1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khóa luận tốt nghiệp Biện pháp khắc phục lỗi chính tả trong dạy học tiếng việt lớp 5 trường Tiểu học

81 538 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

1.Lí do chọn đề tài: Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là công cụ tư duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh trong nhà trường nói riêng. Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn ngữ âm thanh, thành tiếng của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời về tự nhiên và xã hội, lịch sử dân tộc, sáng tạo ra các tác phẩm văn chương cho muôn đời. Đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết đúng chính tả có tầm quan trọng đặc biệt, trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn ngữ là tiếng Việt. Môn tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong nhà trường, và mục tiêu đầu tiên của giáo dục Tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “ Đọc thông viết thạo” chữ Quốc ngữ. Chính tả là một phần trong nội dung chương trình môn tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản, đó là nghe, nói, đọc, viết. Có các kỹ năng chính tả thành thạo sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham gia các quan hệ xã hội được thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chính xác, đồng thời việc mỗi thành viên xã hội phát âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng, thống nhất của tiếng Việt mà học sinh là một trong những thành phần của xã hội đó. Tuy nhiên hiện nay chất lượng dạy kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình vẫn chưa cao và còn nhiều bất cập. Việc viết chính tả của học sinh lớp 5 đa số còn mắc nhiều lỗi thông thường như: Viết hoa tự do, các lỗi về cách phát âm thực tế phương ngữ,… Muốn khắc phục những hạn chế này đòi hỏi chúng ta phải đánh giá chính xác kỹ năng viết trong phân môn chính tả của học sinh lớp 5, để từ đó có những biện pháp khắc phục. Đây chính là lý do khiến tôi chọn đề tài “Biện pháp khắc phục lỗi chính tả trong dạy học tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình.” Nhằm bước đầu tìm hiểu kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý và đề ra các biện pháp để khắc phục kỹ năng này. 2.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc dạy học phân môn chính tả cho hoc sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1, Khách thể: Các bài viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình. 3.2, Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình. 4. Gỉa thuyết khoa học: Kỹ năng viết chính tả của sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý trên địa bàn TP.Đồng Hới tỉnh Quảng Bình còn hạn chế. Nếu hiểu được thực trạng thì sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết chính tả. 5.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu các vấn đề lí luận về kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý. - Đánh giá thực trạng dạy viết chính tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình. - Đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình. 6.Phạm vi nghiên cứu: Về địa bàn và khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình. 7.Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu, thu thập, xử lý, chọn lọc và khái quát hóa các thông tin, những nghiên cứu thuộc các vấn đề có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. Làm sáng tỏ các thuật ngữ liên quan đến đề tài. Xây dựng các cơ sở khoa học về mặt lí luận cho đề tài. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát sư phạm (dự giờ), thực nghiệm… nhằm thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5, nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5. 7.3 Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp số liệu bằng phương pháp thống kê toán học như: tính tần suất mắc lỗi… 8. Cấu trúc khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình. Chương 3: Biện pháp khắc phục lỗi chính tả trong dạy học tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

Trang 1

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là công cụ

tư duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh trong nhà trường nóiriêng

Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn ngữ âmthanh, thành tiếng của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại vềkhông gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời về tự nhiên và xãhội, lịch sử dân tộc, sáng tạo ra các tác phẩm văn chương cho muôn đời

Đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết đúngchính tả có tầm quan trọng đặc biệt, trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn ngữ

là tiếng Việt Môn tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng nghe, nói,đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻtrong nhà trường, và mục tiêu đầu tiên của giáo dục Tiểu học là rèn luyện chohọc sinh kỹ năng “ Đọc thông viết thạo” chữ Quốc ngữ

Chính tả là một phần trong nội dung chương trình môn tiếng Việt ở bậc Tiểuhọc Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việchình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản, đó là nghe, nói, đọc, viết Có các kỹnăng chính tả thành thạo sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham gia cácquan hệ xã hội được thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chínhxác, đồng thời việc mỗi thành viên xã hội phát âm chuẩn và viết đúng chính tả

Trang 2

sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng, thống nhất của tiếng Việt mà học sinh là mộttrong những thành phần của xã hội đó.

Tuy nhiên hiện nay chất lượng dạy kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5Trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình vẫn chưa cao vàcòn nhiều bất cập Việc viết chính tả của học sinh lớp 5 đa số còn mắc nhiều lỗithông thường như: Viết hoa tự do, các lỗi về cách phát âm thực tế phương ngữ,

… Muốn khắc phục những hạn chế này đòi hỏi chúng ta phải đánh giá chính xác

kỹ năng viết trong phân môn chính tả của học sinh lớp 5, để từ đó có những biện

pháp khắc phục Đây chính là lý do khiến tôi chọn đề tài “Biện pháp khắc phục lỗi chính tả trong dạy học tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc

Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình.”

Nhằm bước đầu tìm hiểu kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5 Trường Tiểu

học Số 2 Bắc Lý và đề ra các biện pháp để khắc phục kỹ năng này

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc dạy học phân môn chính tả cho hoc sinh lớp

5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình, trên cơ sở đó đềxuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1, Khách thể:

Các bài viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý –TP.Đồng Hới – Quảng Bình

3.2, Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý –TP.Đồng Hới – Quảng Bình

4 Gỉa thuyết khoa học:

Kỹ năng viết chính tả của sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý trên địa bànTP.Đồng Hới tỉnh Quảng Bình còn hạn chế Nếu hiểu được thực trạng thì sẽ cóbiện pháp khắc phục phù hợp giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết chính tả

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 3

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý.

- Đánh giá thực trạng dạy viết chính tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 2Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

- Đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểuhọc Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

6 Phạm vi nghiên cứu:

Về địa bàn và khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên học sinh khối lớp 5trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Nghiên cứu, thu thập, xử lý, chọn lọc và khái quát hóa các thông tin, nhữngnghiên cứu thuộc các vấn đề có liên quan đến đề tài của các tác giả trong vàngoài nước Làm sáng tỏ các thuật ngữ liên quan đến đề tài Xây dựng các cơ sởkhoa học về mặt lí luận cho đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát sư phạm (dự giờ), thực nghiệm… nhằm thu thập thôngtin về thực trạng kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5, nâng cao kỹ năng viếtchính tả cho học sinh lớp 5

7.3 Phương pháp xử lý số liệu:

Tổng hợp số liệu bằng phương pháp thống kê toán học như: tính tần suất mắclỗi…

8 Cấu trúc khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóaluận gồm có 3 chương nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5 trường Tiểuhọc Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

Trang 4

Chương 3: Biện pháp khắc phục lỗi chính tả trong dạy học tiếng Việt lớp 5trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng:

Vấn đề kỹ năng đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu dưới nhiều góc

độ khác nhau Nhìn chung có hai hướng chính Đó là: Hướng nghiên cứu kỹnăng ở mức độ khái quát Đại diện của hướng nghiên cứu này có: K.K.Platonov,V.X.Cudin, P.Ia.Galperin, P.V.Peetropxki… P.Ia.Galperin chủ yếu đi sâu vàovấn đề hình thành tri thức, kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệtheo giai đoạn K.K.Platonov thì trình bày khái quát ba khái niệm: Tri thức, kỹxảo, kỹ năng và mối quan hệ giữa chúng theo quan niệm của ông và các nhà tâm

lý khác Hướng nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể Đây là hướng nghiên cứulớn về kỹ năng, gắn liền với nhiều nhà tâm lý lớn và trong nhiều hoạt động cụthể như: Kỹ năng hoạt động sư phạm (A.A.Leonchive,…), Kỹ năng học tập(G.X.kchiuc, N.A.Menchinxcaia…), Kỹ năng lao động ( V.G.Look,V.V.Tsebbuseva, E.A.Milerian…)

1.1.2 Các nghiên cứu về kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả:

Kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả được nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu.Năm 1989 nhà xuất bản Giáo dục có biên dịch cuốn “ Phương pháp dạy tiếng

mẹ đẻ - Các nguyên tắc tâm lý của việc dạy chính tả” của Đ.N.Bôgôiavlenxki.Năm 2007 nhà xuất bản Đại học Huế có biên dịch cuốn “ Dạy đọc viết cho tất cảhọc sinh ở Trường Tiểu học và chuyên biệt” của tác giả Kristin Bostelman &Vivien Heller

Trang 5

Nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu liên quan tới vấn đề kỹ năng viết ở cáckhía cạnh như: Xây dựng phương pháp dạy viết chữ, quy trình dạy viết chữ, quátrình dạy đọc viết – thủ thuật viết… với các tác giả như: E.N.Sokolova, Usinxki,F.de.Saussure và L.Hiclmslev.

Trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu tập trung chính vào hướngnghiên cứu về kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả: Lê Phương Nga có côngtrình “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Hà Quang Năng “ Từ thựctrạng mắc lỗi của học sinh Tiểu học, suy nghĩ về cách dạy học và sách giáo khoahiện nay”(Kỉ yếu hội thảo khoa học – 1997), Lê A với cuốn “ Chữ viết và dạychữ viết ở Tiểu học”, Nguyễn Đức Dương “ Về chiến lược dạy chính tả” (Kỉ yếuhội nghị khoa học – 1997), Hoàng Trọng Canh “ Chữ quốc ngữ với vấn đề luyệnchính tả ở trường phổ thông” (Ngữ học trẻ - 1996)

Tóm lại các công trình lí luận và thực tiễn của tác giả trong và ngoài nước đãlàm sáng tỏ nhiều vấn đề về kỹ năng, kỹ năng viết – kỹ năng viết chính tả Thếnhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống vềvấn đề kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 5

1.2 Các khái niệm công cụ:

1.2.1 Dạy học:

Dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáoviên, người học tự giác, tích cực, chủ động, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạtđộng nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Theo từ điển Tiếng Việt: “Dạy học là dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩmchất đạo đức theo chương trình nhất định”

Trang 6

Có rất nhiều khái niệm về kỹ năng, cụ thể:

- Theo Từ điển Tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thunhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”

- Khái niệm kỹ năng của nhà tâm lý học Nga K.K.Platonov: “Kỹ năng là khảnăng của con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành độngtrên cơ sở của kinh nghiệm cũ”

- Trong từ điển tâm lý học của A.V.Peetrovxki và M.G.Jarosecxki chủ biên năm

1990 cho rằng: “ Kỹ năng là phương thức thực hiện thông thạo hành động củachủ thể dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức, kỹ xảo đã có Kỹ năng được hìnhthành bằng con đường luyện tập, tạo cho con ngưởi khả năng thực hiện hànhđộng không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện đã thay đổi

1.2.3.2 Khái niệm viết chính tả:

- Theo Từ điển tiếng Việt: “Viết chính tả là vạch những đường nét tạo thànhchữ”

- Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và nhữngquy tắc, quy định riêng

Chính tả là gì?

- Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “Phép viết đúng” hoặc “Lối viết hợpvới chuẩn” Cụ thể, chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất chocác từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nướcngoài, cách viết đúng dấu câu…

- Chính tả là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quytắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân

Tóm lại, có thể hiểu kỹ năng viết chính tả là khả năng vận dụng những tri thức

và hiểu biết đã có vào trong hoạt động viết chính tả Hình thành cho học sinh kỹnăng viết chính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả theo quy định cótính chất xã hội

1.3 Những vấn đề lí luận về dạy học cho học sinh lớp 5:

Trang 7

1.3.1 Điều chỉnh chương trình day học phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh:

Mục đích: Điều chỉnh sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập và học tập có hiệu

quả trên cơ sở sử dụng tối đa các kiến thức và kỹ năng hiện có để lĩnh hội nhữngtri thức và kỹ năng mới; tránh những bất cập giữa những kỹ năng hiện có củahọc sinh và những nội dung giáo dục phổ thông; nâng cao tính tương hợp giữacách học của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên

Các phương pháp điều chỉnh: Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả

năng , nhu cầu, sở thích của học sinh, căn cứ vào nội dung của môn học, bàihọc, có thể áp dụng một trong các cách điều chỉnh như: Phương pháp đồng loạt,căn cứ vào yêu cầu bài học để xây dựng mục tiêu cho một bài dạy, thiết kế cáchoạt động nhằm hoàn thành các mục tiêu đặt ra Phương pháp trùng lặp giáo án,cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần những từ khó, dễ mắc lỗi

- Thay đổi hình thức giảng dạy của giáo viên: Nhiều khi việc ghi nhớ kiến thứccủa trẻ không phải chỉ thông qua việc giảng dạy, hướng dẫn của giáo viên màcòn được thông qua các hoạt động khác như: Tổ chức hoạt động vui chơi, cácgiờ thực hành, tổ chức các giờ học ngoài trời…

- Thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên: Trong giảng dạy giáo viên cầnthay đổi cách truyền đạt hay phong cách giảng dạy Phải có giọng nói vui tươi,diễn cảm giúp trẻ hứng thú trong học tập

- Vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau: Giáo viên cần biết vận dụngmột cách linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau, đúng lúc, đúng chỗ,phù hợp với nội dung và đối tượng, thể hiện nghệ thuật và phong cách sư phạm

Trang 8

- Thay đổi nội dung, yêu cầu và tiêu chí đạt thành công của học sinh: Mỗi họcsinh có nhu cầu và khả năng khác nhau, cách tiếp nhận kiến thức khác nhau Do

đó khi giảng dạy giáo viên giao nhiệm vụ và bài tập, giáo viên cần đảm bảo chohọc sinh có thể hoàn thành được Cùng một nhiệm vụ nhưng tùy thuộc vào khảnăng của mỗi em mà giao những phần việc khác nhau Cùng một nội dungnhưng khác nhau về thời gian, số lượng và mức độ của kiến thức

- Thay đổi cách trợ giúp: Trực tiếp – gián tiếp, gần – xa, nhiều – ít

Những nội dung cần điều chỉnh:

- Thời gian:

+ Tăng, giảm thời gian

+ Thường xuyên thay đổi các hoạt động

+ Nghỉ giải lao sau mỗi hoạt động

+ Dành ít phút để các em xem lại bài

+ Giao các bài tập để học sinh về nhà chuẩn bị trước

- Môi trường trong lớp học:

- Những vấn đề cần điều chỉnh trong các môn học:

+ Điều chỉnh cách học tập trong các môn học

+ Các biện pháp tiến hành giảng dạy: Áp dụng những kĩ thuật giảng dạy để lôicuốn học sinh, minh họa bằng mô hình, nhấn mạnh những thông tin quan trọng + Các biện pháp tự quản: Thường xuyên kiểm tra học sinh, dạy phương pháphọc, cho học sinh nhắc lại những vấn đề đã được hướng dẫn, có kế hoạch đểtổng hợp và khái quát kiến thức, dạy cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh

- Kiểm tra bằng nhiều hình thức: Kiểm tra nói, đọc bài kiểm tra cho học sinh,kiểm tra từng bài ngắn, giới hạn thêm thời gian

Trang 9

- Tài liệu và học liệu: Sắp xếp các tư liệu trong sách, các bài trọng tâm, sử dụngcác bài tập bổ trợ kiến thức, các phương tiện hỗ trợ cho việc ghi chép,…

- Giao bài tập: Chỉ dẫn từng bước cụ thể, rõ ràng, giao nhiệm vụ rõ ràng, nhữngbài tập ngắn và không quá khó, học nhóm…

- Những biện pháp kích thích, động viên học sinh học tập: Tiếng nói, cử chỉđiệu bộ, động viên những học sinh còn yếu kém trong những trường hợp cụ thể,tăng cường tính sáng tạo, vận dụng điểm mạnh và sở thích của học sinh

1.3.2 Thiết kế và tiến hành bài học có hiệu quả:

Trong dạy học ở Tiểu học, nhiệm vụ của giáo viên đóng vai trò quan trọng:Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạchbài học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, quản lý học sinhtrong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; chịu trách nhiệm về chấtlượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục Giáo viên phải trau dồi đạo đức, nêu caotinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gươngmẫu trước học sinh, thương yêu đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách củahọc sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quyđịnh của pháp luật Học sinh cũng có những nhiệm vụ không kém phần quantrọng: Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập, chấp hành nội quy nhàtrường, đi học đều và đúng giờ Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, với ngườilớn, đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè Tham gia các hoạt động tập thể…Chương trình phổ thông được coi là pháp lệnh của mỗi quốc gia, đòi hỏi nhữngkiến thức, kỹ năng chuẩn mực mà học sinh cần phải nắm bắt được sau mỗi bậchọc, năm học, thậm chí mỗi bài học, giờ học và phải có thái độ nhất định Căn

cứ vào “đầu ra mong muốn” các kiến thức, kỹ năng được sắp xếp theo một trật

tự nhất định, thể chế qua các tư liệu học tập: sách giáo khoa, các phiếu bài tập,các phương tiện,… trong các môn học, để đạt mục tiêu chung Những học sinhyếu kém cần học theo chương trình riêng, được xây dựng với những mục tiêu,

kế hoạch cụ thể được thể hiện trong sổ theo dõi tiến bộ của học sinh

Trang 10

Như vậy, khi thiết kế kế hoạch bài học, giáo viên cùng một lúc phải lựa chọn,xem xét các biện pháp phù hợp với năng lực trình độ của học sinh Khi xây dựng

kế hoạch giờ học tiếng Việt, giáo viên thiết kế chung cho cả lớp, sau đó mới tiếnhành điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với cá nhân học sinh yếu kém Việclàm này, thường mất nhiều thời gian, nhiều khi phù hợp với học sinh hay mắccác lỗi chính tả mà không phù hợp với các học sinh khá, giỏi Với những họcsinh yếu kém nên phải làm đi làm lại để khắc sâu kiến thức vừa học Để bài họctrong phân môn tiếng Việt thiết kế có thể sử dụng ngay, tránh làm mất nhiềuthời gian, giáo viên cần sử dụng cách thiết kế bài dạy theo cách tiếp cận tổng

thể Thiết kế tổng thể là khái niệm để chỉ việc tính trước các kết quả và môi trường để khi thực hiện bài học, giáo viên đã có sẵn các giải pháp dự kiến cho từng nội dung hoạt động của cả học sinh bình thường và học sinh hay mắc lỗi chính tả Vận dụng mô hình VNEN vào thiết kế và tiến hành bài học.

Trong bài học, mỗi học sinh có thể đạt đến một mức độ nhận thức nhất định,mức độ đạt được đó biểu hiện qua các bài tập, qua các hoạt động cụ thể Nhữngmức độ trải từ thấp đến cao Đây là một công cụ quan trọng giúp giáo viên biênsoạn và tiến hành bài học có hiệu quả

Tiến trình thiết kế và tiến hành bài học trong phân môn tiếng Việt có hiệu quả, theo tiếp cận tổng thể.

- Tìm hiểu năng lực, nhu cầu và sở thích của học sinh

- Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp tiến hành bài học

- Xác định nội dung bài học

- Xác định, sắp xếp các hoạt động dạy – học và phương pháp tiến hành

- Thiết kế tiến trình giờ học

Cấu trúc của bất kì giờ học nào cũng gồm các khâu: mở bài, giải quyết bài, vàkết thúc bài Toàn bộ các khâu đều phải bám sát theo mục tiêu, hướng vào mụctiêu Tuy nhiên, nhiệm vụ của các khâu lại có những điểm khác nhau

Đặc biệt khi giải quyết bài học giáo viên cần lưu ý để đảm bảo khâu này có hiệuquả trong giờ học: phải giải thích rõ ràng cho học sinh hiểu, mô hình hóa các

Trang 11

kiến thức, thu nhận phản hồi từ phía học sinh, khuyến khích học sinh nêu ý kiến,những thắc mắc của mình về các vấn đề các em chưa hiểu rõ, giáo viên ra quyếtđịnh điều chỉnh, tạo động cơ học tập cho học sinh Từ đó các em có thái độ tíchcực trong học tập, ham muốn học hỏi để sửa chữa lỗi sai.

1.4 Những vấn đề lí luận về dạy học cho học sinh lớp 5 trong phân môn Chính tả:

1.4.1 Một số đặc điểm của học sinh ảnh hưởng đến việc rèn kỹ năng viết chính tả:

Đặc điểm cảm giác, tri giác

- Tính nhạy cảm chậm và hạn chế: Một số em trong cùng một thời gian nhấtđịnh thì khối lượng đối tượng các em quan sát được ít hơn so với các bạn

- Tính không phân biệt thể hiện rõ: Khi viết chính tả các em phân biệt các âm,các vần gần giống nhau, nên thường viết sai chính tả

Đặc điểm chú ý

- Mức độ chú ý thấp, khó tập trung chú ý trong thời gian dài, dễ bị phân tán chúý

- Không tập trung cao vào các giờ học

- Luôn bị phân tán, không tuân theo các chỉ dẫn, không kiên nhẫn, những từ khóthường viết qua loa

Đặc điểm trí nhớ

- Hiểu chậm cái mới, nhanh quên cái vừa tiếp thu được Qúa trình ghi nhớ chậmchạp, không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác Dễ quên cái gì khôngliên quan, không phù hợp với nhu cầu của các em

- Ghi nhớ được bài học thông qua các hình ảnh nhanh hơn các kiến thức lýthuyết có trong sách vở, khó nhớ những gì có tính khái quát, trừu tượng, quan hệlôgic

- Có khả năng ghi nhớ máy móc, khó ghi nhớ ý nghĩa

Đặc điểm tư duy

Trang 12

- Tư duy thường biểu hiện ở tính không liên tục, khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụthì sôi nổi làm đúng, nhưng càng về sau càng trầm và mắc nhiều sai sót, nhanhchóng mệt mỏi Do đó, học sinh cần có chế độ nghỉ ngơi, giải lao xen kẽ giữacác hoạt động, giao việc đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ của họcsinh, tránh kích thích mạnh dẫn đến hiệu quả không mong muốn.

- Tư duy lôgic kém: Trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duy đốivới các hành động trí tuệ, không định hướng được nhiệm vụ trước khi thực hiệnnhiệm vụ, khi thực hiện thì lẫn lộn Các em khó vận dụng những kiến thức họcđược vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy, đối với các dạng bàitập chính tả ngữ pháp, giáo viên nên cho học sinh hoạt động nhóm cùng với cácbạn

1.4.2 Môi trường giáo dục học sinh:

Yếu tố môi trường có tác dụng quyết định trong việc giáo dục học sinh Hơnnữa, nhờ việc tổ chức môi trường, tổ chức các hoạt động trong môi trường vàthông qua những tác động trong các mối quan hệ tương tác mà người giáo viên

có thể kiểm soát, nâng cao được kết quả học tập của học sinh

1.4.3 Dạy học kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5:

1.4.3.1 Vị trí dạy học phân môn chính tả ở Tiểu học

Phân môn chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thóiquen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực Vì vậy phân mônchính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn tiếng Việt nói riêng,các môn học ở trường phổ thông nói chung

Trang 13

Ở bậc Tiểu học, phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng Bởi vì giai đoạnTiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả chohọc sinh Không phải ngẫu nhiên mà ở Tiểu học, chính tả được bố trí thành mộtphân môn độc lập (thuộc môn tiếng Việt), có tiết dạy riêng Trong khi đó ởTrung học cơ sở và Trung học phổ thông, chính tả được dạy xen kẽ trong cáctiết thực hành ở phân môn tập làm văn, chứ không tồn tại với tư cách là mộtphân môn độc lập như ở bậc Tiểu học.

Tầm quan trọng của phân môn chính tả còn thực hiện nhiệm vụ nặng nề hiệnnay – khắc phục tình trạng viết sai chính tả phổ biến ở học sinh

1.4.3.2 Mục tiêu của phân môn chính tả ở Tiểu học

Cụ thể hóa mục tiêu của phân môn tiếng Việt, phân môn chính tả nhằm hìnhthành ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý tới kỹ năngviết (có kết hợp kỹ năng nghe) Bên cạnh đó, chính tả cung cấp cho học sinh một

số kiến thức về chữ viết như: cấu tạo chữ, quy tắc chính tả, quy tắc ngữ pháp…Phân môn chính tả còn góp phần rèn cho học sinh các thao tác tư duy như phântích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, so sánh, khái quát…, cung cấp cho học sinhnhững hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội, về con người, văn hóa, văn học ViệtNam và nước ngoài, để từ đó bồi dưỡng lòng yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trungthực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; góp phần hình thành lòngyêu mến tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1.4.3.3 Nhiệm vụ của phân môn chính tả ở Tiểu học

Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng chính tả.Nói cách khác, phân môn chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành nănglực và thói quen viết đúng chính tả: Viết đúng chữ ghi âm đầu, âm đệm, âmchính, âm cuối và thanh điệu, viết đúng tên người, tên địa lí, tên cơ quan, tổchức trong và ngoài nước, các từ phiên âm nước ngoài, cách sử dụng đúng dấucâu, tiến tới viết đẹp viết nhanh

Trang 14

- Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của

từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần rèn luyện một số thao tác tư duy(nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ…)

- Rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệmvới công việc, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo nghệ thuật…; bồi dưỡng cho các emtình yêu tiếng Việt và trau dồi chữ viết tiếng Việt

1.4.3.4 Nội dung dạy học trong phân môn chính tả lớp 5

1.4.3.4.1 Chính tả đoạn bài

- Nội dung: Bài chính tả lớp 5 được trích từ bài tập đọc trước đó., hoặc là nộidung tóm tắt của bài tập đọc hoặc các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủđiểm đang học tập trong tuần (độ dài khoảng 100 – 120 chữ) Yêu cầu chung làhọc sinh cần viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/bài, tốc độquy định theo chuẩn

Hình thức: Có 2 hình thức chính tả được sử dụng ở lớp 5 là: chính tả nhớ viết và chính tả nghe – viết Độ dài mỗi bài khoảng 100 – 120 tiếng (chữ) Ở học

-kì I, số bài chính tả ở hai hình thức chiếm tỉ lệ ngang nhau; ở học -kì II, hình thức

chính tả nghe – viết chiếm tỉ lệ nhiều hơn – khoảng 60%).

1.4.3.4.2 Chính tả âm, vần

- Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại quy tắc một số chữ như: c/k, g/

gh, ng/ngh và tiếp tục luyện viết các từ có âm, vần, thanh dễ lẫn Dạng bài tậpnày được dạy sau bài tập chính tả nghe – viết, nhớ - viết

- Trong nội dung bài tập có phần bắt buộc dạy cho tất cả học sinh ở các vùngmiền trong cả nước, có những nội dung cho phép các trường, lớp ở từng địaphương lựa chọn để dạy cho phù hợp với đặc điểm của học sinh địa phương (vídụ: BT3 tuần 16: Điền vào ô trống tiếng bắt đầu bằng r/gi; v/d Có thể thay bàitập khác đưa ra một đoạn văn (thơ) yêu cầu học sinh điền vào ô trống tiếng bắtđầu bằng d/gi…)

- Trong phần nội dung tự chọn là phần viết đúng các từ mà phát âm của tiếngđịa phương lệch so với chuẩn trong mỗi bài học Có trường hợp bài tập trong

Trang 15

sách giáo khoa không phù hợp thì giáo viên cũng có thể thay thế để phù hợp lỗichính tả địa phương (ví dụ: BT 2b không phù hợp vì các cặp từ báo/ báu, lao/lau,… học sinh không sai từ (tiếng) có vần ao, có thể đổi thành: Tìm những từchứa tiếng: Béo/ báu, leo/ lau,…)

1.4.3.4.3 Chính tả viết hoa

- Ôn luyện cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên địa lí nước ngoài

- Bước đầu rèn luyện để có ý thức về cách viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu,giải thưởng, huy chương

1.4.3.5 Phương pháp dạy viết đúng chính tả lớp 5

Có thể sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp trực quan: Thực hiện phương pháp này giáo viên cần đọc mẫu

thông thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh mà học sinhthường mắc lỗi Yêu cầu học sinh phân tích tiếng mắc lỗi thành âm đầu, âmđệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu Từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phậncủa tiếng để viết đúng, sau đó giáo viên phải cho học sinh viết, phát âm lại chođúng các tiếng (từ) đó

Phương pháp thực hành giao tiếp: Thực hiện phương pháp này giáo viên cầncho học sinh đọc toàn bộ đoạn văn sẽ viết, nắm được hoặc nhớ được nội dungđoạn, bài cần viết, viết trước một số từ khó học sinh dễ viết sai Giáo viên thựchiện đọc bài cho học sinh viết hoặc học sinh tự nhớ viết Cho học sinh tự soátlỗi; giáo viên chấm bài, chỉ ra các lỗi trong bài, cách sửa lỗi

Phương pháp trò chơi học tập: Thực hiện phương pháp này giáo viên cần xác

định được mục đích trò chơi, sau đó lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích.Giáo viên nên lựa chọn các trò chơi có luật chơi đơn giản, có thể dạy học nhiềuhiện tượng chính tả, dễ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn kích thích

sự phấn khởi của học sinh

Một số biện pháp cần thực hiện để dạy chính tả là tổ chức cho học sinh thànhlập nhóm học tập theo mô hình VNEN, các nhóm sẽ giúp đỡ nhau trong việc ôncác quy tắc chính tả, sửa phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả, các nhóm lập sổ

Trang 16

tay chính tả của nhóm Giáo viên hướng dẫn cách ghi các lỗi chính tả mà nhómhay mắc phải trong bài viết và cách viết đúng các từ đó Sau khi ghi các từ mắclỗi các em cần ghi thêm các từ tương tự có âm đầu, vần, thanh, tên riêng…tương

tự để giúp các em viết đúng nhiều từ (ví dụ: nhóm học sinh viết sai tiếng có vần

au màu xanh/ mèo xanh, cho học sinh viết thêm sáu/séo, tàu/tèo…)

Với học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả, ngoài việc cho các em luyện viết

chính tả trong nhóm, giáo viên cần yêu cầu các em có sổ riêng, ghi lại nhiều lầntiếng, từ hay viết sai để các em nhớ mặt chữ và sẽ không viết sai những chữ đó ởlần sau

Lưu ý khi sử dụng các phương pháp trên:

- Động viên, góp ý nhẹ nhàng khi học sinh phát âm, phân tích, viết sai…, khôngchê trách hay tỏ ra bất mãn với những sai sót của học sinh

- Giúp học sinh sửa chữa kịp thời những lỗi sai chính tả mà các em thường mắcphải

- Xây dựng một số mẹo chính tả để giúp học sinh sửa chữa được những lỗi saiphổ biến

- Kết hợp được nhiều phương pháp (kết hợp cả phương pháp tích cực vàphương pháp tiêu cực: xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai) hình thức tổ chức dạyhọc để giờ chính tả không trở thành giờ học khô khan, cứng nhắc

1.4.3.6 Hình thức tổ chức dạy học phân môn chính tả cho học sinh lớp 5: Hình thức dạy học nhóm:

Dạy học nhóm là hình thức tổ chức tổ chức dạy học mới được sử dụng trong tất

cả các môn học ở Tiểu học nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng Đây làphương pháp vận dụng mô hình dạy học mới vào dạy học ở Tiểu học, viết tắt làVNEN, nhằm giúp học sinh phát huy tính tự giác tích cực vào học tập, học sinh

tự tìm ra kiến thức của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Học nhóm là hình thức tổ chức học tập của học sinh theo nhóm nhỏ trên lớpdưới sự điều khiển của nhóm trưởng, trong đó nhấn mạnh đến các kỹ năng hợp

Trang 17

tác mang tính xã hội mà học sinh cần có, để đảm bảo sự hợp tác trong học tạpcủa học sinh.

Học nhóm có ý nghĩa đối với việc dạy học phân môn chính tả Phương phápnày tạo điều kiện cho học sinh trung bình được tham gia vào các hoạt động họctập một cách tích cực, tạo cơ hội cho các em có thể trình bày ý kiến của mình,rèn luyện một số kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, quan hệ bạn bè, tính mạnh dạn,

ý thức trách nhiệm trong tập thể nhóm, chia sẻ kinh nghiệm với nhau Trongnhóm cùng hỗ trợ nhau để tìm ra lỗi sai và sửa chữa lỗi sai đó Như vậy, họcsinh sẽ ghi nhớ và khắc phục được lỗi chính tả mà các em thường mắc phải Tuy nhiên cần lưu ý một số hạn chế của mô hình mới này là khi tổ chức hìnhthức dạy học này, học sinh dễ gây mất trật tự, không hợp tác vào việc thực hiệnnhiệm vụ của nhóm, có thể do nhiệm vụ giáo viên đưa ra quá dễ hoặc quá khókhiến học sinh không hứng thú tham gia vào hoạt động nhóm, do giáo viên chưabao quát, quản lý lớp được… Vì vậy, trong nhóm, nhóm trưởng điều khiểnnhóm mình sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công việc,hoặc trách nhiệm học tập Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mìnhvào công việc chung và thành công của nhóm Mỗi thành viên thực hiện một vaitrò nhất định, các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dunghoạt động khác nhau Mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rằng không thể dựavào công việc của người khác, giáo viên có trách nhiệm phải nhắc nhở học sinh,phải phân công công việc một cách cụ thể cho nhóm trưởng, để nhóm trưởngđiều khiển nhóm phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhómmình, và nhiệm vụ giáo viên đưa ra phải vừa sức với học sinh, không quá khócũng như không quá dễ

Tóm lại, dạy học theo mô hình dạy học mới (VNEN), giáo viên tổ chức cho họcsinh học nhóm, trong nhóm cùng trao đổi, chia sẻ, tự tìm tòi những kinh nghiệm,kiến thức mới hay giải quyết những nhiệm vụ học tập được giao, thành viêntrong nhóm có thể đổi chéo bài để kiểm tra kết quả của nhau, nhằm tìm ra cáclỗi sai và sửa chữa cho nhau, như vậy thì học sinh dễ khắc sâu kiến thức bài học

Trang 18

Trong khi đó, giáo viên phải bao quát, theo dõi hoạt động của học sinh và sẵnsàng làm cố vấn, trọng tài hay hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Hình thức trò chơi học tập:

Trò chơi học tập bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt Trong dạyhọc chính tả ở Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5, trò chơi học tập có nhiều tác dụnggây hứng thú học tập, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trítưởng tượng, trí nhớ, tính nhanh nhẹn, chính xác… của học sinh

Hoạt động chủ yếu là tổ chức chơi theo từng nhóm trong lớp Khi chơi, học sinhphải sử dụng cùng một lúc nhiều kiến thức đã học

Hình thức này được áp dụng khi giáo viên dạy chính tả về âm, vần như tổ chứcthi đua giữa các nhóm, các nhóm điền phụ âm đúng với vần đã có hoặc cho mộtcụm từ, điền vần phù hợp với phụ âm đã cho để cụm từ có nghĩa…

Để phát huy được tác dụng tích cực của trò chơi học tập trong môn Chính tả,giáo viên cần chuẩn bị nội dung trò chơi theo phiếu để mọi học sinh đều có thểtham gia trò chơi Tùy theo yêu cầu, nội dung từng tiết học mà chọn thời điểm tổchức trò chơi, nên phối hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạtđộng của cả lớp khi tổ chức trò chơi học tập

Thực tế cho thấy việc vận dụng hình thức trò chơi giúp học sinh trung bình dễtiếp thu hơn và nhớ lâu hơn kiến thức được học

1.4.3.7 Những yêu cầu về kỹ năng viết chính tả trong phân môn chính tả lớp 5:

Rèn kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe

* Nhớ - viết là kiểu bài yêu cầu học sinh nhớ và viết lại chính xác tất cả các từ,câu trong một đoạn của một bài thơ đã học Kiểu bài này có tác dụng giúp họcsinh nhớ lại kiến thức đã học, nhớ mặt chữ các từ trong câu, đoạn

Yêu cầu đặt ra trong kiểu bài nhớ - viết là học sinh phải học thuộc lòng bài thơ

đã học, và nhớ để viết lại một cách chính xác

* Kiểu bài chính tả nghe – viết: Yêu cầu học sinh nghe từng từ, từng câu dogiáo viên đọc, vừa nghe vừa tái hiện lại dưới hình thức chữ viết các từ, câu ấy

Trang 19

Nói cách khác, học sinh phải có năng lực chuyển hóa ngôn ngữ âm thanh thànhngôn ngữ viết.

Yêu cầu đặt ra là học sinh phải viết đủ số âm tiết đã nghe, viết đúng và nhanhtheo tốc độ quy định (học sinh phải biết phối hợp nghe , nhớ để viết)

* Các chỉ tiêu cần đạt:

- Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/ 1 bài trên dưới 100 chữ

- Đạt tốc độ viết tối đa khoảng 100 chữ/ 15 phút

* Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của

từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy(nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ, tái hiện…)

* Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận,chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm cao,…

Trên đây chỉ là những tiêu chí, yêu cầu chung mà học sinh cần đạt Nhưng khithiết kế tiết dạy (soạn giáo án), giáo viên cần xác định mục tiêu bài học sao chophù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Trong lớp học, mức độ lĩnh hội cáckiến thức ở mỗi học sinh rất khác nhau, nếu học sinh học giỏi mà học như mọihọc sinh khác sẽ không phải động não, sinh ra chủ quan, học sinh nhận thức kémthì không lĩnh hội được kiến thức dẫn đến chán nản, không tập trung, làm việcriêng…Vì vậy giáo viên cần điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp vớitừng loại đối tượng học sinh, để học sinh có thể khắc phục được lỗi chính tả và

có kỹ năng viết đúng chính tả

1.4.3.8 Trình tự lên lớp của tiết chính tả lớp 5:

A Ôn lại bài cũ: (2-3 phút)

Giáo viên cho học sinh nghe – viết một số từ ngữ đã được luyện tập hoặc họcsinh viết sai ở tiết học trước…

B Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài tập chính tả

2 Hướng dẫn học sinh viết chính tả:

Chính tả nghe – viết:

Trang 20

a Hướng dẫn chính tả (8 – 10 phút)

- Giáo viên đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi học sinh viết Khiđọc giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinhchú ý đến những hiện tượng chính tả cần chú ý

- Giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả

- Hướng dẫn học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài

- Tổ chức cho học sinh viết trước (giấy nháp, bảng con) những từ ngữ dễ viếtsai chính tả (bước phát hiện và luyện viết chữ khó viết, dễ sai chính tả rất quantrọng giúp học sinh không mắc vào lỗi chính tả)

b Học sinh viết bài (13 – 15 phút)

- Đọc cho học sinh viết từng câu hay từng cụm từ Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 2lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho học sinh nghe, đọc nhắc lại một lần cho học sinhkịp viết theo tốc độ viết ở quy định lớp 5

- Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại (dò bài)

Chính tả nhớ - viết: Tiến hành các bước giống chính tả nghe – viết

- Tổ chức cho học sinh ôn lại đoạn, bài cần viết trước khi viết: một, hai học sinhđọc thuộc lòng trước lớp, các học sinh khác nhẩm theo

- Hướng dẫn học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài

- Tổ chức học sinh tập viết trước (vào giấy nháp) những từ dễ viết sai chính tả

- Tổ chức cho học sinh viết theo tốc độ quy định của học sinh lớp 5 (được cụthể trong từng giai đoạn)

3 Chấm và chữa bài chính tả: (4 – 5 phút)

- Mỗi giờ chính tả, giáo viên chọn chấm một số bài của học sinh Đối tượngđược chọn chấm bài ở mỗi giờ là:

+ Những học sinh đến lượt được chấm bài

+ Những học sinh hay mắc lỗi, cần được chú ý rèn luyện thường xuyên

Qua chấm bài, giáo viên có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phụclỗi chính tả cho cả lớp

4 Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả (6 – 8 phút)

Trang 21

Đây là bước giáo viên cần lưu ý giúp học sinh rèn luyện kỹ năng chính tả.

Thường có các loại bài tập bổ trợ như sau:

- Bài tập bắt buộc (chung cho các vùng phương ngữ)

- Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ

+ Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập

+ Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu

+ Tổ chức học sinh làm bài và báo cáo kết quả

từng từ Chẳng hạn, sẽ viết là d trong da thịt, da dẻ, da diết,… sẽ viết là gi trong quốc gia, gia đình, gia tộc, gia vị,… Con đường không có ý thức có thể áp dụng

cho học sinh Tiểu học vì ở độ tuổi này, học sinh có khả năng ghi nhớ máy móckhá tốt Theo cách này, học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của từng từ viếtđúng Khi dạy chính tả, cần kết hợp cả hai phương pháp này

Cơ sở ngôn ngữ học

Muốn viết đúng chính tả cần nắm được đặc điểm của tiếng Việt Về cơ bản,chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm (mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ),

Trang 22

cách đọc và cách viết nhìn chung thống nhất, vì vậy đọc như thế nào thì viết nhưthế ấy Trong giờ học chính tả, học sinh sẽ xác nhận cách viết đúng bằng việctiếp nhận chính xác âm thanh của phát âm Trước hết, giáo viên phải đọc đúng,tạo cơ sở cho việc viết đúng của học sinh Chẳng hạn, giáo viên phải đọc chuẩntừng trường hợp chính tả: Suy nghĩ – nghỉ hè, áo cũ – củ khoai… Căn cứ vàocách phát âm chuẩn của giáo viên, học sinh dễ dàng xác định được cách viếtđúng trong từng trường hợp chính tả.

Tuy nhiên tiếng Việt có một số điểm chưa hợp lý: một âm có nhiều cách ghi

Âm /k/ có 3 cách ghi, /z/ có 2 cách ghi…) Đối với loại chính tả có quy tắc, cầncung cấp quy tắc chính tả ngay từ ban đầu, đối với loại chính tả không có quytắc, cần cho học sinh ghi nhớ từng trường hợp chính tả cụ thể, đặt vào một ngữcảnh cụ thể để xác định cách viết đúng Đây là một đặc trưng quan trọng vềphương diện ngôn ngữ của chính tả tiếng Việt mà khi dạy chính tả giáo viên cầnlưu ý

1.5.2 Nguyên tắc dạy chính tả ở Tiểu học:

Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực

Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung chính tả phải sát hợp với tình hìnhthực tế mắc lỗi chính tả của học sinh từng khu vực, từng miền Việc xác định nộidung dạy chính tả không chỉ sát hợp với học sinh cả nước mà còn phải sát hợpvới học sinh từng khu vực để khắc phục lỗi chính tả do ảnh hưởng của phươngngữ Để thực hiện triệt để nguyên tắc này, sách giáo khoa tiếng Việt Tiểu học đãxây dựng hai loại bài tập: bài tập bắt buộc và bài tập tự chọn Loại bài tập bắtbuộc dành cho học sinh cả nước, bài tập tự chọn phù hợp với học sinh từng khuvực

Nguyên tắc kết hợp phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực (xây dựng

cái đúng, loại bỏ cái sai)

Bên cạnh phương pháp tích cực (để viết đúng, cần cung cấp quy tắc chính tảngay từ ban đầu, kết hợp hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hìnhthành kỹ năng về chính tả) cần sử dụng phương pháp tiêu cực: đưa ra những

Trang 23

hiện tượng chính tả sai, hướng dẫn học sinh sửa chữa rồi từ đó hướng dẫn họcsinh loại bỏ lỗi chính tả trong các bài viết.

Để hướng dẫn học sinh sửa chữa các lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xâydựng cái đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể đưa ra những đoạnvăn, đoạn thơ có nhiều lỗi chính tả, yêu cầu học sinh phát hiện ra lỗi sai, tìmnguyên nhân sai và sửa lại cho đúng Phương pháp tiêu cực giúp học sinh rènluyện óc phân tích, xét đoán đồng thời kiểm tra, củng cố lại kiến thức chính tảcủa học sinh Phương pháp tiêu cực được coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ chophương pháp tích cực Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên cần phối hợp mộtcách hợp lý, hài hòa cả hai phương tiện

1.5.3 Những yêu cầu nâng cao hiệu quả kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5:

- Giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc thiết kế bài dạy: Có mụctiêu, lựa chọn phương pháp, nội dung dạy học phù hợp với năng lực và trình độcủa học sinh

- Luôn luôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh để

có cách điều chỉnh, bổ sung kịp thời

- Giáo viên cho học sinh luyện tập và nhắc đi nhắc lại nhiều lần những chỗ sai,nhằm củng cố nhiều lần để hình thành kỹ năng viết chính tả cho học sinh

- Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, vì vậy muốn học sinh viết đúng, giáoviên phải đọc đúng, tạo cơ sở cho việc viết đúng

- Giáo viên cần nắm được các loại lỗi chính tả, nguyên nhân mắc lỗi, các quytắc

1.6 Tiểu kết:

Dạy học chính tả có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học Để dạy học chính tả ở Tiểuhọc đạt hiệu quả, người giáo viên cần nắm nội dung và phương pháp tổ chức quátrình dạy học Nội dung và phương pháp dạy học đã được làm rõ khi tôi phântích nhiệm vụ, chương trình, tài liệu dạy học và các cơ sở khoa học của việc dạyviết chính tả ở Tiểu học Sự phân tích này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi dạy

Trang 24

học chính tả ở Tiểu học thực chất là cái gì, và cần dựa trên những căn cứ nào đểtiến hành quá trình dạy học Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy những khókhăn, thuận lợi của học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng khi viết chínhtả

Trang 25

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ – TP.ĐỒNG HỚI – QUẢNG BÌNH 2.1 Khái quát quá trình khảo sát:

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu:

Trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý là ngôi trường nằm trên địa bàn phường Bắc Lý,TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Cụ thể:

I/ Tình hình đội ngũ:

- Tổng số CBGV, NV: 35 đồng chí Biên chế: 31 đồng chí Hợp đồng: 4 đ/c.Trình độ: ĐH : 28 đồng chí; CĐ: 5 đồng chí; TC: 2 đồng chí (y tế và kếtoán) Đạt chuẩn cà trên chuẩn trên 100%

- Đội ngũ đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay Trình độ chuyên môn:100% GV qua dự giờ đều đạt loại khá và tốt Không có giáo viên yếu kém vềnăng lực

II/ Tình hình học sinh:

- Tổng số học sinh trong toàn trường: 563

- Khối 1: 136 em/4 lớp Bình quân: 34 em/ lớp

- Khối 2: 139 em/4 lớp Bình quân: 34,8 em/lớp

- Khối 3: 114 em/4 lớp Bình quân: 28,5em/ lớp

- Khối 4: 91 em/3 lớp Bình quân: 30 em/ lớp

- Khối 5: 83 em/ 3 lớp Bình quân: 27,7 em/ lớp

- Tăng so với năm trước là: 43 em

Học sinh đa số ngoan, chăm học Một số em có hoàn cảnh gia đình khókhăn như: Hộ nghèo và cận nghèo: 10 em, nhiều em bố mẹ li hôn ở với ông bà:

21 em, phần đa là bố mẹ không có việc làm ổn định ảnh hưởng tới việc phối hợp

để giáo dục

III Tình hình triển khai nhiệm vụ năm học:

Trang 26

Giáo viên được phổ biến, học tập nhiệm vụ năm học và các văn bản chỉ đạo của

nghành và các cấp Các tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hoạtđộng phù hợp với đặc điểm của lớp, tổ và của nhà trường ngay từ đầu năm học

1 Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

Từ đầu năm đến nay nhà trường đã thực hiện:

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường và banĐDCMHS để thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

- Thực hiện một cách có sáng tạo, thiết thực, hiệu quả việc “Học tập vàLàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, côgiáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” Thực hiện phong trào”xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’ Thực hiện các cuộc vậnđộng thành nề nếp thường xuyên trong nhà trường, trong mỗi công việc và mỗihoạt động

- Tiếp tục hoàn thành mô hình lớp học thân thiện, phù hợp với tâm lí HS.Với tinh thần là phát huy thành quả của năm học trước, năm nay nhà trường chỉđạo bổ sung thêm những chi tiết phù hợp nhưng đơn giản và có thể dùng đượccho năm sau đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả Phát huy mô hình ‘Thư viện thânthiện” Phong trào “Giỏ sách lưu động” Nhà trường đã triển khai từ đầu nămđến nay và đang từng bước hoàn thiện dần

- Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, cáchoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường Phốihợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống, đưachương trình GD địa phương lồng ghép vào các môn học

- Hoàn thiện quy hoạch khuôn viên trường; Tôn tạo và chăm sóc bồn hoa,cây cảnh nhà trường đã cải tạo, trồng mới một số bồn hoa Tạo phong quangxanh, sạch, đẹp Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa thểthao, các hoạt động ngoài giờ lên lớp Chú trọng và tăng cường nếp sống vănhóa, văn minh đô thị, văn hóa truyền thống, kỹ năng sống Đẩy mạnh việc giáodục an toàn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước Thực hiện nghiêm túc

Trang 27

chương trình kế hoạch của BCĐ về: Xây dựng trường học an toàn về an ninhtrật tự” Xây dựng nhà trường thực sự” trong sạch, bình yên, không tội phạn”.

2 Công tác huy động số lượng và phổ cập giáo dục

+ Huy động trẻ trong độ tuổi trên địa bàn vào lớp 1 đạt 100% ( 134/134

có 2 em lưu ban =136) Vận động 100% trẻ 6-14 tuổi đến lớp

3 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

a Đổi mới phương pháp dạy học:

Đẩy mạnh việc đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học theo mô hìnhtrường học mới (VNEN); Phát động phong trào thi đua học tập tốt trong mỗi họcsinh (các em tự trải nghiệm, khám phá và chủ động chiếm lĩnh kiến thức) Sắp xếp,trang trí các phòng học đảm bảo khoa học, thân thiện tạo điều kiện cho việc tổ chứcđổi mới PPDH đạt hiệu quả cao Nhà trường đã tổ chức các chuyên đề:

+ Dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN)

+ Chuyên đề về dạy học theo nhóm

+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 4,5

+ Đánh giá học sinh theo TT 30

Qua tổ chức chuyên đề, kết hợp với đổi mới hình thức và nội dung sinhhoạt chuyên đề, mỗi đồng chí giáo viên đều tham gia và rút kinh nghiệm việcđổi mới PPDH với phương châm cùng hợp tác, cùng chia sẻ Từ đó vận dụngvào dạy học bước đầu có hiệu quả Việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã đượccác đồng chí thực hiện nghiêm túc Nhà trường đã mua sắm được 4 ti vi, 3 cátset

để dùng làm phương tiện dạy học

b Đổi mới kiểm tra đáng giá:

Đánh giá thường xuyên và định kì thực hiện theo thông tư 30

Khi có thông tư 30, nhà trường đã phổ biến đến từng giáo viên Họp phụ huynhcác lớp đầu năm và hội nghị phụ huynh đầu năm nhà trường đã phổ biến một sốnội dung trong TT 30 cho phụ huynh nắm để phối hợp thực hiện đồng thời thammưu với địa phương để kịp thời phổ biến đến nhân dân địa bàn phường phốihợp thực hiện Nhà trường đã kiểm tra chuyên đề việc đánh giá, nhận xét của

Trang 28

GVCN, GVBM, trao đổi rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn Đến tại thời điểmnày 100% GV được kiểm tra chuyên đề về thực hiện theo TT 30 Tất cả đồngchí đều thực hiện nghiêm túc.

c Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên:

Tăng cường đổi mới sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo quy định 2tuần/lần; quán triệt các nội dung về đổi mới phương pháp giảng dạy…, trao đổi

về nội dung, bài tập theo từng đối tượng học sinh và các giải pháp để nâng caoviệc dạy học theo nhóm lớp, vai trò của nhóm trong các giờ học… nhằm nângcao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

Thông qua các hình thức như: tổ chức hội thảo, triển khai chuyên đề, hộithi LĐST, báo cáo kinh nghiệm, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học… để pháthiện và bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.Nhà trường đã tổ chức hội thi lao động sáng tạo tại trường, tổ chức hội thi GVchủ nhiệm giỏi (9 đ/c tham gia cấp trường), thao giảng (100% đ/c tham gia).Kiểm tra toàn diện (3đ/c)

Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong lĩnh vực đổi mới PPDH vàhoạt động tổ chức chuyên đề ở các khối lớp để giúp GV trau dồi kiến thức, traođổi kinh nghiệm, tạo ra sự đổi mới trong hoạt động dạy học, thu hút sự hứng thúcủa học sinh Tạo hiệu quả cao trong dạy học

Tổ chức dạy học có hiệu quả 2 buổi/ ngày Nhà trường đã thực hiện giảngdạy môn ngoại ngữ (Từ khối 1-5), tin học (K2-K5); Tổ chức các hội thi cấptrường cho học sinh như:

+ Thi viết chữ đẹp cấp trường

+ Thi tiếng anh qua mạng Internet cho HS lớp 5 Thi tài năng tiếng anh + Giao lưu cách điều hành hoạt động nhóm của học sinh vào thứ 2 hàngtuần

Phối hợp tốt với gia đình, ban đại diện CMHS, tuyên truyền trong phụhuynh để công tác bồi dưỡng có hiệu quả hơn Tham mưu xây dựng quỹ khuyếnhọc trường để động viên GV và HS có thành tích cao trong các mặt

Trang 29

K t qu các m t giáo d c H c kì 1ết quả các mặt giáo dục Học kì 1 ả các mặt giáo dục Học kì 1 ặt giáo dục Học kì 1 ục Học kì 1 ọc kì 1

Khối SL

Đánh giá TX Đánh giá cuối kì Năng lực Phẩm chất Khen thưởng Các môn

học đều HT

Các môn chưa HT

Chưa đạt

HS có

TT XS

HS có TT

HS có tiến bộ

Trang 30

d Giáo dục thể chất, thẩm mĩ, hoạt động NGLL

Đã tổ chức các hoạt động GDNGLL trong năm:

+ “Vầng trăng tuổi thơ” Nhân dịp trung thu

+ “Hát về thầy cô, mái trường”- Kỷ niệm ngày NGVN 20/11

+ Chúng em chăm sóc “Công trình Măng non”

+ Tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, đuối nước…

+ Một số trò chơi khám phá thế giới xung quanh em với hình thức “Rung chuông vàng”

IV Tổ chức các hoạt động trong nhà trường:

1 Công tác Đội TNTPHCM:

Liên đội luôn sát chủ đề, chủ điểm, nhiệm vụ năm học đẻ triển khai các hoạtđộng một cách hiệu quả Nâng cao trách nhiệm của TPT và GVCN, GVBM trongviệc tổ chức các hoạt động nhân rộng mô hình tự quản cho HS tất cả các lớp.Nhằm nâng cao vai trò tự quản của HS trong điều hành quản lý lớp Tiếp tục duytrì nề nếp sinh hoạt đội TNTP Hồ Chí Minh Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạtđội, sao phong phú, hấp dẫn tăng cường hoạt động của đội cờ đỏ, phối hợp chặtchẽ, đồng bộ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo đức, kỹnăng sống của nhà trường

2 Công tác Y tế học đường:

Triển khai tốt công tác y tế trường học, đảm bảo các yêu cầu về phòng y tế,dụng cụ, thuốc sơ cứu và nhân viên y tế Sử dụng “Sổ theo dõi sức khỏe, thể lựccho học sinh Tiểu học” cho 100% học sinh; cập nhật sổ theo dõi thường xuyên.Dùng nguồn kinh phí bảo hiểm y tế mua thêm các loại thuốc thông dụng cho

tủ thuốc y tế học đường Đã phối hợp với y tế phường để tuyên truyền và thựchiện tiêm chủng bệnh sởi Rubela, phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, tẩy giun, khámsức khỏe định kì

Tăng cường giáo dục về an toàn giao thông, vệ sinh thân thể Đảm bảo100% HS được uống nước sạch

Trang 31

Đội ngũ NV bếp ăn bán trú được tập huấn vệ sinh ATTP và kiểm tra sứckhỏe định kỳ Duy trì mẫu thức ăn hàng ngày của nhà bếp, có tủ lưu trữ mẫu thức

ăn Trường có 150 em bán trú so với năm trước tăng 60 em

Đảm bảo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm cho học sinh bán trú; hợpđồng với cơ sở cung cấp thực phẩm sạch; kiểm tra vệ sinh bếp ăn; có sổ theo dõikhẩu phần ăn của học sinh hàng ngày

3- Công tác quản lí:

Phân công trách nhiệm trong quản lí để điều hành công việc khoa học, hiệuquả Khuyến khích sự cố gắng của mỗi GV, sử dụng, bố trí phù hợp năng lực sởtrường của giáo viên để các đ/c phát huy tốt năng lực của mình Tập trung chỉ đạodạy và học trọng tâm là giữ vững và phát huy tốt chất lượng giáo dục đại trà, chấtlượng HSNK Tham mưu với các cấp chính quyền đẻ giữ vững trường CQGMĐ1 Từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia MĐ2 Thực hiện tốt công táckiểm tra nội bộ trường học Thực hiên đúng các yêu cầu quy trình 3 công khai và

4 kiểm tra, quy trình dạy thêm, học thêm

4 Công tác tự kiểm tra, đánh giá chất lượng; giám sát và kiểm tra nội bộ trường học:

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học, nhất là kiểmtra chuyên môn và quản lí chất lượng dạy học, tăng cường trật tự, kỉ cương, nềnếp trong nhà trường:

+ Kiểm tra giờ dạy của GV đến tại thời điểm này đã đạt 28/30 đồng chí Có

2 đồng chí ốm dài ngày chưa kiểm tra Tổng số tiết KT: 66 tiết Trong đó: tốt: 44tiết- 66,7 % Khá: 22 tiết – 33,3 %.Kiểm tra toàn diện 24 đồng chí Trong đó: XS:

13 đ/c khá: 11 đ/c

+ Kiểm tra chuyên đề GV đạt 100%

- Thành lập ban KT nội bộ trường học là những đ/c CB- GV có năng lực,trình độ, có kinh nghiệm Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tranội bộ trường học

Trang 32

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ban thanh tra ND trong trường học hoạt động

có hiệu quả trong việc giám sát Công đoàn nhà trường, UBKTCĐ thực hiệnđúng chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định

- Kiểm tra nghiêm túc hoạt đông sư phạm của GV với các nội dung: Phẩmchất chính trị; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tính trung thực trong côngtác; sự tín nhiệm của đồng nghiệp; thái độ giáo dục HS; giao tiếp với phụ huynh;việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội quy nhà trường

- Tiếp tục hoàn thành tự đánh giá cơ sở giáo dục trong năm học Hoàn thànhkiểm định chất lượng, phấn đấu đủ điều kiện tham gia đánh giá ngoài trong nămhọc tới

5 Xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia:

+ Năm 2014: sửa chữa hệ thống điện, đóng trần, quét vôi một số phòng họccấp 4, dãy Hiệu bộ và cổng trường Tôn tạo bồn hoa cây cảnh Trang trí góc thânthiện, góc thư viện Mua sắm 04 ti vi, 3 cát set; làm sân khấu ngoài trời

+ Năm 2015: Tu sữa bếp ăn bán trú Tham mưu để xây mới dãy hiệu bộ vàphòng chức năng

+ Tiếp tục bổ sung một số máy và thiết bị dạy học hiện đại trong nhà trường.+ Giữ vững chắc trường đạt chuẩn quốc gia MĐ1

+ Rà soát đối chiếu các chuẩn của trường chuẩn quốc gia MĐ2 để từngbước xây dựng và khắc phục những chuẩn trường chưa đạt được

- Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với banđại diện CMHS để tập trung mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theohướng chuẩn hóa, đồng bộ; tham mưu để xây dựng thêm các phòng học kiên cố,phòng chức năng, nhà hiệu bộ, bếp và phòng ăn bán trú Phấn đấu từng bước đểđạt chuẩn quốc gia MĐ2

- San ủi mặt bằng sân sau phòng học mới, quy hoặc sân chơi, bãi tập, trồngthêm cây xanh, cây cảnh, tạo khuôn viên xanh- sạch- đẹp

Trang 33

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thư viện trong nhà trường phát huy các “Giỏ sáchlưu động” ở các lớp học, tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình “ thư viện ngoàitrời” để HS được đọc sách nhiều hơn, các em được mở mang kiến thức hơn Tham mưu với địa phương để từng bước tăng trưởng CSVS thư viện, thiết

bị theo hướng đồng bộ, thân thiện sử dụng triệt để ĐDDH hiện có Khuyến khích

GV làm thêm đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường tăngđầu sách, tăng CSVC cho phòng đọc của GV và HS Hoàn thiện mô hình đọcsách ngoài trời

6 Công tác xã hội hóa giáo dục:

- Thực hiện tốt vai trò tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địaphương Phòng giáo dục, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sựđồng thuận, quan tâm sâu sát của lãnh đạo đảng, chính quyền đia phương củađông đảo phụ huynh học sinh để tăng trưởng CSVC

- Huy động các nguồn kinh phí, tổ chức tốt các hoạt động khuyến học,khuyến tài của địa phương Nâng cao vai trò của ban đại diện HCMHS

- Nâng cao vai trò của Hội đồng giáo dục, giúp nhà trường thắt chặt hơn mốiquan hệ phối hợp công tắc với các cấp ủy, chính quyền Tổ dân phố, các đoàn thể.Làm cho nhà trường thực sự gắn bó với cộng đồng và toàn xã hội

- Tăng cường công tác quản lí thu - chi trong nhà trường Quản lí, sử dụng cóhiệu quả các khoản viện trợ tự nguyện ( theo thông tư số 29/2012//TT-BGD ĐTngày 10/9/2012 của BGD ĐT ban hành quy định về viện trợ các cơ sở giáo dục)

2.1.2 Qúa trình khảo sát:

Thời gian tiến hành: Từ 02/02/2015 đến 29/03/2015

Địa điểm: Trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình

2.1.3 Phương pháp khảo sát:

2.1.3.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu:

Nhằm nắm tình hình học tập môn tiếng Việt của học sinh trong lớp và phươngpháp giảng dạy của giáo viên hiện tại đang trực tiếp giảng dạy lớp

2.1.3.2 Phương pháp quan sát:

Trang 34

Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn chính tả của học sinh lớp 5 Tôi tiến hành

dự giờ tiết dạy học chính tả khối lớp 5 và đưa ra những nhận xét về thực trạngdạy học môn chính tả

2.1.3.3 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:

Đây là phương pháp bổ trợ Qua trao đổi cụ thể với cán bộ, giáo viên về các vấn

đề khảo sát, và thông qua những hiểu biết của bản thân về đặc điểm học sinh lớp

5, tôi có thể thu nhận thêm được các thông tin liên quan

2.2 Phân tích kết quả khảo sát:

2.2.1 Đánh giá về mức độ điều chỉnh các yếu tố dạy học viết chính tả lớp 5:

Việc điều chỉnh mục tiêu bài học, nội dung bài học, phương pháp dạy học, hìnhthức và cách kiểm tra đánh giá trong phân môn Chính tả cho học sinh lớp 5 làmột việc làm quan trọng và rất cần thiết, nó góp phần nâng cao kỹ năng viếtchính tả cho học sinh Vì vậy tôi đã tiến hành đánh giá mức độ điều chỉnh cácyếu tố trong dạy học môn Chính tả của giáo viên dạy lớp 5 ở trường Tiểu học Số

2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới – Quảng Bình., kết quả thu được:

Bảng 2.1: Mức độ điều chỉnh của giáo viên trong dạy học chính tả đối với học sinh trung bình (thường xuyên mắc lỗi chính tả) khối lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý.

STT Nội dung

điều chỉnh

Mức độ điều chỉnhThường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Trang 35

Trên thực tế 100% giáo án lên lớp của giáo viên chưa thể hiện được việc điềuchỉnh mục tiêu bài học Điều này được thể hiện ở việc giáo viên chỉ mới đưa ranhững mục tiêu chung dành cho mọi học sinh mà chưa có những mục tiêu riêngdành cho học sinh thường xuyên mắc lỗi chính tả.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh nội dung bài học trong dạyhọc chính tả cho học sinh lớp 5 nên 33,3% giáo viên thường xuyên điều chỉnh nộidung bài học, 66,7% giáo viên không điều chỉnh nội dung, chương trình dạy họccho học sinh còn yếu chính tả ở lớp mình Chất lượng điều chỉnh nội dung dạyhọc còn hạn chế Ví dụ như em Minh Hùng lớp 53 đọc chậm, viết chậm nên emthường cố gắng ghi nhanh cho kịp bài đọc của giáo viên nên viết chữ không đẹp,sai nhiều lỗi chính tả, mặc dù viết chậm như thế nhưng độ dài bài viết của emcũng giống như các bạn khác trong lớp; ở lớp 51 và lớp 52 các em cũng mắc phảitrường hợp như vậy Thế nhưng khi làm các bài tập chính tả, khả năng chú ý củahọc sinh bị phân tán, các em không tập trung vào bài làm, nhưng giáo viên cũngkhông có biện pháp để khắc phục, cũng như không thể dành thời gian để chờ đợicác em hoàn thành bài tập

33,3% Giáo viên thỉnh thoảng điều chỉnh phương pháp, 66,7% giáo viên không

sử dụng phương pháp điều chỉnh mà sử dụng các phương pháp cho mọi học sinhtrong lớp, chủ yếu là phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp giao tiếp,

Trang 36

phương pháp luyện tập theo mẫu, được giáo viên sử dụng thường xuyên Có thểnói, trong các tiết dạy học chính tả, khi vận dụng các phương pháp dạy học đặcthù của phân môn chính tả, giáo viên chưa tính đến sự có mặt của các học sinhthường xuyên mắc lỗi chính tả ở trong lớp, nên vẫn chưa đem lại hiệu quả thật sựtrong việc rèn khả năng viết chính tả cho học sinh trung bình, thường xuyên mắclỗi chính tả.

Thực tế quá trình quan sát, dự giờ các tiết dạy cho thấy 100% giáo viên khôngđiều chỉnh hình thức dạy học cho học sinh, giáo viên thường xuyên sử dụng hìnhthức dạy học nhóm cho tất cả học sinh trong lớp Thực tế ở trường Tiểu học Số 2Bắc Lý, thì hiện nay áp dụng theo mô hình dạy học mới, viết tắt là VNEN nênhình thức dạy học nhóm là chủ yếu Vì thế những học sinh học chậm rất dễ bị đẩylùi lại phía sau vì giáo viên cùng các bạn trong nhóm không thể dừng thời gian đểchờ đợi các em, do giáo viên còn chạy theo chất lượng đại trà, không có thời giandạy cá nhân cho học sinh

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong dạy học phân môn Chính tả chohọc sinh lớp 5 Tuy nhiên 100% giáo viên chỉ thỉnh thoảng thậm chí rất ít khi tiếnhành kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của học sinh Chính vì thế làm cho việcviết đúng chính tả của một số học sinh lớp 5 bị hạn chế Vì vậy giáo viên cầnphải thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của học sinh để kịp thờinắm bắt được trình độ nhận thức của học sinh qua mỗi bài học, mỗi giai đoạn để

có sự điều chỉnh cho phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của học sinh,nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả

* Sau đây là 3 biên bản quan sát khối lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý, nhằmđánh giá mức độ điều chỉnh nội dung dạy học của giáo viên đối với học sinhthường xuyên mắc lỗi chính tả trong lớp 5

BIÊN BẢN QUAN SÁT MỘT TIẾT DẠY

Tuần 25

Trang 37

Chính tả AI là THUỷ Tổ LOàI NGƯờI

(Nghe -viết) Lớp: 51 Trường: Tiểu học Số 2 Bắc Lý

Người dạy: Cụ Nguyễn Thị Lan Anh

Ngày dạy: 23/02/2015

Qỳa trỡnh quan sỏt

Quan sỏt việc chuẩn bị của giỏo viờn:

Giỏo viờn cú sự chuẩn bị giỏo ỏn

Cỏch bố trớ chỗ ngồi cho học sinh: Học sinh ngồi học theo nhúm Em Lĩnh ngồi

ở nhúm 4 Em Phương Nam ngồi ở nhúm 4 Em Gia Hoàng ngồi ở nhúm 2 EmMinh Huỳnh ngồi ở nhúm 1

Giỏo viờn sử dụng cỏc phương phỏp dạy học: Phương phỏp dạy học được giỏoviờn thường xuyờn sử dụng: Phương phỏp dạy học theo nhúm, phương phỏp giaotiếp, phương phỏp luyện tập theo mẫu

Cỏch đỏnh giỏ của giỏo viờn đối với học sinh học yếu:

+ ễn lại bài cũ giỏo viờn thường cho học sinh làm theo nhúm, khụng đỏnh giỏđược học sinh học cũn yếu

+ Chọn chấm thường chọn cỏc bài của học sinh khỏ giỏi

Quan sỏt diễn biến giờ học:

I Mục đích yêu cầu

- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Ai là thủy tổloài người”

- Tìm được các tên riêng trong truyện “Dân chơi đồ cổ” và nắm được quy tắc viếthoa tên riêng

- Giáo dục học sinh ý thức viết và trình bày bài viết sạch đẹp

II Chuẩn bị : - Sỏch giỏo khoa

Trang 38

-Yờu cầu HS cỏc nhúm đọc thầm bài

chính tả: Ai là thủy tổ loài người.

Nhúm trưởng điều khiển cỏc bạntrong nhúm trả lời cõu hỏi Bài chínhtả nói điều gì? (Bài chính tả cho tabiết truyền thuyết của một số dân tộctrên thế giới về thủy tổ loài người vàcách giải thích khoa học về vấn đềnày)

b) Hướng dẫn viết từ khó.

H: Từ nào trong bài thơ đươc viếthoa?

-Yêu cầu HS cỏc nhúm viết các từ

khó v o ào vở nhỏp các từ: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc.

- GV nhận xét HS viết từ khó trongnhúm

c) Viết chính tả - chấm bài.

-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả,quan sát hình thức trình bày đoạn vănxuôi và chú ý các chữ mà mình dễviết sai

-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cáchtrình bày bài

-GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câuthành các cụm từ cho HS viết, mỗicâu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt

-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗisai và sửa

-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêucầu HS cỏc nhúm đổi vở theo từngcặp để sửa lỗi sai bằng bút chì

- GV chấm bài của nhúm 3, nhận xétcách trình bày và sửa sai

Bài 2b : Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS cỏc nhúm đọc phần chú giảitrong SGK GV giải thích thêm từCửu Phủ (Tên một loại tiền cổ củaTrung Quốc ngày xa)

-Yêu cầu cỏc nhúm đọc thầm lại mẩuchuyện vui “Dân chơi đồ cổ”, suynghĩ làm bài - HS dùng viết chì gạchdưới các tên riêng tìm được và giảithích cách viết những tên riêng đó

- HS trong nhúm nối tiếp nhau phát

HS cỏc nhúm đọcthầm bài ở SGK.-Trong nhúm HStrả lời, HS khác

bổ sung

- HS trong nhúmthảo luận trả lờitrong nhúm

-HS trong nhúmviết vào giấynháp

-HS lắng nghe

- HS đọc thầmbài chính tả

- Nhúm 3 nộpbài

+ HS trong nhúm nêu yêu cầu bài tập

+ Trao đổi nhóm làm bài

+ Đại diện 4 nhóm phỏt biểu ýkiến

+ Lớp nhận xét nhóm trả lời đỳng

Trang 39

biểu ý kiến GV quan sỏt nhận xét,chốt lại ý đúng: Các tên riêng trongbài: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ

Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương TháiCông Những tên riêng đó đều đượcviết hoa tất cả các chữ đầu của mỗitiếng -vì là tên riêng nước ngoàinhưng được đọc theo âm Hán Việt

-GV nhận xét tiết học

-Ghi nhớ những từ đã ôn luyện đểkhông viết sai chính tả, ghi nhớ cáchviết hoa tên người, tên địa lý nướcngoài Chuẩn bị bài tiếp theo

Quan sỏt việc chuẩn bị của giỏo viờn:

Giỏo viờn cú sự chuẩn bị giỏo ỏn

Cỏch bố trớ chỗ ngồi cho học sinh: Học sinh ngồi học theo nhúm Em Sươngngồi ở nhúm 4 Em Thảo ngồi ở nhúm 2 Em Minh ngồi ở nhúm 3

Giỏo viờn sử dụng cỏc phương phỏp dạy học: Phương phỏp dạy học được giỏoviờn thường xuyờn sử dụng: Phương phỏp dạy học theo nhúm, phương phỏp giaotiếp, phương phỏp luyện tập theo mẫu

Cỏch đỏnh giỏ của giỏo viờn đối với học sinh học yếu:

Đỏnh giỏ chung cho tất cả học sinh

Quan sỏt diễn biến giờ học:

Trang 40

I Mục tiêu:

-Nghe-viết chính xác, trình bày đúng chính ta, trình bày đúng hình thức bài văn

- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và.nắm vững quy tắc viết hoa tênriêng người nước ngoài, tên ngày lễ

- HS (KG) viết chữ đẹp, hoàn thành tốt các bài tập HS (Y) viết đúng chính tả vàcác chữ viết hoa có trong bài

II Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 2.

III Các hoạt động dạy học chủ yếu:

ND-TG HỌAT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Bài 2: Nêu y/c của bài tập

-y/c: Làm bài theo nhóm

Ngày đăng: 13/04/2017, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học; Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Việt, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Việt
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
3. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2004), Giáo trình Giáo dục Tiểu học 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục Tiểu học 1
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
4. Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo (2003), Dạy học chính tả ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học chính tả ở Tiểu học
Tác giả: Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
5. Huỳnh Thị Thu Hằng (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẳng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Hằng
Năm: 2005
6. Lê A (2007), Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, Nhà xuất bản Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học
Tác giả: Lê A
Nhà XB: Nhà xuất bản Sư phạm
Năm: 2007
7. Lê A, Đinh Thanh Huệ (1998), Tiếng Việt thực hành, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành
Tác giả: Lê A, Đinh Thanh Huệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
8. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
9. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2006), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
11. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Đà Nẵng
Năm: 2003
12. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2010), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2010
13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2012), Sách giáo viên Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Tiếng Việt 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w