Tại mỗi địa phương, tính chủ động, tính bền vững trong việc tạo ra nguồn thu NSNN và chính sách chi tiêu NSNN hợp lý nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển KT – XH, tác động tích cực đến t
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phân cấp đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã giúp chính quyền các địa phương tự chủ nhiều hơn về mọi lĩnh vực như quản lý hành chính, quản lý kinh tế - tài chính Trong đó, bao gồm việc quản lý thu - chi NSNN địa phương Tại mỗi địa phương, tính chủ động, tính bền vững trong việc tạo ra nguồn thu NSNN và chính sách chi tiêu NSNN hợp lý nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển KT – XH, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế phản ánh hiệu quả của công tác quản lý NSNN tại địa phương (huy động nguồn lực và chi tiêu công)
Quản lý NSNN thời gian qua đang thu hút sự quan tâm của cả những nhà làm chính sách lẫn nhà nghiên cứu Luật NSNN đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 26/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, nhằm mục tiêu thích ứng Hiến pháp 2013 là nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển, đổi mới phương thức quản lý ngân sách phù hợp với thực tiễn phát triển KT – XH đất nước, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động của ba cấp chính quyền địa phương trong quản lý tài chính địa phương
Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo, hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực
và cả nước Trong những năm qua, công tác quản lý NSNN tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả quản lý NSNN Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời, để nâng cao được hiệu quả quản lý NSNN của địa phương trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Mặt khác, để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra về phát triển KT – XH tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020, việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản
lâu dài Đó cũng là lý do của tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020” làm luận án
2 Các nghiên cứu trước về chủ đề có liên quan
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề NSTW, NSĐP, quản lý NSNN và hiệu quả quản lý NSNN Cụ thể:
Sự phát triển ổn định và bền vững của một địa phương, cũng giống như một đất nước, phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động KT – XH Trong chiến lược phát triển KT – XH, việc
Trang 2huy động nguồn lực và phân bổ chi tiêu công luôn được đề cập đến như một trong những thành tố quan trọng Quản lý thu - chi NSNN vừa là kết quả của sự phát triển KT – XH trong từng giai đoạn, vừa là một động lực cho sự phát triển đó ở giai đoạn tiếp theo Bởi vậy,
“NSĐP nên được xem như những phương tiện kích thích kinh tế địa phương chứ không phải
là mục đích sau cùng” (Brodjonegoro và Bambang, 2004)
Sức khỏe của NSĐP không chỉ thể hiện ở số thu bình quân trên đầu người mà quan trọng hơn còn thể hiện ở tính bền vững Theo Rosengard và Jay et al (2006), ngân sách được tạo nên bởi các nguồn thu có tính tái tạo như thuế, lệ phí, sẽ bền vững hơn nhiều so với ngân sách được tạo nên bởi các nguồn thu một lần như chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay vay nợ,…
Tiếp nối những thảo luận về huy động nguồn thu cho NSĐP ở Việt Nam theo Reino
và ctv (2005) nghiên cứu về quá trình triển khai hệ thống thuế tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2004 trong bối cảnh phân cấp, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hệ thống bền vững đối với tăng trưởng kinh tế và chi tiêu công cho các dịch vụ y tế và giáo dục
Cũng bàn về mô hình NSĐP, một nghiên cứu khác của Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009) gợi ý mô hình ngân sách cho các đô thị lớn ở Việt Nam, tập trung vào hai vấn đề: một là phân định nhiệm vụ chi của chính quyền đô thị, từ đó cải cách quản trị hành chính
đô thị, đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ công đô thị, hai là thiết lập tính bền vững nguồn thu cho chính quyền đô thị bằng cách tối đa hóa nguồn thu riêng của địa phương (nguồn thu 100%) và tăng cường quyền quyết định nguồn thu thuế cho chính quyền đô thị
Về chi NSNN, theo Rosengard và Jay et al (2006), ngân sách ưu tiên chi cho đầu tư phát triển sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế bền vững Quan điểm này rất tương
đồng với nhận định của Brodjonegoro và Bambang (2004): “Trách nhiệm của chính quyền địa phương trước cử tri là phải đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công cơ bản tốt hơn và không chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động thường xuyên” Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của số
chi không được vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế
Một nội dung nghiên cứu rất tương đồng với nội dung nghiên cứu của luận án này,
nhưng khác nhau về địa bàn nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận đó là luận án: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Tô Thiện Hiền (2012)
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung vào những mục tiêu sau:
Phân tích thực trạng hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 -
2014
Trang 3Đánh giá hiệu quả và những hạn chế quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng
Đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Sóc Trăng Xây dựng các giải pháp hợp lý và khả thi nhằm góp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong những năm tới
4 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án này tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi có liên quan đến hiệu quả quản lý NSNN:
+ Chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng? + Thực trạng hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2014 như thế nào trên cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội?
+ Hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng tồn tại những hạn chế gì cần khắc phục? + Giải pháp nào hợp lý và khả thi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2015 - 2020?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh Sóc Trăng
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu quản lý NSNN trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm làm sáng tỏ
cơ sở lý luận về tài chính công, NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN
Phương pháp thống kê mô tả nhằm điều tra, thu thập số liệu về tình hình quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng
Phương pháp tổng hợp, so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm mô hình hóa mối quan hệ giữa chi tiêu NSNN và GDP bình quân đầu người tại tỉnh Sóc Trăng Từ đó lượng hóa các ảnh hưởng và rút ra kết luận
7 Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp thiết thực cả về cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm Cụ thể:
Về mặt lý luận: hệ thống có chọn lọc và bổ sung thêm cơ sở lý luận về tài chính công,
NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN Điểm mới của nghiên cứu này so với các
Trang 4nghiên cứu trước đây là việc kế thừa và mở rộng hơn về nghiên cứu hiệu quả quản lý NSNN tại một địa phương, trong giai đoạn phân cấp mạnh mẽ về quản lý thu - chi NSNN cho chính quyền địa phương và xu hướng mới trong quản lý NSNN như kế hoạch tài chính 5 năm (trung hạn), quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và bền vững tài khóa
Về mặt thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm: phân tích thực trạng quản lý NSNN tại
tỉnh Sóc Trăng Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp từ Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích Khác với các nghiên cứu trước đây chủ yếu phân tích định tính ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng trên Trên cơ sở đó, những giải pháp được tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại Sóc Trăng có sức thuyết phục hơn
Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Phân tích và đánh giá hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2014 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng được tác giả trình bày trong chương 2
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng Trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2015 - 2020
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Lý thuyết về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
Trong phần này, tác giả tiến hành hệ thống hóa có chọn lọc khung lý thuyết liên quan
về hiệu quả quản lý NSNN
Nội dung quản lý NSNN:
Thứ nhất, quản lý quá trình thu NSNN
Thứ hai, quản lý quá trình chi NSNN
Thứ ba, quản lý việc thực hiện các biện pháp cân đối thu - chi NSNN
Thứ tư, quản lý chu trình NSNN
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng
Thứ sáu, quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) và xây dựng
kế hoạch tài chính 5 năm (khuôn khổ trung hạn)
Nguyên tắc quản lý NSNN:
Thứ nhất, nguyên tắc niên hạn
Thứ hai, nguyên tắc đơn nhất
Thứ ba, nguyên tắc toàn diện
Hiệu quả quản lý NSNN:
Khái niệm đánh giá hiệu quả quản lý NSNN là kết quả đạt được đảm bảo tính chủ động và trách nhiệm của một địa phương trong việc huy động và sử dụng NSNN nhằm đáp ứng mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN
+ Đảm bảo tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
+ Đảm bảo tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu
+ Phát huy những tác động tích cực những công cụ thuế, phí, lệ phí
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN
+ Đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH
+ Tiết kiệm
+ Tính bền vững của chính sách chi tiêu NSNN
+ Chi tiêu NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Chi tiêu NSNN ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là điều tất yếu Trong giai đoạn hiện nay, quá trình phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc chi tiêu NSNN đã và
Trang 6đang diễn mạnh mẽ Vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương là việc quyết định chính sách chi tiêu NSNN như thế nào để chi tiêu NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
là một tiêu chí thể hiện hiệu quả quản lý chi NSNN
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối NSNN
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối NSNN chính là không xảy ra tình trạng bội chi
Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chu trình NSNN
+ Đảm bảo việc thực hiện dự toán thu
Các chỉ tiêu trong dự toán thu là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh buộc các cấp, các ngành
và các đơn vị có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh
+ Đảm bảo việc thực hiện dự toán chi
Các khoản chi NSNN phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định chi của mình
Trong quyết toán NSNN
+ Số liệu báo cáo quyết toán NSNN phải trung thực, đầy đủ, không vi phạm nguyên tắc trọng yếu
+ Đánh giá chuẩn xác tình hình thu - chi NSNN trong năm hiện hành để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu - chi NSNN cho các năm tiếp theo
Tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý NSNN
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có tính răn đe, đảm bảo khắc phục những tình trạng tiêu cực trong các hoạt động của công tác quản lý NSNN
Kết quả thi đua khen thưởng trong công tác quản lý NSNN phải dựa trên số liệu thực
tế
Kết quả thi đua khen thưởng tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
Trang 7Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
Thứ tư, nhân tố về điều kiện KT – XH
Thứ năm, nhân tố về chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Thứ sáu, nhân tố về tình trạng thất thu, đặc biệt là thất thu thuế
Thứ bảy, nhân tố về tổ chức công khai tài chính
Thứ tám, nhân tố về hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát và GSTC
1.2 Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế
Dựa vào các nghiên cứu (Barro, 1990; Devarajan và ctv, 1996; Davoodi và Zou, 1998)
và cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của chi tiêu NSNN và tăng trưởng kinh tế có dạng hàm phi tuyến bậc 2, tác giả xây dựng mô hình của nghiên cứu như sau
Trong đó gpcit là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế địa phương Chỉ số này được tính bằng tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của địa phương i tại năm t và được xác định như sau:
Các biến độc lập trong mô hình bao gồm: tỷ trọng chi tiêu NSNN trên GDP của từng địa phương năm t (tit), tốc độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trong cả nước năm t (pt),
logarit cơ số e của GDP tỉnh Sóc Trăng (ly t), tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi của địa phương i năm t ( ), tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi của địa phương i năm t ( ), tỷ trọng bổ sung từ ngân sách cấp trên trong tổng chi của địa phương i năm t ( )
Do khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa và , do + = 1, nên tác giả điều chỉnh mô hình bằng cách bỏ đi biến , mô hình được điều chỉnh có dạng:
(1)
Trang 8Bên cạnh đó, do tăng trưởng kinh tế địa phương năm nay còn bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế địa phương các năm trong quá khứ nên tác giả tiến hành đưa thêm vào mô hình (1) biến trễ của gpcit Mô hình mới có dạng:
Trang 9Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG
VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
2.1.1 Hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước
2.1.1.1 Kết quả thu ngân sách nhà nước và tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
(A +B +C)
6.309.288 7.675.723 8.745.106 9.191.530 9.850.667
A Thu cân đối NSNN 1.517.834 1.602.872 1.687.469 1.971.104 2.175.914
5 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 83.885 106.633 114.296 144.651 181.464
B Các khoản thu để lại chi quản lý qua
NSNN
449.624 321.148 476.129 478.799 490.218
C Thu bổ sung từ NS cấp trên 4.341.830 5.751.703 6.581.508 6.741.627 7.184.535
Trong đó: Thu bổ sung từ NSTW
- Bổ sung cân đối
- Bổ sung có mục tiêu
2.631.232 949.487 1.681.745
3.415.001 2.287.726 1.127.275
4.219.523 2.652.035 1.567.488
4.790.626 3.008.394 1.782.232
5.402.097 3.434.965 1.967.132
Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng
Trang 10Số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2014 mỗi năm đều tăng, phần lớn là nhờ công tác quản lý điều hành thu ngân sách ở địa phương khá tốt Năm 2014, số thu NSNN trên địa bàn giảm so với năm 2013 do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế Nguồn NSĐP chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 99,51% để đảm bảo chi tiêu cho NSĐP về khoản chi thường xuyên và phần còn lại dành cho chi đầu tư phát triển và các khoản chi khác
Tóm lại, tính thu đúng, thu đủ và thu kịp thời trong công tác quản lý NSNN của những năm qua tại tỉnh Sóc Trăng tương đối được đảm bảo Tính thu kịp thời đã đảm bảo nguồn tài chính đủ đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chi một cách xuyên suốt Tuy nhiên, nguồn thu từ NSTW chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy hiệu quả quản lý thu NSNN tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế
2.1.1.2 Tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu
Thứ nhất, xét về tính linh hoạt (hay còn gọi là độ nổi) của số thu so với nền kinh tế,
các nguồn thu được phân chia (thu từ các loại thuế) sẽ có độ nổi cao hơn so với các nguồn thu còn lại Khi kinh tế tăng trưởng, hoạt động SXKD được tăng lên và do đó số thu thuế từ các hoạt động này chắc chắn được tăng lên tương ứng, bởi cơ sở thu thuế được mở rộng Các nguồn thu không phải thu từ thuế, như: thu từ bán quyền sử dụng đất, thu từ viện trợ không hoàn lại, các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu kết dư ngân sách,…có độ nổi thấp hơn nhiều, bởi dù kinh tế có tăng trưởng thì diện tích đất đai cũng không mở rộng thêm, số thu sẽ không tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế
Sự phụ thuộc của ngân sách Sóc Trăng vào NSTW và khả năng thu từ thuế còn rất hạn chế cho thấy nguồn thu của Sóc Trăng kém linh hoạt theo sự tăng trưởng kinh tế
Thứ hai, xét về mức độ ổn định và bền vững, nguồn thu từ các loại thuế được phân
chia với NSTW luôn luôn tạo ra tính ổn định và bền vững hơn các nguồn thu còn lại Thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…là những khoản mà doanh nghiệp và người dân đóng góp cho chính quyền địa phương một cách liên tục theo chu kỳ hàng năm Việc thu thuế từ SXKD trong hiện tại không làm phương hại đến tiềm năng có thể tiếp tục thu các khoản thuế này trong tương lai, nếu hoạt động kinh tế vẫn diễn ra bình thường Trong khi đó, các nguồn thu tương tự như thu từ bán quyền sử dụng đất chỉ là thu một lần, không thể lặp lại, quyền sử dụng một mảnh đất đã được chính quyền bán cho người dân vào năm nay thì năm sau chính quyền không thể tiếp tục thu từ bán quyền sử dụng của mảnh đất đó nữa
Qua Bảng phân tích tỷ trọng và chênh lệch thu NSNN (Phụ lục 1) cho thấy ngân sách Sóc Trăng được tạo nên từ các nguồn thu được phân chia (thu từ các loại thuế) chiếm tỷ
Trang 11trọng rất thấp (năm 2010 chiếm 39% thu cân đối NSNN, năm 2014 chiếm 53% thu cân đối NSNN), trong khi các khoản thu khác (nguồn thu không bền vững) chiếm tỷ trọng khá cao (năm 2010 chiếm 26% thu cân đối NSNN, năm 2014 chiếm 29% thu cân đối NSNN) Điều này cho thấy thiếu tính ổn định và bền vững trong thu NSNN của Sóc Trăng
Tóm lại, các nguồn thu không có tiềm năng tăng lên đáng kể, không kéo dài mãi mãi Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp khiêm tốn và nền kinh tế Sóc Trăng chủ yếu là các hộ kinh doanh gia đình nhỏ lẻ làm hạn chế số thu của nguồn thu được phân chia, mặc dù tỷ lệ phân chia là 100% Do đó, xét về mặt thu, ngân sách Sóc Trăng đang đối diện với thách thức lớn
về tính linh hoạt, ổn định và bền vững
2.1.2 Hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước
2.1.2.1 Kết quả chi ngân sách nhà nước và đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
(A + B + C) 6.082.130 7.469.805 8.609.448 9.003.644 9.581.751
A Chi cân đối NSĐP 3.970.652 4.791.159 5.285.807 5.592.688 6.102.056
Trong đó:
- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 1.047.393 1.236.586 1.410.673 1.566.067 1.739.136
B Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 1.815.861 2.397.683 2.861.985 2.951.001 3.013.928
C Các khoản chi từ nguồn thu được để lại
cho đơn vị quản lý qua NSNN 295.617 280.963 461.656 459.955 465.767
Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng
Tổng chi NSĐP tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2014 có sự gia tăng qua từng năm nhưng tốc độ tăng chậm (năm 2011 tăng 22,82% so với năm 2010, năm 2014 tăng 6,42% so với năm 2013) cho thấy do ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt chi tiêu của Nhà nước nên Tỉnh đã cắt giảm một số khoản chi không cần thiết trong chi quản lý hành chính Riêng
Trang 12khoản mục chi quốc phòng - an ninh năm 2014 tăng 44,73% so với năm 2013 là do tình hình chính trị - xã hội nước ta năm 2014 có nhiều thay đổi bất ổn bởi ảnh hưởng vấn đề tranh chấp biển Đông
Cơ cấu các khoản chi cho thấy rõ sự chuyển dịch giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, năm 2010 chi đầu tư phát triển chiếm 24% tổng chi NSĐP thì đến năm 2014 khoản mục này chỉ còn 17%, điều này cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương Ngược lại, các khoản chi thường xuyên lại gia tăng đáng kể (từ 57% năm 2010 lên 68% năm 2014), trong đó chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng cao, cho thấy tỉnh Sóc Trăng chú trọng đặc biệt đến việc phát triển giáo dục - đào tạo nhằm hoàn thành phổ cập giáo dục - đào tạo nhân lực cho nền kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, hệ thống trường lớp được quy hoạch và đầu tư trang thiết
bị theo tiêu chuẩn quốc gia (Phụ lục 1)
Ngoài ra, chi ngân sách đã chú trọng đầu tư cho chiến lược con người trên các lĩnh vực y tế, khoa học - công nghệ, bảo đảm xã hội, văn hóa thông tin, coi đây là lĩnh vực ưu tiên trong chi thường xuyên Bên cạnh đó, chi ngân sách đã đảm bảo kinh phí cho giữ vững trật tự
- an toàn xã hội, ổn định chính trị trong tình hình chính trị thế giới đang diễn ra nhiều bất ổn, xung đột và sự ảnh hưởng bởi tranh chấp biển Đông; góp phần tạo môi trường lành mạnh cho nền kinh tế địa phương phát triển Hơn nữa, chi ngân sách cũng đã giải quyết kịp thời các nhu cầu chi bức xúc như: cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, nạn mù chữ,…
Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các mục tiêu phát triển xã hội
GDP bình quân đầu người (Triệu đồng) 20,87 27,89 27,30 29,07 34,30
Nguồn: Cục Thống kê Sóc Trăng
Tình hình KT – XH Sóc Trăng năm 2014 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế 10,04% vượt chỉ tiêu Nghị quyết và cao hơn năm trước; trong đó, khu vực I tăng 4,9%, khu vực II tăng 17,53%, khu vực III tăng 11,76% GDP bình quân đầu người đạt 34,30 triệu đồng/năm (Nghị quyết đề ra là 34 triệu đồng) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực I giảm 1,62%, khu vực II tăng 0,69%, khu vực III tăng 0,93% so với năm 2013; tỷ trọng 3 khu vực cụ thể là 37,73% - 14,44% - 47,83% Lĩnh vực văn hóa, xã hội
có nhiều tiến bộ Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm Trong năm 2014, toàn Tỉnh đã giải quyết việc làm mới 23.500 lao động (đạt 102,42% chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 2% so với năm trước); đào tạo nghề cho 27.455 người (đạt 109,82% chỉ tiêu Nghị quyết), trong đó, có 9.241 lao
Trang 13động nông thôn Theo kết quả điều tra hộ nghèo, năm 2014 có 14.402 hộ thoát nghèo và 9.878 hộ thoát cận nghèo; đồng thời phát sinh mới 824 hộ nghèo và 7.908 hộ cận nghèo Tính đến nay, toàn Tỉnh còn 39.717 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,49% (giảm 4,5% so với năm 2013), 41.753 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 13,13% (giảm 0,81% so với năm 2013) An ninh, chính trị, trật tự - an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo Lực lượng công an, quân sự, bộ đội biên phòng thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong giữ vững an ninh, chính trị, trật tự - an toàn
xã hội theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ Ngành quân sự duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra, huấn luyện theo kế hoạch Tổ chức tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ với 1.000 quân, đạt 100% chỉ tiêu được giao Trật tự - an toàn xã hội
cơ bản đảm bảo; tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí Tuy nhiên, phạm pháp hình sự tăng so với cùng kỳ Bên cạnh đó đã giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ Ngành thanh tra đã triển khai 76 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chương trình an sinh xã hội, đầu tư XDCB, tại 81 đơn vị và kịp thời xử lý các sai phạm theo quy định
2.1.2.2 Tiết kiệm
Trong những năm qua, UBND tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện một số giải pháp và nhiệm vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về thực hành tiết kiệm chống lãng phí như: xây dựng và ban hành các văn bản để hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai và tạo điều kiện kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tiến hành tự kiểm tra tài chính, kế toán tại cơ quan, đơn vị mình và xây dựng kế hoạch kiểm tra trong cơ quan và đơn vị cấp dưới để kịp thời xử lý, chấn chỉnh Các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi lãng phí NSNN, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động, tài nguyên thiên nhiên và có biện pháp khắc phục kịp thời…
2.1.2.3 Tính bền vững của chính sách chi tiêu ngân sách
Thứ nhất, xét từ góc độ khả năng trang trải các nghĩa vụ tài chính từ nguồn thu của địa
phương, hiện tại ngân sách Sóc Trăng khó đảm bảo tính bền vững Ngân sách Sóc Trăng không chủ động nguồn thu để chi trả cho các nhu cầu về dịch vụ công và đầu tư phát triển của mình Nguồn thu từ trái phiếu địa phương không có, nên gánh nặng ngân sách lên thế hệ sau là không có, thể hiện tính công bằng (fairness) không chuyển gánh nặng chi phí lên thế
hệ tương lai
Trang 14Thứ hai, tài chính công là một bộ phận hữu cơ của hệ thống chính sách KT – XH địa
phương Do đó, chính sách chi tiêu có bền vững hay không phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng chi ngân sách có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn
2010 - 2014, từ 22,82% xuống 6,42% (Phụ lục 1) và GDP tăng trưởng 10,04%/năm (năm
2014) Đây là con số khả quan, vì nó thể hiện sự “thu hẹp” của khu vực công so với các khu
vực khác của nền kinh tế Điều này cho thấy chính sách chi tiêu có xu hướng bền vững
Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá cao trong chi cân đối NSĐP, chiếm 68% trong năm 2014 (Phụ lục 1), trong đó chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm 43% (Phụ lục 1) trong giai đoạn 2010 - 2014 Tỷ trọng chi sự nghiệp kinh
tế còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 8% (Phụ lục 1) và không có xu hướng tăng trong giai đoạn
2010 - 2014 Tỷ trọng chi quản lý hành chính không giảm trong giai đoạn 2010 - 2014 và nếu tính con số tuyệt đối thì số chi năm 2014 đã tăng hơn 53% so với năm 2010 Chính sách chi tiêu như trên của ngân sách Sóc Trăng chưa thực sự đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và
là xu hướng kém bền vững
Tóm lại, chính sách chi tiêu ngân sách Sóc Trăng chưa đáp ứng toàn bộ các tiêu chí của ngân sách bền vững
2.1.2.4 Chi tiêu ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Thống kê mô tả các biến
Sau khi thu thập số liệu của các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 -
2014 từ Sở Tài chính, tác giả sử dụng phần mềm Stata phiên bản 12 để thực hiện thống kê
mô tả mẫu dữ liệu Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng dưới đây
Bảng 2.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Trang 15Tỷ trọng chi tiêu NSNN trên GDP tại Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2014 trung bình đạt 25,31% Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi đạt trung bình 23,18% Mặt khác, trong giai đoạn này trung bình số chi bổ sung từ ngân sách cấp trên bằng 61,61% tổng chi của ngân sách cấp dưới Điều này cho thấy NSNN tại các địa phương của Sóc Trăng còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên
Ma trận hệ số tương quan
Ma trận hệ số tương quan cho chúng ta biết mối quan hệ giữa hai biến trong mô hình Đầu tiên là giải thích các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình Để kiểm tra có sự tương quan giữa các biến với nhau hay không ta xem xét bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Nguồn: Phụ lục 2
Theo Gujarati (2004), để loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến, cần nghiên cứu kỹ hệ số tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá 0,8 thì mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng Bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan của các cặp biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 Như vậy, không có mối tương quan đáng kể giữa các biến độc lập trong mô hình
Để xác định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không Tác giả kiểm định thông qua hệ số phóng đại VIF Bảng bên dưới trình bày hệ số VIF của các biến độc lập trong mô hình
Bảng 2.6: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Biến quan sát Hệ số phóng đại phương sai VIF
2.79 1.84
1.10