Ngay từ thời xa xưa, kể từ khi con người có ý thức thì họ đã ý thức về sự tồn tại của chính con người không chỉ dưới dạng vật chất mà còn cả dưới dạng tinh thần. Mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần là vấn đề được quan tâm cũng từ rất sớm và thậm chí cho đến bây giờ vẫn còn đang được bàn cãi, lí giải.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mở đầu
Tr35
Trang 4MỞ ĐẦU
Ngay từ thời xa xưa, kể từ khi con người có ý thức thì họ đã ý thức về sựtồn tại của chính con người không chỉ dưới dạng vật chất mà còn cả dưới dạngtinh thần Mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần là vấn đề được quan tâm cũng
từ rất sớm và thậm chí cho đến bây giờ vẫn còn đang được bàn cãi, lí giải
Nhìn từ góc độ Tâm lí Lâm sàng có thể nhận thấy những phương pháp trịliệu và đánh giá tâm lí cũng đã có cội nguồn sâu xa Không ai có thể phủ nhậnđược tính chất phóng chiếu của những hình vẽ trên các hang động cũng nhưkhông thể bác bỏ được yếu tố liệu pháp tâm lí trong những biện pháp chữa bệnhmang mầu sắc tín ngưỡng, tôn giáo
Trong các tài liệu Tâm lí học (TLH) cũng như Y học và nhiều lĩnh vựckhoa học khác ở nhiều nước Châu Âu, khi phải viện dẫn những tài liệu cổ,chúng ta thường thấy thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại (khoảng thế kỉ thứ 5 trướcCông Nguyên) được coi là cổ nhất Cũng trong những tài liệu này, người đượcvinh danh “Ông tổ của nghề Y” chính là Hyppocrate, một thầy thuốc Hy Lạpnổi tiếng Hyppocrate đưa ra lí giải những sự khác biệt về tâm lí của con người
là do sự kết hợp khác nhau của các thể dịch trong cơ thể Ông cũng là ngườikhẳng định rằng hành trang chữa bệnh của thầy thuốc gồm 3 công cụ: con dao
mổ, ngọn cỏ và lời nói
Sang đến thời kì trung cổ cũng đã có những quan niệm tiến bộ về rối loạntâm lí, bệnh tâm thần Mercury (1556 - 1606) cho rằng trầm cảm do nguyênnhân thực thể, hoặc do tổn thất tình cảm gây ra
Sang thế kỷ 17, tư tưởng về phản xạ của Descartes (1596 - 1650) vàkhuynh hướng quyết định luận bắt đầu thâm nhập vào Y học Van Gehmont đã
đề cập đến vai trò của những sang chấn tâm lí trong sự phát sinh, phát triểnbệnh tâm thần
Trang 5Thế kỷ 18 được đặc trưng bởi cuộc cách mạng lần thứ nhất về sức khoẻtâm lí, tâm thần mà người khởi xướng chính là Pinel- bác sĩ tâm thần ngườiPháp Ông là người đầu tiên đã giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi xiềng xích.Theo Pinel, người lãnh đạo bệnh viện tâm thần phải là một bác sĩ, một nhà tâm
lí và một nhà quản lí hành chính
Khi đề cập đến sự hình thành TLH Lâm sàng với góc độ là một chuyênngành của TLH, một sự kiện không thể không nhắc đến, đó là sự ra đời củaTLH với tư cách là một ngành khoa học độc lập: thành lập phòng thí nghiệmtâm lí đầu tiên trên thế giới vào năm 1879 của W Wund Sau thời điểm này,các lĩnh vực nghiên cứu của TLH, trong đó Tâm lí Lâm sàng có những bướcphát triển đáng kể Tuy nhiên đó chỉ là sự kiện khai sinh của TLH Vậy còn củaTLH Lâm sàng? Xung quanh vấn đề này chưa có sự thống nhất cao giữa các tácgiả Theo một số tài liệu (Plate T.G., 2005; Trull T.J., Phares E.J., 2001), sựkiện đánh dấu sự ra đời của TLH Lâm sàng là việc thành lập Phòng khám tâm lítại Đại học Pennsylvania vào năm 1896 Người phụ trách phòng khám này làLightner Witmer (1867-1956) Witmer tốt nghiệp Đại học Pennsylvania năm
1888 sau đó làm nghiên cứu sinh tại Đại học Leipzig dưới sự hướng dẫn của W.Wund Năm 1892, sau khi nhận bằng tiến sĩ, Witmer lại trở về Đại họcPennsylvania làm việc Sau khi phòng khám tâm lí được thành lập, Witmer đã
có những đề xuất quan trọng với Hội Tâm lí học Mĩ (APA) cũng vừa mới đượcthành lập (1892) Witmer cho rằng phòng khám tâm lí cần phải thực hiện cáccông việc như: chẩn đoán và đánh giá tâm lí; trị liệu cá nhân; dịch vụ xã hội;nghiên cứu và đào tạo sinh viên Tuy nhiên đề xuất của Witmer không thu hútđược sự quan tâm của các nhà TLH trong Hội Tâm lí học Mĩ
Mặc dù Witmer có rất nhiều đóng góp cho Tâm lí Lâm sàng: ông là
người đưa ra thuật ngữ Clinical Psychology (Tâm lí học Lâm sàng); duy trì hoạt
động của phòng khám tâm lí; tiến hành trị liệu trẻ em có các vấn đề về học tập;
Trang 6là người đầu tiên dạy môn Tâm lí học Lâm sàng; người sáng lập, biên tập tạp
chí tâm lí lâm sàng đầu tiên trên thế giới The Psychological Clinic (Lâm sàng
Tâm lí học) vào năm 1907 cho đến khi đình bản vào năm 1935, song theo TrullT.J., Phares E.J (2001), Witmer không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triểncủa Tâm lí học Lâm sàng sau này Đơn giản vì khi đó người ta cho rằng TLHkhông nên quan tâm đến những vấn đề lâm sàng, rằng TLH cần quan tâm đếnhành vi của người bình thường Hơn thế nữa, những công việc của Witmer chủyếu là thực hành Cho dù ông có xây dựng và duy trì hoạt động của tạp chínhưng chẳng có một lí thuyết nào mang tên Witmer
Phần lớn các tác giả ở Châu Âu khi bàn đến sự khởi đầu của Tâm lí họcLâm sàng thường đề cập đến Sigmund Freud Freud đã thực sự tạo ra một cuộccách mạng trong khoa học tâm lí Trọng tâm, cốt lõi của cuộc cách mạng đóchính là Tâm lí Lâm sàng: Freud đã đưa ra cách lí giải hoàn toàn mới về cácvấn đề rối nhiễu tâm lí và phương pháp điều trị cũng hoàn toàn mới: phươngpháp phân tích tâm lí
Ngay sau khi ra đời, Phân tâm học đã trở thành xu hướng chủ đạo trongTâm lí học Lâm sàng Không chỉ ở Châu Âu mà ngay ở Châu Mĩ, nơi mà đầuthế kỉ 20, TLH đồng nghĩa với Chủ nghĩa Hành vi/TLH Hành vi thì Tâm lí Lâmsàng vẫn là “cơ sở ” của Phân tâm Mãi đến giữa thế kỉ 20, Tâm lí học Hành vivới xâm nhập sâu vào Tâm lí Lâm sàng Tuy nhiên Tâm lí học Hành vi chính là
“lực lượng thứ ba” trong Tâm lí Lâm sàng bởi trước đó đã có sự hiện diện củaTâm lí học Nhân văn với gương mặt tiêu biểu là Carl Rogers (Trong TLH ở
Mĩ, người ta thường gọi TLH Nhân văn-Hiện sinh là “lực lượng thứ ba” bởi nóxuất hiện sau Hành vi và Phân tâm)
Như vậy có thể nhận thấy ba cuộc cách mạng – ba dòng TLH của cuốithế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 gồm Phân tâm học, TLH Gestal, TLH Hành vi thì chỉ có
Trang 7TLH Phân tâm và TLH Hành vi là có ảnh hưởng lớn trong Tâm lí học Lâmsàng
Vào những năm 1920-1930, trong TLH xuất hiện một xu hướng mới:TLH Xô viêt Hoàn toàn có đủ cơ sở để gọi đây là một cuộc cách mạng khác.Nếu Phân tâm học coi vô thức là đối tượng nghiên cứu, TLH Hành vi cho rằnghành vi mới là đối tượng thì TLH Xô viết khẳng định chính hoạt động là đốitượng nghiên cứu của TLH Trong lĩnh vực lâm sàng, TLH Thần kinh với têntuổi của Luria đã khẳng định vị thế của mình Một chuyên ngành khác: Tâm líhọc Bệnh học (Pathopsychology) cũng có những bước phát triển đáng kể
Nhìn theo tiến trình phát triển, chúng ta có thể nhận thấy sự hiện diện củacác trường phái khác nhau, các khuynh hướng khác nhau, thậm chí các luậnđiểm khác nhau trong Tâm lí học Lâm sàng nói riêng và TLH nói chung Nóimột cách khác, không có một ngành TLH chung, một chuyên ngành Tâm lí họcLâm sàng chung cho mọi xã hội, cho mọi thời kì Ngay cả xu hướng hiện thờinhất hiện nay: xu hướng tích hợp cũng phải khai thác những khía cạnh đượccho là hợp lí của một trường phái, quan điểm nào đó
Tài liệu CÁC TRƯỜNG PHÁI TRONG TÂM LÍ HỌC LÂM SÀNGcũng là nhằm trang bị cho sinh viên những luận điểm chính của từng trườngphái lớn
Trang 8Chương 1
TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM HỌC
Chương 1 đề cập đến Phân tâm cổ điển của Freud và một sốtác giả nổi bật sau Freud, tập trung trong TLH Cái tôi như:
A Freud, K Horney, A Adler, và Lí thuyết quan hệ gắn bó:
D Winnicott, M Klein và J Bowlby Ở mỗi tác giả, giáo trình đềcập đến những luận điểm TLH chính; các luận điểm về tâm bệnh,phương pháp đánh giá và trị liệu Trong những mục tiếp theo, giáotrình giới thiệu các phương pháp phóng chiếu và sự phát triển của
kĩ thuật trị liệu theo xu hướng phân tâm
1 PHÂN TÂM CỔ ĐIỂN CỦA FREUD
1.1 Tiểu sử của S Freud
Sigmund Freud sinh ngày 06 tháng 5 (có tài liệu ghi tháng ngày 6 tháng 3nhưng nhiều học giả không tán thành ngày này vì nó chỉ cách đám cưới của cha
mẹ Freud có 8 tháng) năm 1856 tại Freiberg, Moravia, trước kia thuộc Áo, nay
là thành phố Pribor thuộc Cộng hòa Sec Cha ông là Jacob –một nhà buôn còn
mẹ là Amalie Nathanson, kém cha ông 20 tuổi Trước khi lấy Amalie, Jacob đã
có 2 con trai từ cuộc hôn nhân đầu là: Emanuel và Phillip Jacob và Amalie cóvới nhau 7 con nhưng Sigmund là người được Amalie yêu mến và cưng chiềunhất Bản thân Sigmund cũng là người quyến luyến với mẹ nhiều nhất Có lẽ vìthế sau này mà Freud cho rằng quan hệ mẹ – con là quan hệ hoàn hảo nhấttrong các quan hệ con người – con người
Khi Sigmund được 1 tuổi thì mẹ cậu sinh em bé Sự kiện này ảnh hưởngrất lớn đến tâm lí của Freud: trong lòng chú bé chứa chất sự căm thù đối với
em, chỉ mong em chết đi Và như một sự trớ trêu, em của Sigmund đã chết khimới được 8 tháng tuổi Một mặc cảm khác, mặc cảm tội lỗi trong cái chết của
Trang 9em Sau này Freud với hiểu được rằng mong muốn em chết là hiện tượng chung
ở trẻ con và mong muốn đó không phải là nguyên nhân của cái chết Tuy nhiêncũng phải mất nhiều năm, khi Freud đã ở độ tuổi trưởng thành ông mới nhận rađược điều này Cũng bằng sự phân tích của mình, Freud cho rằng mặc cảm tộilỗi đó đã ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí của ông sau này
Thuở nhỏ, Freud chơi thân với 2 cháu con nhà anh trai Emanuel là John
và Pauline Là cháu nhưng John hơn Sigmund 1 tuổi, còn Pauline thì nhỏ hơn
Kí ức sâu đậm nhất mà Freud nhớ thời nhỏ, đó là cảnh 2 chú cháu: Sigmund vàJohn cướp giật bó hoa trong tay Pauline làm cho cô bé đuổi theo và khóc, nướcmắt đầm đìa
Khi Sigmund lên 3 tuổi thì hai gia đình nhà Freud rời Freiberg do côngviệc làm ăn khó khăn Nhà Emanuel và Phillip thì sang Anh còn nhà Jacob thìđến Leipzig và 1 năm sau chuyển sang Viên – thủ đô của Áo Sigmund Freud
đã gắn bó với Viên gần 80 năm Mãi đến năm 1938 ông mới di cư sang Anh đểtránh nạn phát xít đang bài trừ Do Thái Một năm sau, ngày 23 tháng 9 năm
1939 ông qua đời
Năm 1873 Freud vào học đại học y không phải vì thích nghề y mà làmuốn tìm hiểu bản chất con người Do đó, năm 1881, sau khi tốt nghiệp, ôngcũng không hành nghề y mà tiếp tục theo đuổi mục đích ban đầu: nghiên cứusinh lí và giảng dạy Tuy nhiên rồi Freud cũng phải chuyển sang thực hành vì lí
do kinh tế và còn một lí do khác: rất khó có cơ hội phát triển trong trường đạihọc cho những người Do Thái như ông
Freud làm việc tại Bệnh viện đa khoa Viên trong 3 năm và đã thu đượcnhiều kinh nghiệm thuộc các chuyên khoa khác nhau, trong đó có tâm thần vàthần kinh Năm 1885, Freud được nhận một khoản học bổng tu nghiệp nướcngoài của Đại học Viên Ông quyết định sang Pari, theo học chỗ bác sĩ thầnkinh nổi tiếng của Pháp là Jean-Martin Charcot
Trang 10Bốn tháng ở Pari, Freud đã học được kĩ thuật thôi miên để điều trịhysteria Cũng qua thôi miên, ông đã hiểu được căn nguyên tâm lí của hysteria.
Trong cuộc đời của con người có những quãng thời gian và những việclàm mà người ta rất muốn quên đi Freud cũng vậy Khi còn là sinh viên, Freud
đã dùng thử cocain và thấy thực sự hứng khởi với cảm giác mà cocain đưa lại.Thậm chí năm 1884 ông còn viết bài ca ngợi cocain, khuyên mọi người dùng,
và ông cũng dùng cho cả vợ chưa cưới Hậu quả thật khôn lường Sau nàyFreud bị lên án là đã tuyên truyền và khởi động cho một nạn dịch nghiện cocain
ở châu Âu và Mĩ Chính Freud đã kê đơn cocain để điều trị nghiện morphin chomột người bạn Người bạn này hết nghiện morphin nhưng lại chuyển sangnghiện cocain
Theo một số tác giả (Feist & Feist, 1998), ngay từ khi còn trẻ, Freud đã
mơ ước có được những phát minh vĩ đại Trong thời gian làm việc với Chacot ởPari, Freud đã nghiên cứu về hysteria nam giới Ông tin rằng những hiểu biết vềlĩnh vực này sẽ đem lại cho ông danh tiếng trong Hội thầy thuốc Hoàng giaViên Tuy nhiên khi Freud trình bày báo cáo ở Hội thì hầu hết số bác sĩ ở đâykhông thấy bất ngờ Họ đã biết về hysteria và nghĩ rằng bệnh này cũng có thể
có ở nam giới
Thất vọng vì những nỗ lực bị thất bại và đau khổ vì bị giới chuyên mônphản đối xung quanh chuyện cocain, Freud cho rằng cần phải liên minh vớingười nổi tiếng để tiếp tục theo đuổi mục đích Freud lại đến gặp Breuer Khicòn là sinh viên y khoa, Freud đã có mối quan hệ gần gũi với J Breuer, một bác
sĩ tâm thần nổi tiếng ở Viên và nhiều hơn Freud 14 tuổi Khi đó Breuer đã dạycho ông kĩ thuật xả trừ (Catharsis) đối với hysteria Lần này Breuer có nhữngbuổi thảo luận khá chi tiết với Freud về trường hợp Anna O, người bệnhhysteria đã được ông điều trị trong vòng mấy năm trời
Trang 11Để nhằm lấy lại sự tôn trọng của giới khoa học sau những gì đã xảy ra,Freud thuyết phục Breuer cùng công bố nghiên cứu về Anna O và các trườnghợp khác Breuer lúc đầu không tán thành, nhưng sau đó cũng đã đồng ý công
bố một số trường hợp mà thôi Ngay sau Những nghiên cứu về hysteria ra đời
(1885), quan hệ của 2 người lại bị đổ vỡ
Cuối những năm 1890 là thời kì Freud rơi vào cô đơn và khủng hoảng.Freud bắt đầu tự phân tích các giấc mơ của mình và nhất là sau cái chết củacha, năm 1896, ông tự phân tích hằng ngày Thời kì này, như Freud tự trào: tôi
là người bệnh tốt nhất của mình Theo người viết tiểu sử của Freud, ErnestJones, thời kì này Freud bị nhiễu-loạn tâm nặng
Cũng chính trong thời kì khó khăn này, Freud đã hoàn thành công trình
nổi tiếng: Phân tích các giấc mơ Sách được hoàn thành năm 1899 và in năm
1900 Trong quãng thời gian 5 năm sau khi Phân tích các giấc mơ được công
bố, Freud lại liên tiếp hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu khác, tạo cơ sởvững chắc cho Phân tâm học Mùa thu năm 1902, một nhóm 5 bác sĩ ở Viêngồm: Freud, Alfred Adler, Wilhelm Stekel, Max Kahane và Rudolf Reitler đãthành lập Hội TLH Thứ tư do Freud cầm đầu Năm 1908, Hội được đổi thànhHội Phân tâm học Viên Năm 1910, Hội Phân tâm học Quốc tế được thành lập
do C Jung làm chủ tịch Có thể nói Phân tích các giấc mơ đã mở đầu của giai
đoạn phát triển mạnh mẽ của Phân tâm học cũng như của Freud Năm 1909 ông
có chuyến đi Mỹ, giảng bài và gặp gỡ với nhiều nhà TLH nổi tiếng lúc bấy giờnhư : W James, E Tichener, Mc.Cattell…Uy tín cũng như tiếng tăm của Freud
và Phân tâm học càng được lan rộng
Những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất lại là một quãng thời giankhó khăn nữa của Freud Sự chia rẽ trong nội bộ của Phân tâm học, Adler tách
ra và thành lập TLH Cá nhân, Hoàng thái tử Jung li khai với Freud và xây dựngTLH Phân tích…Sau chiến tranh ông lại phải trải qua 33 lần phẫu thuật vì căn
Trang 12bệnh ung thư vòm họng Cũng chính trong thời gian này, ông bổ sung thêmnhững luận điểm về bản năng chết và bản năng sống; chèn ép như là một cơ chếphòng vệ của Cái Tôi.
Đầu năm 1938, khi Áo sáp nhập vào Đức quốc xã, Freud chạy sangLondon và một năm sau ông qua đời (ngày 23 tháng 9 năm 1939)
1.2 Các luận điểm tâm lí học chính của Freud
1.2.1 Vô thức
Như nhiều tác giả nhận xét, một trong những công lao lớn nhất của Freudđối với TLH chính là luận điểm của ông về vô thức Lẽ đương nhiên Freudkhông phải là người đầu tiên đề cập đến vô thức Trước Freud, nhiều nhà TLHcũng đã đề cập đến vô thức, song vô thức được xem như là một cái gì đó khôngquan trọng, thậm chí đối với một số người, đó không phải là tâm lí vì tâm lí lànhững hiện tượng có thể nhận biết được Chúng ta cũng nên lưu ý rằng vào thời
kì bấy giờ, TLH đồng nghĩa với TLH Ý thức: chỉ có ý thức là đối tượng nghiêncứu (của TLH) mà thôi Cùng với việc hướng TLH vào nghiên cứu vô thức,Freud đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong TLH vào đầu thế kỉ 20
Trước Freud, các nhà TLH quan niệm tâm lí gồm: ý thức, tiềm thức và
vô thức Tiềm thức: đó là những hiện tượng vừa ở trên bình diện ý thức, đang
“chìm” vào cõi vô thức Nó chưa phải là vô thức thực sự bởi sự trở lại ý thứccủa nó dễ dàng hơn rất nhiều so với những cái đang nằm sâu trong vô thức
Freud cho rằng tâm lí gồm 2 hiện tượng chính là vô thức và ý thức Cáimọi người gọi là tiềm thức thì Freud gọi là tiền ý thức Ở đây có hai điểm lưu ý:
sự khác nhau giữa tiền ý thức và tiềm thức là ở chiều hướng: tiềm thức là cáivừa từ ý thức đi xuống vô thức còn tiền ý thức là cái đang từ vô thức đi lên ýthức Hai là, tiền ý thức vẫn là vô thức Nó chỉ là phần vô thức chuẩn bị đạt đếntầng bậc ý thức
Trang 13Freud cũng đã có ví dụ, gần như thành kinh điển, để minh họa cho tiền ýthức: có 2 phòng thông nhau bằng một hành lang hẹp Một phòng là của vôthức và một phòng là chứa đựng ý thức Các xung năng vô thức luôn tìm cáchlọt sang phòng của ý thức Lối đi thì hẹp mà lại có người gác Chúng cần phảilọt sang phòng ý thức Chừng nào mà các xung năng này còn đang trong hànhlang và chưa lọt sang ý thức thì chừng đó chúng vẫn chỉ là tiền ý thức.
Mặc dù có đề cập đến sự ảnh hưởng của các tác động từ phía môi trườngsong về cơ bản, theo Freud, vô thức gắn liền với những bản năng, mang tính ditruyền Nội dung của vô thức rất phong phú đồng thời cũng khá phức tạp Cóthể nói việc nghiên cứu, nắm bắt nó phải bằng cách gián tiếp Như trong ví dụ ởtrên, các xung năng vô thức luôn có xu hướng lọt sang phòng của ý thức Tuynhiên do có người gác cửa nên chúng phải tìm các cách khác nhau: có thể lợidụng lúc người gác mệt mỏi hoặc không đủ tỉnh táo (ví dụ, khi ngủ), hoặc cóthể gắn kết, tạo thành một biểu trưng/tượng trưng (symbol) để lọt qua một cách
có thể chia tách được nội dung của các giấc mơ làm 2 phần:
- Nội dung thể hiện: những gì đã thể hiện trong giấc mơ Ví dụ, mơ thấymình bay đi rất nhanh như một con chim
- Nội dung tiềm ẩn: sự thể hiện của vô thức, của những ham muốn, dụcvọng bị dồn nén, chèn ép Việc chuyển hóa từ nội dung tiềm ẩn sang nội dungthể hiện được thực hiện nhờ có các cơ chế: cô đặc, chuyển di, tượng trưng hóa,
Trang 14kịch hóa, chế biến lần 2 Trong những cơ chế này, tượng trưng hóa là liên quannhiều nhất đến những xung năng tính dục và các rối loạn tâm thần
Nếu như trong Phân tích các giấc mơ, Freud đã đề cập đến những khía cạnh vô thức trong các giấc mơ thì trong Tâm bệnh của cuộc sống thường ngày
(Psychopathology of everyday life), Freud đã có những phân tích, chỉ ra nhữngđộng cơ vô thức đứng sau các hành vi sai lạc:
Điều khẳng định đầu tiên của Freud là đời sống tính dục được bắt đầu từrất sớm, từ khi sinh ra và nó thể hiện một cách rõ ràng Ở vào tuổi dậy thì, sự
Trang 15phát triển tính dục chỉ là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn tiềm tàng Tuy nhiênFreud lại chủ yếu quan tâm đến các giai đoạn của thời kì ấu thơ, thời kì từ 0 đến
5 tuổi
Khái niệm tính dục (sexuality) đã được mở rộng, không chỉ giới hạn ởnhững gì liên quan đến sinh dục mà nó bao hàm cả chức năng thu nhận nhữngkhoái cảm từ các vùng khác nhau của cơ thể, chức năng này về sau phục vụ choviệc sinh đẻ (Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Việt, 2 từ: tính dục và tình dục có
sự khác nhau nhất định Chính thuật ngữ tính dục được xem như là tương thích
hơn với khái niệm sexuality trong lí thuyết của Freud).
Những khoái cảm tính dục có thể đến từ những vùng khác nhau của cơthể, tuy nhiên ở mỗi một giai đoạn, trên cơ thể trẻ có một vùng theo như Freudgọi, đó là vùng kích dục: nếu kích thích vào đó, khoái cảm tính dục sẽ mạnhhơn Ba khu vực: khoang miệng trong giai đoạn sơ sinh, hậu môn ở giai đoạn từkhoảng 18 tháng đến 3 hoặc 4 tuổi và từ 3, 4 tuổi đến khoảng 5 tuổi, bộ phậnsinh dục là vùng kích dục chủ yếu Ba bộ phận này cũng còn được lấy để đặttên cho 3 giai đoạn phát triển tâm – tính dục của thời kì ấu thơ
Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ được nuôi dưỡng chủ yếu thông qua đườngmiệng Mút vú là động tác nhằm có được thức ăn, đồng thời nó cũng đem lạinhững khoái cảm cho trẻ Khoái cảm mà trẻ có được từ động tác mút gắn liềnvới sự thoả mãn nhu cầu sinh lí Tuy nhiên nó cũng có tính độc lập tương đối
Ở vào giai đoạn này, không phải mọi động tác mút của trẻ đều là nhằm thỏamãn nhu cầu dinh dưỡng
Theo thời gian, lợi của trẻ cứng ra và răng bắt đầu mọc Mặc dù vậykhoái cảm từ mút vú vẫn còn Để làm tăng khoái cảm và thậm chí tìm kiếmcảm giác về sức mạnh, trẻ có thể cắn vú mẹ hoặc nghiến, giữ vú lại mặc dù nó
đã no, không mút nữa nhưng vẫn muốn tiếp tục ngậm Theo Freud, khoái cảm
từ việc mút vú phải được coi là mang tính chất tính dục
Trang 16Ở giai đoạn hậu môn, sự phát triển tính dục đã có những phức tạp hơn.Lúc này hậu môn nổi lên là vùng kích dục chủ đạo Bên cạnh những khoái cảmgắn liền với việc thoả mãn nhu cầu sinh lí (do việc tống khứ phân ra ngoài), trẻcòn có được sự thoả mãn nữa, sự thoả mãn tinh thần, đó là trẻ làm việc này
“cho” cha mẹ Chúng cũng có thể bướng bỉnh, phản kháng lại uy quyền của cha
mẹ bằng cách không chịu “đi ị” Thậm chí nó còn có thể có thêm thích thú vềcảm giác giữ phân lại khi ruột già đầy cứng Thích thú này là một thích thú vềthể chất, kéo dài khoái cảm ngược lại là tống hết phân ra ngoài
Sang giai đoạn 3, giai đoạn dương vật, các khoái cảm tính dục không gắnliền với sự thỏa mãn sinh lí từ vùng kích dục đưa lại Trong giai đoạn này, sựphát triển tính dục lại liên quan chặt chẽ đến bộ phận sinh dục
Vào giai đoạn dương vật, trẻ cũng đã lớn hơn, có thể có những hứng thúngẫu nhiên (ví dụ, lau người sau khi tắm) từ bề mặt cơ thể, đặc biệt là từ bộphận sinh dục Hứng thú vẫn là đối tượng tìm kiếm của trẻ khi trẻ lại tiếp tụckhám phá cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục Tuy nhiên nội dung chính của sựphát triển tính dục trong giai đoạn này lại là phức cảm Oedipus: libido của trẻhướng vào đối tượng tính dục Đối với trẻ trai, đối tượng tính dục của nó làngười mẹ và ngược lại, đối với trẻ gái, đối tượng tính dục của nó là người cha.Xung đột nội tâm đã trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước.Cậu bé cũng đã hiểu được rằng sự say mê của cậu đối với mẹ không được cha
mẹ chấp nhận Người cha vẫn là kẻ “tình địch” không cân sức Sự ghen tị đanxen với sợ hãi cha Thêm vào đó là sợ bị thiến để trừng phạt ham muốn hoàntoàn chiếm lấy mẹ
Với trẻ gái, cuộc sống cũng bắt đầu bằng tình yêu với mẹ trước khi dichuyển tình yêu sang cha và xuất hiện phức hợp Electra: ghen tị với mẹ, mẹ là
“tình địch” trong quan hệ đối với cha Khác với trẻ trai, trẻ gái còn có cái gọi làghen tị dương vật Dương vật là cái mà trẻ gái nhận thấy chúng không có, trong
Trang 17khi bọn con trai lại có và sự sợ hãi bị hoạn ở trẻ gái cũng không mạnh như sợ bịthiến ở trẻ trai.
Sự phát triển tính dục, đặc biệt là trong thời kì nhỏ, đóng vai trò rất quantrọng trong sự phát triển tâm lí - nhân cách của cá nhân Trong quá trình pháttriển này, chỉ cần có những bất ổn nào đó thì hậu quả của nó là khá nặng nề: chiphối sự hình thành một nét tính cách lệch lạc hoặc lệch lạc tình dục và nặng nềhơn là các rối loạn ở giai đoạn trưởng thành
Cái Nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn Các kích thích bên ngoài vàbên trong làm tăng năng lượng tâm thần Sự gia tăng này tạo ra những căngthẳng tăng dần và đến một mức độ nào đó, Cái Nó không thể chịu đựng nổi.Cái Nó tìm cách nhanh chóng giải tỏa sự căng thẳng mà không cần biết đến hậuquả của nó Đó chính là nguyên tắc hoạt động của Cái Nó, nguyên tắc thỏamãn: nhanh chóng giải tỏa căng thẳng, bản năng, bất chấp hậu quả hay logic
Freud cho rằng xung năng của Cái Nó chủ yếu là những bản năng tínhdục và hung tính (aggressive) Ông cũng phân chia các xung năng/ bản năngthành 2 loại: bản năng “sống”/tính dục và bản năng “chết”/hung tính Đại diệntiêu biểu của những bản năng này chính là các ham muốn (wishes) và chúngchủ yếu là bất hợp lí và vô thức
Trang 18Để giải tỏa căng thẳng, Cái Nó tạo ra những tượng trưng bên trong hoặc
ảo giác về đối tượng của ham muốn Ví dụ, đối với đứa trẻ đói, biểu tượng nhưvậy là bầu vú mẹ Các biểu tượng này được xem như là sự thỏa mãn ham muốn.Tương tự như thế đối với những biểu tượng xuất hiện trong các giấc mơ ởngười bình thường và trong ảo giác ở người loạn thần
Quá trình tư duy sơ bộ ban đầu chính là sự cố gắng/nỗ lực nhằm thỏamãn ngay lập tức nhu cầu song nó đã bỏ qua thực tiễn và lại còn mang tínhkhông hợp lí (irrational) Do đó biểu tượng tinh thần này không làm giảm được
sự căng thẳng, bức xúc Chính vì vậy, một thế lực mới, cấu trúc mới xuất hiện:Cái Tôi
Cái Tôi: người kiểm chứng thực tế
Cái Tôi (Ego) xuất hiện trong lòng Cái Nó Freud đã mô tả sự xuất hiện
của Cái Tôi như sau: “ Dưới ảnh hưởng của thế giới bên trong và xung quanh
bên ngoài chúng ta, một bộ phận của Cái Nó tách dần ra và có sự phát triển đặc biệt Bộ phận này nằm trên lớp bề mặt của Cái Nó, được trang bị những cơ quan để tiếp nhận, đáp ứng với các kích thích bên ngoài Nó dần trở thành lớp bảo vệ của Cái Nó, là bộ máy trung gian giữa Cái Nó với thế giới bên ngoài Vùng này, bộ máy này được chúng ta đặt tên là Cái Tôi”.
Cái Tôi tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài Nó được điều hành bởinguyên tắc đảm bảo an toàn cho cơ thể Để đảm bảo được an toàn, duy trì được
sự tồn tại của cơ thể, Cái Tôi chống chọi với cả 2 thế giới: thế giới bên ngoài vàthế giới bên trong của những đòi hỏi bản năng của Cái Nó Trong cuộc đấutranh này, Cái Tôi luôn phải phân định những biểu tượng thỏa mãn tinh thần vànhững đối tượng thực bên ngoài Ví dụ, trong nỗ lực tìm kiếm thức ăn hoặcnhằm giải tỏa bức xúc tính dục, Cái Tôi phải tìm kiếm những đối tượng phùhợp ở thế giới bên ngoài để có thể làm giảm căng thẳng Để làm được điều này,
Trang 19nó phải chuyển từ biểu tượng (imagine) sang đối tượng (object) để vừa có thểđược thỏa mãn, giải tỏa căng thẳng lại vừa có thể bảo vệ được Cái Nó.
Như vậy Cái Tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực, có nghĩa là nóphải trì hoãn sự giải tỏa bằng cách kiểm tra, tìm kiếm đối tượng phù hợp trongmôi trường để thỏa mãn Cái Tôi được vận hành với góc độ là “quá trình thứcấp”, trong đó có cả sự tham gia của hiện thực, của tư duy logic và lập kế hoạchthông qua sử dụng những quá trình tâm thần nhận thức cấp cao Trong khi Cái
Nó tìm cách giải tỏa ngay lập tức sự căng thẳng bằng biểu tượng thỏa mãn vàbằng cách thỏa mãn trực tiếp những xung năng tính dục cũng như những xungnăng hung tính thì Cái Tôi, giống như người điều hành, người trung gian giữaCái Nó và thế giới, thăm dò thực tiễn và đưa ra quyết định hành động sao chohợp lí Ví dụ, nó trì hoãn những ham muốn tính dục cho đến khi nào điều kiệnmôi trường thuận lợi, phù hợp
Siêu Tôi
Khi trẻ ở vào độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, ở chúng bắt đầu hình thành ý thức
và tiếp thu dần những chuẩn mực đạo đức xã hội do cha mẹ truyền đạt Chúng
sẽ làm theo những chuẩn mực đó Mặt khác, những chuẩn mực đạo đức xã hộiđược tiếp thu này tạo nên Cái Siêu Tôi của trẻ, trở thành vị quan tòa - lươngtâm phán xét mọi hành vi của trẻ mà không cần người lớn phải chỉ cho nó đúngsai Nói một cách khác, Siêu Tôi chính là sự hiện thân của xã hội trong nhâncách của trẻ
Nhờ có Siêu Tôi, trẻ biết được cái gì là đúng, cái gì là không đúng và biếtxấu hổ, ân hận khi làm một việc sai trái Vị quan tòa - Siêu Tôi còn đóng vai tròkiểm duyệt, ngăn cản những hành vi bản năng, đặc biệt là những hành vi tínhdục nếu như những hành vi này đi ngược lại đạo đức, lương tâm Nếu như có sựdàn xếp giữa Cái Nó và Cái Tôi thì có thể lại xuất hiện mâu thuẫn giữa Cái SiêuTôi với Cái Nó Đối với Cái Tôi, Siêu Tôi luôn cố gắng thuyết phục tìm ra lối
Trang 20thoát hợp lí mà không đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức xã hội Còn đối vớiCái Nó, Siêu Tôi tỏ ra cứng rắn hơn, quyết liệt hơn khi nó luôn tìm cách chèn
Trang 21của Siêu Tôi để từ đó có những hành vi phù hợp với thực tế Chính vì vậy CáiTôi hoạt động theo nguyên tắc thực tế.
Sự đòi hỏi của Siêu Tôi tạo ra trạng thái lo sợ ở Cái Tôi Nếu để lâu,trạng thái lo hãi này có thể dẫn đến lo âu- trầm cảm
Trên hình 1.1 có đưa ra mô hình nhân cách theo quan niệm của Freud.Cái Tôi chứa trong mình chủ yếu là ý thức Tuy nhiên Cái Tôi chỉ được ví nhưphần nổi của tảng băng, còn phần chìm, phần thực sự cần được quan tâm là Cái
Nó Không nên đánh đồng giữa vô thức và Cái Nó mặc dù bên trong Cái Nó là
vô thức S Freud đã ví dụ so sánh về mối quan hệ giữa với ý thức và vô thứcvới Cái Nó và Cái Tôi Chúng không hoàn toàn trùng hợp với nhau Trong Cái
Nó là vô thức; trong Cái Tôi chủ yếu là ý thức, cũng giống như những ngườidân sống ở gần biển chủ yếu làm nghề đánh cá nhưng không phải tất cả những
ai sống ở gần biển đều làm nghề đó
1.2.3.2 Các giai đoạn phát triển nhân cách
Giai đoạn môi miệng ( từ sơ sinh đến khoảng1 tuổi)
Cơ quan đầu tiên được biểu hiện thành vùng kích dục (Erogenous zones)
và đặt ra một yêu cầu của libido đối với tâm thần, từ khi mới đẻ, đó là miệng.Toàn bộ hoạt động tâm thần tập trung trước tiên vào việc thỏa mãn các nhu cầucủa vùng này Đó là điều hiển nhiên, vì trước hết, để tồn tại, đứa trẻ cần được
ăn uống Ngay từ những ngày giờ đầu tiên của cuộc đời, mút vú là cách trẻ tiếpnhận sữa mẹ Dòng sữa mẹ đã đem đến cho trẻ một sự thỏa mãn Tuy bắt nguồn
từ ăn uống, nhưng sự thỏa mãn ấy vẫn có tính độc lập Vì nhu cầu mút vú cóthể đem lại khoái cảm nên nó có thể và phải được coi là mang tính dục
Bản năng tính dục của miệng và môi được thiết lập thông qua sự kết hợpgiữa nuôi nấng và cho ăn, là nền tảng của giai đoạn môi miệng Trải nghiệm ănuống đưa trẻ đi vào thế giới của khoái cảm và khổ đau Khoái cảm bắt nguồn từ
Trang 22những xung năng môi miệng Bú, nhai, ăn và cắn cung cấp sự khoái cảm nhụcdục ở môi, lưỡi và các niêm mạc trong miệng.
Những cảm giác dễ chịu đó không cần phải được gắn với sự thỏa mãn cáiđói vì bản thân những hoạt động môi miệng đã đem lại thỏa mãn Đầu ra củatất cả cái đó, theo Freud là dục năng được xả trừ vào vùng kích dục đầu miệng.Những trải nghiệm xã hội và phi xã hội nổi bật ở giai đoạn môi miệng, tậptrung xung quanh những lo âu môi miệng
Thêm vào trải nghiệm về khoái cảm môi miệng, trẻ đau khổ do hẫng hụt
và lo hãi Những căng thẳng tính dục gây khoái cảm nếu được thỏa mãn thì sẽtạo khoái cảm, và ngược lại, gây đau khổ nếu không được thỏa mãn và căngthẳng tiếp tục gia tăng Nó có thể mút ngón tay, cái đầu chăn, một đồ chơimềm Song sự thỏa mãn vẫn không được đầy đủ Những hẫng hụt khác xảy đếnkhi cha mẹ bắt bỏ bữa ăn đêm và yêu cầu trẻ không được nhai một số đồ vật vìmất vệ sinh và không an toàn, ăn bằng bát và bát thay cho bú mẹ và bình sữa.Những đòi hỏi văn hóa xã hội đã được cha mẹ cụ thể hóa bằng những yêu cầu
Trẻ bị rối loạn nếu nhận được quá ít hoặc quá nhiều sự thỏa mãn môimiệng Nếu quá ít, trẻ luôn cảm thấy lo hãi và thường xuyên tìm kiếm sự thỏamãn môi miệng vào những năm sau Nếu những khoái cảm, thỏa mãn môimiệng quá nhiều thì trẻ có thể sẽ thấy khó khăn chuyển sự đầu tư của nó sangcác đối tượng mới trong giai đoạn mới Trong trường hợp đó dễ xảy ra sự cốđịnh
Khi khoái cảm mút vú vẫn là một phần những hoạt động của đứa trẻ, thìlợi bắt đầu cứng lên và mọc răng Nó làm tăng khoái cảm và thậm chí tìm kiếmmột cảm giác về sức mạnh bằng cách cắn vú khi bú, như nhiều bà mẹ cho con
bú có thể dễ dàng nhận thấy điều đó theo kinh nghiệm của mình Khi đứa trẻ
bú, tính hung dữ thơ ngây khiến nó nhay đầu vú và sự chống cự của nó khi mẹrút vú ra Điều này sẽ gây cho nó sự đau khổ vì bị mất đi những cảm giác kích
Trang 23thích dễ chịu Đó là tính gây hấn có chủ ý, còn được biểu hiện rõ hơn nữa khiđứa trẻ được cho bú bằng bình sữa.
Đối tượng tính dục thứ nhất dùng miệng là đôi vú của bà mẹ, cái có thểthỏa mãn nhu cầu ăn của đứa bé sơ sinh Sau đó khi đứa bé đã thỏa mãn được
cả tính dục và nhu cầu nuôi ăn, nó sẽ không cần đến vú mẹ nữa, mà thay vào đóbằng ngón tay, nghĩa là một phần của thân thể nó
Freud cho rằng sự phát triển ở thời kì môi miệng hình thành nền tảngnhân cách của tuổi trưởng thành Có 5 kiểu hoạt động môi miệng:
i Nuốt vào: trẻ thích thú nuốt thức ăn vào thì sẽ trở thành một người lớnnuốt ngấu nghiến
ii Giữ chặt lại: trẻ giữ chặt đầu vú khi kéo nó ra có thể dẫn tới tính quyếtđịnh và bướng bỉnh
iii Cắn: là nguyên mẫu của huỷ hoại, mỉa mai, đay nghiến yếm thế vàthống trị
iv Nhổ ra: trở thành khước từ
v Đóng, khép lại: ngậm chặt miệng lại dẫn tới khước từ, phủ định hayhướng nội Khi trưởng thành, người có nét tính kiểu này hay có những hành viđịnh hình như là hút thuốc lá, cắn móng tay…
Việc thất bại trong đáp ứng nhu cầu cắn và nhai khi còn là một đứa trẻnăm đầu tiên có thể sẽ hình thành nên đặc tính chế nhạo, tranh luận, hành hạ
của một người mắc chứng “khẩu dâm”.
Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn môi miệng là sự gắn bó với mẹ
Freud tuyên bố rằng tầm quan trọng của mẹ là “độc nhất, có một không hai, vô
tận cho suốt cuộc đời, như là một đối tượng thương yêu mạnh mẽ nhất và là nguyên mẫu cho mọi quan hệ tình cảm sau này” Bởi vì bà mẹ là điển hình thỏa
mãn các nhu cầu như ăn, bú mớm, sưởi ấm là đối tượng yêu thương đầu tiên
Trang 24của trẻ ở thời thơ ấu nên trẻ đầu tư vào mẹ một phần lớn dục năng Giai đoạnmôi miệng được kết thúc khi trẻ dứt sữa.
Giai đoạn hậu môn
Sự thay đổi từ môi miệng đến vùng hậu môn đánh dấu sự phát triển tâmtính dục Freud tin rằng, sự thay đổi này là phổ quát và xảy ra như một chứcnăng của sự trưởng thành Đứa trẻ trải qua sự vui thú và đánh dấu vùng hậumôn như những địa thế nhạy cảm tính dục trong việc giữ lại hoặc trục xuấtphân ra, sự thích thú có thể gia tăng bằng cách học trì hoãn đại tiện
Nhu cầu sinh lí đi đại tiện tạo ra sự căng thẳng, và sự căng thẳng nàyđược giải tỏa đi khi nhu cầu đó được thỏa mãn Sự kích thích hậu môn kéo theo
sự giảm bớt căng thẳng Cũng như ở giai đoạn môi miệng, vùng kích dục manglại hẫng hụt, lo hãi cũng như khoái cảm Khi trẻ phải đối mặt với sự huấn luyện
vệ sinh, mong muốn được thỏa mãn ngay bị hẫng hụt, trẻ gặp mâu thuẫn với xãhội đầy quyền uy của người lớn
Nếu huấn luyện vệ sinh đặc biệt khắt khe hay quá sớm hoặc được cha mẹquá quan trọng hóa có thể trở thành nguồn gốc của lo hãi của trẻ sau này Một
số trẻ phản ứng với việc dạy dỗ đi vệ sinh quá nghiêm ngặt bằng giữ phân lại
và trở nên táo bón hoặc đi đại tiện vào những giờ không phù hợp và ở bất cứchỗ nào
Cả ở đây nữa, ý chí sức mạnh và độc lập có thể xung đột với mong muốnđơn giản được thích thú, được yêu thương và được nhận sự yêu thương ấy một
cách thụ động Giữ phân lại trong ruột già, bướng bỉnh không chịu "đi ị" vào bô
là những cách thách thức uy quyền của cha mẹ Còn có thêm một thích thú vềcảm giác giữ phân lại khi ruột già đầy cứng, một thích thú về thể chất, gắn vớiviệc trì hoãn, do đó, kéo dài khoái cảm ngược lại là tống hết phân ra khỏi ruột
Hoạt động và sự kiện xung quanh vùng hậu môn được sử dụng làmnguyên mẫu cho nhiều hành vi trong giai đoạn này cũng như ở giai đoạn sau
Trang 25Đại tiện tung tóe, không kiểm soát được là nguyên mẫu tính tình cáu kỉnh hoặcrèn luyện thân thể mạnh mẽ, thúc bách Phản ứng lại với vệ sinh nghiêm ngặtquá, trẻ có thể trở thành bừa bãi, bẩn thỉu và vô trách nhiệm, hoặc trẻ có thể trởthành một người lớn say mê sạch sẽ, căn cơ, tự quản quá mức Niềm tự hào củangười mẹ về thành tích của con trong việc giữ vệ sinh có thể tạo nên một mốiquan hệ giữa tặng cho một món quà (phân) và nhận được tình yêu, trong trườnghợp này đứa trẻ có thể trở thành hào phóng Nếu người mẹ dành một giá trị lớncho những chất trẻ sản xuất ra khi đi vệ sinh, trẻ có thể trở nên sáng tạo và sáng
tác hoặc trái lại, trầm cảm do thấy mất mát Freud dùng từ “đặc tính hậu môn”
để mô tả một người trật tự, mô phạm và ngoan cố Một người như thế có một trigiác lệch lạc về thế giới, trong khi cố gắng một cách vô bổ làm mọi thứ rõ ràng,ngăn nắp và không nhập nhằng
Giai đoạn dương vật (khoảng 3 đến 5 tuổi)
Từ năm thứ ba trở đi, đời sống tình dục của đứa bé có nhiều điểm rấtgiống đời sống tình dục của người lớn, chỉ khác ở chỗ các cơ quan sinh dụcphát triển chưa đều, tính chất tình dục là tính chất sa đọa rõ ràng và tất nhiên ởchỗ cường độ tình dục đó không mạnh bằng của người lớn thôi
Phương pháp rõ rệt nhất, dù đó là phương pháp phát triển sớm nhất, làviệc trẻ con thủ dâm với chính các cơ quan sinh dục Chúng ta đã thấy rằng ởcác bé trai, đương nhiên đó là một cái gì chúng học để làm khi sờ mó hay vuốt
ve dương vật của chúng, còn các bé gái thì cũng chú ý giống như thế tới âm vật
Giai đoạn dương vật hay còn gọi là thời kì cơ quan sinh dục khởi đầu,đứa trẻ đối mặt với một tập hợp mới những vấn đề thách thức Ở giai đoạn này,khoái cảm và các vấn đề tập trung vào vùng sinh dục Kích thích vùng sinh dụcdẫn tới căng thẳng, giảm nhẹ căng thẳng đem lại khoái cảm Vấn đề ở giai đoạn
này nổi lên khi xung năng tính dục chĩa về người cha hoặc mẹ Đó là “phức
cảm Oedipus” và “mặc cảm Êlectra”.
Trang 26Trong giai đoạn này, Freud nhấn mạnh tới phát triển của trẻ trai hơn trẻgái, bởi ông tin rằng ở trẻ trai mâu thuẫn mãnh liệt hơn Bé trai có những hammuốn tình dục với mẹ và không muốn chia sẻ mẹ với cha Cậu bé ngay lúc đầutheo đuổi mẹ nó như một đối tượng tình yêu và cư xử theo chiều hướng quyến
rũ mẹ nó Đứa bé chỉ muốn độc chiếm người mẹ, khó chịu vì sự có mặt củangười cha, tỏ vẻ giận dỗi mỗi khi người cha có những cử chỉ âu yếm mẹ vàkhông giấu vẻ hài lòng mỗi khi cha đi xa, có lúc nói rõ cảm tình của mình vàhứa là sẽ lấy mẹ Người ta bảo đó chỉ là những ý kiến trẻ con không liên can gìđến Oedipus, nhưng dù sao đó vẫn là những sự kiện, đại diện cho mặc cảmOedipus
Khi đứa bé tỏ ra tò mò về phương diện sinh lí, muốn ngủ đêm cạnh mẹ,muốn xem mẹ tắm rửa hay dùng nhiều hình thức khác để làm cho người mẹcười như nắc nẻ về sự ngây thơ của con, thì tính chất tình dục, theo Freud,không còn gì đáng nghi ngờ nữa Chúng ta không nên quên rằng người mẹ cũngsăn sóc đứa bé gái như thế mà không đưa đến kết quả tương tự, và nhiều khingười cha cũng tỏ vẻ âu yếm đứa bé trai chẳng kém gì người mẹ nhưng khôngphải vì thế mà được nó mến yêu như đối với mẹ nó
Cùng lúc, nó xem cha mình như là đối thủ trong tình cảm của mẹ và xuấthiện sợ hãi rằng ông ta sẽ trừng phạt nó bằng cách cắt đi dương vật của nó.Người ta hơi ngạc nhiên là bên cạnh mặc cảm bị thiến, trong một vài trườnghợp trẻ tỏ ra âu yếm đối với cha Theo Freud, mặc cảm sợ thiến cũng là mộtham muốn quyền năng, tạo cho bé trai khao khát áp đặt tính dục của mình đốivới người mẹ, đồng thời nó lại đồng nhất với cha của mình Điều này có nghĩa
là nó phát triển một quan hệ cảm xúc mãnh liệt với cha, xu hướng giống cha vàtiếp thu những hành vi, giá trị, tư tưởng, mối quan tâm và thái độ của cha, gópphần vào việc đồng nhất hóa vai trò giới tính của mình như một người đàn ông
Trang 27Vừa sợ hãi bị thiến lại đồng thời đồng nhất với cha Những tình cảm này,tuy đối lập nhau ở người lớn, lại có thể hòa hợp nhau, đi cạnh nhau rất lâu dàitrong vô thức của đứa bé Người ta còn nói rằng những tình cảm đó do tínhcách ích kỉ của đứa bé gây ra thôi chứ không hề có tính chất tình dục Điều nàyrất đúng nhưng thực ra trong tình trạng này cũng như trong bao nhiêu tình trạngkhác tương tự, tính ích kỉ chỉ mở đường cho tình dục sau này thôi
Ở nữ, đối chiếu với mặc cảm Oedipus là mặc cảm Êlectra So với trẻ trai,trẻ gái đối mặt với một xung đột tương tự, nhưng ít mãnh liệt hơn Mặc cảmnày khởi đầu khi cô bé khám phá ra mình không có dương vật và mong rằng
mình sẽ có một cái Freud gọi đó là “sự ghen tị dương vật” Cha là đối tượng khao khát tình dục của con gái Freud nói: “Nó đã thấy và biết là nó không có
và nó muốn có” Bé gái bắt đầu quý cha hơn mẹ, nó nghĩ là nó đã bị thiến và
oán mẹ vì sự mất mát đó, vì: “mẹ đã sinh ra nó ở trên đời, không được trang bị
đầy đủ như vậy” Lòng tức giận đối với mẹ làm suy yếu sự đầu tư đối với mẹ.
Ở bé gái, mặc cảm Êlectra thường tiếp tục nhiều năm song có thể yếu dần đihoặc bị dồn nén
Người phụ nữ bị ám ảnh từ giai đoạn dương vật có thể dẫn đến tán tỉnhquyến rũ đàn ông Còn đối với nam giới, ám ảnh giai đoạn này có thể sinh ramột cá nhân tự đắc, tràn đầy tham vọng
Giai đoạn tiềm tàng (khoảng 5 tuổi cho đến dậy thì)
Giai đoạn này các xung năng tính dục bị dồn nén lại và không một kíchthích nào trên cơ thể được xuất hiện Trẻ quên đi các xung năng tính dục vànhững huyễn tưởng của thời thơ ấu Ở thời kì này, trẻ có khuynh hướng tìmkiếm sự gắn bó tình cảm với những thành viên có cùng giới tính và hướngnhững suy nghĩ của mình vào hoạt động học tập và vui chơi Cảm giác tính dụcvẫn đang còn nhưng nó yếu hơn và chuyển vào những quan tâm xã hội và vunđắp những phòng vệ đối với tình dục
Trang 28Giữa năm lên 6 và 8 tuổi, sự phát triển của tình dục có ngừng trệ và đâyđược coi là thời kì tiềm tàng Thời kì tiềm tàng này có thể không có, nhưng dù
có hay không có thời kì đó thì nó cũng không làm ngừng hẳn của mọi hành vitình dục Phần lớn các biến cố và khuynh hướng tinh thần xảy ra trước thời kìtiềm tàng này đều bị lãng quên, làm cho chúng ta không còn nhớ gì về nhữngnăm đầu tiên trong thời thơ ấu nữa Sự lãng quên này chính là hậu quả của chèn
ép Nhiệm vụ của Phân tâm học, theo Freud, là làm sống lại kỉ niệm của thời kì
ấu thơ
Giai đoạn sinh dục (tuổi vị thành niên)
Các xung năng tính dục bị chèn ép suốt thời kì tiềm tàng, xuất hiện trở lạimạnh mẽ cùng với kết quả của những biến đổi ở tuổi dậy thì Ở thời kì này, cácxung năng tính dục được hướng về một trẻ cùng trang lứa nhưng khác giới.Tình dục chín muồi ở tuổi trưởng thành nhắm đến mục tiêu sinh học về sinhsản Tình yêu trở thành vị tha hơn, ít quan tâm tới khoái cảm cá nhân hơn cácgiai đoạn trước
Đây là thời điểm cao trào của thời kì phát triển tâm sinh học Nó là nơilưu giữ bản năng sinh lí và tình cảm, hai cái này quyện vào nhau và hợp thànhmột cá thể trưởng thành về mặt tính dục Một người mang tính chất của thời kìsinh dục là một cá nhân dị tính luyến ái, có trách nhiệm và trưởng thành, làngười hành động và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
1.2.3.3 Các cơ chế phòng vệ của nhân cách
Trong bộ máy tâm thần của con người luôn diễn ra những xung đột tâm
lí, về cơ bản, đó là sự xung đột giữa Cái Nó chứa đựng trong mình các hammuốn, nhu cầu bản năng với Cái Tôi Để bảo vệ Cái Tôi tránh được những căngthẳng, lo âu - hậu quả của xung đột, Cái Tôi đã đưa ra những phương thứcnhằm tự bảo vệ Xét về mặt tâm lí, các cơ chế phòng vệ chính là phần vô thức
Trang 29trong Cái Tôi Luận điểm về các cơ chế phòng vệ đã được Freud trình bày từ
1926, sau đó đã được A Freud (1946) đã phát triển tiếp
iii) Cách thường gặp nhất: chúng phải thay hình, đổi dạng thành cáctượng trưng (symbol) để Cái Tôi có thể chấp nhận Chúng có thể thể hiện dướidạng các triệu chứng rối loạn Ví dụ, triệu chứng bất lực ở người đàn ông gặpphải những rắc rối về tình dục Bất lực đã giúp cho ông tránh được những mặccảm lo âu, tội lỗi có thể xuất hiện khi hoạt động tình dục có hứng thú
Những xung năng bị chèn ép cũng có thể thể hiện trong các giấc mơ, quacác lời nói lỡ, hành vi lỡ hoặc trong các cơ chế phòng vệ khác
Trang 30Thay thế (Displacement)
Tạo phản ứng chỉ diễn ra trong một giới hạn hẹp Như ví dụ trên, cô gáichỉ thể hiện tình yêu với mẹ (là người mình ghét) chứ tình yêu đó không lan tỏasang người khác Thay thế thể hiện ở chỗ cá nhân chuyển hướng những xungnăng không được chấp nhận sang những người khác hoặc các đối tượng khác
Ví dụ, thay thế cho việc thỏa mãn nhu cầu tình dục bằng cách sưu tầm ảnh khỏathân
Cố định (Fixation)
Phát triển tâm- tính dục trải qua các giai đoạn khác nhau Khi chuyển giaiđoạn, cá nhân có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, cản trở Khi đó sự pháttriển/libido có thể bị cố định lại ở giai đoạn hiện thời mà không chuyển sanggiai đoạn mới theo như lộ trình Sự cố định này thường gây ra những nét tínhcách đặc trưng của giai đoạn bị cố định Ví dụ, cố định ở giai đoạn miệng cóthể tạo ra những nét tính cách cũng như thói quen như: thích ăn uống, nhậu nhẹthoặc hút thuốc Cố định ở giai đoạn hậu môn có thể kéo theo nét tính cách: cẩnthận, ngăn nắp
Thoái lui (Regression)
Trong một số trường hợp, do có những cản trở, khó khăn, libido khôngdừng lại ở giai đoạn này và “cố định” lại mà tệ hơn thế, lại lùi xuống giai đoạndưới của sự phát triển Ví dụ, trẻ đã thôi bú nhưng lại lùi lại, đòi bình để bú khi
mẹ sinh em bé
Trang 31Phủ nhận
Phủ nhận sự tồn tại của các mối đe dọa từ bên ngoài hoặc các sự kiện gâychấn thương Ví dụ, một người bệnh phủ nhận việc mình bị trầm cảm mặc dùcác triệu chứng đã rõ ràng
Trình bày lại hành vi sao cho nó trở nên dễ hiểu hơn, dễ chấp nhận hơn,
do đó ít mang tính đe dọa hơn đối với người xung quanh
Phóng ngoại
Khi các xung năng tạo ra quá nhiều lo âu, Cái Tôi có thể giải tỏa lo âubằng cách phóng chiếu những xung năng đó lên đối tượng bên ngoài, thường làngười khác
Phóng nội
Phóng nội là cơ chế phòng vệ trong đó cá nhân tiếp nhận những phẩmchất tích cực của người khác thành của mình Ví dụ, thiếu nữ mới lớn có thểphóng nội những giá trị tích cực, kiểu dáng của một ngôi sao ca nhạc hoặc mộtngôi sao màn ảnh Phóng nội làm cho cá nhân cảm thấy mình có giá trị hơn, tốthơn và qua đó cũng làm giảm đi lo âu
Freud xem cấu trúc của phức cảm Oedipus như là một hình mẫu củaphóng nội Trong thời kì này, trẻ nhập tâm uy quyền và những giá trị của cha
mẹ Đây cũng chính là khởi đầu của sự hình thành Siêu Tôi Lúc đầu trẻ sống
và hành động theo những giá trị, niềm tin đạo đức mà chúng lĩnh hội được Dần
Trang 32dần (trong giai đoạn tiềm tàng) Siêu Tôi của trẻ mới định hình và mang tính cánhân rõ nét hơn.
Thăng hoa
Các cơ chế phòng vệ (trừ thăng hoa) đều nhằm bảo vệ Cái Tôi tránh lo
âu Tuy nhiên từ góc độ xã hội, những cơ chế này còn có thể gây ra những hoàinghi nhất định Chỉ riêng cơ chế thăng hoa là có lợi cho cả cá nhân và nhóm/xãhội
Thăng hoa cũng là một dạng chèn ép những mục đích tính dục của Erosbằng cách thay vào đó là những mục đích xã hội và nghệ thuật như: âm nhạc,hội họa điêu khắc, văn học Hầu như ai cũng có thể thăng hoa bởi nó cho phépdung hòa giữa lợi ích của cá nhân và xã hội
Nhìn chung các cơ chế phòng vệ nhằm bảo vệ Cái Tôi tránh lo âu Các
cơ chế phòng vệ rất đa dạng và ai cũng có thể sử dụng những cơ chế này ở cácmức độ khác nhau
1.3 Lí thuy t v tâm b nh ết về tâm bệnh ề tâm bệnh ệnh
Trong lĩnh vực lâm sàng tâm thần, việc phân loại các rối loạn tâm thần thường xuyên có sự thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi về các khái niệm, thuật ngữ Những khái niệm chính liên quan đến các rối loạn tâm thần hiện nay đang dùng gồm:
- Loạn thần (Psychosis): là triệu chứng của bệnh tâm thần, thể hiện
ở mất khả năng nhận biết hiện thực, thưởng kèm theo hoang tưởng, ảo giác Cần phân biệt loạn thần với rối loạn tâm thần Loạn thần thường được coi là rối loạn tâm thần ở mức độ nặng.
- Nhiễu tâm (Neurosis): người bệnh còn khả năng nhận biết được hiện thực Các rối loạn chủ yếu do những xung đột nội tâm hoặc do các sự kiện trong cuộc sống
Trong các tài liệu tiếng Việt, neurosis được dịch ra nhiều từ khác
nhau Lúc đầu được gọi là loạn thần kinh/loạn thần kinh chức năng Về sau, cụm từ tâm căn được dùng nhiều hơn BS Nguyễn Khắc Viện đề xuất
Trang 33dùng cụm từ nhiễu tâm (phân biệt với loạn tâm - psychosis).
- Rối loạn chức năng (Functional Disorder): rối loạn không do tổn thương cấu trúc, ví dụ rối loạn chức năng tình dục.
- Rối loạn thực tổn (Organic Disorder): các rối loạn do tổn thương cấu trúc não Ví dụ, các rối loạn tâm thần do viêm não
1.3.1 Sự hình thành các triệu chứng tâm bệnh
Theo Phân tâm, những xung năng vô thức luôn đòi được thỏa mãn songchúng cũng luôn kèm theo nguy cơ gây lo âu Do vậy chúng gặp phải sự ngăncản của chế phòng vệ, trước hết (và chủ yếu) là cơ chế chèn ép Những xungnăng bị chèn ép này lại tiếp tục gây áp lực, đòi được thoát lên bình diện ý thức
để được giải tỏa Những xung đột này tiếp tục gây căng thẳng, kích thích, làmcho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí đau đớn về mặt tâm thần Nếukhông đi được đường thẳng, các xung năng tìm cách đi đường vòng: chúng liênkết với những xung năng khác, ít bị “nghi ngờ” hơn, tạo thành các symbol -tượng trưng, khác với những xung năng ban đầu để lọt lên ý thức Chúng cũng
có thể lợi dụng lúc ý thức sơ hở, ví dụ, lúc ngủ, để giải tỏa
Theo Freud, thành tố cảm xúc đi kèm theo những xung năng bị chèn ép
có thể chuyển sang dạng lo âu Do những xung năng bị chèn ép đã không được
ý thức nên chủ thể cũng không nhận thức được nguyên nhân của các lo âu
Mô hình nhiễu tâm có thể được lí giải như sau:
Các xung năng tính dục đòi hỏi được thỏa mãn Tuy nhiên do ẩn chứa lo
âu nên chúng bị chèn ép, trấn áp Các xung năng bị chèn ép lại tiếp tục gây áplực, đòi được lên ý thức để được giải tỏa Các cơ chế phòng vệ của Cái Tôi vẫnkiên quyết ngăn cản Xung đột tạo ra trạng thái căng thẳng, kích thích và hậuquả là Cái Tôi cũng bị mệt mỏi, suy nhược, giảm sút năng lượng tâm thần Đâychính là nguyên nhân dẫn đến nhiễu tâm hiện thời theo quan niệm của Freud
Nhiễu tâm hiện thời (Actual Neurosis) bao gồm: phản ứng lo âu; trầm
cảm và suy nhược - nghi bệnh Trong nhiễu tâm hiện thời, cơ chế phòng vệ chủ
Trang 34yếu là chèn ép, ngoài ra các cơ chế khác không rõ lắm Mặt khác, các triệuchứng của nhiễu tâm hiện thời cũng khó được lí giải từ góc độ là những tượngtrưng cho các xung năng tính dục bị chèn ép Do vậy các nhà phân tâm cũng ít
chú ý đến nhóm rối loạn này Cũng cần lưu ý rằng Nhiễu tâm hiện thời và
loạn-nhiễu tâm là hai khái niệm của Freud; chúng không có trong danh mục phân
loại các rối loạn tâm thần
Loạn-nhiễu tâm
Trong xung đột giữa các bản năng vô thức với các cơ chế phòng vệ,ngoài cơ chế chèn ép, các cơ chế phòng vệ khác cũng có thể tham gia nhằm “hạnhiệt” lo âu Khi đó có thể xuất hiện trạng thái mà Freud gọi là loạn - nhiễu tâm(psycho-neurosis) Như vậy, các triệu chứng của loạn - nhiễu tâm phụ thuộcvào 2 yếu tố:
- Các xung năng đòi hỏi thỏa mãn, giải tỏa
- Các thế lực/sức mạnh phòng vệ
Theo Freud, trạng thái nhiễu tâm hiện thời chỉ là sự khởi đầu của loạn nhiễu tâm bởi xung đột giữa các xung năng vô thức với các thế lực phòng vệthường dẫn đến sự dung hòa Những triệu chứng loạn - nhiễu tâm chính là kếtquả của sự dung hòa như vậy Trong sự dung hòa này, các xung năng đã bị méo
-mó, biến dạng, bị làm sai lệch đi để gây ra lo âu ít hơn Sự căng thẳng theo đócũng giảm đi và giảm áp lực đòi được giải tỏa
Trong loạn - nhiễu tâm, Freud chia ra làm 2 loại: nhiễu tâm chuyển đổi
và nhiễu tâm tự si/tự yêu (Neurosis Narcissism) Gọi là chuyển đổi(Conversion) là vì các xung năng vô thức đã bị làm đổi dạng, khác với dạngban đầu Dạng loạn - nhiễu tâm chuyển đổi đơn giản nhất là ám ảnh sợ, còn cácrối loạn như: hysteria và ám ảnh - cưỡng bức là những dạng loạn - nhiễu tâmphức tạp hơn
Trang 353.1.2 Lo âu
Phân tâm phân biệt lo âu (Anxiety) và lo hãi (Fear) Lo hãi (cũng có chỗFreud gọi là lo âu thực, lo âu có đối tượng) xuất hiện khi chủ thể cảm nhậnđược sự đe dọa có thực từ phía bên ngoài
Lo âu cũng được Freud tách ra thành 2 loại:
Lo âu nhiễu tâm (Neurotic Anxiety): cá nhân lo sợ rằng những hammuốn bản năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, gây ra những hành vi để bị trừngphạt
Lo âu đạo đức (Moral Anxiety): cảm giác tội lỗi vì đã hoặc sẽ làm mộtđiều gì đó không được xã hội bên ngoài chấp nhận
Lo hãi/lo sợ: Freud cho rằng lo hãi là kinh nghiệm cá nhân về quá trìnhsinh đẻ bình thường của con người Ở vào thời điểm chuyển môi trường sống từmôi trường nước ra môi trường cạn, từ môi trường được bảo vệ, bao bọc trong
dạ con chuyển sang môi trường có nhiều yếu tố đe dọa, con người đã có nhữngphản ứng sợ hãi Sự trống trải, nghẹt thở ở vào thời điểm chào đời cũng lànhững biểu hiện thường xuất hiện trong trạng thái lo hãi sau này của con người.Trong tiếng một số nước như Đức, Pháp, thuật ngữ lo hãi có liên quan đếnnghẹt thở, chật hẹp
Khi cá nhân phải đối mặt với kích thích tượng trưng cho xung đột cơ bảnthì cá nhân xuất hiện trạng thái lo âu nhẹ
Trang 36Ở một góc độ khác, tình dục đồng giới chỉ là sự thay thế mục đích gầnhơn và dễ đạt hơn ở người bạn đồng giới so với người khác giới Theo một sốhoang tưởng trẻ con, phụ nữ là một vũ trụ tình dục bí ẩn, chứa đầy sự đe dọa vàđàn ông có thể bị mất dương vật khi tiếp cận vào vũ trụ đó Ví dụ, quan niệmrằng âm đạo có răng đôi khi lại là nguyên nhân làm cho một người đàn ôngthích một người đàn ông khác thay vì lựa chọn phụ nữ
Loạn dục là những hình thức trưởng thành chưa đầy đủ của đối tượng vàmục đích tính dục Loạn dục nhìn trộm và loạn dục phô bày thường có ở cùngmột người và thường ở đàn ông nhiều hơn Với trẻ con, nhìn thấy và được nhìnthấy cũng là những yếu tố quan trọng của sự thỏa mãn hưng phấn tính dục
Trong Ba tiểu luận về lí thuyết tính dục (1905), Freud quan niệm ác dục
(cá nhân chỉ cảm thấy thỏa mãn khi làm đau, hành hạ bạn tình) như là một sự
mở rộng tính gây hấn bình thường, cần thiết cho chủ thể làm tình để đạt được
sự kết hợp tính dục đầy đủ từ phía bên kia Theo Freud, tính chủ động và tínhthụ động tương ứng với ác dục và khổ dục (cá nhân chỉ cảm thấy thỏa mãn khiđược bạn tình gây đau đớn, hành hạ), tương ứng với những đặc trưng bìnhthường của nam giới và phụ nữ Ông cũng cho rằng ham muốn thống trị, bắtngười khác phải chịu đau đớn như là một dấu hiệu quyền lực đối với ngườikhác đã xuất hiện sớm trong tuổi thơ
Trang 37Chứng tự si/quá tự yêu (Narcissism) trong một chừng mực nào đó là mộthiện tượng bình thường ở tuổi thiếu niên Con trai, con gái lớn đều quan tâm,chăm lo đến hình thức bên ngoài của mình Vào giai đoạn này chúng rất dễ bịtổn thương khi sự kiêu căng được kích thích Giai đoạn này cũng dễ dẫn đếntình dục đồng giới
Trong lâm sàng, các rối loạn tình dục đa dạng hơn rất nhiều những gì màFreud đề cập đến Trong bảng 1.1 chúng tôi trích phần về rối loạn tình dục(F50-F59) của ICD-10 để bạn đọc tham khảo
B ng 1.1 Phân lo i các r i lo n tình d c trong ICD-10 (1992).ảng 1.1 Phân loại các rối loạn tình dục trong ICD-10 (1992) ại các rối loạn tình dục trong ICD-10 (1992) ối loạn tình dục trong ICD-10 (1992) ại các rối loạn tình dục trong ICD-10 (1992) ục trong ICD-10 (1992)
F50-F59: Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lí
và các nhân tố cơ thể:
… F52: Loạn chức năng tình dục không do rối loạn hoặc bệnh thực tổn .0: Thiếu hoặc mất ham muốn tình dục.
.1: Ghét sợ tình dục và thiếu thích thú tình dục.
.2: Thất bại trong đáp ứng tình dục.
.3: Loạn chức năng khoái dục.
.4: Phóng tinh sớm.
.5: Co thắt âm đạo không thực tổn.
.6: Đau khi giao hợp không thực tổn.
.0: Loạn dục chuyển giới.
Trang 38.1: Loạn dục cải trang 2 vai trò.
.2: Rối loạn phân định giới tính của trẻ em.
.8: Các rối loạn phân định giới tính khác.
.9: Các rối loạn phân định giới tính không biệt định.
F65: Các rối loạn về ưa chuộng giới tính.
.0: Loạn dục đồ vật.
.1: Loạn dục cải trang đồ vật.
.2: Loạn dục phô trương.
.3: Loạn dục nhìn trộm.
.4: Loạn dục với trẻ em.
.5: Loạn dục gây đau chủ động hoặc bị động.
.6: Các rối loạn về ưa chuộng tình dục nhiều loại.
.8: Các rối loạn về ưa chuộng tình dục khác.
.9: Rối loạn về ưa chuộng tình dục không biệt định.
F66: Các rối loạn hành vi và tâm lí kết hợp với sự phát triển và định hướng giới tính.
.0: Rối loạn về sự trưởng thành tình dục.
.1: Định hướng tình dục loạn trương lực bản thân.
.2: Rối loạn quan hệ tình dục.
.8: Các rối loạn phát triển tâm lí tình dục khác.
.9: Rối loạn phát triển tâm lí tình dục không biệt định.
2 CÁC LÍ THUYẾT TÂM LÍ HỌC CÁI TÔI
2.1 Tâm lí học Cái Tôi của Anna Freud
2.1.1 Tiểu sử
Khi đề cập đến sự phát triển của Phân tâm học sau Freud, nhiều tác giả
đã dẫn câu nói của Freud khi ông coi Carl Jung là “Hoàng thái tử” của Phântâm Tuy nhiên chính Anna Freud mới là người trung thành với Phân tâm họcchính thống của cha Bà không chỉ là thừa kế mà còn có những đóng góp, bổ
Trang 39sung quan trọng cho Phân tâm học, đặc biệt là mảng tâm lí trẻ em, mảng màFreud có rất ít nghiên cứu cụ thể mặc dù lí thuyết về sự phát triển tâm tính dụccủa ông tập trung nhiều vào lứa tuổi nhỏ.
Anna Freud (1895-1982) là con út trong số sáu người con của S Freud
và là người duy nhất đi theo nghề tâm lí của cha Anna có tuổi thơ không hạnhphúc, bà không được cưng chiều trong gia đình Từ những năm tháng tuổi thơ,trong bà chỉ đọng lại “ấn tượng bị bỏ rơi, cảm giác thường xuyên rằng mình làgánh nặng của gia đình, tâm trạng buồn chán và cô đơn” Bà luôn ganh tị vớichị gái của mình là Xophia - con gái cưng của mẹ bà Tuy nhiên, sau thời mộtgian ngắn, chính Anna cũng trở thành ngươi con cưng của cha Freud đã gắn bócon út cũng như đã từng gắn bó với những điếu xì gà của mình
Anna đã bị lôi cuốn bởi những nghiên cứu của cha Ngay từ năm 14 tuổi,
bà đã thường có mặt trong những buổi họp của Hội Phân tâm học thành Viên,ngồi lặng lẽ ở một góc và háo hức tiếp thu những điều mọi người nói Vào năm
22 tuổi, bị tác động của sự quyến luyến cảm xúc sâu sắc với cha và cũng bởiảnh hưởng của sự bất an mà S Freud gọi là “tính dục”, bà đã trải qua một sốbuổi phân tâm dưới sự hướng dẫn của cha Như bà đã công bố, trong nhữnggiấc mơ của bà có rất nhiều tình huống liên quan tới bạo lực: bắn, giết, chếtchóc Bà thường bảo vệ cha mình trước kẻ thù Những buổi phân tâm đã kéodài trong 4 năm, 6 buổi trong 1 tuần và thường bắt đầu vào 10 giờ tối.Về sau S.Freud đã bị điều tiếng vì tiến hành những buổi phân tâm với con gái mình
Vào năm 1924 Anna đã đọc báo cáo đầu tiên của mình trong kì họp của
Hội Phân tâm học thành Viên, nhan đề Sự giải toả, những huyễn tưởng và ảo
mộng Báo cáo này chủ yếu được xây dựng dựa trên câu chuyện của một người
bệnh nặc danh Tuy nhiên trên thực tế, người bệnh đó chính là Anna Bà đã mô
tả những giấc mơ, trong đó thể hiện sự loạn luân giữa người cha và con gái, sựtrừng phạt và sự cưỡng bức thể xác, cũng như sự thoả mãn tính dục thông qua
Trang 40thủ dâm Báo cáo đã được Freud và những cộng sự của ông tiếp nhận một cáchrộng lượng và Anna đã được kết nạp làm thành viên của Hội Phân tâm AnnaFreud chưa từng xây dựng gia đình riêng Bà đã dành cả cuộc đời để chữa trịcho những trẻ em có các rối loạn cảm xúc bằng phương pháp phân tâm Sau đó,trong suốt thời gian dài cha bị bệnh, bà luôn ở cạnh ông Sự quan tâm và chămsóc của con gái Anna đối với cha đã trở thành một phần không thể tách rời củacuộc đời Freud Trong mười năm cuối cùng, bà là người quan trọng nhất trongcuộc đời của ông Tất cả sự chăm sóc, đi lại, bệnh tật và cả những công trìnhkhoa học của bà - tất cả những cái đó đã được phản ánh một cách cẩn thậntrong những trang nhật ký của S Freud.
Dù có nhiều điều phải bận tâm, bà vẫn dành nhiều công sức cho thựchành phân tâm và đã đặt nền móng cho một lĩnh vực nghiên cứu mới - Phântích tâm lí trẻ em Bà là tác giả của rất nhiều bài báo, những cuối sách và đãđóng góp quan trọng phát triển những tư tưởng của cha mình
Vào năm 1927 Anna Freud đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình với
tên gọi Phân tâm trẻ em, ở mức độ đáng kể đã xác định khuynh hướng quan
tâm nghiên cứu tiếp thu của bà Bà đã chứng minh sự cần thiết phải xây dựngkhuynh hướng đặc biệt của liệu pháp phân tâm - phân tâm trẻ em, nó cần tínhđến sự chưa chín muồi của tâm lí trẻ em và trình độ tương đối thấp của sự pháttriển ngôn ngữ nói
Những điều mới được bà đưa vào liên quan đến việc sử dụng các phươngpháp trò chơi trong phân tâm, cũng như quan sát trẻ trong hoàn cảnh tại nhà.Phần lớn các nghiên cứu được tiến hành ở Luân Đôn, nơi gia đình S Freud sinhsống sau khi chạy khỏi bọn Quốc xã vào năm 1938 Anna đã mở phòng khámcủa mình trong ngôi nhà, cạnh nơi mà cha bà đã qua đời Tại đây trong nhiềunăm, bà đã tiếp nhận người bệnh của mình, và sau đó bà đã thành lập Trungtâm Phân tâm học, nơi người ta đào tạo những nhà tâm lí lâm sàng từ khắp thế