Đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế khác, ngành thực phẩm cũng không ngoại lệ, cũng đang ngày một rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Các món ăn nhanh cũng phát triển mạnh, kèm theo đó là bơ. Bơ có vai trò rất thông dụng, nó dùng làm gia vị cho các món ăn thêm hương vị béo hơn, thơm ngon hơn, dùng quết lên bánh mì, dùng trong nước sốt, các món nướng, chiên, rán….ngoài ra các lợi khuẩn lên men cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bơ có vai rất quan trọng trong công nghiệp làm bánh, ngoài làm tăng hương vị nó còn giúp ruột bánh được mềm mại, góp phần trong việc nâng cao sự bóc tróc các lớp vỏ bánh và cung cấp đáng kể các giá trị quan trọng khác. Hay nói cách khác trong ngành bánh, đặc biệt là bánh nướng thì không thể thiếu bơ. Ngoài ra bơ còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, có tác dụng như làm đẹp da, sáng mắt do trong bơ động vật có hàm lượng vitamin A dồi dào, nó sẽ được cơ thể hấp thụ trực tiếp mà không cần thông qua việc chuyển đổi βcarotene thành vitamin A như những thực phẩm khác. Điều này tốt cho trẻ em, người già, người bị tiểu đường (do bơ có chứa acid béo PUFA), chức năng tuyến giáp kém, khó thực hiện việc chuyển đổi khi cần thiết, giảm cholesterol trong máu. Bơ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt do có vitamin K2. Theo bảng điều tra tương lai của Châu Âu về ung thư và dinh dưỡng (EPIC) cho rằng sử dụng bơ động vật giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt 35%, theo nghiên cứu ở Hà Lan thì những ai có mức tiêu thụ vitamin K2 sẽ giảm nguy cơ 26% tử vong do mọi nguyên nhân bệnh so với người ít sử dụng. Nó còn có chức năng ngăn ngừa Canxi lắng động xuống thành mạch, chống vôi hóa mạch máu, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Mặt khác, nước ta hiện nay đang tiêu thụ mạnh các sản phẩm lên men từ sữa như bơ và các sản phẩm khác, nhưng ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ở nước ta còn non trẻ, sản phẩm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa đa số vẫn là nhập từ nước ngoài dạng sữa bột, bơ để chế biến. Việc này dẫn đến giá thành rất cao, người ta dần thay thế bằng các loại bơ khác như bơ thực vật nhưng thật sự chúng không đem lại mùi vị thơm ngon và tự nhiên khi các sản phẩm chế biến dùng bơ động vật. Vì vậy bơ động vật đã ít nay lại còn ít hơn. Mọi người còn thường quan niệm sai lầm rằng dùng bơ thực vật sẽ tốt hơn bơ động vật do bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người. Đúng là acid béo không no thực sự cần thiết, song người ta tảng lờ một chi tiết quan trọng. Đó là, trải qua các quá trình công nghệ, để biến dầu thực vật thành bơ thực vật, acid béo không no đã trở thành acid béo no. Tệ hơn, trong thành phần bơ thực vật còn chứa các chất béo đồng phân nhân tạo vốn xa lạ với cơ thể con người. Vậy nên, ăn bơ thực vật không chỉ không bổ béo gì mà còn hủy hoại cơ thể. Với tất cả các lý do trên chúng tôi nhân thấy rằng việc “thiết kế xây dựng nhà máy sản xuất bơ lên men” là rất cần thiết và có tiềm năng phát triển. 1.3. Tình hình bò sữa ở Việt Nam hiện nay 1.3.1 Số lượng bò sữa Đàn bò sữa của nước ta hiện nay đang tăng nhanh cả về số và chất lượng. Quy mô chăn nuôi tăng, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi sản xuất ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong cả nước. Theo số liệu thống kê (cục chăn nuôi Bộ NN PTNT, 2014) tính đến ngày 01042014 đàn bò sữa cả nước Việt Nam đạt khoảng 200 ngàn con, tăng 14% so với năm 2013. Trong tổng đàn bò sữa cả nước hiện có trên 75% tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An... Khoảng 20% các tỉnh phía bắc, dưới 2% ở các tỉnh miền trung và trên 2% các tỉnh ở Tây Nguyên. Hiện tại trong cơ cấu giống bò sữa cả nước bò HF thuần chiếm khoảng 10% và bò lai chiếm khoảng 90%. Chăn nuôi bò sữa chủ yếu là các hộ gia đình với khoảng 95%, ngoài ra còn có một số ít cơ sở chăn nuôi Nhà nước và liên doanh. Theo kết quả báo cáo sơ bộ tổng điều tra 01042015 cuả tổng cục thống kê, tại thời điểm này đàn bò sữa tiếp tục phát triển, đạt 253,7 nghìn con, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Hà Nội có tổng đàn sữa bò tính đến thời điểm 30082014 là 14053 con tăng 6.04% so với cùng kỳ năm 2013, đứng sau thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là địa phương có mô hình nuôi bò sữa nông hộ và có đàn bò sữa nhiều nhất cả nước, cung cấp sữa cho khoảng 10 đơn vị thu mua sữa, trong đó có Vinamilk và FrieslandCampina. Toàn thành phố hiện có hơn 90.000 con bò sữa, năng suất sữa bình quân đàn bò sữa TP. HCM đạt 5100kgconchu kỳ, cao hơn bình quân cả nước (khoảng 4500kgconchu kỳ). Quy mô đàn cũng tăng lên 11,63 conhộ so với thời điểm năm 2011. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô hình nhóm hộ sản xuất, với các tổ hợp tác và hợp tác xã. Trong tổng số gần 9000 hộ nuôi bò sữa toàn thành phố, hiện có 23 tổ hợp tác và 5 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Chăn nuôi bò sữa ở Đồng Nai cũng rất phát triển. Nuôi tập trung ở nông dân các xã: An Phước, Tam Phước, Lộc An thuộc huyện Long Thành; các phường Trảng Dài, Tân Phong, Tân Mai, Thống Nhất thuộc thành phố Biên Hòa; xã Bắc Sơn thuộc huyện Thống Nhất. Riêng huyện Long Thành đã có gần 2000 con bò sữa. Các công ty chăn nuôi bò sữa lớn như xí nghiệp bò sữa An Phước, công ty liên doanh bò sữa Đồng Nai, Khu liên hiệp công nông nghiệp Dofico (Agropark) đang triển khai dự án đầu tư trại cung cấp giống bò sữa và nhà máy chế biến sữa. Trong dự án này, doanh nghiệp sẽ liên kết với nông dân phát triển vùng nguyên liệu bò sữa theo hình thức chăn nuôi nông hộ tại huyện Xuân Lộc. Chủ đầu tư dự án đang phối hợp với huyện Xuân Lộc tổ chức lớp học chăn nuôi bò sữa, thu hút đông đảo nông dân địa phương tham gia. Các công ty lớn cũng đang đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa như Vinamilk, TH true milk, Mộc Châu... Vinamilk đang dần trở thành 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Đến nay Vinamilk đã có 8 doanh trại quy mô lớn với toàn bộ giống bò nhập khẩu từ Úc, New Zealand và Mỹ. Hiện nay ngoài 8 doanh trại đang hoạt động Vinamilk còn liên kết với gần 8000 trang trạihộ dân chăn nuôi bò sữa gần 100 ngàn con trên cả nước, thu được sản lượng bình quân khoảng 650 tấn sữangày, góp phần xây dựng ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Hàng năm, Việt Nam vẫn đang nhập một lượng lớn sữa (chủ yếu là sữa bột) để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong cả nước, lượng sữa sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 25 – 30% lượng tiêu thụ trong cả nước còn gần 70% vẫn phải nhập từ nước ngoài. Nhưng với tình hình ngày càng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta cũng như các chính sách ưu đãi của nhà nước khuyết khích các công ty, nông trại, hộ gia đình chăn nuôi bò sữa như hỗ trợ vốn ban đầu, hỗ trợ tư liệu sản xuất, khắc phục thiên tai dịch bệnh nên đã giảm thiểu thiệt hại chăn nuôi bò sữa và giúp ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta ngày càng phát triển và có nhiều tiềm năng.Nhiều năm gần đây, ngành sữa trong nước đã và đang tăng trưởng đáng kể và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển. Việt Nam có khoảng 70 doanh nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm sữa. Và dự định trong tương lai sẽ thu được sản lượng là 1 triệu tấn vào năm 2020. 1.3.2Sản lượng sữa Đại diện Hiệp hội sữa Việt Nam cho biết cả nước có thể sản xuất 1,9 tỉ lít sữa tươi trong năm 2015. Giá sữa bột nguyên kem trên thị trường châu Âu hiện nay đã có dấu hiệu tăng lên từ đầu tháng 22015 với mức tăng so với đầu tháng 1 năm 2015 là 3,51% (từ 2.850 USDtấn lên 2.950 USDtấn), trong đó giá sữa tăng 7,41% ở thị trường châu Đại Dương. Theo số liệu của Bộ Công thương, 8 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa đã giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2014, với trị giá khoảng 640 triệu USD. Hiện nay tùy theo chất lượng của sữa mà giá sữa tươi thu mua từ các hộ chăn nuôi bò sữa dao động ở mức 8000 đến 14000kg. 1.3.3Cơ cấu giống và quy mô chăn nuôi bò sữa Đàn bò sữa của nước ta chủ yếu là bò lai HF được lai tạo trong nước 85%, bò thuần HF và bò ngoại chiếm 15% tổng đàn. Cả nước đã có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình 5,3 conhộ, trong đó phía Nam là 12.626 hộ, trung bình 6,3 conhộ; phía Bắc 7.013 hộ trung bình 3,7 conhộ. Có 384 hộ gia đình và công ty chăn nuôi quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1,95%). Quy mô bình quân đàn bò sữa trong nông hộ ở Thái Lan là 17 conhộ. Tại Indonesia quy mô đàn bình quân 3 conhộ. Chăn nuôi bò sữa với quy mô đàn dưới 5 con đang giảm dần, quy mô từ 510 con trở lên đang tăng. Theo báo cáo của công ty Dutch Lady, hộ nuôi 8 con vắt sữa (tương đương 18 con bò sữahộ) có lợi nhuận 3%, quy mô 130 con (vắt sữa 59 con), lợi nhuận 14%. 1.4. Thị trường bơ sữa hiện nay và những ảnh hưởng của chúng Theo nghiên cứu của BMI (công ty chuyên giám sát doanh nghiệp quốc tế) nhận định ngành sản xuất bơ sữa ở Việt Nam rất có triển vọng do sản lượng sữa trong nước không ngừng gia tăng, các công ty sữa liên tục đầu tư mạnh về nông trại chăn nuôi bò sữa. Do chăn nuôi bò sữa ngày càng tăng, năng suất sữa ngày càng cao nên giá thành mua sữa tươi từ các hộ cũng được giảm hơn so với trước đây. Giá mua của các doanh nghiệp hiện nay chỉ ở mức dao động từ 10 – 14 ngànlít có khi giảm xuống chỉ còn 8 – 9 ngànlít. Còn bơ động vật ở nước ta đang rất ít, đa số là nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Newzealand…giá dao động khoảng 170 – 250 ngànkg. Nhìn xa hơn về các nước láng giềng. nước Trung Quốc cũng giống nước ta. Kết quả nghiên cứu về ngành công nghiệp bơ sữa chỉ ra rằng các công ty nước ngoài có triển vọng lớn trong việc phát triển kinh doanh ngành bơ sữa tại Trung Quốc bởi vì các công ty nước ngoài có đủ năng lực cần thiết trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm, nhãn hiệu và quản lý kênh bán hàng. Như vậy, công ty phải nỗ lực thật tốt, đầu tư trang thiết bị, nguồn nguyên liệu thật tốt về chất lượng cũng như về giá thành cho nhà máy sản xuất, rồi sau đó cần có đầu tư về phát triển sản phẩm, nhãn hiệu và quản lý kênh bán hàng thật tốt thì sẽ rất có triển vọng. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ người tiêu dùng Trung Quốc đang chấp nhận mua hàng của những quốc gia láng giềng Châu Á và tìm kiếm những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm sữa uống, bơ, sữa chua. Hiện nay, những sản phẩm này chiếm 14 tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa của Trung Quốc. Tỷ lệ này sẽ thay đổi khi thu nhập của người Trung Quốc tăng lên. Và trong 5 năm tới, thu nhập từ việc bán sữa uống, bơ và sữa chua ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng lần lượt 22%, 28% và 31% một năm. (Đối với những công ty sản xuất bơ sữa thì đây là tin vui những sản phẩm này có thời gian dự trữ bảo quản cao hơn 2 đến 3 lần so với sữa tươi nên việc vận chuyển đến nguồn tiêu thụ xa là hoàn toàn có khả năng). Từ đây ta có thể lấn thị trường tiêu thụ sang Trung Quốc và các nước Châu Á. Chưa kể khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì các thành phố cỡ vừa sẽ trở nên rất quan trọng đối với việc bán các sản phẩm được đóng gói. Với tình hình hiện nay, các nước không ngừng phát triển, nên thị trường tiêu thụ, nhu cầu cũng như sức mua của người dân sẽ tăng lên. Ở nước ta có 2 thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nhắm thấy TP.Hồ Chí Minh sẽ có sức mua cao hơn do đời sống ở đây có vẻ đa dạng hơn, do ở phía bắc đa số phát triển chính là các món ăn truyền thống nước ta, mà các món ăn truyền thống lại ít hoặc không dùng đến bơ nên việc đặt nhà máy ở phía bắc không mấy khả thi bằng miền nam, nhưng ta vẫn có thể phân phối cho các tỉnh miền bắc nếu như có nguồn nhập do sản phẩm bơ lên men từ sữa của chúng ta có thời gian bảo quản khá lâu nên việc vận chuyển xa là hoàn toàn có thể. Thứ ba là hiện nay đã có sự thay đổi lớn về hình thức bán hàng, sự luân chuyển về kênh phân phối, các kênh phân phối lớn không ngừng mở rộng qui mô và số lượng như các siêu thị và các đại lý lớn, ngoài ra còn có các kiểu bán hàng online như facebook, zalo…các dịch vụ giao hàng tận nơi…sẽ làm cho sản phẩm đến gần với khách hàng hơn với số lượng và tốc độ nhanh đáng kể. Từ đó kênh phân phối của chúng ta sẽ không ngừng được mở rộng, thương hiệu và sản phẩm bay cao và xa hơn. Tuy nhiên, hình thức hiện đại này là con dao hai lưỡi đối với ngành công nghiệp bơ sữa cũng như các ngành công nghiệp khác. Một mặt, hình thức này tạo ra những cơ hội để nhà sản xuất phân phối sản phẩm qua một chuỗi cung cấp hiệu quả hơn (giao hàng trực tiếp đến cửa hàng) và bán các sản phẩm đó cho khách hàng trong môi trường thân thiện hơn (làm tăng tính dịch vụ chăm sóc khách hang), từ đó hình thức này giúp gia tăng hàng bán và đẩy mạnh việc bán hàng thông qua nhãn quang của người tiêu dùng. Mặt khác, hình thức bán hàng hiện đại này có khả năng đàm phán hơn là những doanh nghiệp nhỏ ở quy mô gia đình. Thậm chí, các nhà phân phối bán lẻ dưới hình thức hiện đại sẽ đưa ra các sản phẩm bơ sữa mang nhãn hiệu của chính họ. Chúng ta sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, dễ dàng phản ánh và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm sẽ cao hơn. Ngày nay bơ đã và đang là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây, các nước Đông Âu và châu Mỹ. Bơ đã và đang được sản xuất với quy mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới với sản lượng lớn và ngày càng mở rộng. Thống kê sản lượng bơ động vật được sản xuất ở một số nước Quốc gia Sản lượng (Ib) Liên Xô cũ 2.500.000.000 Pháp 1.191.000.000 Tây Đức 1.151.000.000 Mỹ 1.128.000.000 Newzealand 586.000.000 Úc 476.000.000 Canada 359.000.000 Đan Mạch 319.000.000 Sản lượng trong nước : tuy ở Việt Nam sản phẩm sử dụng bơ ngày càng trở nên quen thuộc và bắt đầu trở nên quen thuộc nhưng lại là quốc gia chưa có ngành công nghiệp sản xuất bơ. Lượng bơ sử dụng chủ yếu nhập từ nước ngoài. Nhưng trong tương lai ngành công nghiệp sản xuất bơ và các sản phẩm sữa rất có tiềm năng. Để thành công, cần phải xây dựng năng lực mới trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm, nhãn hiệu, kinh doanh, tiếp thị. Sẽ lấy nguồn nguyên liệu sữa bò là sạch và ngon nhất, quá trình sản xuất phải được tốt nhất, nhân công được huấn luyện kỹ càng…để tạo ra sản phẩm bơ lên men của chúng ta là ngon nhất có thể. Trên thị trường trong và ngoài nước hiện nay các công ty không ngừng tìm tòi mở rộng và phát triển, lĩnh vực bơ lên men của chúng ta cũng không ngoại lệ. Vì thế phải tận dụng, nắm bắt cơ hội và thời gian để phát triển và vươn xa. 2. Lựa chọn địa điểm xây dựng 2.1. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy Bơ lên men là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong khi đó nhu cầu sử dụng hằng ngày của con người cũng tương đối lớn, không những gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng mà còn đòi hỏi đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc xây dựng nhà máy sản xuất bơ lên men sẽ đáp ứng phần nào như cầu của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu. Khi nhà máy đi vào hoạt động không những góp phần giải quyết công ăn việc làm mà còn tăng thu nhập cho người lao động, mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho nhà đầu tư. Nhà máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Vị trí đặt nhà máy gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. • Giao thông vận tải thuận lợi. • Việc cung cấp điện và nhiên liệu dễ dàng. • Cấp thoát nước thuận lợi. • Nguồn nhân lực dồi dào. 2.2. Vị trí đặt nhà máy Nhà máy được đặt tại Khu công nghiệp Long Thành: + Địa chỉ: Xã Tam An, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. + Điện thoại: 0643977074 hoặc 061.351449403514497. + Fax: 061.3514499. + Email: longthanhizsonadezi.com.vn + Website: www.sonadezi.com.vn + Tổng diện tích: 488ha. + Đất công nghiệp: 303.35ha. + Đất nhà xưởng: 4.1ha. + Đất còn trống: 96.41ha. Khu công nghiệp Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai. Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của khu vực. 2.2.1 Đặc điểm tự nhiên của vị trí địa lý xây dựng nhà máy Địa điểm nhà máy đặt trên khu đất tương đối phẳng có 82,09% đất có độ dốc