6 năm Lông ở các vùng khác có giai đoạn phát triển ngắnhơn và giai đoạn ngừng phát triển kéo dài hơn Trong giai đoạn này tóc mọcdài ra 0,35mm/ ngày, thân sợi tóc mềm, tóc có màu đậm ngay ở hành lông [7]
Giai đoạn thoái triển (catagen) là giai đoạn chuyển tiếp từ lúc tăng
trưởng đến giai đoạn nghỉ Ở giai đoạn này sự gián phân đột ngột ngừng lạivới sự hình thành sợi tóc dài (club hair) Có 2 - 3% các sợi tóc ở giai đoạnnày Giai đoạn thoái triển của tóc kéo dài từ 2 - 3 tuần [8]
Giai đoạn ngừng phát triển (telogen) là giai đoạn sợi tóc đứng yên Có
10 - 15% các sợi tóc ở giai đoạn này Giai đoạn ngừng phát triển kéo dài 2 - 3
Trang 13tháng Trong giai đoạn này có khoảng 50 - 100 sợi tóc rụng hàng ngày đồngthời cũng từng ấy sợi tóc bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển và một chu kỳmới lại hình thành [9].
Hình 1.2 Chu kỳ phát triển của sợi tóc
Đời sống trung bình của sợi tóc khoảng 3 - 4 năm, hàng ngày tóc mọcdài từ 0,3 - 0,5 mm, mùa xuân và mùa hè mọc nhanh hơn mùa thu và mùađông, ban ngày tóc mọc nhanh hơn ban đêm Trung bình trên da đầu cókhoảng 100.000 - 150.000 sợi tóc
1.2 Phân loại rụng tóc
1.2.1 Phân loại rụng tóc theo hậu quả
Rụng tóc có thể chia thành 2 nhóm có rối loạn khác nhau [1], [3], [8], [10]
- Rụng tóc do sẹo
Có thể là do chấn thương như (chấn thương cơ học, bỏng, chất ăn mòn,tia xạ), do các bệnh hệ thống như (lupus đỏ dạng đĩa, lichen phẳng nanglông….), do nhiễm trùng như (nấm, vi trùng, ký sinh trùng), do các u tân sinhnhư (ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, u sắc tố…) hay do trứng cá sẹo lồi
- Rụng tóc không do sẹo
Có thể là rụng tóc do androgen, rụng tóc từng vùng (alopecia areata),rụng tóc do tác động lên các giai đoạn phát triển của tóc như (rụng tóc ở pha
Trang 14ngừng phát triển, rụng tóc ở pha phát triển) Tật nhổ tóc, rụng tóc do bệnhgiang mai.
1.2.2 Phân loại rụng tóc theo căn nguyên
Rụng tóc theo căn nguyên gồm có rụng tóc thành đám, rụng tóc
androgen di truyền (androgennetic alopecia - AGA), rụng tóc telegen, rụng
tóc anagena, rụng tóc do vi sinh vật (nấm, đơn bào, vi khuẩn, virus), rụng tóc
do giang mai, rụng tóc do tác nhân lý hóa như (tật nhổ tóc hóa học, bỏng và
rụng tóc do các chấn thương khác)
1.3 Căn sinh bệnh học của rụng tóc từng vùng
Nguyên nhân của RTTV đến nay còn chưa rõ, có rất nhiều giả thuyếtkhác nhau [1], [2], [9], [11]
1.3.1 Tự miễn dịch
Giả thuyết RTTV là bệnh tự miễn dịch lần đầu tiên được đề xuất bởiRothman trong một bài bài báo được phát hành bởi Van Scott Hầu hết cácnhà nghiên cứu đều đồng ý với giả thuyết cho rằng RTTV là một bệnh liênquan duy trì tự miễn, mặc dù nó vẫn chưa được chứng minh chắc chắn Tựkháng thể kháng lại tự kháng nguyên nang tóc được tìm thấy trong huyếtthanh và da của bệnh nhân bị RTTV Bệnh RTTV có liên quan tới các rối loạn
tự miễn khác 16%
RTTV thường phối hợp với các bệnh tuyến giáp 8 - 28% Muller vàWilkenmann đã thông báo những rối loạn tuyến giáp gặp ở 8% trong số 736bệnh nhân RTTV so với 2% ở nhóm chứng Milgraum và cộng sự tìm thấy24% trong số 45% trẻ em dưới 16 tuổi bị RTTV được xét nghiệm thấy có sựbất thường về chức năng tuyến giáp hoặc có kháng thể kháng tuyến giáp ởmức độ cao Kern đã tìm thấy có sự phối hợp giữa RTTV với bệnh
Trang 15Hashimoto, nhược cơ nặng, bệnh Addison Mối liên quan giữa RTTV vớibệnh bạch biến được hầu hết các tác giả đề cập, theo Muller và Wikenmannthì tỉ lệ RTTV bị bạch biến chiếm 4% [2], [12].
Ngoài ra còn có các bệnh liên quan tới RTTV như lupus đỏ hệ thống,viêm khớp dạng thấp, nhược cơ nặng, lichen phẳng, bệnh nội tiết, bệnh thiếumáu ác tính….[11], [13], [14]
- Miễn dịch dịch thể
Một số nghiên cứu ủng hộ RTTV là một bệnh lý do rối loạn miễn dịchdịch thể Galbraith và cộng sự cho thấy có sự gia tăng tự kháng thể tuyếngiáp, Friedmann nghiên cứu 299 trường hợp thấy nồng độ kháng thể tuyếngiáp tăng 30% ở nữ giới và tăng 10% ở nam giới Trong một nghiên cứu kháccủa Friedmann, khảo sát người dân địa phương thấy có kháng thể kháng tuyếngiáp ở 42% nữ, 20% nam trong số các bệnh nhân RTTV, có 30 - 44% bệnhnhân nữ ở độ tuổi 11 - 17 tuổi Kháng thể IgG ở những bệnh nhân RTTV cóphản ứng với nhiều thành phần của nang tóc ở giai đoạn phát triển [2], [11]
- Miễn dịch qua trung gian tế bào
Rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào ở bệnh nhân RTTV còn đangđược bàn cãi Khi sinh thiết tổn thương ở bệnh nhân RTTV thấy có sự tăng sốlượng tế bào lympho thâm nhiễm ở nang tóc trong giai đoạn phát triển Tế bào
T giúp đỡ (CD4) chiếm ưu thế trong thâm nhiễm quanh nang tóc, nhưng tếbào T ức chế (CD8) giảm Sự giảm này tỷ lệ bởi mức độ của bệnh Trong khi
đó T giúp đỡ (CD4) tăng Sự tăng của TCD4 và sự giảm của TCD8 dẫn đếngia tăng tỷ lệ CD4/CD8 có liên quan đến số lượng tóc bị rụng Việc tìm thấy
sự xâm nhập của tế bào lympho ở xung quanh nang tóc trong RTTV và việcđiều trị thành công bằng thuốc điều hòa miễn dịch như uống cyclosporine,
Trang 16corticoid toàn thân đã ủng hộ cho giả thuyết cơ chế bệnh sinh có liên quanđến rối loạn miễn dịch trung gian tế bào.
- Các cytokin
Các cytokin dường như có một vai trò quan trọng trong RTTV Cáccytokin là tác nhân điều biến miễn dịch quá trình viêm và điều hòa sự tăngsinh tế bào Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Interneukin - 1alpha,Interneukin - 1 beta và các yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF - α) ngăn cản sựphát triển của nang tóc bằng cách làm thay đổi hình thái nang tóc HLA - RDgián tiếp sản xuất INF - γ, INF - γ kích thích MHC lớp I, II ở phần biểu mônang tóc Trong thực tế, liều thấp INF - γ của người bình thường được thửnghiệm trong ống nghiệm đã làm mất đặc quyền miễn dịch của nang tóc giaiđoạn phát triển Sinh thiết da đầu của bệnh nhân RTTVcó các cytokin và thụthể cytokin Các cytokin tiền viêm tấn công các nang tóc ở giai đoạn pháttriển, làm giai đoạn phát triển kết thúc sớm chuyển sang giai đoạn ngừng pháttriển gây loạn dưỡng nang tóc, liên kết giữa các lớp sừng không chặt chẽ dẫnđến rụng tóc Các nang tóc không bị phá hủy tiếp tục vào giai đoạn phát triển
IL - 1 được chứng minh là một chất ức chế mạnh sự phát triển tóc của ngườitrong ống nghiệm [19]
1.3.2 Yếu tố di truyền
- Yếu tố gen
Vai trò của yếu tố gen trong RTTV được nhiều tác giả nhấn mạnh bởicác trường hợp mắc bệnh có tiền sử gia đình bị RTTV chiếm từ 4 - 27% [11].Con của những người bị mắc bệnh RTTV đầu tiên trong phả hệ có nguy cơmắc bệnh khoảng 6% Một số tác giả cũng thông báo về một số trường hợpanh chị em sinh đôi cùng bị rụng tóc Trong nghiên cứu 20 gia đình bị RT ởHoa Kỳ, Isarael cũng có mối liên quan giữa RTTV với các vị trí nhạy cảm
Trang 17trên NST 6, 10, 16, 18 Những người có tiền sử gia đình bị RTTV có tiênlượng kém, tiến triển nhanh, hay tái phát và kháng điều trị hơn [2].
- Hệ thống hỗn hợp mô (Human leukocyte antigen, HLA)
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống HLA trong RTTV [1],[20], [21] Các nghiên cứu đã cho thấy sự xuất hiện của HLA - DQ3 ở trên80% bệnh nhân RTTVở Hoa Kỳ, và HLA - DQB1*03 cũng được tìm thấy ởbệnh nhân Thổ Nhĩ Kỳ [22] Theo Duvic M, 60% bệnh nhân RTTV có DR4
và hoặc DRW11 Trong RT toàn bộ ngoài sự liên quan với DQ3 còn thấy sựtăng nồng độ các kháng nguyên DR4, DR5, DR11 và DQ7 [23] Trong nghiêncứu HLA - DRB1 ở Bỉ và Đức, nhóm nghiên cứu 161 bệnh nhân bị RTTV,nhóm chứng gồm 165 bệnh nhân Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiểugen HLA - DRB1 ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng (6,8% so với 11,2%, p=0,048) DRB1*04 được công nhận là yếu tố nguy cơ tăng bệnh RTTV (20,8%
so với 13,3%, p=0,012), trong đó có alen DRB1 *0401 chiếm tỷ lệ cao nhất(13,4% so với 7,3%, p=0,014) [24]
- Hệ thống men HLA
Du Vivier và Munro [25] đã phát hiện 60 trường hợp bị RT trong 1000bệnh nhân có hội chứng Down so với một trường hợp trong số 1000 bệnh nhânnhóm chứng, trong đó có 25 trong số 60 trường hợp là RT toàn bộ Những bệnhnhân có hội chứng Down được biết là dễ mắc các bệnh tự miễn Tỷ lệ bệnhRTTVở bệnh nhân có hội chứng Down tăng lên 9%, bệnh khởi phát sớm hơn.Điều này gợi ý có sự liên quan của gen nằm trên NST 21 trong sự mẫn cảm vớiRTTV Do đó người ta đã tìm thấy gen MX1 mã hóa interferon - protein cảmứng p78 (MxA) liên quan tới bệnh RTTV Trong một nghiên cứu MX1 của Tazi
- Ahnini và cộng sự, 165 bệnh nhân bị RTTV và 510 bệnh nhân đối chứng, tìmthấy mối liên quan giữa cơ này với bệnh RTTV [26]
Trang 181.3.3 Yếu tố cơ địa
Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận mối liên quan giữa bệnh RTTV với cơđịa dị ứng [12], [27], [28] RTTV ở những người có cơ địa dị ứng thường khởiphát sớm ở tuổi trẻ, hơn nữa bệnh thường có xu hướng lan tỏa và kháng điềutrị Ước tính có từ 10 - 60% bệnh nhân vừa mắc RTTV vừa mắc viêm da cơđịa, hen phế quản, tiền viêm kết mạc dị ứng Tác giả Huang KP và cộng sựnhận thấy ở Hoa Kỳ có 38,2% bệnh nhân bị RTTV có cơ địa dị ứng (viêmmũi dị ứng, hen phế quản, và/ hoặc eczema) [13]
lý và hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến sự khởi phát bệnh hoặc diễn biến củabệnh, RTTV có thể xẩy ra đột ngột sau các sốc tâm thần lớn [34]
Các thống kê về tuổi và giới tính chỉ mang tính tượng trưng vì nó chỉ dựavào số bệnh nhân đến khám nên không phản ánh chính xác tỷ lệ của RTTV
Trang 19RTTV gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ đến già Có 70 - 80% trường hợp bệnhkhởi phát ở lứa tuổi từ 5 - 40 [35], trong một số các thống kê khác thấy hầu hếtcác trường hợp bệnh nhân tương đối trẻ, 66% dưới tuổi 30 và chỉ có 20% lớnhơn 40 tuổi [2] Nhưng bệnh cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh và ở người cao tuổi.
Giới tính trong RTTV được nhiều tác giả đề cập đến Những thông báo
về tỷ lệ giới tính ở các nghiên cứu là khác nhau Theo Bastos Araujo [36] tỷ lệnam và nữ là 3/1, theo Muller và Winkenmann [12] tỷ lệ giữa nam và nữngang nhau Theo Amos Gilhar và cộng sự tỷ lệ nam và nữ là 1,4/1 [2]
1.4 Triệu chứng lâm sàng
1.4.1 Lâm sàng của RTTV
Tổn thương ban đầu của RTTV là đám trụi tóc hình tròn hoặc bầu dục,
số lượng có một hoặc nhiều đám, thường một vài đám kích thước vài cmđường kính, hoặc nhiều đám trụi tóc kết hợp lại tạo thành một mảng lớn Tổnthương giới hạn rõ, nhẵn và không ngứa, không sẹo, không có dấu hiệu viêmtại chỗ, có thể thấy sợi tóc thanh mảnh, bạc màu như lông tơ, ở rìa đám tổnthương có sợi tóc dấu chấm than Tổn thương thường được xác định nhờ bố
mẹ, người cắt tóc hoặc bạn bè [3], [10], [27], [37], [38]
Sợi tóc dấu “chấm than” (exclamation mark hairs) là dấu hiệu đặc trưngcủa RTTV, thường có ở rìa của đám rụng tóc nơi có các sợi tóc bình thường
Trang 20và có thể nhổ ra dễ dàng [27], [39] Đó là các sợi tóc bị gãy, chiều dài khôngquá 10 - 15 mm, mảnh, nhạt màu ở đầu dưới và phình thành hình chùy, màusắc ở đầu trên bình thường Dấu hiệu này có thể không thấy trong trường hợpRTTV tiến triển nhanh thành rụng tóc toàn phần hoặc rụng tóc toàn bộ.
Hình 1.3 Sợi tóc dấu “chấm than”
Thử nghiệm kéo tóc “pull test” có thể dương tính ở rìa đám rụng tóc [2], [3]
Số lượng và kích thước của tổn thương RTTV thường thay đổi về sốlượng có thể từ một đám đến nhiều đám rụng tóc, thậm chí toàn bộ da đầu vàcác vùng lông khác Tiến triển của RTTV rất khác nhau nghĩa là đám rụng tócban đầu có thể mọc lại sau vài tháng, đầu tiên các sợi tóc nhỏ mịn và không
có sắc tố sau dần dần trở về bình thường về màu sắc cũng như kích cỡ Hoặcxuất hiện các đám rụng tóc khác và các đám rụng tóc này nhanh chóng hợp lạigây rụng tóc lan tỏa ở vùng tóc còn lại Nếu bệnh xuất hiện sau tuổi thiếu niêntiên lượng tốt hơn Khả năng mọc tóc lại khó hơn đối với những trường hợpthương tổn kéo dài trên 1 năm Thương tổn RTTV tồn tại trên 5 năm thường
Trang 21không đáp ứng điều trị Nếu có biến đổi móng và rụng tóc toàn phần hoặc cácđám liên kết thành từng dải ở đỉnh đầu thì tiên lượng không tốt Tuy nhiên, đa
số nang lông không bị phá hủy, có thể thấy tóc mọc sau nhiều năm [3], [37]
Các tổn thương phối hợp trong RTTV:
Tổn thương móng trong RTTV được thông báo bởi Barran và Dawberthì tỷ lệ loạn dưỡng móng trong RTTV từ 7 - 66% [40] Tổn thương móngthường gặp là các chấm lõm nhỏ hình đê khâu ở móng, thường gặp ở cácmóng tay, có khi móng chân [3] Tổn thương có thể ở toàn bộ móng hoặc ởvài móng và cũng có khi chỉ xuất hiện đơn độc ở 1 móng Toàn bộ móng bịtổn thương có sự tương quan với mức độ rụng tóc [37] Loạn dưỡng móng cóthể có trước, hoặc xuất hiện đồng thời hoặc xuất hiện sau khi lui bệnh Cáchình thái khác gặp trong RTTV như móng gãy mủn, bong móng từng lớp
Có nhiều báo cáo về mối liên quan giữa đục thủy tinh thể với rụng tóctoàn bộ Ngoài ra còn có thể gặp teo mống mắt, lạc vị trí đồng tử ở học sinh…
1.4.2 Phương pháp đánh giá mức độ rụng tóc từng vùng
Dựa vào bộ công cụ đánh giá mức độ rụng tóc của Hoa Kỳ SALT(severity of alopecia tool) để đánh giá lâm sàng mức độ của RTTV [42]
Trang 22Hình 1.4 Ảnh bộ công cụ đánh giá mức độ rụng tóc theo SALT
Trang 23RTTV thể thành dải (ophiasis) là kết quả của sự hợp lưu nhiều đám vùngchấm và lan rộng thành một dải trên da đầu Thể này hay gặp ở trẻ nhỏ [35].Rụng tóc toàn phần (alopecia totalis) là rụng tóc toàn bộ da đầu hoặc gầnhết diện tích da đầu [20], [35].
Rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis) là rụng tóc ở da đầu kết hợprụng lông ở các vùng khác như lông mày, lông mi, râu, lông nách, lông sinhdục [20], [35]
1.5.Mô bệnh học
Có sự bất bình thường của chu trình tóc ở giai đoạn sớm của RTTV, ởvùng tổn thương các nang lông nhanh chóng đi vào giai đoạn ngừng phát triểnhoặc ở khoảng cuối của giai đoạn phát triển [41] Tỷ lệ anagen/telegen thayđổi theo từng thời kỳ và thời gian của quá trình bệnh Phần lớn các nang lông
ở giai đoạn ngừng phát triển hoặc ở khoảng cuối của giai đoạn phát triển.Trong RTTV các nang tóc bị chẹn lại ở giai đoạn phát triển, lớp bao rễ trongđược hình thành nhưng chỉ có sự biệt hóa sớm chứ không có sừng hóa lớp vỏ(thời kỳ này tương đương với anagen III) làm cho các nang tóc không chuyểnsang được anagen IV Trong RTTV không có sự giảm sút về số lượng nanglông nhưng có sự giảm kích thước nang lông
Trang 24Có sự xâm nhập viêm của tế bào lympho ở xung quanh nang tóc vàquanh nang lông, trong những tổn thương mới sự xâm nhập viêm thường dầyđặc Các tế bào xâm nhập viêm chủ yếu là tế bào lympho T cùng với tế bàoLangerhan Xâm nhập viêm sẽ hết sau khi tóc mọc trở lại.
Các nang tóc vẫn còn và không bị tổn thương Sự xâm nhập viêm của
tế bào lympho ở xung quanh nang tóc
1.7 Chẩn đoán phân biệt
1.7.1 Rụng tóc do androgen
Trong rụng tóc do androgen giai đoạn phát triển ngắn lại nên sợi tócnhỏ, ngắn, mịn và thưa Nhưng trường hợp nặng luôn có vành tóc mỏng,trước trán Thử nghiệm kéo tóc thường âm tính [3], [8], [10]
1.7.2 Tật nhổ tóc
Bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ em, bệnh nhân thường không nhậnthức được hành động của mình Tổn thương là đám rụng tóc với những sợi tócxoăn và gẫy [3], [8]
1.7.3 Rụng tóc do bệnh giang mai
Thường gặp ở giang mai giai đoạn II, rụng tóc trong bệnh giang mai làrụng tóc kiểu rừng thưa Bệnh nhân có tiền sử quan hệ tình dục với người bịbệnh, các xét nghiệm huyết thanh về bệnh giang mai dương tính [3], [8], [10]
1.8 Điều trị
Trang 25Tất cả các thuốc điều trị RTTV đều có tác dụng kích thích sự phát triểncủa sợi tóc nhưng không ngăn ngừa được sự rụng tóc trở lại Việc điều trị cầnduy trì cho đến khi thấy sự thuyên giảm bệnh hoặc cho đến khi tóc mọc hoàntoàn Việc lựa chọn điều trị phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và độ rộng củavùng rụng tóc [1], [38], [42], [43], [44], [45] Ngoài việc điều trị bằng thuốccần phải hướng dẫn và giáo dục cho bệnh nhân để cùng phối hợp điều trị.
Các thuốc điều trị bao gồm methotrexat, corticoid, minoxidil, tacrolimus[42], [43], [44]
- Methotrexat
Methotrexat ức chế hoàn toàn enzyme dihydrofolate reductase (DHFR),
ức chế sự tổng hợp DNA, RNA và protein nên ức chế sự phân bào Ngoài ra
nó còn ức chế sự hoạt hóa của tế bào lympho T Methotrexat được chỉ địnhdùng trong các bệnh lý ung thư và nhiều bệnh lý miễn dịch khác (đơn độchoặc phối hợp) Tuy nhiên việc lạm dụng nó trong điều trị gây ra nhiều tácdụng không mong muốn mà tác dụng phụ chủ yếu lên tủy xương (suy tủy) vàtổn thương gan (suy gan, viêm gan)
- Corticoid
Là thuốc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch [1]
Có thể sử dụng corticoid đường bôi, đường uống hoặc tiêm Sử dụng đườngbôi 2 lần/ngày Thường dùng loại corticoid có hoạt tính vừa [43], [45] Có thểkết hợp bôi corticoid tại chỗ với các phương pháp điều trị khác như bôiminoxidil [44], [46] Ngoài ra uống corticoid có hiệu quả trong điều trị rụngtóc từng vùng, thường ít sử dụng do có nhiều tác dụng phụ Trong trường hợpRTTV lan rộng nhanh, hoạt tính, liều khuyến cáo đối với người lớn > 60kg làprednisolone 40mg/ngày x 7 ngày, sau đó giảm 5mg mỗi ngày trong 6 tuần
Có thể kết hợp corticoid uống với bôi tại chỗ hoặc tiêm tại chỗ hoặc bôi
Trang 26midoxidil Tiêm corticoid tại tổn thương thườngtiêm triamcinolon acctonid làphương pháp điều trị RTTV khá hiệu quả.
- Minoxidil
Sử dụng Minoxidil bôi hoặc xịt tổn thương RTTV ngày 2 lần [20], [38],[44] Thuốc tác dụng trên nang tóc bằng cách làm tăng thời gian phát triển củanang tóc và làm rộng nang tóc thực sự
Ngoài các thuốc trên người ta còn sử dụng một số thuốc như:squaricaciddibutyl ester, diphenylclopropenone, cyclosporine, PUVA…
1.9 Tác dụng củatacrolimus trong điều trị RTTV
1.9.1 Cơ chế tác dụng của tacrolimus
Tacrolimus được phân lập từ Streptomyces tsukabensis năm 1987, thuộc
họ Macrolid có khả năng ức chế miễn dịch gấp 10 - 100 lần cylosporin A, sửdụng toàn thân ở người ghép tạng [4], [48]
Tacrolimus được sử dụng trong điều trị RTTV, vảy nến, viêm da cơ địa,viêm da tiếp xúc cấp và cấy ghép da Dạng thuốc bôi mỡ tacrolimus 0,03% và0,1%, bôi một lớp mỏng lên vùng da tổn thương ngày 2 lần Được dùng chobất cứ vị trí nào trên cơ thể trừ niêm mạc Không nên băng bịt Cần thận trọng
Trang 27khi kê đơn cho trẻ em, vì tác dụng của thuốc lên hệ miễn dịch của trẻ nhỏchưa được xác định và chưa có đánh giá sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.Tuy nhiên, Indonesia báo cáo kinh nghiệm dùng cho 2 ca trẻ dưới 6 tháng tuổithấy hiệu quả tốt và chưa thấy có tác dụng phụ gì Nên hạn chế tiếp xúc vớiánh nắng mặt trời và tia cực tím khi dùng thuốc, có thể sử dụng kem chốngnắng Tránh kết hợp giữa tacrolimus với PUVA,UVA,UVB
Không nên bôi cùng lúc, cùng vị trí với kem dưỡng ẩm, mềm da trongvòng 2 giờ đầu dùng tacrolimus Nên tránh tiếp xúc với mắt và niêm mạc khi
sử dụng Điều trị tacrolimus làm tăng nguy cơ nhiễm virus Herpes Vì thuốcchuyển hóa qua gan, mặc dù hấp thu vào máu qua đường bôi rất thấp nhưngcũng thận trọng dùng cho người suy gan Không nên dùng cho những trườnghợp hàng rào da bị khiếm khuyết di truyền như hội chứng Netherton (có thểtăng hấp thu thuốc qua da)
Các tương tác của tacrolimus với thuốc bôi ngoài da khác chưa đượctiến hành Thuốc không chuyển hóa ở da do vậy không có khả năng tương tácchuyển hóa dưới da ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc Thuốc chuyển hóatrong cơ thể bởi hệ thống enzyme cytochrome P-450 3A (CYP3A4) tại gan.Hấp thu vào máu qua da thấp (bôi toàn thân hấp thu 1 ng/ml) và không ảnhhưởng khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP 3A4 Tuy nhiên, khôngloại trừ khả năng tương tác khi dùng với các thuốc ức chế CYP 3A4 toàn thân(erythromycin, itraconazol, ketoconazol, diltiazem) cho những bệnh nhân tổnthương lan rộng và hoặc đỏ da toàn thân
Việc sử dụng tacrolimus cho phụ nữ có thai và cho con bú chưa đượcnghiên cứu Trên động vật cho thấy có ảnh hưởng tới sinh sản khi dùng toànthân Không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, chỉ dùng khi thấy lợi ích
Trang 28cao hơn nguy cơ Sau khi dùng đường toàn thân, tacrolimus được tiết vào sữa
mẹ, nên thận trọng dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú
Tác dụng không mong muốn của tacrolimus theo các nghiên cứu là 50%kích thích tại chỗ như cảm giác rát bỏng, ngứa nhưng mức độ nhẹ đến vừa,hết trong vòng 1 tuần Ban đỏ, nóng, đau, dị cảm có thể gặp Không dươngnạp cồn Ngoài ra sử dụng tacrolimus làm tăng nguy cơ viêm nang lông, trứng
cá, Herpes Trong trường hợp dùng quá liều tacrolimus như nuốt phải thì phảitheo dõi, hỗ trợ chức năng chung, không gây nôn và rửa dạ dày
Tacrolimus gắn kết với một miễn dịch bào tương đặc hiệu FKBP 12 gây
ức chế đường truyền phụ thuộc calci ở tế bào lympho T, ngăn chặn tổng hợpcác cytokine, chemokine, ngăn chặn tác dụng của các tế bào Langerhans Nóđược hấp thu vào máu rất ít qua đường bôi, khi điều trị bằng thuốc mỡtacrolimus đơn độc và lặp lại (0,03 - 0,3%) có nồng độ trong máu < 1,0 ng/ml.Hấp thu tại chỗ giảm khi da lành Không có bằng chứng về sự tích lũy trong
cơ thể khi điều trị thời gian dài Tacrolimus tập trung phân bố chọn lọc ở da,rất ít lưu hành toàn thân
Tacrolimus được chuyển hóa qua CYP 3A4 tại gan nhưng chưa tìm thấychuyển hoá qua da Thời gian thải trừ của tacrolimus khoảng 75 giờ với ngườilớn, 65 giờ với trẻ em Độ thanh thải toàn bộ cơ thể trung bình khoảng 2,25l/giờ,giảm ở người suy gan nặng, hoặc ở những người đang điều trị thuốc có khả năng
ức chế CYP3A4 Không nên bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 25 độ C
Cũng như các Macrolid có tác dụng ức chế miễn dịch khác, tacrolimus
có tác dụng ức chế sản xuất các cytokine gây viêm bằng cách ức chếcalcineurin Tacrolimus ức chế hoạt hóa tế bào T bằng cách gắn với mộtprotein bào tương đặc biệt gọi là immunophylin-12 Phức hợp này sẽ ức chếcalcineurin (một protein phosphatase phụ thuộc vào calci nội bào) Sự ức chế
Trang 29này sẽ làm mất tác dụng khử phospho của yếu tố nhân của tế bào T hoạt hóa(NF- AT) do đó không thể di chuyển vào trong nhân tế bào và do đó khôngthể tạo các cytokin trung gian Như vậy, đích nội bào thứ cấp quan trọng củatacrolimus là NF-AT, là yếu tố gắn vào vùng gen đặc hiệu gây khởi sướngviệc sao mã tổng hợp interleukine 2 (IL2) IL 2 sẽ quay lại hoạt hóa tế bào T,
tế bào diệt tự nhiên và tế bào B Cũng với cách đó, tacrolimus cho là có tácdụng ức chế sao mã các IL khác nhau như IL3, 4, 5, GM-CSF, IFNg, TNFa
1.9.2 Tác dụng của tacrolimus trong điều trị RTTV
Các nghiên cứu về sử dụng tacrolimus trong mọc tóc và trong rụng tóc ởngười còn chưa được báo cáo nhiều Tuy nhiên, điều trị tacrolimus tại chỗ(0,03 - 1) pha loãng trong acetonic kích thích mọc lông ở chuột Hiệu quảtương tự cũng được quan sát ở chuột thấy rằng thiếu miễn dịch tế bào B và T.Cho chuột uống thuốc cùng loại với liều lượng lên đến 30mg/kg không kíchthích sự phát triển của lông Các báo cáo sơ bộ chỉ ra rằng bôi tacrolimus tạichỗ là hiệu quả kích thích mọc lông trong thử nghiệm ở chuột Dundee bị rụnglông, một mô hình mà gần giống như RTTV ở người…
Freyschmidt - Paul và cộng sự [49] báo cáo điều trị chuột C3H/HeJ bịrụng lông từng vùng sử dụng bôi mỡ tacrolimus 0,1% Bốn trong số sáu conchuột bị rụng lông từng vùng đã cho thấy rằng tacrolimus làm giảm thâmnhiễm tế bào CD4+ và CD8+, giảm MHC lớp I và II ở biểu mô nang lông sovới chuột đối chứng [49] Những kết quả này gợi ý rằng tacrolimus tại chỗ đã
có thể gây mọc tóc bằng cách ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
T Một nghiên cứu khác [50] kiểm tra hiệu quả của tacrolimus tại chỗ áp dụngtrong mô hình chuột DEBR Tất cả các con chuột DEBR điều trị bằngtacrolimus lông mọc lại trong 14 - 21 ngày Lông tiếp tục mọc trong 3 tuầnsau khi ngừng điều trị
Trang 30Sinh thiết chỉ ra một sự giảm số lượng tế bào đơn nhân xâm nhập ở vỏnang lông so với các loài động vật không được điều trị và cũng có thể tăngkích thước của các nang lông [4].
Sự ra đời của tacrolimus đã đánh dấu một bước tiến mới của y học hiệnđại Thuốc đã thay thế hoặc rút ngắn thời gian điều trị corticoid trong cácbệnh tự miễn giúp bệnh ổn định kéo dài hơn và hạn chế được các tác dụngkhông mong muốn của corticoid
1.10 Tác dụng của dexpanthenol trong điều trị RTTV
- Tác dụng của dexpanthenol trong điều trị một số bệnh da
Dexpanthenol (Vitamin B5 - 100mg) khi vào cơ thể được chuyển hóathành Pantothenic, một thành phần cấu tạo của coenzym A, là yếu tố chủ yếutrong chu trình Krebs Dexpanthenol tham gia vào quá trình chuyển hóa chấtbéo, đạm, đường trong cơ thể Nó là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và táisinh của biểu bì, sự tăng trưởng của móng tay, móng chân, nâng cao sức đềkháng cho cơ thể [7] Dexpanthenol dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa,nồng độ pantothenat bình thường trong huyết thanh là 100 mcg/ml Nó dễchuyển hóa thành acid pantothenic, chất này phân bố rộng rãi trong mô cơthể, chủ yếu dưới dạng coenzyme A Nồng độ cao nhất thấy trong tuyếnthượng thận, gan, tim, thận
Dexpanthenol được dùng trong trường hợp chuột rút khi mang thai,những bệnh về đường hô hấp (nhiễm trùng), bệnh đường tiêu hóa
- Tác dụng của dexpanthenol trong điều trị RTTV
Dexpanthenol dùng điều trị bệnh ngoài da dạng rụng lông, rụng tóc, râutừng phần hay toàn phần Mỗi ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn sau đó khám lạisau 2 tháng Với những trường hợp dị ứng với dexpanthenol thì không nêndùng, với phụ nữ có thai và cho con bú nên có sự tư vấn của bác sỹ trước khi
Trang 31sử dụng Dexpanthenol rất hiếm gặp các biểu hiện dị ứng ở da Tuy nhiên, nókéo dài khả năng chảy máu nên phải sử dụng rất thận trọng với những người ưachảy máu hay có nguy cơ chảy máu khác Không dùng dexpanthenol cùng vớihoặc trong vòng 12 giờ sau khi dùng neostigmin hoặc các thuốc giống thần kinhđối giao cảm khác Và không nên dùng dexpanthenol trong vòng 1 giờ sau khidùng Sucinylcholin vì dexpanthenol có thể kéo dài tác dụng gây giãn cơ củasucinylcholin.
1.11 Tác dụng của L-cystine trong điều trị RTTV
1.11.1 Cơ chế tác dụng của L - cystine
L - cystine là một amino acid tự nhiên, có chứa gốc - SH, được tinh chế
từ nhung hươu, có tác dụng tăng chuyển hóa ở da, khử độc các gốc tự do.Được hấp thu tích cực qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh huyết tương đạtđược từ 1 - 6 giờ sau khi uống, phân bố chủ yếu ở gan và ở bề mặt cơ thể sau
5 giờ L - cystine được chuyển hóa qua gan, thải trừ chủ yếu qua mật, 21%liều L - cystineđược thải trừ trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng
L-cystine được dùng để điều trị xạm da do mỹ phẩm, do thuốc (thuốctránh thai ), có thai, suy gan, tuổi tiền mãn kinh, rám má, cháy nắng Trongviêm da do thuốc, cơ địa dị ứng, eczema, mày đay, trứng cá, bệnh da do tăngtiết bã nhờn Ngoài ra L-cystine còn dùng trong điều trị rụng, gãy tóc, rối loạndinh dưỡng móng, bệnh lý viêm giác mạc chấm nông, loét và tổn thương biểu
mô giác mạc Sử dụng 2 viên mỗi ngày liên tục trong 30 ngày Trong những
trường hợp hôn mê gan, suy thận nặng không nên dùng Thuốc có tác dụngchậm nhưng bền lâu, không nên dùng cho bệnh nhân bị chứng systinniệu, trẻ
em dưới 6 tuổi Có vài trường hợp có thể gặp tăng mụn trứng cá nhẹ ở giaiđoạn đầu dùng thuốc, đây là tác dụng loại bỏ chất cặn bã ở da của thuốc và sẽhết khi tiếp tục dùng thuốc
Trang 321.11.2 Tác dụng của L - cystine với rụng tóc
Khi L - cystine có đủ trong hắc tố bào sẽ tác dụng với dopaquinone đểtạo ra cystinydopa tăng chuyển hóa ở da, tăng cường tạo keratin, làm vữngchân tóc, cứng móng, ngăn ngừa rụng tóc
1.12 Tình hình nghiên cứu rụng tóc từng vùng trên thế giới và ở Việt Nam
1.12.1 Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc từng vùng trên thế giới
Có rất nhiều nghiên cứu bệnh RTTV trên thế giới như
- Muller SA, Winkemann RK đã đánh giá tình hình, đặc điểm lâm sàng
và các yếu tố liên quan của bệnh RTTV trên 736 bệnh nhân [12]
- Abell A, Munro DD đánh giá hiệu quả điều trị bệnh RTTV bằng tiêmtriamcinolone acetonide trong tổn thương [53]
- Muller SA, Rook AI, Kubba R nghiên cứu về mô học miễn dich tựkháng thể trong RTTV [54]
- Duviver, Munro DD tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh RTTV với bệnh
tự miễn dịch và hội chứng Downs [25]
- Young E, Bruns, HM, Berren L đã xem xét mối liên quan giữa bệnhrụng tóc từng vùng và cơ địa dị ứng [28]
- Healy E, Rogers S đánh giá hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùngbằng PUVA được quan sát hồi cứu 102 trường hợp [55]
- Jains S, Marfatia YS điều tra bệnh rụng tóc từng vùng ở thành phốcông nghiệp Baroda [59]
- Price VH, Willey A, Chen BK nghiên cứu hiệu quả điều trị củaTacrolimus tại chỗ trong bệnh rụng tóc từng vùng [5]
- Joly và cộng sự (2006) nghiên cứu 22 bệnh nhân dùng methotrexat
15-25 mg/tuần, kết hợp với presnisolon 10-20 mg/ngày Kết quả cho thấy64% bệnh nhân mọc tóc hoàn toàn Không có tác dụng phụ nguy hiểmnào được ghi nhận
Trang 33- Chartaux và cộng sự (2010) nghiên cứu 33 bệnh nhân, tỷ lệ mọc lạihoàn toàn ở nhóm dùng methotrexat đơn độc là 57%, ở nhóm phối hợp
là 63% Liều dùng của Methotrexat là 15-25 mg/tuần, thời gian điều trịmang lại hiệu quả trung bình là 3 tháng
- NC Royer trên 14 trẻ em RTTV nặng (tuổi từ 8-18) bằng methotrexat15-25 mg/tuần, thời gian điều trị trung bình là 14,2 tháng Kết quả có5/14 bệnh nhân có hiệu quả
1.12.2 Tình hình nghiên cứu bệnh rụng tóc từng vùng ở Việt Nam
- Bùi Thị Vân (1997) đã nhận xét về dịch tễ học lâm sàng và cận lâm
sàng bệnh rụng tóc Pelade [62]
- Lê Đức Minh (2005), Trần Hậu Khang đã tiến hành nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng của bệnh RTTV và đánhgiá hiệu quả điều trị bằng tiêmcorticoid tại tổn thương [63]
- Trịnh Thị Phượng (2012), Trần Lan Anh nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và hiệu quả điều trị RTTV bằng uống corticoid liều xung nhỏ [64]
- Đào Minh Châu (2013), Phạm Thị Lan nghiên cứu hiệu quả điều trị
bệnh RTTV bằng Tacrolimus 0,1% kết hợp với Minoxidil 2% [65]
- Trần Lan Anh (2015) nghiên cứu hiệu quả điều trị RTTV mức độ nặng
bằng uống Methotrexat và corticoid liều xung nhỏ [66]
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu điều trị RTTV bằng phươngpháp uống dexpanthenol và L-cystine kết hợp với bôi tacrolimus tại tổn thương
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
Trang 34Gồm các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Da liễu Trung ương
từ tháng 10/2015 - 9/2016 và được chẩn đoán là rụng tóc từng vùng
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Mục tiêu 1: nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng.
Lựa chọn bệnh nhân rụng tóc từng vùng đã khám tại khoa khám bệnhcủa bệnh viện Da liễu Trung ương trong thời gian nghiên cứu, gồm các tiêuchuẩn chẩn đoán:
+ Lâm sàng: chủ yếu dựa vào lâm sàng để chẩn đoán rụng tóc từngvùng như (một hoặc nhiều đám rụng tóc hình tròn hoặc bầu dục, da đầu vùngrụng tóc nhẵn, có thể teo nhẹ Sợi tóc dấu “chấm than” Không ngứa, không
có vảy da)
+ Mô bệnh học (nếu cần): nang tóc vẫn còn và không bị tổn thương, có
sự xâm nhập của tế bào lympho xung quanh nang tóc
- Mục tiêu 2: đánh giá hiệu quả điều trị rụng tóc từng vùng mức
độ nhẹ và vừa bằng bôi tacrolimus 0,1% kết hợp với uống Dexpanthenol
và L-cystine.
Là các bệnh nhân nam và nữ từ 15 tuổi trở lên, được chẩn đoán là rụngtóc từng vùng mức độ nhẹ và vừa Bệnh nhân không có chống chỉ định dùngtacrolimus, dexpanthenol và L - cystine Đồng ý tham gia nghiên cứu và tuânthủ điều trị
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Tuổi < 15
- Bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh về da khác như lao da, nhiễm khuẩn,
trứng cá, nấm tóc (xét nghiệm nấm dương tính)
Trang 35- Các bệnh rụng tóc do sẹo như: bỏng, chấn thương, lupus đỏ dạng đĩa, lichen
xơ teo
- Các bệnh rụng tóc không do sẹo như: rụng tóc do tật nhổ tóc, rụng tóc ở pha
ngừng phát triển, rụng tóc do giang mai
- Rụng tóc từng vùng thể dải, thể toàn bộ và thể toàn thể.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia, không hợp tác điều trị.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan là tiếncứu và mô tả cắt ngang
- Nghiên cứu hiệu quả điều trị là thử nghiệm lâm sàng, đối chứng so sánh
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan.
Lựa chọn các bệnh nhân được chẩn đoán là rụng tóc từng vùng thỏamãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân vào nghiên cứu với cỡ mẫuthuận tiện
- Nghiên cứu hiệu quả điều trị rụng tóc từng vùng bằng bôi tacrolimus 0,1% kết hợp với uống dexpanthenol và L-cystine.
Lựa chọn các bệnh nhân được chẩn đoán là rụng tóc từng vùng mức độnhẹ và vừa thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân vàonghiên cứu
Với cỡ mẫu được tính theo công thức thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức
Y Tế thế giới
Trang 36n1 = n2=
2 2 1
2 2 2
1 1 2
/ 1
)(
)1()1()
1(2
P P
P P
P P Z P P Z
n1: cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu
n2: cỡ mẫu của nhóm đối chứng
Z1-α/2 : hệ số tin cậy 95% = 1,96 (khi α = 0,05)
Zβ: lực mẫu (80% = 1,645)
P1 : tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu đạt tốt: ước lượng 85%
P2 : tỷ lệ bệnh nhân nhóm đối chứng đạt tốt: ước lượng 45%
- Trọng lượng: mỗi viên 100mg.
- Nước sản xuất:Việt Nam
Cimacin 500mg:
- Thành phần: L-cystine
- Dạng bào chế: viên
- Trọng lượng: mỗi viên 500mg
- Nước sản xuất: Việt Nam
Trang 37- Thành phần: cao hà thủ ô đỏ, cao hoàng cầm, cao thổ phục linh, L- Arginine,
L - Carnitine fumarate, Imunegamma, biotine, kẽm, vitamin b5
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Chụp ảnh trực tiếp bệnh nhân bị bệnh RTTV trước và sau điều trị.
- Ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
Trang 38 Bôi Tacroz Forte 0,1% (tacrolimus 0,1%): bôi một lớp mỏng lênvùng da bị tổn thương ngày 1 lần Thời gian bôi vào buổi tối,theo dõi điều trị trong 3 tháng.
Maxxhair new x4 viên/ ngày chia 2 lần, uống trong 3 tháng
Gội đầu radical tuần 3 lần (hoặc thay dầu gội thường) trong 3 tháng.+ Nhóm đối chứng (nhóm 2):
Bôi Tacroz Forte 0,1% (tacrolimus 0,1%): bôi một lớp mỏng lênvùng da bị tổn thương ngày 1 lần Thời gian bôi vào buổi tối,theo dõi điều trị trong 3 tháng
Maxxhair new x 4 viên/ngày, chia 2 lần, trong 3 tháng
Gội đầu radical tuần 3 lần (hoặc thay dầu gội thường) trong 3 tháng
2.2.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.2.5.1 Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan
- Một số yếu tố liên quan đến tình hình bệnh như sang chấn tinh thần.
- Tiền sử bao gồm tiền sử gia đình, tiền sử cá nhân và các bệnh phối hợp
- Đặc điểm lâm sàng như thời gian mắc bệnh (tính từ khi phát hiện bệnh đến
khi bệnh nhân đến khám)
- Sợi tóc dấu “chấm than” và số lượng đám rụng tóc
- Vị trí tổn thương phối hợp với rụng lông, lông mày, lông mi, lông mu, lông
nách, móng
2.2.5.2 Đánh giá hiệu quả điều trị
Trang 39Theo dõi tiến triển bệnh của 2 nhóm, trong thời gian điều trị (khám lạisau 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần) và theo dõi tiến triển của bệnh (theo dõi thời gianmọc tóc, hình dáng sợi tóc so với bình thường và màu sắc sợi tóc).
- Đánh giá hiệu quả điều trị trên lâm sàng (mức độ hài lòng của bệnh nhân)
+ Tốt: tóc mọc đều, dày, đen và phủ kín đám rụng tóc
+ Trung bình: tóc mọc lưa thưa, màu nâu hoặc trắng và phủ không kínđám rụng tóc
+ Kém: tóc không mọc
- Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào bộ công cụ đánh giá mức độ rụng
tóc SALT của Hoa Kỳ (thầy thuốc đánh giá)
Tỷ lệ phần trăm tóc mọc lại (chỉ số percent regrowth) được tính theocông thức:
% A= [(S1 - S2)/S1]*100%
S1= % diện tích rụng tóc trước điều trị
S2= % diện tích sau điều trị
+ A1 (kém, không đáp ứng) = không thay đổi hoặc rụng nhiều thêm, tócmọc lại 0 - 24%
+ A2 (trung bình): tóc mọc lại 25 - 74%
+ A3 (tốt): tóc mọc lại 75 - 100%
2.2.6 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
2.2.7 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu từ tháng 10/2015 - 09/2016
Trang 402.3 Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được thu thập theo phiếu nghiên cứu và được xử
lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Các thuật toán thống kê được áp dụngbao gồm:
- Tính tỷ lệ phần trăm (%)
- Tính trung bình ( ), độ lệch chuẩn (SD) Các thông số được trình bày
dưới dạng trung bình độ lệch chuẩn ( ± SD)
- So sánh giá trị trung bình của các chỉ số trước và sau can thiệp bằng
T - test ghép cặp
-So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập bằng test T - student.-Sử dụng test Khi bình phương (χ2) để so sánh tỷ lệ
- Các kết quả được coi là có ý nghĩa thống kê p < 0,05
2.4 Đạo đức nghiên cứu
Các bệnh nhân được tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu Thôngtin cá nhân của bệnh nhân được giữ kín Ngoài ra bệnh nhân còn được theodõi và điều trị đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe
2.5 Hạn chế nghiên cứu
Độ tin cậy và tính xác thực của thông tin phụ thuộc vào ghi chép, đánhgiá lâm sàng của bác sỹ điều trị